Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Tài liệu Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.17 KB, 112 trang )

z


ĐỀ TÀI
Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt -
May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương
Mại Thế giới

Giáo viên h
Giáo viên h
ướng dẫn
ướng dẫn
:
:
Sinh viên thực hiện
Sinh viên thực hiện
:
:
MỤC LỤC
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT
MAY
SAU KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
THẾ GIỚI
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I – TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 3
VÀ HIỆP ĐỊNH ĐA SỢI (MFA)
1.1 Tính tất yếu của sự ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 3
1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - 3
Tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới
1.1.1.1 Bối cảnh ra đời của GATT 3


1.1.1.2 Các chức năng và nguyên tắc cơ bản của GATT 4
1.1.2 Sự ra đời tất yếu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 5
1.2 Giới thiệu chung về Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) 7
1.2.1 Các chức năng nguyên tắc chủ đạo trong hoạt động của
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) 7
1.2.2 Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) 7
1.2.3 Những thành tựu chính trong quá trình hoạt động của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) 9
1.3 Hiệp định đa sợi (MFA) và tình hình thực hiện 12
1.3.1 Nội dung chính 12
1.3.2 Tình hình thực hiện Hiệp định đa sợi (MFA) 15
1.4 Hiệp định về hàng dệt – may tại vòng đàm phán URUGUAY 17
1.4.1 Tóm tắt Hiệp định 17
1.4.2 Tình hình thực hiện Hiệp định ATC trong thời gian qua 22
1.4.2.1 Về danh mục đưa vào tự do hóa 22
1.4.2.2 Về các Hiệp định song phương trong khuôn khổ MFA 25
1.4.2.3 Về việc các biện pháp hành chính trong thực hiện
25
các hạn chế
1.4.2.4 Về việc áp dụng các biện pháp tự vệ 25
1.4.3 Tác động của Hiệp định ATC đối với môi trường kinh doanh
dệt – may quốc tế 27
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH 29
DỆT – MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1 Giới thiệu về ngành dệt – may Việt Nam 29
2.1.1 Nét chung của ngành dệt – may xuất khẩu Việt Nam 29
2.1.2 Đánh giá tổng quát khả năng sản xuất trong nước 30
2.1.3 Tóm lược tình hình công nghệ của ngành dệt may Việt Nam 32
2.1.4 Cơ cấu sản phẩm của ngành dệt – may Việt Nam 33

2.1.5 Khái quát thị trường tiêu thụ trong nước 36
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
những năm qua 37
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 37
2.2.1.1 Tổng quát về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam những năm qua 37
2.2.1.2 Phân tích cụ thể tình hình xuất khẩu hàng dệt may
trong năm 2002 38
2.2.2 Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 39
2.2.2.1 Những chủng loại xuất khẩu chủ yếu trong thời
gian qua 39
2.2.2.2 Thực hiện cơ cấu về hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam 40
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu và kênh phân phối 41
2.2.3.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 41
2.2.3.2 Đặc điểm về hệ thống phân phối của thị trường
mục tiêu xuất khẩu 44
2.2.4 Phương thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 48
2.2.4.1 Gia công xuất khẩu 48
2.2.4.2 Xuất khẩu trực tiếp 50
2.3 Vấn đề năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu 51
2.3.1 Đặc điểm chủ yếu về cạnh tranh của hàng dệt may
Việt Nam xuất khẩu (XK) 51
2.3.2 Năng lực canh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu 55
2.3.2.1 Chất lượng hàng dệt may XK của Việt Nam 55
2.3.2.2 Chí phí XK và mức giá XK của hàng dệt may Việt Nam 58
2.3.2.3 Năng lực cạnh tranh trong hệ thống phân phối 61
hàng dệt may của Việt Nam
2.3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam 61

2.3.3 Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam 62
2.3.3.1 Những kết quả nổi bật 62
2.3.3.2 Những thách thức lớn đối với hàng dệt may
Việt Nam xuất khẩu hiện nay 62
CHƯƠNG III – ĐỊNH HƯỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ 64
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT – MAY VIỆT NAM
3.1 Định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh 64
hàng dệt may của Việt Nam
3.1.1 Những quan điểm cơ bản trong định hướng xuất khẩu
và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 64
3.1.1.1 Quan điểm thứ nhất 65
3.1.1.2 Quan điểm thứ hai 65
3.1.1.3 Quan điểm thứ ba 66
3.1.1.4 Quan điểm thứ tư 67
3.1.2 Những định hướng chủ yếu cho xuất khẩu và nâng cao
năng lực cạnh tranh XK hàng dệt may của Việt Nam 68
3.1.2.1 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đối với
XK và nâng cao năng lực cạnh tranh XK hàng
dệt may của Việt Nam 68
3.1.2.2 Mục tiêu định hướng cho chiến lược đẩy mạnh XK
dệt may của Việt Nam đến năm 2010 70
3.1.2.3 Một số định hướng lớn cụ thể 72
3.2 Hệ thống các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam 73
3.2.1 Nhóm giải pháp Marketing nghiên cứu thị trường và
hoạch định chiến lược thị trường 73
3.2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường 73
3.2.1.2 Xây dựng chiến lược thị trường XK dệt may của
Việt Nam 77

3.2.2 Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu 78
3.2.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và
năng lực cạnh tranh 78
3.2.2.2 Giải pháp tập trung hóa kết hợp đa dạng hóa
sản phẩm với nhiều mẫu mã “mốt” thời trang 81
3.2.3 Nhóm giải pháp về chiến lược đầu tư công nghệ và
nâng cao năng lực cạnh tranh 82
3.2.3.1 Giải pháp về chiến lược công nghệ và nâng cao
năng lực cạnh tranh 82
3.2.3.2 Giải pháp về vốn đầu tư cho chiến lược công nghệ
87
3.2.4 Nhóm giải pháp về chiến lược chi xuất khẩu thấp và
tăng nhanh phương thức tự doanh trong xuất khẩu 88
3.2.4.1 Giải pháp về chiến lược chi phí xuất khẩu thấp,
nâng cao năng lực cạnh tranh 88
3.2.4.2 Giải pháp mở rộng phương thức xuất khẩu trực tiếp
hay tự doanh xuất khẩu 91
3.2.5 Các giải pháp còn lại 93
3.2.5.1 Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo 93
3.2.5.2 Chú trọng hoạt động hội chợ triển lãm thương mại
quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác 93
3.5.2.3 Giải pháp qui hoạch và đào tạo nguồn nhân lực 94
KIẾN NGHỊ
96
KẾT LUẬN
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99
LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động kinh tế sôi động ngày nay, mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều
nỗ lực tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế nhằm khai thác tiềm
năng để phát triển kinh tế, tìm cho mình một vị trí vững chắc trong bức tranh
kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phát triển mới của thế giới ở Thế kỷ XXI.
Nhận thức rõ vấn đề này, những năm qua, chúng ta đã kiên trì tiến hành
công cuộc "đổi mới" với phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước" và thu được những thành tựu đáng khích lệ và việc Việt Nam tham gia đầy
đủ vào ASEAN và APEC là một bằng chứng tiêu biểu. Trên đà phát triển phù
hợp với quy luật chung và vì sự phát triển lâu dài của đất nước, sau ASEAN mục
tiêu của chúng ta sẽ là hội nhập vào WTO. Diễn đàn thương mại lớn nhất hiện
nay, nơi chúng ta có điều kiện gia nhập thực sự vào đời sống kinh tế thế giới và
đã tiến hành những thủ tục ban đầu để gia nhập.
Để có thể thực hiện những mục tiêu trên, cùng với nhiều ngành kinh tế mũi
nhọn khác, ngành Dệt - May thực sự là chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới. Nhờ
phát huy những thế mạnh sẵn có trong nước và tận dụng những thuận lợi bên
ngoài ngành Dệt - May không chỉ có vị trí then chốt trong giai đoạn hiện nay mà
ngay cả khi chúng ta tham gia vào WTO, hội nhập thế giới sâu sắc hơn. Hơn thế
nữa, sản phẩm của ngành thuộc loại nhạy cảm trong thương mại quốc tế, có rất
nhiều các vấn đề phức tạp phát sinh cần giải quyết khi kinh doanh mặt hàng này.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của khóa luận này tôi cố gắng tìm hiểu "Những thách
thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương
Mại Thế giới.
Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổ chức thương mại Thế giới và Hiệp định đa sợi
Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngành dệt-may Việt nam trong những năm
qua.
Chương 3: Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng dệt
– may việt nam
Mặc dù đã có 3 năm trang bị kiến thức tại trường Đại học Ngoại thương và
có một số kinh nghiệm nhất định trong thực tế kinh doanh xuất nhập khẩu. Song

khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô và những ai
quan tâm đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Ngoại thương, Công ty
XNK tổng hợp Vạn xuân - BQP, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Vinatex, các doanh nghiệp XNK hàng dệt-may. Và đặc biệt là thầy giáo hướng
dẫn Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
CHƯƠNG I
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
VÀ HIỆP ĐỊNH ĐA SỢI
1.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ RA ĐỜI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - tiền thân của Tổ chức
Thương mại Thế giới
1.1.1.1 Bối cảnh ra đời của GATT
Sau hơn 7 năm chính thức hoạt động, Tổ chức Thương mại Thế giới đã có
những đóng góp bước đầu vào sự phát triển của nền thương mại thế giới và từng
bước tỏ rõ sự thích ứng với vai trò của một cơ quan điều tiết mậu dịch quốc tế.
Đạt được như vậy một phần cũng vì Tổ chức Thương mại Thế giới đã kế thừa và
phát huy các thành quả mà các tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại đã tạo được. Do đó, để hiểu sâu hơn về Tổ chức
Thương mại Thế giới không thể không nghiên cứu về GATT.
Nhìn lại lịch sử ta nhận thấy phải đến cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV thị
trường thế giới mới bắt đầu được hình thành rõ nét. Thời gian sau đó cho đến
chiến tranh thế giới lần thứ II mặc dù thị trường thế giới liên tục phát triển song
chưa có Hiệp định thương mại đa biên nào điều chỉnh. Thời gian này, các cường
quốc kinh tế đồng thời cũng là các cường quốc quân sự thường chủ động sử dụng
chiến tranh để phân chia lại thị trường.
Kể từ sau năm 1945, với cục diện thế giới mới và thắng lợi của phe Đồng
minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Mỹ có ý đồ thiết lập lại các thể
chế chính trị, kinh tế có lợi cho mình. Đồng thời, nhiều nước khác cũng có nhu
cầu xây dựng các cơ chế mới để điều chỉnh mối quan hệ quốc tế, duy trì hoà

bình, ổn định, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài. Trong bối cảnh đó, hàng
loạt tổ chức lớn của thế giới được ra đời: Liên hợp quốc (UN) được thành lập; về
tiền tệ có Quỹ tiền tệ Quốc tế ra đời; về tài chính có Ngân hàng thế giới (WB); về
thương mại là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.
Cụ thể, từ năm 1945, song song với việc chuẩn bị thành lập Tổ chức
thương mại quốc tế (ITO), 23 nước đã tiến hành 123 cuộc thương lượng kéo dài
với các nỗ lực nhằm đơn giản hoá các thủ tục, không ngừng nhằm giảm bớt hàng
rào thuế quan, tạo môi trường thương mại quốc tế tự do. Kết quả ngày
30/10/1947 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại được ký kết, có hiệu
lực từ 1/1/1948. Buổi đầu thành lập GATT chỉ có 23 nước thành viên nhưng đến
cuối năm 1994, tổ chức này đã quy tụ được 129 nước thành viên và nhiều tổ chức
liên chính phủ, chiếm trên 90% kim ngạch thương mại của thế giới.
1.1.1.2 Các chức năng và nguyên tắc cơ bản của GATT
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại được thành lập nhằm tạo ra
một cơ sở đảm bảo về pháp lý, góp phần phát triển kinh tế, thương mại thế giới
với 3 chức năng cơ bản sau:
+ Là một luật lệ kinh tế chung được các bên nhất trí để điều tiết mọi hoạt
động thương mại của các nước tham gia ký kết.
+ Là một diễn đàn thương lượng để thực hiện tự do hoá môi trường kinh
doanh quốc tế, không ngừng tăng cường và hoàn chỉnh các luật lệ mà Hiệp định
đã đề ra.
+ Là một "Toà án" quốc tế để Chính phủ các nước giải quyết tranh chấp
trong phạm vi các nước thành viên .
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại là một văn kiện dài với 4
phần, 38 điều quy định chi tiết nhiều lĩnh vực. Các nguyên tắc chủ đạo trong hoạt
động của GATT bao gồm:
1. Không phân biệt đối xử trong thương mại bằng cách dành cho nhau quy
chế đãi ngộ "Tối huệ quốc".
2. Thiết lập một cơ sở ổn định cho thương mại thế giới thông qua việc
thương lượng và thực hịên nghiêm túc các thoả thuận về thuế.

3. Quyền "Khước từ" và khả năng có hành động cấp thiết, không thực hiện
một số nghĩa vụ trong thời hạn nhất định khi có lý do chính đáng về kinh tế và
thương mại.
4. Bảo hộ mậu dịch bằng công cụ thuế quan là chính. Không tăng cường
bảo hộ, có cơ chế thương lượng hiệu quả để gỡ bỏ dần mọi rào cản thương mại.
5. Khuyến khích việc cạnh tranh công bằng, cho phép đánh thuế đối kháng,
thuế chống bán phá giá, hoặc chống trợ cấp nếu bị thiệt hại do sản phẩm của
nước khác bán phá giá hay trợ cấp gây ra.
6. Quan hệ "có đi có lại" bằng cách yêu cầu lẫn nhau những nhượng bộ
tương tự nhằm khuyến khích mở cửa thị trường.
7. Ưu tiên đặc biệt cho các nước đang phát triển, ví dụ như Hệ thống ưu
đãi phổ cập GSP, các ưu đãi trong việc tiếp cận thị trường, không phải "có đi có
lại " với các nước phát triển.
8. Công nhận các dàn xếp thương mại khu vực và sự hoà nhập chặt chẽ
hơn các nền kinh tế quốc gia thông qua các liên kết khu vực này. Tuy nhiên, thuế
hay các quy định điều chỉnh thương mại của các thành viên trong nhóm đối với
các nước không phải là thành viên không được hạn chế hơn những gì đã áp dụng
trước khi nhóm được thành lập.
1.1.2 SỰ RA ĐỜI TẤT YẾU CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Bên cạnh những thành công, GATT cũng gặp không ít trở ngại và còn
nhiều lĩnh vực hoạt động chưa có hiệu quả. Thắng lợi của GATT trong việc cắt
giảm thuế quan, cùng một loạt nhân nhượng kinh tế trong những năm 70, 80 đã
khiến các chính phủ đưa ra các hình thức bảo hộ khác như tự nguyện hạn chế
xuất khẩu, trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, tăng cường các biện pháp kiểm
dịch, nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu
Xu hướng quốc tế hoá đầu tư quốc tế và trao đổi dịch vụ ngày càng tăng
đang là mối quan tâm lớn của nhiều nước và đồng thời liên quan chặt chẽ đến sự
gia tăng liên tục của thương mại hàng hoá thế giới thì lại không được GATT điều
chỉnh.
Thậm chí ở một số lĩnh vực tuy đã được đưa ra xem xét nhưng còn nhiều

lỗ hổng đặc biệt là nông nghiệp và dệt may. Thể chế của GATT và hệ thống giải
quyết tranh chấp cũng bị một số nước thành viên chỉ trích .
GATT đứng trước thách thức mới khi thương mại thế giới trở nên phức tạp
hơn nhiều so với những năm 1940. Chưa bao giờ tính chất quốc tế của nền kinh
tế thế giới được thể hiện rõ nét như ngày nay. Quá trình phân công lao động quốc
tế được nâng cao và có ảnh hưởng rộng khắp, dẫn đến sự bùng nổ của hoạt động
thương mại quốc tế, dưới nhiều sắc thái đa dạng. Cùng với thương mại là vận tải,
thanh toán, đầu tư, du lịch, viễn thông quốc tế tăng trưởng với tốc độ chóng
mặt.
Thực tế nêu trên đã dẫn đến một đòi hỏi tất yếu là phải cải cách GATT để
có một cơ chế mạnh hơn điều tiết thương mại thế giới, tăng cường và mở rộng
hệ thống đa biên này. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, vòng đàm phán
Urugoay mở ra với một trong những kết quả quan trọng là Tuyên bố MaraKesh
do 104 nước ký ngày 15/4/1994 tại MaraKesh (Marốc), có hiệu lực từ ngày
1/1/1995, quy định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giớí để thay thế GATT.
Có thể nói Tổ chức Thương mại Thế giới là hiện thân cho kết quả của
vòng đàm phán Urugoay và là sự kế thừa của GATT nhưng chặt chẽ hơn về tổ
chức, ràng buộc hơn về phạm vi, mức độ và khối lượng thương mại được điều
chỉnh.
Với thể chế tương đối lỏng lẻo của GATT, các nước thành viên có thể lựa
chọn một số hiệp định trong một vòng thương lượng, thực hiện nghĩa vụ được
hưởng quyền lợi do hiệp định đó đem lại. Nhưng đối với Tổ chức Thương mại
Thế giới tất cả các nước thành viên phải chấp nhận và thực hiện tất cả các hiệp
định đã được thoả thuận trong vòng đàm phán Urugoay trừ hệ thống các hiệp
định thương mại đa phương. Về phương diện pháp lý, Tổ chức Thương mại Thế
giới là một tổ chức quốc tế, như các tổ chức quốc tế khác, quyết định của nó có
tính chất ràng buộc đối với các nước thành viên. Còn GATT là một hiệp định nêu
những nguyên tắc chung đã được thoả thuận cụ thể. Nói cách khác, GATT dựa
trên cơ sở Ad- hoc gồm các vòng thương lượng hơn là một cơ chế thường trực.
Do vậy, WTO có thể thúc đẩy các nước thực hiện nghĩa vụ hiệu quả hơn.

GATT chủ yếu chỉ điều chỉnh thương mại hữu hình còn WTO đảm nhận
trách nhiệm lớn hơn, bắt đầu quá trình điều chỉnh tự do hoá thương mại, dịch vụ
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại. Đây là đòi hỏi cấp bách vì thực tế những lĩnh vực này ngày càng
trở nên quan trọng hơn trong cơ cấu thương mại quốc tế, đặc biệt đối với các
nước phát triển tỷ trọng này thường chiếm khoảng 65 - 70% thu nhập quốc dân.
Thông qua cơ chế xem xét định kỳ chính sách thương mại của các nước
thành viên WTO sẽ đưa hệ thống chính sách kinh tế, thương mại của các nước
thành viên vào một thể hài hoà, thống nhất nâng cao tính trong sáng, rõ ràng và
sự hiểu biết lẫn nhau trong môi trường mậu dịch toàn cầu.
Điểm mới nữa là WTO sẽ phối hợp nhiều hơn, chặt chẽ hơn với Liên hợp
quốc, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế gắn kết các vấn đề thương mại
với tài chính, tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện cho việc phát triển toàn diện quan hệ
kinh tế quốc tế.
Sau hơn 14 năm kể từ ngày thành lập, GATT mới có trên 23 nước thành
viên. Sau gần 46 năm hoạt động, Tổ chức này mới có 129 nước tham gia, chiếm
trên 90% thương mại quốc tế. Nhưng Tổ chức Thương mại Thế giới thì chỉ 6
tháng sau khi thành lập đã có hơn 132 nước gia nhập. Theo dự tính trong vòng 3
năm tới số thành viên sẽ lên tới 145 nước chiếm gần 100% giá trị mậu dịch thế
giới.
1

Trước đây trong cơ chế của GATT, các nước "lớn" thường ngăn cản hay
trì hoãn việc thi hành các quyết định của Ủy ban giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế khi chúng không có lợi cho họ. Nhưng đối với WTO, các quy định
về giải quyết tranh chấp thương mại chặt chẽ, mạnh mẽ hơn nên các nước có tiềm
lực mạnh cũng có ít khả năng trì hoãn việc khám xét và thi hành quyết định liên
quan đến tranh chấp thương mại.
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG WTO
1.2.1 CÁC CHỨC NĂNG NGUYÊN TẮC CHỦ ĐẠO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ

CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Có cùng mục tiêu chung với GATT trước đây là thiết lập và củng cố môi
trường thương mại tự do, lành mạnh trên toàn thế giới nên Tổ chức Thương mại
Thế giới cũng có các nguyên tắc cơ bản giống với Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại trước kia , đó là:
+ Không phân biệt đốỉ xử.
+ Bảo hộ bằng công cụ thuế.
+ Khuyến khích cạnh tranh công bằng.
+ Tạo lập cơ sở ổn định cho thương mại thế giới.
+ Quyền" khước từ" và khả năng có hành động cấp thiết.
+ Quan hệ "Có đi, có lại" .
+ Ưu tiên cho các nước phát triển.
Với tư cách là tổ chức thương mại lớn nhất từ trước đến nay, kế thừa và
được tăng cường khả năng hơn GATT, WTO đảm nhận các chức năng chính sau
đây:
+ Quản lý và giám sát việc thực thi các hiệp định thương mại đa biên.
+ Giải quyết các tranh chấp thương mại.
+ Hợp tác cùng các tổ chức quốc tế khác tham gia vào việc hoạch định
chính sách kinh tế toàn cầu.
1.2.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI
Để thực thi đầy đủ, kịp thời cảc trọng trách nêu trên, WTO có một hệ
thống pháp lý bao trùm lên Hiệp định GATT 1947, đồng thời với 12 Hiệp định
kèm theo về thương mại hàng hoá các lĩnh vực riêng, Tổ chức thương mại thế
giới mặc nhiên công nhận giá trị pháp lý của khoảng 2000 hiệp định và thoả
thuận đã được thông qua trong thời kỳ GATT tồn tại.
Trong cơ cấu của WTO cơ quan cao nhất là Hội nghị cấp Bộ trưởng, bao
gồm đại diện của cả các nước thành viên, được triệu tập ít nhất 2 năm 1 lần. Hội
nghị này quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mọi hiệp định thương mại đa
biên.

Tuy nhiên công việc hàng ngày của WTO sẽ do một số cơ quan chức năng
giải quyết; chủ yếu là Đại hội đồng bao gồm tất cả các thành viên của WTO, có
nhiệm vụ làm báo cáo cho Hội nghị cấp Bộ trưởng giải quyết các công việc
thường nhật, Đại hội đồng nhóm thành 2 Ủy ban: Ủy ban đánh giá chính sách
thương mại để đánh giá thường xuyên các chính sách thương mại của từng nước
thành viên và Ủy ban giải quyết các tranh chấp để giám sát các thủ tục giải quyết
tranh chấp.
Đại hội đồng cũng chia sẻ trách nhiệm thành 3 Hội đồng:
- Hội đồng về thương mại hàng hoá
- Hội đồng về thương mại dịch vụ
- Hội đồng về sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại
Trực thuộc mỗi Hội đồng trên có các cơ quan chuyên môn.
Ba ủy ban khác được Hội nghị Bộ trưởng thành lập và có nhiệm vụ báo
cáo lên Đại hội đồng, đó là:
- Ủy ban về thương mại và phát triển.
- Ủy ban về cán cân thanh toán.
- Ủy ban về ngân sách.
Mỗi hiệp định trong 4 hiệp định đa phương của WTO có các cơ quan quản
lý riêng của mình với nhiệm vụ báo cáo lên Đại hội đồng.
Giúp việc cho bộ máy nêu trên là Ban thư ký. Ban này có trụ sở tại
Geneva, Thụy Sỹ, nơi đặt trụ sở chính của WTO. Ban thư ký có khoảng 450 nhân
viên, đứng đầu là Tổng giám đốc được chọn theo nguyên tắc nhất trí. Dưới Tổng
giám đốc có Phó Tổng giám đốc (4 người ), Giám đốc các Ban chuyên trách do
Tổng giám đốc đề nghị và được Đại hội đồng thông qua.
Ngân sách của WTO vào khoảng 150 triệu USD (năm 2001) do các nước
thành viên đóng góp theo tỷ lệ nhất định trong tổng giá trị hoạt động thương mại
của chính mình. Một phần ngân sách của WTO được dùng để duy trì hoạt động
của trung tâm thương mại Quốc tế.
1.2.3 NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Tổ chức Thương mại Thế giới đã chính thức đi vào hoạt động được hơn
10 năm, trên cơ sở kế thừa và mở rộng về nhiều mặt Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại trước kia trong 10 năm hoạt động với tư cách của một tổ
chức thương mại đa biên lớn nhất thế giới, WTO đã làm được nhiều việc không
nhỏ, tỏ rõ sự thích ứng của mình trong vị trí mới. Thậm chí nhiều người đã coi
Tổ chức này như một liên hợp quốc về kinh tế.
Sau một năm chuyển đổi cùng tồn tại với GATT và một thời gian hoạt
động độc lập, đến nay WTO đã đứng vững và bắt đầu đi vào những năm tiếp theo
một cách vững chắc mà không để xẩy ra một biến động lớn. Đây là kết quả quan
trọng nhất bởi lẽ 129 nước thành viên, chiếm tới hơn 90% giá trị thương mại của
một thế giới hiện đại hết sức sôi động thì việc duy trì việc hoạt động kinh doanh
quốc tế không phải là dễ. Không những thế, hai năm đầu tiên của WTO còn được
ghi nhận từng mức tăng giá trị mậu dịch thế giới tới 100 tỷ USD. Danh sách 21
chính phủ ( trong đó có Việt Nam) đang ở những giai đoạn khác nhau của quá
trình gia nhập WTO cũng cho thấy phần nào kết quả hoạt động của tổ chức này.
Về các nội dung hoạt động cụ thể, WTO đã kế thừa xứng đáng GATT
thậm chí còn hiệu quả hơn trong một số lĩnh vực. Trước hết phải kể đến việc giải
quyết các tranh chấp thương mại. Ngay từ khi thành lập các bên ký kết đã đạt
nhiều hy vọng vào chức năng giải quyết tranh chấp của WTO sau khi được bổ
sung nhiều quyền hạn cũng như thay đổi về cơ chế so với thời kỳ kém hiệu quả
của GATT trước kia. Nếu như trước thời GATT các cường quốc kinh tế thường
gây áp lực đối với việc giải quyết tranh chấp hay cố tình trì hoãn việc thi hành
phán quyết thì với các quy định mới tình trạng đó sẽ khó tái diễn. Thực tế là chỉ
trong 3 năm WTO đã thụ lý hơn 60 hồ sơ tranh chấp. Một đặc điểm về các bên
tham gia tranh chấp là bên cạnh những"gương mặt" quen thuộc như Mỹ, EU,
Nhật, Canada, các nước đang phát triển bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, tiêu biểu
như Brasil, Ấn Độ, Mehico, Singpore, Thái Lan. Điều này cho thấy vị trí ngày
càng quan trọng của các nền kinh tế đang phát triển nói chung trong kinh tế thế
giới. Và phải chăng cơ chế giải quyết hiệu quả của WTO đã tạo cơ hội để những
"kẻ yếu" này lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho mình ? Thành công còn thể hiện ở sự

đa dạng của các vấn đề tranh chấp, từ việc áp dụng biện pháp kiểm dịch động
thực vật đến các thủ tục cấp giấy phép hay hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm
nhập khẩu hoặc bán phá giá hàng hoá, trợ cấp hàng nông sản, vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ
Nếu giải quyết tranh chấp là nội dung nóng hổi thì việc điều tiết thương
mại hàng hoá lại là nội dung chính, truyền thống từ GATT, nay vẫn chiếm vị trí
quan trọng trong hoạt động của WTO. Hai năm qua các Ủy ban của WTO đã
giám sát việc thực hiện các Hiệp định của vòng đàm phán Urugoay, soạn thảo và
đệ trình hàng loạt văn bản mới liên quan để củng cố môi trường pháp lý cho
thương mại hữu hình trên thế giới, đặc biệt là các văn bản liên quan đến các hạn
chế số lượng, và các biện pháp phi thuế quan. Kể từ mười năm lại đây WTO
cũng bắt đầu đưa dần 2 lĩnh vực "nhạy cảm" vẫn từng nằm ngoài khuôn khổ các
nguyên tắc chung của GATT trước đây và hệ thống chung đó là hàng dệt may và
nông nghiệp. Tuy là những vấn đề phức tạp có tác động lớn đến quyền lợi sống
còn của nhiều nước lại được điều chỉnh bằng các hiệp định song phương trong
thời gian dài (từ vòng đàm phán Tokyo, 1974) nhưng việc hợp nhất các lĩnh vực
này dưới sự điều chỉnh của WTO đã được các nước hưởng ứng.
Về các thành công của WTO không thể không nói đến lĩnh vực lần đầu
tiên được điều chỉnh một cánh chính thức là dịch vụ, với hai thị trường nổi cộm
là tài chính và viễn thông. Thắng lợi rõ nét nhất là thoả thuận đạt được về thị
trường thông tin viễn thông quốc tế ký hồi 2/1997 và việc Nhật Bản mở cửa thị
trường bảo hiểm trị giá tới gần 400 tỷ USD, chấm dứt tình trạng phân biệt đốỉ với
nguyên tắc cơ bản của GATT cũng như WTO lâu nay. Các thị trường hàng hải,
dịch vụ chuyên ngành cũng được xúc tiến ở các cấp độ khác nhau.
Ngoài các lĩnh vực quan trọng nêu trên WTO còn triển khai đồng thời
nhiều nội dung khác liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ các biện pháp tự vệ, các
hoạt động đầu tư liên quan đến thương mại, bốn hiệp định đa phương, công tác
đào tạo, trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên WTO cũng đã tạo được mối
quan hệ mới với các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ thế giới,
Ngân hàng thế giới, tạo ra cơ chế hành động thống nhất trong điều hành kinh tế

thế giới, đồng thời khẳng định tính tổ chức lâu dài của WTO so với tính tạm thời
của GATT trước kia.
Triển khai được nhiều công tác và thu được kết quả bước đầu song WTO
còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết. Ngay như công tác giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế, dù đã cải tiến nhiều nhưng một số trường hợp phức tạp
thì Ủy ban giải quyết tranh chấp vẫn tỏ ra chậm chạp, như tranh chấp giữa Mỹ và
Nhật trong thị trường phim ảnh, hay giữa Tây Ban Nha và Canada về đánh bắt
cá hoặc về luật Helms-Berton của Mỹ chống Cuba. Trong điều kiện mới, Ủy ban
giải quyết tranh chấp bắt đầu có tình trạng quá tải, ảnh hưởng không nhỏ tới kết
quả hoạt động.
Lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ thì chưa tiến được bao nhiêu, trong khi khắp
nơi người ta phàn nàn về nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tưởng chừng có thể
dẫn tới các cuộc chiến tranh thương mại quy mô thế giới như trường hợp của
Trung Quốc và Mỹ, hay Mỹ và Nhật.
Tuy đã đầu tư khá nhiều công sức nhưng có lẽ hồ sơ ít khả quan nhất của
WTO là quan hệ thương mại - phát triển và thương mại môi trường, có thể thấy
một số nước thành viên của WTO là các nước đang phát triển nhưng vị trí của họ
vẫn chưa cải thiện là bao, trừ một số nước đang phát triển lớn như Trung Quốc,
Ấn Độ, Mehico, Brasil. Phần lớn còn lại, nhất là các nước Châu Phi tham gia rất
hạn chế vào đời sống kinh tế thế giới so với tiềm năng của họ, hay có tham gia thì
phải chịu nhiều thiệt thòi. Tương tự, vấn đề môi trường được đề cập nhiều trong
các vấn đề hội nghị toàn cầu cũng như khu vực, nhưng vẫn còn thiếu nhiều biện
pháp thực tế hữu hiệu trong khi hàng hoá càng được sản xuất dồi dào bao nhiêu
thì lượng chất thải công nghiệp, chất thải tiêu dùng càng lớn, tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác càng nhiều bấy nhiêu.
Thời gian tới WTO sẽ còn giải quyết không ít nhiệm vụ khó khăn. Cơ bản
nhất là tiếp tục thực thi các Hiệp định của vòng đàm phán Urugoay, các tuyên bố
của Hội nghị Bộ trưởng tại Singapore, các quyết định và giải thích kèm theo.
Bàn bạc và thống nhất về tương lai các nội dung còn chưa triệt để như thương
mại và đầu tư, chính sách cạnh tranh, nông nghiệp dệt may Vấn đề thương mại

và môi trường còn tiếp tục phải thảo luận, vì trong khi chưa có một hệ thống tiêu
chuẩn chung về môi trường có liên quan về thương mại thì các nước vẫn còn
dùng vấn đề này như một biện pháp phi thuế quan để bảo hộ hay phân biệt đối xử
trong buôn bán.
1.3 HIỆP ĐỊNH ĐA SỢI VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1.3.1 Nội dung chính
Khi GATT được thành lập năm 1947, chưa có hiệp định nào liên quan đến
hàng dệt may. Nhưng chỉ đến cuối thập niên 50, sản phẩm nhạy cảm này đã phát
triển không ngừng. Trên thị trường thế giới tình hình trở nên sôi động và các
nước đã chủ động tìm đến hàng loạt hiệp định ngắn hạn rồi dài hạn để thu xếp
thị trường hàng dệt may. Đặc biệt là đối với một số nước phát triển, đứng trước
sức ép ngày càng tăng của các sản phẩm rẻ hơn từ các nước đang phát triển làm
cho hoạt động buôn bán hàng dệt bị lệch khỏi các quy tắc cơ bản của GATT, làm
sai lệch cạnh tranh và thương mại thông thường. Trước thực tế đó, đầu thập niên
60, lĩnh vực dệt may đã được bàn đến trong khuôn khổ GATT nhưng như một
trường hợp ngoại lệ, theo các quy tắc đàm phán riêng. Trên cơ sở các thoả ước
song phương giữa các nước và đặc điểm tình hình, dưới sự giám sát của GATT,
Hiệp định về mậu dịch quốc tế hàng dệt còn gọi là Hiệp định đa sợi đã được ký
năm 1973 và có hiệu lực từ 01/01/1974.
Về cơ bản Hiệp định này cho phép các nước phát triển thông qua các hiệp
định song phương hay các hành động đơn phương áp đặt hạn ngạch đối với hàng
dệt may nhập khẩu từ các nước đang phát triển. MFA có giá trị hiệu lực đối với
các nước tham gia ký kết chứ không phải là hiệp định bắt buộc với tất cả các
nước thành viên GATT /WTO.
Mục tiêu tổng quát của MFA là :
+ Mở rộng và tự do hoá thương mại quốc tế
+ Chống lại tình trạng rối loạn thị trường.
+ Tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của các nước đang phát
triển.
Hàng dệt may theo quy định của MFA chỉ giới hạn ở "vải, sợi và các sản

phẩm từ bông, len, sợi nhân tạo". Lần gia hạn trước đây Hiệp định đa sợi có quy
định thêm lanh, tơ lụa pha sợi gai.
Nội dung chính của Hiệp định đa sợi có thể tóm tắt qua các điều khoản chủ
yếu nhất như sau :
+ Điều 1 : Các biện pháp hạn chế đặc biệt trong thương mại quốc tế về
hàng dệt may có thể được áp dụng trong một số thời gian hạn chế.
+ Điều 2 : Cho phép nước nhập khẩu đơn phương hạn chế nhập khẩu
trong thời gian một năm nếu việc nhập khẩu đó gây ra tình trạng rối loạn thị
trường, trừ khi nước xuất khẩu chấp nhận một giải pháp hợp lý khác.
+ Điều 3: cũng quy định rằng các biện pháp này chỉ được áp dụng đối với
những mặt hàng cụ thể và với nước xuất khẩu những mặt hàng gây ra rối loạn thị
trường đó.
* MFA còn cho phép nước nhập khẩu áp dụng điều 3 chỉ khi họ đáp ứng
được các yêu cầu nghiêm ngặt của việc "Chứng minh tình trạng rối loạn thị
trường". Phụ lục A của Hiệp định đa sợi quy định rõ ràng "Việc xác định tình
hình rối loạn thị trường phải dựa trên những thiệt hại nghiêm trọng đối với nhà
sản xuất nội địa hoặc nguy cơ rõ ràng của các thiệt hại". MFA cũng quy định các
thiệt hại phải được xác định trên cơ sở xem xét tình hình kinh tế của một ngành
kinh tế nội địa cụ thể và "Việc tăng nhanh, khối lượng lớn hàng nhập khẩu một
cách rõ ràng (có thể xác định được) chứ không phải dựa theo phỏng đoán, lập
luận hay khả năng ít xảy ra."
* Điều 3 cũng quy định về cơ chế "Tham vấn" khuyến khích các nước
thành viên tổ chức các cuộc họp song phương thảo luận về thương mại hàng dệt
may.
* Theo điều 3 nếu một nước nhận thấy trên thực tế hàng dệt may nhập
khẩu đang gây rối loạn thị trường nước mình thì đầu tiên phải yêu cầu có cuộc
tham vấn với các nước xuất khẩu có liên quan.
* Khi cuộc thảo luận đi đến thoả thuận thì các bên phải xây dựng thoả
thuận này theo quy định ở phụ lục B. Theo đó "mức hạn chế số lượng ban đầu sẽ
không thấp hơn mức nhập khẩu hay xuất khẩu thực tế của sản phẩm đó trong thời

gian 12 tháng, kết thúc vào 2 tháng trước khi đưa ra yêu cầu tham vấn" Phụ lục B
cũng quy định rằng mức nới lỏng các hạn chế nhập khẩu bình quân hàng năm
không được thấp hơn 6%. Một nước nhập khẩu có thể áp dụng mức thấp hơn
nhưng trong trường hợp đặc biệt.
* Hiệp định đa sợi còn quy định về tính linh hoạt trong sử dụng hạn ngạch.
Nước xuất khẩu có thể cho phép mở rộng hạn ngạch đã được phân bổ đối với
nhóm sản phẩm cụ thể trong thời gian nhất định theo một trong các cách sau :
- Chuyển hạn ngạch không dùng hết của một nhóm sản phẩm sang nhóm
sản phẩm khác đã dùng hết hạn ngạch; tỷ lệ cho phép là 7%.
- Sử dụng trước hạn ngạch của năm tiếp theo; tỷ lệ cho phép là 5%.
- Sử dụng trước hạn ngạch của năm trước; tỷ lệ cho phép là 10%. Các nước
nhập khẩu có thể áp dụng tỷ lệ thấp hơn trong trường hợp đặc biệt, nhưng tỷ lệ
Swing không được thấp hơn 5%.
+ Điều 4: Cho phép các nước thành viên điều tiết thương mại hàng dệt
may của mình thông qua các hiệp định song phương mà không có nghĩa vụ phải
dành các quy định tương tự cho các đối tác thương mại khác.
Việc quản lý thực hiện MFA do Ủy ban dệt tiến hành. Ủy ban này gồm đại
diện của các bên ký kết Hiệp định đa sợi và do Tổng giám đốc GATT làm chủ
tịch. Ủy ban này sẽ thành lập cơ quan giám sát hàng dệt để theo dõi trực tiếp tình
hình thực thi MFA.
1.3.2. Tình hình thực hiện hiệp định đa sợi
Trong thực tế thi hành Hiệp định đa sợi MFA các nước thường đạt được
các Hiệp định song phương khác nhau đối với các nước khác nhau. Tuy nhiên,
hạn ngạch quy định trong các Hiệp định song phương thường được phân theo 3
cấp. Mức tổng cộng hay là mức hạn chế xuất khẩu của một nước hàng năm.
Trong hạn ngạch tổng cộng này có hạn ngạch theo nhóm hàng và theo từng sản
phẩm cụ thể.
Các sản phẩm không thuộc 3 cấp hạn ngạch trên thì được điều tiết bởi mức
tham vấn tính trong Hiệp định song phương, nếu cần có thể được cấp hạn ngạch
bổ sung.

Trong nhiều trường hợp các Hiệp định song phương cho phép áp dụng nội
dung linh hoạt trong sử dụng hạn ngạch, chuyển hạn ngạch không dùng hết giữa
các nhóm sản phẩm, carryforward hay carryover hạn ngạch không dùng hết giữa
các năm dương lịch.
Qua thực tế điều tiết thương mại hàng dệt may từ năm 1974 đến năm 1994.
Hiệp định đa sợi đã được gia hạn 4 lần vào các năm 1981, 1986, 1993 và cho đến
nay đã có hơn 40 nước tham gia vào ký kết và thực hiện Hiệp định đa sợi, giá trị
xuất khẩu năm 1994 của các nước tham gia MFA đạt 136 tỷ USD, chiếm 80%
thương mại dệt may thế giới (gồm cả thương mại nội bộ EU). Phạm vi điều chỉnh
của MFA không ngừng được mở rộng cả về nhóm hàng và nước tham gia. Với
quy định ban đầu là các hạn chế số lượng MFA đã được các nước áp dụng
chuyển thành biện pháp tự nguyện hạn chế xuất khẩu một cách có hệ thống thông
qua gần 100 Hiệp định song phương.
Bảng 1:
Số Hiệp định song phương trong khuôn khổ MFA của một số nước lớn
tính đến hết năm 1994.
Nước Mỹ EU Canada A6 Phần Lan Nauy Tổng
Hàn Quốc * * * * * * *
Hongkông * * * * * * *
Trung Quốc * * * * * * *
Indonesia * * * * *
Thái Lan * * * * * *
Malaysia * * * * *
Philipin * * * * *
Singapore * * * * * *
Pakistan * * * * *
Ấn Độ * * * * * * *
Srilanka * * * * * *
Tổng 29 19 22 6 7 16 99
(Nguồn : Current Situation of World Textile Industry, Japan Ministry of

Trade and Industry)
Có thể nói MFA đã tạo cho các nước phát triển một cơ chế quốc tế hiệu
quả hơn để đối phó với tình trạng phá vỡ thị trường hàng dệt, bảo hộ sản xuất.
Mặt khác nó cho phép các nước đang phát triển thâm nhập phần nào vào thị
trường ngày càng tăng của các nước phát triển và tạo ra sự mở rộng của thị
trường dệt may.
Dù điều 3 quy định rằng các biện pháp hạn chế chỉ được áp dụng đối với
những mặt hàng cụ thể và với nước xuất khẩu những mặt hàng gây ra rối loạn thị
trường đó. Nhưng trên thực tế chúng đã mở rộng và đang điều tiết toàn bộ thương
mại hàng dệt may thế giới.
Điều quan trọng nhất là các quy định của MFA đã vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc cơ bản không phân biệt đối xử của GATT bằng việc cho phép các
nước đặt ra các hạn chế thương mại thông qua các Hiệp định song phương hay
các hành động đơn phương. Hơn thế nữa, rất khó quản lý việc áp dụng MFA
trong các Hiệp định song phương mang nặng tính chất phân biệt đối xử vì chúng
còn phụ thuộc nhiều vào các lý do chính trị. Do vậy, có thể nói nhiều năm qua
MFA đã tồn tại như vừng sáng mờ, một ngoại lệ của GATT.
Trên thực tế, MFA cũng đã không giúp cải thiện đáng kể nền công nghiệp
đang giảm dần sức cạnh tranh do chi phí cao ở các nước phát triển dù có bảo hộ
chúng. Vì nhìn tổng thể, khi thống nhất áp dụng hạn ngạch cả nước xuất khẩu và
nước nhập khẩu đã liên kết với nhau để kìm hãm sự tự do hoá thị trường, là điều
tối kỵ đối với mọi ngành công nghiệp.Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải nhất thể
hoá thương mại hàng dệt may theo các nguyên tắc chung của GATT/WTO hay
đặt lĩnh vực này dưới sự điều chỉnh của hệ thống thương mại thế giới. Như vậy
không những tăng cường sức mạnh cho WTO mà còn tạo ra cơ hội tự do hoá
hoàn toàn một trong những thị trường sôi động nhất của mậu dịch hàng hoá thế
giới. Nhiều nước phát triển vì lợi ích của mình đã không nhất trí với mục tiêu mà
mong muốn duy trì hạn chế số lượng theo quy định của MFA. Điển hình là Mỹ
và Châu Âu đều khuyến khích một cơ chế "tăng dần" (Growing-up) nghĩa là áp
dụng MFA cho tất cả các sản phẩm dệt may và gia hạn Hiệp định đa sợi cho đến

khi việc áp dụng hạn ngạch giảm bớt tính bảo hộ. Tuy nhiên, do sự đấu tranh
quyết liệt của phần lớn các nước thành viên GATT/WTO đã đạt được Hiệp định
về hàng dệt may quyết định chính thức đưa hàng dệt may vào khuôn khổ của Tổ
chức thương mại thế giới.
1.4 HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG DỆT - MAY TẠI VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY
1.4.1. Tóm tắt Hiệp định .
Như đã trình bày ở trên, từ những năm 70, do tính nhạy cảm mà mặt hàng
dệt may được điều chỉnh riêng theo Hiệp định đa sợi như một ngoại lệ của
GATT. Nhưng từ vòng đàm phán Urugoay với sự lớn mạnh về nhiều mặt của
GATT và sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới các nước thành viên đã
nhất trí đưa hàng dệt may vào khuôn khổ điều tiết chung theo các nguyên tắc
chung của GATT/WTO như các mặt hàng khác. Quyết định này đã được cụ thể
hoá bằng Hiệp định về hàng dệt may (Agreement on Textile và Clothing - sau
đây gọi tắt là ATC) có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 tức là đồng thời với sự ra đời
Tổ chức Thương mại Thế giới và chấm dứt khi toàn bộ các sản phẩm dệt may
được đưa vào tự do hoá hết (Cụ thể là đến 1/1/2005).
Bắt đầu từ đây các hoạt động trao đổi trên thị trường dệt may thế giới sẽ
chịu sự điều chỉnh của qui phạm pháp luật mới này. Kể cả khi không còn hiệu lực
thì Hiệp định ATC cũng vẫn để lại những ảnh hưởng nhất định đối với hình thái
của thị trường dệt may thế giới sau này. Do vậy phần tiếp theo của khóa luận giới
thiệu tóm tắt nội dung của Hiệp định ATC cũng là những yêu cầu mà Việt Nam
sẽ phải tuân thủ khi tham gia WTO.
Hiệp định ATC gồm có 9 điều và một danh mục các mặt hàng dệt may
thuộc điều chỉnh đã được phân theo hệ mã HS 6 số. (Hệ thống mã hoá và phân
loại hàng hoá hài hoà của Ủy ban hợp tác hải quan quốc tế thông qua ngày
14/6/1983 có hiệu lực từ 1/1/1997.
Để giám sát và điều chỉnh quá trình thực hiện Hiệp định ATC, Ban giám
sát sản phẩm dệt may sẽ được thành lập (gọi tắt là TMB), TMB là cơ quan đặc
trách giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong khi thực hiện Hiệp định ATC, TMB
bao gồm chủ tịch và 10 đại diện luân phiên của các nước thành viên. TMB sẽ báo

cáo cho hội đồng thương mại hàng hoá của WTO, cơ quan chịu trách nhiệm đánh
giá hoạt động của Hiệp định ATC trước khi kết thúc từng giai đoạn của quá trình
hoà nhập.
Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định là điều khoản về các hạn chế số
lượng và chương trình chuyển tiếp sản phẩm dệt may vào khuôn khổ WTO.
Trong vòng 60 ngày kể từ ngày Hiệp định ATC có hiệu lực các nước thành
viên phải thông báo tất cả các hạn chế về số lượng của mình theo các Hiệp định
song phương đã ký cho Ban giám sát hàng dệt may. Các hạn chế về số lượng bao
gồm toàn bộ các hạn chế mà nước thành viên áp dụng trước ngày Hiệp định ATC
có hiệu lực.
Nếu những hạn chế số lượng nào không được thông báo trong thời hạn trên
thì sẽ bị bắt buộc loại bỏ sau đó.
Sau khi đã thông báo các hạn chế số lượng, các nước thành viên không
được áp dụng những hạn chế số lượng mới nữa trừ khi chúng phù hợp với những
điêu khoản thích hợp của GATT 1994 hay những điều khoản được quy định
trong Hiệp định ATC này. Quá trình chuyển tiếp của sản phẩm dệt may được
đánh dấu bằng 4 mốc thời gian chính.
+ Ngày 1/1/1995 các nước thành viên phải tự do hoá thêm ít nhất 16%
tổng khối lượng sản phẩm dệt may nhập khẩu năm 1990 của mình.
+ Ngày 1/1/1998 các nước thành viên phải tự do hoá thêm ít nhất 17%
tổng khối lượng sản phẩm dệt may nhập khẩu năm 1990 của mình.
+ Ngày 1/1/2002 các nước thành viên phải tự do hoá tiếp ít nhất 18% tổng
khối lượng sản phẩm dệt may nhập khẩu năm 1990 của mình.
+ Ngày 1/1/2005, toàn bộ sản phẩm còn lại phải được tự do hoá.

×