Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH độ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN đại HÓA ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.54 KB, 11 trang )

TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KẾ TỐN
----------

BÀI TIỂU LUẬN
HỒN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG Q TRÌNH
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


BÀI THI MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
Họ và tên: Nguyễn Lê Phương

Mã sinh viên: 2073403010305

Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ58/20.07+08LT1

ID phịng thi: 581-058-1301

STT: 29

Hội trường: 301-ĐT

Ngày thi: 10/06/2021

Ca thi: 7h30


MỤC LỤC


A. Lời mở đầu………………………………………………………………….1
B. Nội dung…………………………………………………………………….2
I.

Cơ sở lý luận……………………………………………………………..2
1.1.

Đôi nét về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất…………….2
1.1.1. Lực lượng sản xuất là gì ?
1.1.2. Quan hệ sản xuất là gì ?
1.1.3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất

1.2.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam……………………3
1.2.1. Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam

1.2.2. Hồn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
II.
Liên hệ thực tiễn………………………………………………………...5
C. Kết luận……………………………………………………………………...7
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………….8


A. LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội lồi người ln biến đổi khơng ngừng và ngày càng phát triển hơn.
Có được điều đó là vì trong q trình phát triển con người đã trải qua nhiều

phương thức sản xuất khác nhau và chúng ngày càng được hoàn thiện. Xã hội
muốn phát triển được thì phải gắn liền với quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong thời kỳ công
nghiệp hóa,hiện đại hóa hiện nay với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ
thuật đã tạo nên nền sản xuất ngày càng hiện đại và đạt hiệu quả cao. Việc
hồn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay là một
trong những nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới của nước ta.

1


B. NỘI DUNG

I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.

Đôi nét về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

1.1.1. Lực lượng sản xuất là gì ?
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được
hình thành trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể
hiện trình độ chinh phục của con người đối với tự nhiên. Lực lượng sản
xuất là thể thống nhất hữu cơ giữa con người lao động với tư liệu sản xuất.
Lực lượng sản xuất bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao
động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức

mạnh và kỹ năng của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ
lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là 1 yếu tố cơ bản của
lực lượng sản xuất, đóng vai trị quyết định trong tư liệu sản xuất.
1.1.2. Quan hệ sản xuất là gì ?
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình
sản xuất. Quan hệ sản xuất tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức
của con người. Để tiến hành sản xuất con người khơng chỉ có mối quan hệ
với tự nhiên mà phải có mối quan hệ với nhau để trao đổi hoạt động và kết
quả của lao động.
Quan hệ sản xuất bao gồm ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu đối
với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối sản xuất
xã hội.
1.1.3 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất
2


Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản
xuất: lực lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản
xuất. Con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao
phải ln tìm cách cải tiến công cụ lao động. Lực lượng lao động quy định
sự hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất khi quan hệ sản xuất khơng
thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm
thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực
lượng sản xuất và ngược lại.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Quan hệ sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng
sản xuất và trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó khơng thể
biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất thường lạc

hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong tồn bộ tiến trình lịch sử của
nhân loại. Sự thay thế, phát triển của quy luật lịch sử nhân loại là do sự tác
động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản
nhất.
1.2.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1.2.1. Tính tất yếu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội,
từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa
3


trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.
Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, cơng nghiệp hóa là quy luật phổ biến
của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua
dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
- Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa
xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội phải thực hiện từ đầu thơng qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có thể nói cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định sự thắng
lợi của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và dân ta đã lựa chọn.
Vì vậy cơng nghiệp hóa hiện đại hóa được Đảng và nhà nước ta xác định
là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.2. Hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
Quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, đồng thời phải coi trọng việc xây dựng và hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, phát triển lực lượng sản
xuất phải đảm bảo phù hợp với quan hệ sản xuất, đồng thời củng cố và hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phù hợp trên cả ba mặt
của quan hệ sản xuất là: quan hệ sở hữu về tự liệu sản xuất, quan hệ tổ chức
quản lý và quan hệ phân phối trao đổi.
Thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ
phân phối, quan hệ quản lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động lực
cho phát triển, giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
4


II.

Liên hệ thực tiễn
Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: “Theo quy luật về sự phù hợp giữa quan

hệ sản xuất và tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình
cải tạo xã hội chủ nghĩa phải có bước đi và hình thức thích hợp. Kinh nghiệm thực
tế chỉ rõ lực lượng sản xuất bị kìm hãm khơng chỉ trong trường hợp quan hệ sản
xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng bộ, có những yếu
tố đi q xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Đại hội VI đã đánh

dấu sự khởi đầu của công cuộc đổi mới, là dấu mốc quan trọng trong phương pháp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự nhận thức và vận dụng quy luật
về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất; đồng thời, đã đặt cơ sở, nền tảng quan trọng để các nhân tố mới ra đời, tạo
tiền đề để từng bước phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong sản xuất nơng
nghiệp, nhiều hình thức sản xuất nơng nghiệp mới phù hợp với những quan điểm
đổi mới không ngừng của Đảng đã xuất hiện. Điều đó càng khẳng định ý nghĩa to
lớn của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
Đại hội VIII của Đảng đã xác định mục tiêu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
là xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện
đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao. Đồng thời Đại hội VIII
đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp với các tiêu chí:
- Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ
công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa cơ bản
được thực hiện trong cả nước.

5


-

Khoa học tự nhiên và khoa học cơng nghệ có khả năng nắm bắt và vận
dụng được nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ.

- Về quan hệ sản xuất và chế độ quản lý và chế độ phân phối gắn kết với
nhau phát huy được các nguồn lực tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.
- Về đời sống vật chất và văn hóa nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở
tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi để đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức
hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, có lối sống văn minh,
gia đình hạnh phúc.
Có thể thấy được, tính đến năm 2020 mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp chưa đạt được. Qua đó ta có thể thấy được bên cạnh những
thành tựu đạt được trong việc áp dụng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, cũng xuất hiện nhiều sự không phù hợp mới giữa quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất đã làm cản trở sự phát triền của cả lực lượng
sản xuất và cả quan hệ sản xuất.

6


C. KẾT LUẬN
Nhận thức hiện thực khách quan là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ chưa hồn thiện đến hồn thiện. Có thể thấy theo thời
gian và theo tốc độ phát triển của đất nước, việc vận dụng mối quan hệ giữa
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất vào quá trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa của nước ta ngày càng được hoàn thiện. Đảng và Nhà nước ta vẫn đang
tiếp tục vận dụng sáng tạo mối quan hệ biện chứng giữa phát triển lực lượng
sản xuất với xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất, làm cho phương
thức sản xuất phát triển bền vững, xây dựng được nền kinh tế giàu mạnh, đất
nước phồn vinh, cường thịnh; nhân dân ta có cuộc sống ấm no, văn minh và
hạnh phúc.

7



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”
2. Giáo trình “Kinh tế chính trị”
3. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI
4. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII.

8



×