Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ND3Modul 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.94 KB, 3 trang )

Ngày 2 tháng 3 năm 2018

Nội dung 3 – 3 tiết

Tên bài học: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
TRƯỜNG THCS
(Mã module THCS 19)
Báo cáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt
Địa điểm: Phịng họp hội đồng
Phần 2: Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học
3.Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
3.1.Trong văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục đã đề cập việc ứng dụng CNTT trong
đổi mới phương pháp dạy và học như sau :
a) “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng mơn học
thay vì học trong mơn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài
liệu và phần mềm(mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số
698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Các sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các mơn học tự
triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các cơng cụ CNTT vào q trình dạy
các mơn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe
nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tịi
của người học. Ví dụ: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng
các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn nhạc, không
sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc thay cho giáo viên dạy nhạc.
Giáo viên mơn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như
vậy với các môn học khác;
b) Các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm
ứng dụng tích hợp vào các mơn học trên website để cùng chia sẻ kinh
nghiệm, trao đổi học tập;
c) Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và tài liệu


giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học;
d) Không dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài trình chiếu powerpoint.
Tham khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng giáo dục.


3.2.Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng những thành tựu của
CNTT một cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Như vậy,
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản
là dùng máy tính vào các cơng việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở
trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên
quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan
đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
và tài nguyên học tâp… Và cao hơn, với E-Learning, hoạt động dạy và học ngày nay
được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Trên lớp, ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh
vẫn có thể nghe thầy cơ giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn
có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình…
Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng CNTT nhằm
đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học
sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, được triển khai một cách đầy đủ và thiết thực nhất.
Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy – học được giáo viên thực
hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như:
Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn
và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng;
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như MS
Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim, nhạc…
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
của học sinh như McMix, Quest, MS Excel…
Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
với giáo viên các trường bạn trong cả nước.
Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử dụng bài giảng điện tử. Nhà

trường cũng tổ chức ghi hình để dự giờ tập thể (ghi hình tiết dạy sau đó tổ chức chiếu
lại để GV dự giờ, phân tích, góp ý xây dựng bài).
3.3.Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ rằng: CNTT chỉ là phương tiện tạo
thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ khơng phải là điều kiện đủ
của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng khơng tác động tích cực
đến q trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy
tính tích cực của học sinh thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo
các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng.
Cần tránh việc dùng slide trình chiếu chỉ để thay việc viết bảng mà lại coi đó là tiết dạy


ứng dụng CNTT (cần phân biệt thế nào là giáo án điện tử, bản trình chiếu, bài giảng
điện tử hay bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning).
3.4.Sử dụng thành thạo diễn đàn, email, mạng xã hội… Xây dựng website nhà
trường ngày một hữu ích và được nhiều người biết đến, trở thành cầu nối hiệu quả với
gia đình học sinh cũng như các đơn vị bạn. Cũng qua đó, giáo viên và các tổ chức đồn
thể có thể thăm nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh, nhằm
kết hợp giáo dục đạt hiệu quả cao nhất



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×