Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

HỰC TẬP y HỌC DỰ PHÒNG III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.59 KB, 80 trang )

[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................3
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT TỈNH NGHỆ AN...........4
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ................................................................................................................................4
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC.......................................................................................................................4
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN.................................................................................5
CHƯƠNG II : TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS.................................................................8
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHỊNG.............................................................................................8
II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM.............................8
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM.....................................................................................10
IV. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HIV CỦA TỈNH NGHỆ AN.............................................................12
V.CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS...........................................13
CHƯƠNG III : TRUNG TÂM SỨC KHỎE SINH SẢN......................................................................27
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHỊNG...........................................................................................27
II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN..................................................................27
III. KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI KHOA..........................................................................................28
CHƯƠNG IV : KHOA DINH DƯỠNG.................................................................................................38
PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ KHOA DINH DƯỠNG...........................................................................38
I. THÔNG TIN CHUNG...................................................................................................................38
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ..........................................................................................................38
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC....................................................................................................................38
IV. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ KẾT QUẢ KHOA DINH DƯỠNG ĐÃ TIẾN
HÀNH TRONG NĂM 2020..............................................................................................................39
PHẦN 2 : THỰC TẬP TẠI KHOA DINH DƯỠNG............................................................................41
1



[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

I. LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM
2021...................................................................................................................................................41
II. GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN TRÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2021
...........................................................................................................................................................45
CHƯƠNG V : BỆNH NGHỀ NGHIỆP.................................................................................................46
I. TỔNG QUAN................................................................................................................................46
II. NỘI DUNG HỌC TẬP.................................................................................................................49
III. KẾT LUẬN.................................................................................................................................55
CHƯƠNG VI : KHOA BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM........................................................................57
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC......................................................................................................................57
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ..........................................................................................................57
III. THỰC TẬP TẠI KHOA..............................................................................................................57
CHƯƠNG VII : KHOA BỆNH TRUYỀN NHIỄM..............................................................................65
I.CƠ CẤU TỔ CHỨC.......................................................................................................................65
II. QUÁ TRÌNH THỰC TẾ TẠI KHOA...........................................................................................65
CHƯƠNG VIII : KHOA TRUYỀN THƠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE.............................................71
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHÒNG.............................................71
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NĂM
2020...................................................................................................................................................71
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ TẠI CỒNG ĐỒNG.........................73
IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG.................................................................................................76
CHƯƠNG IX : CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN......................................................................................80

1



[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép chúng em được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo
cùng các phịng ban, các cơ chú, anh chị tại Trung Tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
Nghệ An, đã tiếp nhận và nhiệt tình hỗ trợ, chỉ dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng em trong quá trình thực tập tại trung tâm.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học
y khoa Vinh, cũng như quý thầy, cô khoa Y tế công cộng đã tận tâm giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng em. Đặc biệt, chúng
em xin cảm ơn thầy Ngơ Trí Hiệp, người đã tận tình hướng dẫn chúng em hồn
thành bài báo cáo này.
15 tuần thực tập tại trung tâm là khoảng thời gian rất quý báu đối với chúng em, đó
là cơ hội để chúng em được tiếp xúc, làm việc thực tế, vận dụng các kiến thức lí
thuyết đã được giảng dạy tại nhà trường để nâng cao kiến thức chuyên ngành của
mình.
Trong q trình thực tập, do cịn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm nên chúng em đã
gặp phải một số khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Y tế
công cộng và sự nhiệt tình của các cơ chú, anh chị tại trung tâm đã giúp em có
thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để hồn thành tốt kì thực tập này cũng như làm
bài báo cáo.
Do điều kiện về thời gian, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, nên bài báo cáo của
chúng em khơng tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các bác, thầy cơ, anh chị, bạn bè để hồn thiện tốt hơn
bài báo cáo này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1



[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT
BỆNH TẬT TỈNH NGHỆ AN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Số 140 Đường Lê Hồng Phong, Trường Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Nhân sự chủ chốt
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ
chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc
Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và theo
phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Các Phòng chức năng
Phịng Tổ chức - Hành chính.
Phịng Kế hoạch - Nghiệp vụ.
Phịng Tài chính - Kế tốn.
3. Các khoa chun mơn
Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Khoa Phòng, chống HIV/AIDS.
Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
Khoa Dinh dưỡng.
Khoa bệnh nghề nghiệp.
Khoa Sức khỏe sinh sản.
Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe.

Khoa Ký sinh trùng – sốt rét.
Khoa Dược - Vật tư y tế.
Khoa Xét nghiệm .
Phòng khám đa khoa, chuyên khoa .

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Chức năng
Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện
các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (gọi tắt là các hoạt động chuyên
môn) về phịng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh khơng lây nhiễm; phòng,
chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe
cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với
lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh trùng,
bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động
vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp
ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng; quản lý, sử
dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
2. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát phịng, chống bệnh khơng lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái
tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh khơng

lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp; sức khỏe trường
học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và tình trạng tiền bệnh;
tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.
3. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra
giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng tiết
chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh khơng lây nhiễm; cải thiện tình trạng
dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các hoạt
động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.
4. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra
giám sát phịng, chống các yếu tố mơi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức
khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ
sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng nước ăn uống
và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng
chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong
hoạt động mai táng, hỏa táng.
5. Thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế; thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra,
xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kiểm dịch y tế; sử dụng con dấu
tiếng Anh về kiểm dịch y tế trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo phân
công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức
khỏe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên,
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an

tồn theo phạm vi chun mơn kỹ thuật được phê duyệt; phịng, chống nhiễm
khuẩn và ung thư đường sinh sản; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
7. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát quản lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe người lao
động; thực hiện các hoạt động quản lý sức khỏe hộ gia đình theo phân công, phân
cấp.
8. Phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tham gia
thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tham gia thanh tra,
kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong việc bảo
đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ
khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.
9. Thực hiện khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy định; tư
vấn dự phịng điều trị bệnh; dự phịng, điều trị vơ sinh; điều trị nghiện theo quy
định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến và thực hiện các kỹ thuật, thủ
thuật chuyên môn; khám sức khỏe định kỳ, cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy
định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; ký hợp đồng với cơ quan
bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế phù hợp với lĩnh vực chuyên
môn theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh
thăm dị chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng,
nhiệm vụ của Trung tâm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn sinh học
phịng xét nghiệm theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi
cho sức khỏe, truyền thơng vận động và nâng cao sức khỏe nhân dân; xây dựng tài
liệu truyền thông; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về cơng tác y tế.
12. Thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng, cung ứng, bảo quản, cấp phát và chỉ đạo,

kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết
bị, vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động chun mơn; hóa chất và chế phẩm diệt
côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo phân công, phân
cấp của Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.
13. Là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ứng tình trạng khẩn cấp với dịch,
bệnh, các sự kiện y tế cơng cộng, phịng, chống AIDS, tệ nạn ma túy mại dâm;
triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế liên
quan đến y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.
14. Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản
lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; cập nhật kiến thức

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; là cơ sở thực hành
trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật.
15. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật, công nghệ thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện công tác chỉ đạo
tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân
công, phân cấp của Sở Y tế.
16. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cơng, phân cấp và theo quy định
của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao và theo
quy định của pháp luật.


1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

CHƯƠNG II : TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHỊNG
1. Nhân sự
- Trung tâm Phịng, chống HIV/AIDS Nghệ An là đơn vị sự nghiệp y tế công lập
trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn, kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các
dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An có tư cách pháp nhân, có con
dấu, tài khoản riêng, có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.
-Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn
diện, trực tiếp về tổ chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế Nghệ An; chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế
-Trung tâm gồm:
1 trưởng khoa
2 phó khoa
9 nhân viên
2. Sơ đồ khoa phòng, cơ sở vật chất
2.1 Các phòng chức năng
Phịng Tổ chức - Hành chính;
Phịng Kế hoạch - Tài chính.
2.2 Các khoa, phịng chun mơn
Khoa Truyền thơng và Can thiệp;

Khoa Giám sát;
Khoa Quản lý điều trị;
Khoa Xét nghiệm;
Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS và Điều trị nghiện chất.
II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG
TÂM
1. Vị trí, chức năng
- Khoa phịng, chống HIV/AIDS Nghệ An là 1 trong 12 khoa thuộc CDC Nghệ An
(trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An- đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập trực
thuộc Sở Y tế), có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chun mơn,
kỹ thuật về phịng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các dịch
vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.
- Khoa phòng, chống HIV/AIDS có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng,
có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Khoa phòng, chống HIV/AIDS chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ
chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế Nghệ An; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phịng, chống HIV/AIDS trên cơ sở
định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của
địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật: can thiệp giảm tác hại, dự

phòng lây nhiễm HIV; tư vấn, xét nghiệm HIV; giám sát HIV/AIDS và các bệnh
lây nhiễm qua đường tình dục (STI); dự phịng phơi nhiễm HIV; điều trị và chăm
sóc người nhiễm HIV/AIDS; theo dõi, đánh giá các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS; điều phối và cung ứng thuốc kháng HIV, thuốc điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện, các trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, hóa chất phục vụ
cơng tác phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Phối hợp với
các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con; dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế; phịng, chống các bệnh lây
truyền qua đường tình dục; phịng, chống đồng lây nhiễm Lao và HIV; an tồn
truyền máu liên quan đến HIV/AIDS.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về HIV/AIDS bao gồm: tư vấn, xét
nghiệm HIV, khám và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế; khám và điều trị HIV/AIDS theo quy định pháp luật.
- Là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy,
mại dâm và phòng chống tội phạm tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chun
mơn, kỹ thuật về phịng, chống HIV/AIDS đối với các Trung tâm Y tế huyện, cơ
sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Triển khai các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động cộng
đồng về phòng, chống HIV/AIDS.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho công
chức, viên chức của khoa; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên mơn, kỹ
thuật thuộc lĩnh vực phịng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ
thuật về HIV/AIDS.
- Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế
quốc gia và hợp tác quốc tế về lĩnh vực HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh khi được cấp
thẩm quyền giao, phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực
HIV/AIDS trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài

chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giao.

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM
1. Truyền thông, can thiệp, huy động cộng đồng
1.1 Nội dung
- Tăng cường truyền thông về kiến thức về HIV/AIDS, chống kì thị, phân biệt đối
xử với người nhiễm HIV, chương trình cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone hoặc Buprenophine cho người dân, nhóm nguy cơ cao và nhóm thanh
niên 15 đến 24 tuổi.
- Củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, duy trì hoạt động của
mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ). Tăng cường triển khai
chương trình bơm kim tiêm (BKT), phân phát bao cao su (BCS) đồng bộ với các
biện pháp can thiệp giảm tác hại khác; tăng cường kết nối, lồng ghép chương trình
BKT, BCS các nhóm hoạt động cộng đồng với các hoạt động dự phòng và giới
thiệu các dịch vụ khám và chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm
đối tượng có hành vi nguy cơ cao.
- Tuyên truyền về kiến thức phịng, chống HIV/AIDS và chương trình làm giảm
tác hại cho các học viên tại Trung Tâm Giáo dục –Chữa bệnh- Lao động xã hội,
phạm nhân tại các trại giam của ngành Lao động –Thương binh và Xã hội và
ngành Công an.

- Tuyên truyền, vận động các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng hỗ trợ và ủng hộ
chương trình điều trị thay thế nghiện thành các dạng thuốc phiện bằng Methadone.
- Duy trì hệ thống các cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc Methadone; điều trị
thay thế chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine. Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho
các cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc trên địa bàn tỉnh. Triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, điều trị bệnh nhân bằng thuốc Methadone trên
địa bàn tồn tỉnh.
1.2 Kết quả truyền thơng, can thiệp, huy động cộng đồng năm 2020
- Hoạt động thơng tín, giáo dục, truyền thơng tiếp tục được đẩy mạnh và đa dạng
hóa. Hoạt động truyền thơng trực tiếp được thực hiện qua đội ngũ chuyên trách,
cộng tác viên, đội ngũ nhân viên tiếp cận cộng đồng, số lượt truyền thông về
HIV/AIDS là 18.908, tổng số lượt người được truyền thông là 118.063.005 lượt.
- Hoạt động cung cấp vật dụng can thiệp giảm tác hại: BKT,BCS, chất bôi trơn đã
cấp phát được 363.185 bơm kim tiêm, 154.940 lọ nước cất, 87.589 bao cao su,
2.035 gói bơi trơn, 605 hộp an tồn.
-Duy trì và củng cố hoạt động của các nhóm CBO, tiếp cận cộng đồng tồn tỉnh,
cấp thẻ cho NVTCCĐ cho dự án Quỹ toàn cầu.
- Phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển Y tế cộng đồng (CCRD) triển khai thí
điểm mơ hình hợp đồng xã hội phịng chống HIV/AIDS.
2. Quản lý , chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
2.1 Quản lý và chăm sóc
- Duy trì hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại 21/21 huyện, thành, thị với 25
cơ sở chăm sóc và điều trị, cấp phát thuốc tại xã phường ở 8 huyện: Quế Phong,
Quỳ Châu, Tương Dương, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Con
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1


Cng với tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV tính đến 31/10/2020 là
4.969 người, trong đó có 463 bệnh nhân nhận thuốc tại xã phường.
- Tính đến tháng 10/2020: 100% các cơ sở chăm sóc và điều trị tại các cơ sở y tế
nhà nước đã thực hiện thanh tốn ít nhất một dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ Quỹ
BHYT. Thực hiện Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 của UBND
tỉnh, số người có thẻ BHYT: 4.064 người(92,5%) trong đó:
+ Được hưởng 100% từ quỹ BHYT: 2.248 người ( 57%)
+ Được hưởng 95% từ quỹ BHYT: 184 người ( 2,75%)
+ Được hưởng 80% từ quỹ BHYT: 1.579 người ( 40,3%)
+ Có 3,16% bệnh nhân chưa có thẻ BHYT do bệnh nhân vừa hết hạn thẻ đã
làm thủ tục mua, đang chờ cấp thẻ và do bệnh nhân đang điều trị ARV bị bắt tại
trại tạm giam; do mất giấy tờ tùy thân; một số bệnh ngoại tỉnh.
-Triển khai hoạt động PrEP tại phòng khám Glink và Bệnh viện đa khoa Thành
phố Vinh. Tiếp nhận thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho 238
khách hàng.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS,
hoạt động chăm sóc và điều trị, hỗ trợ các PKNT triển khai hoạt động dự phòng
trước phơi nhiễm (PrEP) tại các đơn vị triển khai dự án QTC: Công ty Glink, TP
Vinh, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương.
2.2 Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
- Tính đến 31/10/2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 12 cơ sở điều trị Methadone
và 16 điểm cấp phát thuốc với tổng số bệnh nhân đã đăng ký tham gia điều trị
Methadone là: 3.771 người. Tổng số bệnh nhân đã được điều trị là: 3.482
người(đạt 97% so với chỉ tiêu Chính phủ giao) và tổng số bệnh nhân hiện đang
điều trị là: 1.038 người (đạt 29% so với chỉ tiêu Chính phủ giao)
- Số bệnh nhân hiện đang điều trị Buprenorphine tại các cơ sở điều trị trên địa bàn
tỉnh tính đến 31/10/2020 là 49 người ( đạt 09% so với chỉ tiêu tại Quyết định số
5595/QĐ-BYT ngày 19/08/2018 của Bộ Y tế).
3. Hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá

3.1 Nội dung
- Duy trì hoạt động các cơ sở tư vấn xét nghiệm sàng lọc, khẳng định HIV tại các
tuyến; Tăng cường giám sát, hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực cho phòng
xét nghiệm khẳng định HIV; phòng xét nghiệm sàng lọc HIV trên địa bàn toàn tỉnh
theo quy định tại Nghị định số 75/NĐ-BYT ngày 01/07/2016 về việc Giám sát các
phòng xét nghiệm lâm sàng.
- Triển khai Giám sát trọng điểm HIV/STI lồng ghép câu hỏi hành vi cho nhóm đối
tượng Nam nghiện chích ma túy theo quyết định số 373/QĐ-BYT ngày
10/02/2017.
- Củng cố, nâng cao chất lượng báo cáo trên hệ thống phần mềm HIV info 31.1
trực tuyến từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện và hệ thống phần mềm trực tuyến báo cáo
công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư
03/2015 của Bộ Y tế ngày 16/03/2015.
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

3.2 Kết quả hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá năm 2020
- Tính đến 31/10/2020, tồn tỉnh đã phát hiện 10.094 trường hợp nhiễm HIV; trong
đó 6.388 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 4.245 trường hợp
HIV/ tử vong; số người nhiễm HIV đang còn sống được quản lý là 5.849; Số người
nhiễm HIV/AIDS được phân bố tại 100% huyện/thành/thị với 98.47% ( 453/460)
xã/ phường/ thị trấn. Các ca nhiễm HIV tập trung chủ yếu tại các huyện Quế
Phong, Tương Dương, Quỳ Châu, Diễn Châu, TP Vinh; Nguy cơ lây truyền HIV
trên địa bàn tập trung chủ yếu là đường máu chiếm 74,77%; qua đường tình dục là
22,91% và truyền từ mẹ sang con là 2,32%;
- Hiện nay tồn tỉnh có 09 phịng xét nghiệm khẳng đinh HIV, 21/21 huyện đã

triển khai phòng tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV. Kết quả năm 2020 đã tư vấn và
xét nghiệm cho 73.069 người, trong đó có 246 trường hợp dương tính ( 130 trường
hợp dương tính mới), 72.823 trường hợp âm tính.
-Hệ thống giám sát, báo cáo tình hình dịch HIV được duy trì tồn tỉnh, số liệu
HIV/AIDS được quản lý bằng phần mềm HIVinfo 3.1; hoạt động rà soát, báo cáo,
quản lý người nhiễm HIV/AIDS tại các tuyến được thực hiện theo quy định tại
Thông tư 09/2012/BYT-TT ngày 24/05/2012 của Bộ Y tế.
- Các huyện, thành, thị thực hiện thu thập và báo cáo hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS theo đúng quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BYT ngày 16/03/2015
của Bộ Y tế, báo cáo bằng phần mềm trực tuyến đúng hạn, có đủ các cơ sở dữ liệu
để đánh giá chương trình phịng, chống HIV/AIDS.
- Thường xun tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các huyện,
thành, thị.
IV. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HIV CỦA TỈNH NGHỆ AN
1.Thực trạng
- Tính đến 31/10/2020, tồn tỉnh đã phát hiện 10.094 trường hợp nhiễm HIV; trong
đó 6.388 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 4.245 trường hợp
HIV/ tử vong; số người nhiễm HIV đang còn sống được quản lý là 5.849; Số người
nhiễm HIV/AIDS được phân bố tại 100% huyện/thành/thị với 98.47% ( 453/460)
xã/ phường/ thị trấn. Các ca nhiễm HIV tập trung chủ yếu tại các huyện Quế
Phong, Tương Dương, Quỳ Châu, Diễn Châu, TP Vinh; Nguy cơ lây truyền HIV
trên địa bàn tập trung chủ yếu là đường máu chiếm 74,77%; qua đường tình dục là
22,91% và truyền từ mẹ sang con là 2,32%;
- Hiện nay tồn tỉnh có 09 phịng xét nghiệm khẳng đinh HIV, 21/21 huyện đã
triển khai phòng tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV. Kết quả năm 2020 đã tư vấn và
xét nghiệm cho 73.069 người, trong đó có 246 trường hợp dương tính ( 130 trường
hợp dương tính mới), 72.823 trường hợp âm tính.
Có 5.849 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình, đạt 89,71%
(5.849/6.520 người )
- Có 4.696 người nhiễm HIV được điều trị ARV, đạt 80,03% (4.696/5.868 người)

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Kết quả xét nghiệm tải virus đến ngày 25/11/2020: 1.232 bệnh nhân được xét
nghiệm TLVR, 1.176 người có TLVR dưới ngưỡng ức chế, đạt 95,45% ( số người
có TLVR dưới ngưỡng ức chế/ tổng số người được xét nghiệm).
2. Khó khăn, tồn tại
- Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp, giao thơng khơng
thuận tiện, đi lại khó khăn nên việc tiếp cận dịch vụ của các nhóm đối tượng có
nguy cơ cao cịn hạn chế. Việc thực hiện các can thiệp dự phòng hay xét nghiệm,
điều trị lưu động của các cơ sở y tế không được thực hiện thường xuyên sau khi
các Dự án cắt giảm.
- Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên một số hoạt động không được
triển khai kịp thời theo kế hoạch đã đề ra.
- Nhân sự làm cơng tác phịng chống HIV/AIDS các tuyến thay đổi nhiều, cán bộ
mới chưa được đào tạo về hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ chuyên
trách tuyến xã, tuyến huyện chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, hay luân chuyển công
tác.
V.CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1. Những thành tựu chính
1.1 Cam kết chính trị mạnh mẽ; Hệ thống văn bản hoàn thiện
1.1.1 Văn bản chỉ đạo của Đảng
- 1995 : Chỉ thị số 52 – CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII về lãnh đạo
cơng tác phòng, chống AIDS
- 2005 : Chỉ thị số 54/2005/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo phịng,
chống HIV/AIDS trong tình hình mới.

- 2017 : Nghị quyết số 20 – NQ/TW BCTH TW Đảng khóa XII về tăng cường
cơng tác bảo vệ , chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
1.1.2 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- 1995 : Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng Suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS) – UBTV Quốc hội khóa IX.
- 2006 : Luật phịng chống HIV/AIDS – Quốc hội Khóa XI , Kỳ họp thứ 9.
- 2020 : Luật phòng chống HIV/AIDS sửa đổi –Quốc hội Khóa XIV,Kỳ họp thứ 10
1.1.3 Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành
- 3 Nghị định : 108 (2007); 90 ( 2016); 75(2016)
- 3 Chiến lược quốc gia PC HIV/AIDS
+ QĐ 36/2004/QĐ-TTg , ngày 17/3/2004
+ QĐ 608/QĐ- TTg 25/2/2012
+ QĐ 1246/QĐ – TTg , 14/08/2020
- Hơn 200 thông tư , Chỉ thị , Quyết định , hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật.
1.2. Hệ thống phòng , chống HIV /AIDS qua các thời kỳ
1987
Tiểu ban phòng

1990
1994
Ủy ban Quốc Ủy ban quốc gia

2000
Ủy ban Quốc gia phòng
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

chống SIDA

Thuộc Ủy ban
phịng , chống
bệnh nhiễm
khuẩn, Bộ Y tế

gia phòng
chống SIDA
Cơ quan trực
thuộc Bộ Y
tế làm chủ
tịch

phịng , chống
AIDS
Trực thuộc chính
phủ , do một Phó
Thủ Tướng làm
Chủ tịch

NHĨM 1 – YHDP1

chống AIDS và phịng
chống tệ nạn ma túy , mại
dâm (Phó TTgCP làm chủ
tịch )

Hệ thống phòng ,chống HIV/AIDS các tuyến.

1.3. Đa dạng hoạt động truyền thơng, can thiếp giảm hại, dự phịng lây nhiễm
HIV.

- Truyền thông : Đa dạng, đổi mới.
- Can thiệp giảm hại trước 2005 : Quy mô nhỏ
- Từ năm 2005 : Chiến lược Quốc gia Phòng , chống HIV/AIDS , Luật phòng,
chống HIV/AIDS (2006) và Nghị định số 108 (2007) => Hành lang pháp lý cho
can thiệp giảm tác hại toàn diện.
+ Cấp phát bơm kim tiêm.
+ Cấp phát bao cao su.
*Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- 2008 : Thí điểm Methadone tại TP HCM và Hải Phịng.
- 2012 : Chính phủ ban hành Nghị định CP 96/2012/NĐ – CP
- Hiện nay : 63 tỉnh, 52000 BN/ 340 cơ sở điều trị.
- Hiệu quả : Giảm lây nhiễm HIV + phát triển kinh tế gia đình, XH , góp phần đảm
bảo an ninh trật tự xã hội
- Buprenorphine : Thí điểm tại 6 tỉnh
- PrEP : lớn hơn 13000 khách hành ( chủ yếu là MSM ), giảm 98% nguy cơ nhiễm
HIV
- Truyền thông , giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cơ sở y tế
*Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEF)
- 2017 : Thí điểm tại TP HCM và Hà Nội
- 2019 : 11 tỉnh / TP
- 2020 : 27 tỉnh / TP
- Nhiều hơn 10.000 khách hàng đang sử dụng
- Giảm 98% nguy cơ bị nhiễm HIV.

1.4. Tư vấn, xét nghiệm HIV : Mở rộng – Đa dạng
- 2007 : Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV tự
nguyện.
- 2018 : Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
- Dịch vụ xét nghiệm HIV được thẩm khai đa dạng : Y tế nhà nước, tư nhân, XN
cộng đồng , lưu động , tự XN HIV ... đảm bảo dễ tiếp cận.
- XN sàng lọc HIV : 1.300 cơ sở xét nghiệm sàng lọc HIV.
- XN khẳng định : 170 phòng xét nghiệm , 63/63 tỉnh/TP
- Hiện nay mỗi năm : Khoảng 2,5 – 3 triệu mẫu XN HIV ( tăng gấp 20 lần so với
giai đoạn trước 2010)

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

1.5. Điều trị HIV/AIDS liên tục được mở rộng , chất lượng điều trị đạt hàng đầu
thế giới
- Trước 2000 : Chủ yếu tư vấn , chăm sóc tại cộng đồng , tại nhà.
- Năm 2000 : BYT ban hành “Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS.
- Từ năm 2005 – nay : liên tục cập nhật các hướng dẫn chuyên môn.
- Tiêu chuẩn điều trị liên tục được mở rộng : Trước đây , chỉ dành cho bệnh nhân
nặng , CD4 < 350 => CD4 < 500 => Nay điều trị ngay cho các trường hợp phát
hiện nhiễm HIV không cần căn cứ tế bào CD4.
Tiến độ điều trị HIV/AIDS qua các năm:
- 446 cơ sở điều trị (OPCs) , 652 TYT xã cấp phát thuốc ARV , trạm giam, Y tế tư
nhân ,....
- 150.000 bệnh nhân HIV/AIDS (75% số người nhiễm HIV được phát hiện)

- Điều trị ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV , điều trị ARV trong ngày.
- Cấp phát thuốc ARV 3 tháng
- Tuân thủ ARV sau 12 tháng : 88 %
- Tải lượng virus : Dưới ngưỡng ức chế (<1000) : lớn hơn 96 % ( VN là một trong
4 nước gồm Đức , Thụy Sỹ , Anh đạt chỉ tiêu này trên tồn cầu ). Dưới ngưỡng
phát hiện 94 %.
1.6. Dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao
- Số cơ sở cung cấp dịch vụ cơ bản về dự phòng lây truyền HIV mẹ- con tăng từ
107 năm 2006 lên 226 điểm năm 2016.
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Từ năm 2016, các can thiệp về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được
lồng ghép vào hệ thống CSSK sinh sản.
- Khoảng 50% số phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm HIV hàng năm.
- Tỷ lệ lấy truyền HIV từ mẹ sang con ở những trẻ được điều trị dự phòng bằng
ARV liên tục giảm từ 2012 đến nay; 4 năm gần đây đều mức dưới 2,5%.

1.7. Cơ chế tài chính đổi mới, bền vững
- Trước 2010, nguồn viện trợ chiếm >80% tổng chi phí cho phòng chống
HIV/AIDS.
- 2012: TTgCP ban hành QĐ 1899- TTg => Cơ cấu tài chính HIV/AIDS thay đổi
nhanh.
- Tài chính trong nước tăng 27% (2014) -> 57% (2020), chủ yếu là NSTW, NSĐP,
và BHYT.
- Hơn 60.000 BN đã chuyển sang ARV nguồn BHYT.

- Đặc biệt, Việt Nam đã đưa TLD vào BHYT.
1.8. Kết quả giảm 2/3 tình hình dịch AIDS so với năm 2007
- Số nhiễm HIV, mắc AIDS, tử vong liên quan đến AIDS giảm 2/3 trong 15 năm
qua.
- UNAIDS đánh giá: Việt Nam có tốc độ giảm HIV/AIDS nhanh nhất trong khu
vực.
- Tránh 0.5 triệu người nhiễm HIV và 200.000 người tử vong do AIDS.
- Khống chế tỷ lệ HIV cộng đồng dưới 0.3%.
- Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử
- Trật tự, an ninh, phát triển KT- XH.
2. Khó khăn, thách thức
2.1 HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng.
- Năm 2020, ước tính Việt Nam có khoảng 230.000 người HIV+, đứng thứ 4
Đơng Nam Á.
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 HIV(+) mới, cịn xa để đạt mục tiêu chấm dứt
đại dịch (<1.000 trường hợp HIV+/ năm).
-Các hành vi nguy cơ diễn biến phức tạp; lây truyền qua đường tình dục gia
tăng; tỷ lệ HIV+ gia tăng nhanh trong nhóm MSM.
- Hiệu quả điều trị tốt, giảm tử vong -> Số người HIV+ tích lũy tiếp tục tăng
cao, cần được chăm sóc, điều trị thường xuyên, liên tục, suốt đời.

2.2. Thay đổi tổ chức và nguồn nhân lực PC HIV/AIDS
- Sáp nhập CDC tuyến tỉnh, do đó nhân lực cho PC HIV biến động, giảm về số

lượng và chất lượng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng có nhiều ảnh hưởng.
- Sự tham gia của các tổ chức cộng động, nhân viên tiếp cận cộng đồng, đồng
đẳng viên ... phụ thuộc nhiều vào các dự án viện trợ, tính bền vững chưa cao.
- Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác PC HIV/AIDS còn hạn chế, đặc biệt
một số hoạt động đặc thù như điều trị Methadone, điều trị ARV...
2.3 Thách thức về tài chính cho phịng, chống HIV/AIDS
- Để đạt mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS, cần tăng cường đầu tư cao hơn
nữa cho PC HIV/AIDS trong những năm tới, nhưng các nguồn tài chính đều có
hạn.
- Kinh phí cho phịng, chống HIV/AIDS vẫn dựa nhiều vào các nguồn viện trợ
quốc tế (45%) . Nguồn kinh phí viện trợ đang cắt giảm nhanh, trong khi các
nguồn tài chính trong nước (NSNN, BHYT) chưa kịp bù đắp.
- BHYT đã hỗ trợ chi trả phần điều trị, nhưng các hoạt động khác như tư vấn
xét nghiệm, truyền thông, can thiệp giảm hại, dự phịng lây nhễm HIV, giám
sát dịch ... cần có nguồn và cơ chế tài chính bền vững.
- Nhiều hoạt động đặc thù trong phịng , chống HIV/AIDS chưa có cơ chế tài
chính phù hợp.
3. Hướng tới chấm dứt bệnh AIDS
3.1. Cam kết chính trị
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

Nghị quyết 20-NQ/TW(2017) của BCHTW Đảng: cơ bản chấm dứt dịch
bệnh AIDS vào năm 2030
Ngày 16/11/2020 Quốc hội thông qua luật PC HIV/AIDS sửa đổi
Quyết định 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020: “chiến lược quốc gia chấm dứt

dịch bệnh AIDS vào năm 2030”
3.2. Mục tiêu
3.2.1 Mục tiêu chung
Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiếm
HIV và tử vong liên quan đến AIDS tại việt nam vào năm 2030, giảm tối đa tác
động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội
3.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự
phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ
dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.
- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét
nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong
cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95s% vào năm 2030; giám sát chặt
chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV
biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt
95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng virus dưới
ngưỡng ức chế đạt 95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
- Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến;
bảo đảm nguồn nhân lực cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài
chính cho phịng, chống HIV/AIDS
3.3. Các chỉ tiêu:
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu tác động :
- Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 1.000 trưởng hợp/năm
vào năm 2030.
- Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000
dân vào năm 2030.
- Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030.
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về dự phịng:
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự

phòng lây nhiễm HIV đạt 70% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế
và các loại thuốc, bảo thuốc đạt ít nhất 40% vào năm 2025 là đạt ít nhất 50%
vào năm 2030.
- Tỷ lệ người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc
(PIEP) đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
- Tỷ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào
năm 2030.

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Tỷ lệ người dân 15 đến 49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV đạt 80% vào năm 2030.
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu về xét nghiệm
- Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 90%
vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được xét nghiệm HIV hằng
năm đạt 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
3.3.4 Nhóm chỉ tiêu về điều trị
- Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV được điều trị ARV dạt 90% năm
2025 và đạt 95% năm 2030.
- Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức
chế đạt ít nhất 95% qua các năm.
- Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV và Lao được điều trị đồng thời cả ARV và
lao đạt 92% vào năm 2025 và dạt 95% vào năm 2030.

- Tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc
ARV và điều trị viêm gan C đạt 50% trở lên vào năm 2025 và 75% trở lên vào
năm 2030.
3.3.5 Nhóm chỉ tiêu hệ thống y tế
- Năm 2021, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch hoặc
đề án bảo đảm tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch AIDS và phân bổ
ngân sách địa phương hằng năm cho phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch
được phê duyệt.
- Phần đấu 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác
phòng, chống HIV/AIDS.
- 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hệ thống thu thập số liệu đạt
chất lượng để theo dõi tình hình dịch và đánh giá hiệu quả các hoạt động phịng,
chống HIV/AIDS.
3.4. Giải pháp
3.4.1 Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội:
3.4.1.1 Tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, phảp luật của
nhà nước đối với cơng tác phịng, chống HIV/AIDS
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS, çoi là nhiệm
vụ chính trị quan trọng; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối
với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý;
- Ưu tiên đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình dịch và tỉnh
hình kinh tế - xã hội của từng địa phương;
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống
HIV/AIDS: lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS vào kế
hoạch y tế và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.4.1.2 Phối hợp liên ngành

1



[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Các bộ, ban, ngành chủ động lập kế hoạch, bố trí kinh phí và phối hợp tổ chức
triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm
vụ của từng đơn vị; thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành phù hợp để
tăng hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS;
- Lồng ghép, phối hợp các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; với các chương
trình xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm, tạo sinh kể và các hỗ trợ khác cho
người nhiễm HIV sống và hòa nhập cộng đồng do các bộ, ngành và địa phương
thực hiện;
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, các biện pháp can thiệP giảm hại dự
phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là trong các cơ sở dịch vụ giải trí, cơ sở lưu trú
và có biện pháp chế tài đối với những cơ sở không thực hiện các biện pháp này;
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các
buổi sinh hoạt chuyên đề, địa các chỉ tiêu về hỗ trợ, giúp đồ người nhiễm
HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng vào chương trình cơng tác của các tổ chức
chính trị - xã hội.
3.4.1.3 Huy động cộng đồng tham gia phịng, chống HIV/AIDS
Tạo mơi trường chính sách và cơ chế tài chính thuận lợi cho các tổ chức xã hội
tham gia cung cấp dịch vụ phòng. chống HIV/AIDS, gồm cả từ ngân sách nhà
nước. Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội, vận động để các tổ chức xã hội
tham gia có hiệu quả trong cung cấp các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS.
3.4.1.4 Hỗ trợ xã hội
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm; phát triển các mơ hình sản
xuất, kinh doanh bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và
người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm

HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng;
bảo đảm sự cơng bằng và bình đẳng trong các hoạt động phịng, chống
HIV/AIDS;
- Tiếp tục triển khai chính sách trợ cấp xã hội cho trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ
nghèo, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo khơng cịn khả năng lao động mà
khơng có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật,
3.4.2 Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách:
- Tiếp tục rà sốt, hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng,
chống HIV/AIDS nhằm đảm bảo tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ
thống pháp luật khác có liên quan;
- Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống
HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của người nhiễm HIV;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành
vi vi phạm pháp luật về phịng, chống HIV/AIDS.
3.4.3 Nhóm giải pháp về dự phịng lây nhiễm HIV:

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

3.4.3.1 Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông
- Truyền thông đại chúng: Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền
phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng, đảng tài các video clip, banner ảnh tĩnh,
biểu ngữ cổ động...; tuyên truyền trên các báo điện tử có lượng người xem lớn;
sản xuất tin, bài, phóng sự, phim tài liệu thông điệp đang, phát trên các phương

tiện thông tin đại chúng;
- Truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ: Sản xuất các video clip, phim
ngắn, thông tin để tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội;
- Truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở: Tăng thời lượng, tần suất tuyên
truyền, phổ biến trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hinh những thơng tin
khuyến cáo người dân và cộng đồng để phịng, chống HIV/AIDS phù hợp với
mỗi cơ sở, địa phương, vùng miền;
- Truyền thông qua các hoạt động khác: Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập
tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể thao, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các
thiết chế văn hóa cơ sở. Lồng ghép phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về
bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tinh dục, sức
khỏe sinh sản; giáo dục gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững,
- Phát huy vai trị, trách nhiệm của hệ thống thơng tin cơ sở, huy động sự tham
gia của các tổ chức xã hội, người nổi tiếng, người đứng đầu các cộng đồng dân
cư, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng,
người nhiễm HIV tham gia cơng tác truyền thơng về phịng, chống HIV/AIDS.
3.4.3.2 Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV
- Đổi mới tư duy truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS, không truyền thông hù
dọa; huy động người nhiễm HIV và người thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao
tham gia vào các hoạt động truyền thông;
- Nång cao kiến thức về giảm kỳ thị và phản biệt đối xử liên quan đến HIV tại
gia đinh, cộng đồng, nơi học tập, nơi làm việc. Triển khai các giải pháp đồng bộ
để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các cơ sở y tế;
- Khuyến khích sự tham gia của các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá
trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện các
hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.
3.4.3.3 Mở rộng, đổi mới các biện pháp can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm
HIV
- Tập trung triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có

nguy cơ nhiễm HIV cao, người sử dụng ma túy, nam quan hệ tinh dục đồng giới,
người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn tình, bạn tiêm chích của người
nhiễm HIV;
- Đa dạng hóa các mở hình cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí phù
hợp với nhu cầu của người sử dụng, kết hợp với mở rộng cung cấp bao cao su,
bơm kim tiêm qua kênh thương mại;

1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế. Mở rộng các mơ hình điều trị, cấp phát thuốc tại tuyến cơ sở. Thí
điểm và nhân rộng mơ hình cấp phát thuốc điều trị mang về nhà. Đẩy mạnh các
mơ hình can thiệp cho người sử dụng ma túy tổng hợp, người sử dụng ma túy
dạng kích thích Amphetamine (ATS) và người sử dụng đá ma túy;
- Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho
các nhóm có hành vi nguy cơ cao qua hệ thống y tế nhà nước và tư nhân. Triển
khai điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PEP);
- Thi điểm và mở rộng triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV phù
hợp trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường
giáo dưỡng;
- Cung cấp dịch vụ khám và điều trị phối hợp các nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV qua quan
hệ tỉnh đục. Xây dựng các mở hình cung cấp dịch vụ dự phịng lây nhiễm HIV
toàn diện, liên tục, kết nối với các dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội khác.
3.4.4 Nhóm giải pháp về tư vấn xét nghiệm HIV:

3.4.4.1 Xét nghiệm sàng lọc HIV
- Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. Đầy mạnh xét nghiệm HIV
trong cơ sở y tế, mở rộng xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét nghiệm HIV lưu
động và tự xét nghiệm HIV;
+ Triển khai các mô hinh tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với từng nhóm có
hành vi nguy cơ cao, gồm người sử dụng ma túy, nam quan hệ tinh dục đồng
giới, người chuyển giới, phụ nữ bán dâm, phạm nhân; mở rộng triển khai xét
nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV; xét nghiệm HIV cho
phụ nữ mang thai;
+ Ứng dụng các kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm mới, phương pháp lấy mẫu mới
trong chẩn đoán nhiễm HIV, xác định những người có hành vi nguy cơ cao để
triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp phòng lây nhiễm HIV;
- Mở rộng các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV, đặc biệt là ở tuyến
huyện khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để trả kết quả xét nghiệm khẳng
định HIV dương tính cho người được xét nghiệm trong thời gian sớm
nhất.Thường xuyên cập nhật các phương pháp xét nghiệm khẳng định HIV
dương tính.
- Bảo đảm chất lượng xét nghiệm HIV thông qua các hoạt động nội kiểm, ngoại
kiểm, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, kiểm định chất lượng phòng xét nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV. Bảo đảm và duy trì các phịng xét
nghiệm tham chiếu quốc gia về HIV/AIDS.
- Đẩy mạnh các biện pháp để chuyển gửi thành công người nhiễm HIIV từ dịch
vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến dịch vụ chăm sóc, điều trị bằng thuốc kháng vi
rút HIV.
3.4.5 Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV:
3.4.5.1 Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị HIV/AIDS

1



[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

- Điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV) cho những người nhiễm
HIV ngay sau khi được chẩn đoán xác định. Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các
trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo
dưỡng, các cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, các tổ chức tôn giáo, tổ
chức xã hội và các tổ chức hợp pháp khác. Huy động sự tham gia của y tế tư
nhân trong điều trị HIV/AIDS;
- Lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh.
Phân cấp điều trị HIV/AIDS về tuyến y tế cơ sở, mở rộng chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS tại tuyến xã, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại nhà, tại cộng đồng;
- Tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; điều trị ngay
thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chẩn đoán sớm, quản lý và điều
trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
- Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm với
HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường tinh dục.
3.4.5.2 Nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS
- Cập nhật kịp thời hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS theo các khuyến
cáo mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thực hiện tối ưu hóa phác đồ điều
trị HIV/AIDS, đảm bảo điều trị an toàn, hiệu quả; cung cấp dịch vụ điều trị
HIV/AIDS phù hợp với tình trạng của người bệnh; tăng cường quản lý, theo dõi
và hỗ trợ tuân thủ điều trị HIV/AIDS:
- Mở rộng các hoạt động cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, lồng ghép vào
hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện; mở rộng độ bao phủ các xét nghiệm theo
dõi điều trị HIV/AIDS;
- Tăng cường các hoạt động dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc; theo dõi,
đánh giá và ngăn chặn các phản ứng có hại của thuốc ARV trong điều trị
HIV/AIDS; lồng ghép theo dõi cảnh báo sớm HIV kháng thuốc vào quản lý chất

lượng điều trị HIV/AIDS.
3.4.6 Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá và nghiên
cứu khoa học:
- Triển khai thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS toàn
quốc định kỳ; nâng cao chất lượng và sử dụng số liệu cho xây- dựng chính sách,
lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh từ khi xác định nhiễm HIV cho đến tham
gia điều trị, chuyển đổi cơ sở điều trị, chất lượng điều trị, tuân thủ điều trị và tử
vong (nếu xảy ra) đối với từng người nhiễm HIV. Lập bản đồ, xác định các khu
vực lây nhiễm HIV cao, xây dựng hệ thống thông tin cảnh bảo dịch để chỉ đạo,
triển khai các biện pháp kiểm soát lây nhiễm HIV kịp thời;
- Tiếp tục duy trì hoạt động giám sát trọng điểm HIV, STI và giám sát hành vi
lây nhiễm HIV phù hợp. Áp dụng kỹ thuật chẩn đoán mới nhiễm trong giám sát
trọng điểm để đánh giá và ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm có
hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM;
- Nghiên cứu và áp dụng phương pháp ước tính quần thể có hành vi nguy cơ cao
và dự báo dịch HIV/AIDS phủ hợp tình hình mới; định kỳ triển khai ước tính và
1


[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHỊNG III]

NHĨM 1 – YHDP1

dự báo dịch HIV/AIDS cho cấp quốc gia và các tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS.
Đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường chia sẻ
và sử dụng dữ liệu trong phòng, chống HIV/AIDS;
- Triển khai các nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong triển khai
các biện pháp phịng, chống HIV/AIDS.
3.4.7 Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS:

- Rà sốt để tích hợp, lồng ghép các phần mềm, hệ thống thơng tin liên quan đến
quản lý HIV/AIDS; đồng bộ dữ liệu về điều trị HIV/AIDS với hệ thống quản lý
thông tin bệnh viện;
- Hiện đại hóa hệ thống quản lý thơng tin về phòng, chống HIV/AIDS nhằm đồi
mới phương thức cung cấp và nâng cao chất lượng số liệu báo cáo bảo đảm việc
trao đổi số liệu theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS tập trung, ứng dụng công nghệ thơng tin
trong việc cảnh báo sớm, kiểm sốt và đáp ứng y tế cơng cộng trong phịng,
chống HIV/AIDS; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người
nhiễm HIV, điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế;
- Phát triển công nghệ thông tin trong HIV/AIDS đáp ứng các chuẩn công nghệ
thông tin quốc gia, ngành y tế để tăng cường trao đổi dữ liệu giữa phịng, chống
HIV/AIDS với hệ thống thơng tin y tế, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo
hiểm y tế
3.4.8 Nhóm giải pháp về bảo đảm tài chính:
- Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho phịng, chống HIV/AIDS. Định
hướng ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước các cấp tập trung cho các hoạt động can
thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV, giám sát dịch, truyền thơng, can thiệp
cho nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS và
huy động bù đắp thiếu hụt kinh phí khi các nguồn viện trợ quốc tế giảm dần và
chấm dứt. Các bộ, ngành, cơ quan trung ương chủ động bố trí ngân sách cho các
hoạt động phịng, chống HIV/AIDS để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Trong năm 2021, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch
hoặc đề án bảo đảm tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào
năm 2030 được cấp có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt và được phân bồ đủ
kinh phí hàng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Mở rộng điều trị HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo quyền lợi của
người bệnh tham gia bảo hiểm y tế; có cơ chế phù hợp để 100% người nhiễm
HIV tham gia bảo hiểm y tế;

- Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng,
chống HIV/AIDS;
- Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân tham gia
đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp
luật; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để huy động
sự tham gia bền vững của các tổ chức xã hội trong cung cấp dịch vụ phòng,
chống HIV/AIDS;
1


×