Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tài liệu Đề tài “Phương thức tín dụng chứng từ – Thực trạng và biện pháp” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.53 KB, 62 trang )

LUẬN VĂN
“Phương thức tín dụng
chứng từ – Thực trạng và
biện pháp”

MỤC LỤC
L I M UỜ ỞĐẦ 3
CH NG IƯƠ 4
PH NG TH C THANH TOÁNƯƠ Ứ 4
TRONG BUÔN BÁN QU C T HI N NAYỐ Ế Ệ 4
I . THANH TOÁN QU C T VÀ VAI TRÒ C A THANH TOÁN QU C T TRONG Ố Ế Ủ Ố Ế
BUÔN BÁN QU C T .Ố Ế 4
1. THANH TOÁN QU C T LÀ GÌ?Ố Ế 4
2.VAI TRÒ C A THANH TOÁN QU C T TRONG BUÔN BÁN QU C TỦ Ố Ế Ố Ế 6
II. CÁC PH NG TH C THANH TOÁN QU C T CH Y U TRONG BUÔN BÁN ƯƠ Ứ Ố Ế Ủ Ế
QU C T .Ố Ế 6
1.PH NG TI N THANH TOÁN QU C T .ƯƠ Ệ Ố Ế 6
2. PH NG TH C THANH TOÁN QU C T .ƯƠ Ứ Ố Ế 8
III. PH NG TH C THANH TOÁN T N D NG CH NG TƯƠ Ứ Í Ụ Ứ Ừ 12
1.T M QUAN TR NG- PH M VI ÁP D NG C A UCPẦ Ọ Ạ Ụ Ủ 12
2. PH NG TH C T N D NG CH NG T - ÁP D NG UCP 500ƯƠ Ứ Í Ụ Ứ Ừ Ụ 14
3. XU H NG I M I HOÀN THI N UCP 500 C A PHÒNG TH NG M I ƯỚ ĐỔ Ớ Ệ Ủ ƯƠ Ạ
QU C TỐ Ế 21
IV. LU T I U CH NH THANH TOÁN QU C T .Ậ Đ Ề Ỉ Ố Ế 23
1. NH NG NÉT N I B T C A UCPỮ Ổ Ậ Ủ 23
2. M I QUAN H GI A UCP VÀ LU T PHÁP QU C GIA.Ố Ệ Ữ Ậ Ố 23
CH NG 2ƯƠ 26
TH C TR NG ÁP D NG UCP 500 TRONG THANH TOÁN QU C T T I VI T Ự Ạ Ụ Ố Ừ Ạ Ệ
NAM TRONG TH I GIAN QUAỜ 26
I. S PHÁT TRI N QUAN H BUÔN BÁN C A VI T NAM TRONG TH I GIAN Ự Ể Ệ Ủ Ệ Ờ
QUA 26


1.B I C NH KINH T TH GI I.Ố Ả Ế Ế Ớ 26
2.B I C NH KINH T C A VI T NAM.Ố Ả Ế Ủ Ệ 28
3.QUAN H KINH T I NGO I C A VI T NAM TRONG NH NG N M G N Ệ Ế ĐỐ Ạ Ủ Ệ Ữ Ă Ầ
ÂY.Đ 29
4. TH C TR NG ÁP D NG UCP 500 TRONG THANH TOÁN QU C T VI T Ự Ạ Ụ Ố Ế Ở Ệ
NAM 31
1. M T S TÌNH HU NG TH C TI N VI T NAM.Ộ Ố Ố Ự Ễ Ở Ệ 31
TÌNH HU NG:Ố 32
5.NH NG T N T I TRONG HO T NG THANH TOÁN THEO L/C C ÁP Ữ Ồ Ạ Ạ ĐỘ ĐƯỢ
D NG UCP 500Ụ 45
CH NG 3ƯƠ 47
GI I PHÁP NH M ÁP D NG CÓ HI U QU HO T NG THANH TOÁN VI T Ả Ằ Ụ Ệ Ả Ạ ĐỘ Ở Ệ
NAM TRONG TH I GIAN T IỜ Ớ 47
I. PH NG H NG PHÁT TRI N KINH DOANH ƯƠ ƯỚ Ể 47
XU T NH P KH U TRONG TH I GIAN T IẤ Ậ Ẩ Ờ Ớ 47


LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hoà nhập, hội tụ. Dù
muốn hay không, sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho trái đất thực sự trở thành một
cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa của từ này hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này, các
quốc gia là những thành viên chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
vừa công khai vừa vô hình.
Sự ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Thương mại
quốc tế là cầu nối xa xưa nhất giữa các vùng và các nước từ thời cổ đại. Nếu thương
mại đã từng là người dẫn đường cho chiến tranh, thì cũng chính nó là tác nhân giúp
cho thế giới ý thức được thì cần có lẫn nhau vì sự tồn tại chung. Hàng hoá của mỗi
quốc gia dần dần được buôn bán trên khắp thế giới. Mỗi nước đối với cộng đồng thế
giới giống như mỗi thành viên trong mỗi nền kinh tế quốc gia, đều là người bán và
cũng là người mua. Do họ vừa là người bán vừa là người mua, sự tồn tại của nước này

cần cho sự tồn tại của các nước khác và ngược lại. Các nước đều phụ thuộc lẫn nhau,
và đều ý thức một cách tự nhiên rằng mỗi nước không thể phát triển một cách mạnh
mẽ và bền vững nếu dựa trên các quan hệ kinh tế bất bình đẳng, phương hại đến lợi
ích của nhau.
Cho đến ngày nay, hầu hết nhân dân của gần như tất cả các nước trên thế giới vì tính
tất yếu của cuộc sống luôn chỉ quan tâm đến không chỉ tình hình trong nước mà cả
tình hình kinh tế và thương mại của quốc tế. Bởi vì những thay đổi ở ngoài biên giới
tưởng chừng không có liên quan, nhưng kỳ thực nó sẽ lan truyền chấn động, ảnh
hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của mỗi người. Nói chung, xuất khẩu và nhập
khẩu tác động đến tiềm năng sản xuất, tổng cầu và thu nhập của mỗi quốc gia.
Do vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế, và mỗi cá nhân đều cần quan tâm nghiên cứu
quan hệ kinh tế quốc tế và những tác động của quan hệ này. Đương nhiên quan hệ
quốc tế là bộ phận cầu nối và hạt nhân quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế. Khi
tìm hiểu về thương mại quốc tế, chúng ta buộc phải có những hiểu biết nhất định về
các vấn đề tiền tệ, tài chính và thanh toán quốc tế. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì nếu
thương mại là cầu nối cho sự liên hệ của cộng đồng thế giới, thì tiền tệ và thanh toán
quốc tế là công cụ để nó thực hiện chức năng cầu nối này.
Một phương thức thanh toán quốc tế được phổ biến rộng rãi nhất trong thương mại
quốc tế là Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Việc sử dụng phương thức
thanh toán này tuy phức tạp nhưng lại thoả mãn lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và
nhập khẩu, thông qua ngân hàng, người nhập khẩu có được sự bảo đảm cho quyền sở
hữu lô hàng nhập khẩu và ngược lại người xuất khaảu có được sự bảo đảm cho việc
nhận đủ số tiền của lô hàng xuất khẩu. Vì khối lượng thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ ngày càng rộng lớn, do đó Phòng Thương mại quốc tế tại Paris – ICC
(International Chamber of Commerce) đã ban hành Quy tắc và thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ, viết tắt là UCP (Uniform Customs and Practice for
Documentary Credit) vào năm 1993 nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa người

nhập khẩu, người xuất khẩu và các ngân hàng có liên quan trong phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ. Bản quy tắc này có hiệu lực từ 01/01/1994 sửa đổi từ điều luật

ban hành năm 1983, và thường biết đến là UCP 500.
Để có điều kiện hiểu sâu hơn về Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng như
nguồn luật điều chỉnh nó, tôi đã chọn đề tài : “ Việc áp dụng UCP 500, ICC trong
“Phương thức tín dụng chứng từ” – Thực trạng và biện pháp”.
Cấu trúc của khoá luận gồm:
Chương I: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ
HIỆN NAY.
Chương II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 500 TRONG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.
CHƯƠNG I
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY
I . THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ.
1. THANH TOÁN QUỐC TẾ LÀ GÌ?
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán giữa các nước với nhau về những khoản tiền nợ
lẫn nhau phát sinh từ những quan hệ giao dịch về kinh tế, tài chính, chính trị, văn

hoá Chủ thể trong thanh toán quốc tế có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc chính phủ
của các nước.
Thanh toán quốc tế là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại. Nó
được hình thành và phát triên cơ sở phát triển ngoại thương của 1 nước và ngân hàng
thương mại được nhà nước giao cho độc quyền làm công tác thanh toán này. Do vậy
các giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải thông quan ngân hàng. Nghiệp
vụ này đã tạo sự hoà hợp hệ thống ngân hàng Việt nam vào hệ thống ngân hàng
thương mại thế giới, tạo sự an toàn hiệu quả đối với ngân hàng thương mại và các
doanh nghiệp XNK.
Thanh toán quốc tế đòi hỏi chuyên môn cao. Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong

thương mại đã có những quy định thống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên
tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ: UCP 500, IRC 522, Incoterms 2000
do phòng Thương mại Quốc tế phát hành đều là những quy phạm pháp luật tuỳ chọn,
nhưng khi đã chọn thì buộc phải tuân theo.
Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng
hoá hay công ứng lao vụ giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay
cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ
giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Các quan hệ quốc tế được phân chia thành
2 loại: bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.
+ Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến
hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính thương mại. Đó là hững chi
phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chi phí về vận chuyển
và đi lại của đoàn khách nhà nước, các tổ chức của từng cá nhân.
+ Thanh toán mậu dịch: Khác hoàn toàn với thanh toán phi mậu dịch, thanh toán mậu
dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và các dịch vụ thương mại, theo giá cả
quốc tế. Thông thường trong nghiệp vụ thanh toán mậu dịch phải có chứng từ hàng
hoá kèm theo. Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mại hoặc
bằng một hình thức cam kết khác (thư, điện giao dịch). Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối
quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội
dung hợp đồng phải quy định rõ cách thức thanh toán dịch vụ thương mại phát sinh.
Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương.
Thanh toán là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, vì
vậy nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất
khẩu mới đưọc thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. Thanh toán
quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế
đối ngoại. Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng. Hàng năm một khối
lượng hàng hoá rất lớn được giao lưu trên thị trường thế giới. Cho nên thanh toán
quốc tế yêu cầu phải có những phương thức thanh toán mới cho phù hợp. Do đặc tính
thuận lợi của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với sự phát triển của hệ
thống ngân hàng ở các nước, do đó thanh toán quốc tế sử dụng thanh toán không dùng

tiền mặt (chuyển khoản ) là chủ yếu.

2.VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ
Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng của mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâm đến
hoạt động thanh toán quốc tế. Tiêu chí hoạt động thanh toán là nhanh chóng kịp thời
và chính xác. Do đó, các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng
nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí nêu trên. Ngân hàng ở các nước đều có
mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin và xử lý dữ liệu.
Thanh toán quốc tế mang tính an toàn cao:
Nếu điều kiện về con người và công nghệ được thoả mãn thì thanh toán quốc tế là một
nghiệp vụ thực sự an toàn. Các biện pháp an toàn trong thanh toán luôn được chú
trọng: mã hoá thông tin truyền đi, thiết lập mã điện (test key), lọc những thông tin gây
nhiễu, đối chiếu số liệu tài khoản thôg qua mạng vi tính đã tọ cho giao dịch thanh
toán ngày càng an toàn cho các bên tham gia.
Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng:
Trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng,ngân
hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ 1 khoản tiền tỷ lệ với giá trị mà ngân hàng bảo lãnh
sẽ thanh toán. Nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinh thường xuyên trong việc
thực hiện các tín dụng thư nhập khẩu cho khách hàng. Ngoài ra, tiền khách hàng nộp
để giải chấp hàng nhập khẩu do ngân hàng quản chấp, kỳ hạn thanh toán nước ngoài
chưa đến cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàng dưới hình thức tiền tập
trung chờ thanh toán.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại:
Thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho Ngân hàng nước
ngoài , Ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có được những quan hệ đại lý với
ngân hàng và đối tác nưóc ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương
trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng mở rộng. Đây
cũng là hiệu quả do thanh toán quốc tế mang lại.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU TRONG

BUÔN BÁN QUỐC TẾ.
1.PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ.

Phương tiện thanh toán là công cụ mà người ta thực hiện trả tiền cho nhau trong quá
trình buôn bán với nhau. Tiền mặt là phương tiện thanh toán nhưng trong thanh toán
quốc tế nó giữ vai trò thứ yếu. Phương tiện thanh toán chủ yếu dùng trong thanh toán
quốc tế là hối phiếu (Bill of exchange, Drafts), séc (cheque, check), thẻ tín dụng
Mỗi công cụ thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng
và loại hình giao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế.
Phần lớn các công cụ thanh toán có khả năng lưu thông (chuyển nhượng, mua bán) và
được xem như là tiền tệ. Các đặc điểm của loại công cụ có thể chuyển nhượng là:
Công cụ phải được chuyển nhượng bằng cách chuyển giao hay ký hậu và chuyển
giao.
Quyền sở hữu được chuyển giao cho người đáng tin cậy và người đó không biết bất
kỳ khiếm khuyết naò về quyền sở hữu của người chuyển nhượng.
Người đang nắm giữ hợp pháp có thể đứng tên khởi kiện.
Không cần thông báo việc chuyển nhượng cho các bên có liên quan.
Quyền sở hữu được chuyển nhượng tự do, không bị ràng buộc bởi các phần đóng góp
hay trái quyền đối ứng giữa các bên tham gia trước đó mà bên được chuyển nhượng
không được thông báo cho biết.
Hối phiếu và séc được chuyển quyền sở hữu bằng cách trao tay giống như giấy bạc
ngân hàng chỉ trong trường hợp chúng có quy định thanh toán cho người cầm giữ
chúng. Trong các trường hợp hối phiếu và séc được thanh toán theo lệnh, các công cụ
đó yêu cầu phải được ký hậu và chuyển giao quyền sở hữu.
- Hối phiếu:
Hối phiếu là một lệnh đòi tiền vô điều kiện do người bán (người xuất khẩu, người
cung ứng dịch vụ ) ký phát đòi tiền người mua (người nhập khẩu, người nhận cung
ứng) và yêu cầu người này phải trả một lượng tiền nhất định tại một địa điểm nhất
định trong một thời gian xác định được quy định trong hối phiếu cho người hưởng lợi.
* Từ đầu thế kỷ 20, do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã thúc đẩy các

nước đi đến thiết lập một thoả ứơc quốc tế về hối phiếu nhằm thống nhất những
nguyên tắc cơ bản về hối phiếu trong thương mại quốc tế.
* Về phương diện pháp lý trên thế giới cho đến nay, có 3 nguồn điều chỉnh lưu thông
hối phiếu đó là:
Công ước Giơ-ne-vơ 1930 – 1931 (Geneva Covention of 1930) gồm 2 luật:
+ Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB)
+ Luật thống nhất về séc (Uniform Law for check – ULC)
Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 – BEA)
Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 (Uniform Commercial Code of 1962 –
UCC)
Ba nguồn luật điều chỉnh lưu thông hối phiếu nói trên có những đặc điểm rất khác
nhau và nhìn chung ULB thuộc công ước Giơnevơ 1930 – 1931 được quy định chi tiết
chặt chẽ hơn BEA-UCC và nó cũng được nhiều nước áp dụng.

– Séc:
Séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi- ra lệnh cho ngân hàng
trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc, gười có
tên trong séc hoặc trả theo lệnh của chính người ấy.
Hiện nay, séc là một phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao lưu
thanh toán nội địa của tất cả các nước. Trong thanh toán nội địa nước ta có séc chuyển
khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển tiền. Trong thanh toán quốc tế, séc cũng
được sử dụng rộng rãi cho thanh toán tiền hàng, cung ứng lao động, du lịch và các
khoản phí mậu dịch.
Thực tiễn về sử dụng séc trong kinh tế thị trường.
Các nhà nghiên cứu không đồng ý về nguồn gốc của séc mà chỉ đi đến một kết luận
chung là séc được thông dụng tại nước Anh từ thế kỷ 17 và phát triển mạnh vào thế
kỷ 19. Trong thời kỳ Việt nam là thuộc địa của Pháp, séc cùng với các luật séc của
Pháp đã được những người Pháp mang đến và áp dụng tại Việt nam, luật séc được ban
hành sớm nhất tại Việt nam là Luật 1865 của Pháp, được ban hành vào tháng 4 năm
1967. Như vậy séc đã có mặt tại Việt nam từ những năm 60 của thế kỷ 19. Việc sử

dụng séc được các Ngân hàng thương mại Việt nam khuyến khích và quảng bá nên
séc ngày càng trở nên thông dụng ở Miền nam vào thập niên 60 và đầu thập niên 70.
2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ.
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng
trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Hiện nay trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau
như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ Mỗi phương thức thanh toán
đều có ưu điểm nhược điểm, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người nhập
khẩu và người xuất khẩu. Vì vậy, việc vận dụng phương thức thanh toán thích hợp
phải được các bên bàn bạc thống nhất và ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương.
Mỗi phương thức là một phương pháp bảo đảm thanh toán; việc chuyển giao “tiền
thật sự” hay “chi trả” giữa người mua và người bán được thực hiện bởi các phương
thức đó.
Cho dù lựa chọn phương thức nào, đến khi thanh toán thì cũng cần các ngân hàng can
dự vào. Các ngân hàng vận dụng chu trình thanh toán quốc tế sẽ bảo đảm thực hiện
việc chuyển tiền từ người mua đến người bán . Việc chuyển tiền này có thể được thực
hiện theo chỉ thị của người mua, ngân hàng cũng có thể can dự vào với tư cách là thụ
uỷ của nhà xuất khẩu để thu hồi tiền nợ bán hàng hay để trả tiền với danh nghĩa thực
hiện theo cam kết trong một tín dụng chứng từ.

Dưới đây, tôi muốn điểm qua một số phương thức thanh toán quốc tế hiện hành. Đây
là một số phương thức thường được sử dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt nam
cũng như ở các nước trên thế giới.
- Phương thức ghi sổ (Open account)
Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hoá ,
cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho người nhập khẩu, theo dõi vào một cuốn sổ riêng và
việc thanh toán các khoản nợ này sẽ được thực hiện vào một thời kỳ nhất định.
- Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó người nhập khẩu (người mua,
người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho

người hưởng lợi (Beneficiary) theo một địa điểm nhất định và trong một thời gian
nhất định.
Về hình thức, việc chuyển tiền của ngân hàng phục vụ người nhập khẩu có thể tiến
hành bằng điện (Telegraphic Transfer) hoặc băng thư (Mail Transfer)
Có thể mô hình hoá ngiệp vụ này theo sơ đồ:
Phương thức chuyển tiền:


Ngân hàng phục vụ
người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
(1)
(5)
(4)
(2) (3)
(1): Người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng, trong đó quy định phương thức thanh toán
là chuyển tiền sẽ tiến hành giao hàng cùng bộ chứng từ giao hàng cho người nhập
khẩu.
(2): Người nhập khẩu sau khi nhận hàng một thời gian nhất định quy định trong hợp
đồng sẽ liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để nhờ chuyển trả tiền hàng (dịch vụ)
cho người xuất khẩu.
(3): Ngân hàng ghi Nợ tài khoản (hoặc thu tiền) của người nhập khẩu trong khi kiểm
tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ chứng từ nhập khẩu.
(4): Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ xuất khẩu heo chỉ định.
(5): Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu tiến hành báo Có cho người xuất khẩu.
2.3 - Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment)
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất
khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục

vụ mình thu hộ tiền hàng trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu lập. Có hai hình
thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ:
Nhờ thu trơn (Clean Collection): Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho
người nhập khẩu, sau đó lập hối phiếu uỷ quyền cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu
tiền từ người nhập khẩu.
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Người xuất khẩu chỉ giao hàng cho
người nhập khẩu, sau đó lập hối phiếu cùng bộ chứng từ giao hàng uỷ quyền cho ngân
hàng phục vụ mình nhờ thu. Ngoài ra, tuỳ theo thời hạn thanh toán còn có nhờ thu
chứng từ đổi lấy sự chấp nhận (D/A: Documents against Acceptance): theo phương
thức này, người nhập khẩu khi nhận được hối phiếu có kỳ hạn do người xuất khẩu lập
chỉ cần chấp nhận thanh toán trên hối phiếu là có thể nhận được bộ chứng từ nhận
hàng, việc thanh toán xảy ra sau 1 kỳ hạn ghi trên hối phiếu. Nhờ thu chứng từ đổi lấy
sự thanh toán (D/P: Documents against Pyment) thì khó khăn hơn: Người Nhập khẩu
phải thanh toán tiền hàng tại ngân hàng nhờ thu, ngân hàng mới giao chứng từ nhận
hàng.
Quy trình này được mô hình hoá như sau:

Phương thức nhờ thu:
Người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng, trong đó quy định phương thức thanh toán là
Nhờ thu, sẽ tiến hành giao hàng cùg bộ chứng từ giao hàng cho người nhập khẩu.
Người xuất khẩu sau đó chuyển hối phiếu (nếu là nhờ thu trơn) hoặc bộ chứng từ kèm
hối phiếu (nếu là nhờ thu kèm chứng từ) cho ngân hàng phục vụ mình uỷ thác để nhờ
thu.
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu (hoặc hối phiếu kèm chứng từ)
cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu.

Ngân hàng phục vụ
người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu

Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(1)
(7)
(3)
(5) (4) (2)
(6)
Ngân hàng người Nhập khẩu chuyển hối phiếu (hoặc hối phiếu kèm chứng từ) cho
người nhập khẩu để đổi lấy tiền hoặc đổi lấy sự chấp nhận cho ngân hàng của mình.
Người Nhập khẩu chuyển trả tiền hoặc trả lại hối phiếu đã chấp nhận cho ngân hàng
của mình.
Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu đã chấp nhận cho
ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu báo Có hoặc trả lại hối phiếu cho người xuất
khẩu.
(Trong trường hợp nhờ thu đổi lấy sự chấp nhận, khi đến hạn thanh toán người nhập
khẩu tiến hành các bước (5), (6), (7) lần nữa để tiến hành thanh toán)
Hiện nay, phương thức thanh toán Nhờ thu được thống nhất theo luật điều chỉnh URC
phiên bản số 522, hiệu lực từ ngày 1.1.1996 trên toàn thế giới.
2.4 - Phương thức thanh toán CAD (Cash Agains Documents)
Theo phương thức thanh toán này, người Nhập khẩu buộc phải mở tài khoản ký quỹ
tại một ngân hàng thuộc nước người xuất khẩu. Sau khi được ngân hàng xác nhận đã
có số tiền ký quỹ trên tài khoản, người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ giao hàng cho
người Nhập khẩu. Sau khi xem xét bộ chứng từ, người nhập khẩu chắc chắn rằng
hàng đã được giao và sẽ cấp cho người xuất khẩu Thư xác nhận (Letter of
Confirmation). Người xuất khẩu mang thư này xuất trình với ngân hàng nơi người
nhập khẩu ký quỹ phong toả. Ngân hàng đối chiếu với chữ ký đã đăng ký của người
nhập khẩu và nếu đúng, sẽ chuyển tiền phong toả này vào tài khoản của người xuất
khẩu để thanh toán tiền hàng.
Phương thức thanh toán này có lợi cho người xuất khẩu vì họ chỉ chuẩn bị hàng xuất

sau khi có xác nhận phong toả của ngân hàng. Phương thức này thường được thực
hiện khi người nhập khẩu có văn phòng đại diện tại nước người xuất khẩu.
- Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ
Đây là phương thức thanh toán được áp dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế vì
nó đảm bảo lợi ích cho các bên trong thanh toán. Nếu các phương thức trên , việc
thanh toán phụ thuộc vào người mua thì trong phương thức này người bán bảo đảm
nhận đựơc tiền thanh toán đúng thời hạn khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo theo
yêu cầu và ngân hàng lúc này không chỉ đóng vai trò là trung gian làm dịch vụ mà
tham gia hẳn vào quá trình thanh toán với tư cách là một chủ thể.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một cam kết của ngân hàng sẽ trả tiền
cho người xuất khẩu theo chỉ dẫn và chịu mọi phí tổn của người nhập khẩu số tiền
đúng trị giá của hàng hoá để giao khi người xuất khẩu đã xuất trình đầy đủ bộ chứng
từ cho ngân hàng (Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở phần tiếp theo).
III. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.TẦM QUAN TRỌNG- PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA UCP
Sự ra đời của UCP

Lần đầu tiên Qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (Uniform Customs
and Practice for documentary Credits) gọi tắt là UCP được Phòng thương mại quốc tế
công bố vào năm 1933. Nó là một bộ các Qui tắc được công nhận rộng rãi điều chỉnh
đến việc sử dụng tín dụng chứng từ trong thương mại Quốc tế.
Trong quãng thời gian từ năm 1933 đến nay, nhiều mặt của hoạt động buôn bán quốc
tế đã thay đổi sâu sắc, nhưng qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ vẫn là
một văn bản đầy sức sống của buôn bán quốc tế. Trải qua quá trình áp dụng, UCP đã
được sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và 1993 nhằm hoàn thiện hơn nữa
việc áp dụng UCP để điều chỉnh các mối quan hệ trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Ý nghĩa, tầm quan trọng
Tại sao Qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lại trở thành và vẫn còn
cần thiết đến thế qua một thời gian dài như vậy, một thời gian mà chắc chắn kéo dài

đến thế kỷ 21.
Đó chính vì hai lý do:
Lý do thứ nhất: thực tiễn buôn bán quốc tế tiếp tục đòi hỏi phải dùng tín dụng chứng
từ và do đó đòi hỏi phải có một tập hợp các qui phạm được quốc tế thừa nhận để điều
chỉnh việc sử dụng tín dụng chứng từ.
Cũng như những năm trước đây, người bán vẫn ngần ngại khi chuyển giao hàng hoá
của họ trước khi nhận được tiền, trong khi người mua lại muốn nắm được hàng hoá
trước khi trả tiền. Nhưng rất khó mà làm cho việc trả tiền trùng với việc giao hàng
thực tế, do đó người ta thường thoả thuận với nhau một biện pháp thoả hiệp - trả tiền “
giao hàng tượng trưng” tức là giao chứng từ di chuyển quyền sở hữu hay quyền kiểm
soát hàng hoá.
Vì vậy sự tín nhiệm trở thành quan trọng và các ngân hàng được yêu cầu tham dự
bằng cách cam kết có điều kiện với người bán là sẽ trả tiền khi xuất trình các chứng từ
và khi thực hiện đúng các điều kiện do người mua qui định. Đó là nguyên nhân vì sao
vẫn thường xuyên cần đến tín dụng chứng từ.
Lý do thứ hai: Qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ rất may mắn là một
văn bản sống được Uỷ ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế thường xuyên
sửa đổi từ ngày văn bản ra đời.
Phạm vi áp dụng - Tính chất pháp lý của UCP
Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của chứng từ là “ Qui tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ - UCP “ của Phòng Thương mại Quốc tế. Bản qui tắc này
mang tính chất pháp lý quốc tế tuỳ ý không mang tính chất bắt buộc, có nghĩa là khi
áp dụng nó các bên đương sự phải thoả thuận ghi vào L/C. Và khi bản qui tắc này đã
được thoả thuận ghi vào L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nó

được coi như là điều luật chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người nhập
khẩu, người xuất khẩu, các ngân hàng và các bên liên quan trong phương thức thanh
toán này.
Các điều khoản của UCP sẽ cung cấp cho các ngân hàng, các luật gia, các người nhập
khẩu, các người xuất khẩu, các hãng vận tải sự giúp đỡ thực hành và trợ lực có liên

quan đến thương mại quốc tế.
Những nội dung chủ yếu của UCP
Những qui định chung và định nghĩa
Hình thức thông báo tín dụng
Nghĩa vụ và trách nhiệm
Các chứng từ
Các điều qui định khác
Tín dụng chuyển nhượng
Chuyển nhượng thu tiền được
2. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - ÁP DỤNG UCP 500
Trước đây, thư tín dụng( Letter of Credit) hay gọi là L/C là một bức thư do một
người gưỉ cho một hay nhiều người khác yêu cầu những người này ứng tiền cho người
thứ 3 được ghi trong thư một số tiền nhất định và cam kết sẽ hoàn trả số tiền đó cho
người đã ứng ra. L/C được trao cho khách hàng, tức là người yêu cầu mở L/C đồng
thời cũng là người hưởng lợi L/C. Mục đích của L/C là nhằm chuyển tiền từ nơi người
yêu cầu mở L/C đến nơi người đó sẽ sử dụng. Điển hình nhất là L/C du lịch
(Traveller’s Letter of Credit).
Thương mại quốc tế phát triển, các phương thức thanh toán lần lượt được thử nghiệm,
cải tiến nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã ra đời và nhanh chóng được sử dụng
rộng rãi trên thế giới.
Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ.
Khi hàng hoá được mua hay bán ra nước ngoài thì những giao dịch này có thể trở lên
phức tạp, rắc rối vì một số những lý do sau: thời gian giao hàng, rủi ro trên đường đi,
thói quen, quy tắc điều khiển việc xuất nhập khẩu và thực tế thì người bán hàng và
người mua ở các nước khác nhau. Hơn nữa có thể cả hai bên chưa bao giờ gặp nhau vì
vậy chưa thể làm quen với tình trạng kinh doanh của mỗi bên. Vậy đòi hỏi phải có
một phương thức thanh toán bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia vào giao dịch này.
Người mua phải biết khi nào phải thanh toán, thanh toán cho ai và có nhận được hàng
hoá đúng theo yêu cầu không. Còn lợi ích của người bán là nhận khoản tiền thanh

toán cho hàng hoá của mình một cách nhanh nhất. Để thoả mãn lợi ích của cả hai bên,
một phương thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong hệ thống ngân hàng là
phương thức tín dụng chứng từ. Với phương thức này người xuất khẩu phải gửi đến

ngân hàng bộ chứng từ yêu cầu thanh toán, nếu phù hợp người xuất khẩu sẽ nhận
được tiền hàng. Những yêu cầu trong tín dụng chứng từ phải được ghi trong hợp đồng
mua bán.
Nó có 3 chức năng:
+ Chức năng thanh toán: là việc dùng chứng từ làm cơ sở thanh toán giữa hai bên.
+ Chức năng bảo đảm: là sự cam kết trừu tượng, ngân hàng mở đảm bảo thanh toán
cho người xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán
cho nhà xuất khẩu.
+ Chức năng tín dụng: là dùng tín nhiệm để vay hoặc ký quỹ một khoản tín dụng
trong thời hạn giữa đôi bên.
- Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:
Người xin mở L/C (Applicant): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, người viết
đơn yêu cầu mở L/C đối với ngân hàng.
Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank) hay còn gọi là ngân hàng phát hành: là
ngân hàng tại đó L/C được mở.
c) Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): ngân hàng này thường nằm ở
nước người hưởng lợi. Nó là ngân hàng do ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo hộ
tới người thụ hưởng về tất cả những điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.
Chức năng chính của ngân hàng thông báo là chứng tỏ với người hưởng lợi rằng
khoản tín dụng này được xác thực khi mà bản thân nó được ngân hàng phát hành xác
định là đúng. Hầu hết các ngân hàng phát hành đều tự chọn lấy ngân hàng thông báo
có thể vì ngân hàng này có chi nhánh tại nước người thụ hưởng hoặc có mối quan hệ
qua lại (có tài khoản tại ngân hàng đó) với một ngân hàng đại lý ở nước người hưởng
thụ. Nhưng cũng không loại trừ trường hợp người mua (người xin mở L/C) tự chọn
lấy ngân hàng thông báo theo yêu cầu của người thụ hưởng mà qua ngân hàng đó
khoản tín dụng sẽ được thông báo.

Điều 7 UCP 500 quy định trách nhiệm cho ngân hàng thông báo như sau:
“Một tín dụng có thể được thông báo không có thể xác minh được tính chân thật bề
ngoài của Tín dụng mà mình phải thông báo, thì ngân hàng không được chậm trễ phải
thông báo cho ngân hàng mà các chỉ thị đã nhận từ ngân hàng đó biết rằng nó không
có khả năng xác minh được tính chân thật bề ngoài của Tín dụng và tuy nhiên nếu nó
đồng ý thông báo Tín dụng thì phải thông báo cho Người hưởng lợi rằng nó không thể
xác minh được tính chân thật bề ngoài của Tín dụng “
d) Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank):
Là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó. Ngân
hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài
chính quốc tế. Ngân hàng mở L/C phải yêu cầu một ngân hàng khác xác nhận cho
mình sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng mở L/C. Muốn xác nhận , ngân hàng mở L/C

phải trả thủ tục phí rất cao (Confirming charges) và đôi khi còn phải đặt trước một
khoản tiền (cash over); mức đặt tiền trước có thẻ là 100% trị giá L/C. Thông thường
các ngân hàng chỉ xác nhận cho L/C không huỷ ngang.
2.3- Thư Tín dụng L/C là một công cụ quan trọng của phương thức Tín dụng chứng
từ:
L/C là văn bản pháp lý trong đó Ngân hàng mở cam kết trả tiền co người xuất khẩu
nếu họ xuất trình được một bộ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C.
L/C có tính chất quan trọng, đó là nó hình thành trên cơ sở của Hợp đồng mua bán,
tức là phải căn cứ vào Hợp đồng mua bán để người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở
L/C và sau khi mở rồi L/C lại hoàn toàn độc lập với Hợp đồng mua bán, có nghĩa là
khi thanh toán Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào L/C.
Những nội dung chủ yếu của một L/C bao gồm những điều khoản sau đây:
a. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:
Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để
trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng.
- Địa điểm mở L/C: là nơi mà Ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xẩy ra ranh chấp nếu

có xung đột pháp luật về L/C đó.
- Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của Ngân hàng mở L/C với
người xuất khẩu, là ngày Ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C
của người nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là
căn cứ của người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có
đúng hạn quy định trong hợp đồng hay không.
b. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:
- Ngân hàng mở L/C ( Issuing Bank)
- Người xin mở L/C ( Applicant)
- Người thụ hưởng L/C ( Beneficiary)
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng ( Advising Bank)
- Ngân hàng xác nhận ( Confirming bank)
- Ngân hàng trả tiền ( Negotiating bank or Paying Bank)
c. Số tiền của thư tín dụng:
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thường thống
nhất với nhau, Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi bằng số và bằng
chữ mâu thuẫn chau.
Tên đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, vì cùng một tên gọi là đôla Hồng Kông (HKD), đô
la Úc ( AUC), đô la Canada ( CAD) Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt
đối. Cách ghi tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được dù
hàng giao có tính chất nguyên cái hay rời ( ví dụ: một số tiền không quá là X )
Điều 39 UCP 500 quy định:
a. Những từ "vào khoảng", "ước chừng", "độ chừng" hoặc những từ tương tự được
dùng để nói về số tiền của Tín dụng hoặc số lượng hoặc giá đơn vị ghi trong Tín dụng

phải được hiểu là cho phép một sự xê dịch hơn kém không quá 10% so với số tiền
hoặc số lượng hoặc đơn giá mà những từ ấy nói đến.
b. Trừ khi một Tín dụng quy định không được giao hàng nhiều hay ít hơn số lượng
hàng quy định, thì một dung sai 5% hoặc hơn kém có thể được chấp nhận miễn là lúc
nào số tiền của các lần thanh toán không được vượt quá số tiền của Tín dụng. Dung

sai này không được áp dụng khi Tín dụng quy định số lượng tính bằng một đơn vị bao
kiện hoặc một số đơn vị chiếc.
c. Trừ khi một Tín dụng cấp giao hàng từng phần có quy định ngược lại hoặc trừ khi
điều phụ "b" ở trên được áp dụng thì cho phép, néu Tín dụng quy định số lượng hàng
hoá phải được giao đủ và nếu Tín dụng quy định một đơn giá thì giá đó không được
chiết giá. Điều khoản này không áp dụng các từ nêu trong điều phụ "a" ở trên được sử
dụng trong Tín dụng".
d. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư Tín dụng:
- Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà Ngân hàng mở L/C cam kết sẽ trả tiền cho
người xuất khẩu nếu người xuát khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời
hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt
đầu tính từ ngày mở L/C (Date of issue) đến ngày hết hiệu lực của L/C (Expiry date).
Cần phải chú ý là có nước quy định rằng nếu thời hạn hiệu lực của L/C dưới 3 tháng
thì phí thông báo L/C phải chịu là 0,1%, còn trên 3 tháng đến dưới 6 tháng là 0,2%,
vậy không nên mở L/C có thời hạn trên 3 tháng.muốn vậy phải xác định một thời hạn
hiệu lực của L/C hợp lý, có nghĩa là nó vừa tránh đọng vốn cho người nhập khẩu vừa
không gây khó khăn cho việc xuất trình giấy tờ thanh toán của người xuất khẩu. Việc
xuất khẩu này cần thoả mãn các nguyên tắc:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với
ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng
với ngày giao hàng (tối thiểu phải bằng tổng số của số ngày cần phải có để thông báo
mở L/C, số ngày lưu L/C ở Ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho
người nhập.
+ Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời gian
này thường là 21 ngày kể từ ngày giao hàng. Trong bất cứ trường hợp nào, các chứng
từ không thể được xuất trình sau ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
Điều 43 UCP 500 quy định: "Ngoài những quy định ngày hết hiệu lực cho việc xuất
trình giấy tờ, mỗi Tín dụng khi yêu cầu lập chứng từ vận tải cũng phải quy định một
thời hạn rõ ràng tính từ ngày giao hàng mà trong thời hạn đó chứng từ vận tải phải

được xuất trình phù hợp với các điều kiện của Tín dụng. Nếu không quy định một
thời hạn như vậy, các Ngân hàng sẽ từ chối các chứng từ được xuất trình cho Ngân
hàng sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng. Trong bất cứ trường hợp nào, các chứng từ
không thể xuất trình sau ngày hết hạn hiệu lực của Tín dụng"

Thời hạn giao hàng (date of Delivery) cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua
bán qui định.
e. Những nội dung về hàng hoá : như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy
cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu
g. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: như điều kiện cơ sở giao hàng
( FOB, CIF, CFR )
h. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình:
Là một nội dung then chốt của L/C bởi vì bộ chứng từ thanh toán quy định
trong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của L/C phải dựa vào đó
để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những điều quy định trong L/C. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này ở Điểm 5.
i. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng ở L/C:
Là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
k. Những điều khoản đặc biệt khác ( có thể hoàn trả bằng điện T/T Reimbursement).
m. Chữ ký của ngân hàng mở L/C ( tính pháp lý)
Hình thức mở L/C
Có hai cách mở L/C: Bằng thư và bằng điện.
Mở L/C bằng thư phải có ký tên, sau đó chuyển đi qua đường bưu điện. Vì mất thời
gian đi đường lâu nên hiện nay hình thức này rất ít dùng.
2.4 - Những chứng từ cần thiết mà người xuất khẩu thường phải xuất trình khi yêu cầu
ngân hàng thanh toán
Tất cả những chứng từ này phải được ghi trong L/C, thông thường nó bao gồm:
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
Đây chính là căn cứ để người xin mở L/C (nhập khẩu) lập đơn mở L/C. ĐIều 37 UCP

500 quy định: "…. Mô tả hàng hoá trong hoá đơn thương mại phải phù hợp với môt tả
hàng hoá trong Tín dụng…"
Vận đơn (Bill of Lading)
Khi nhà xuất khẩu chất hàng lên tàu để chuyển sang nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu
nhận được một vận đơn. Điều 23 UCP500 quy định: "…trên bề mặt của vận đơn ghi
rõ tên người chuyên chở và đã ký tên hoặc được chứng thực:
bởi người chuyên chở hoặc người đại lý đích danh hoặc đại diện của người chuyên
chở, hoặc
bởi thuyền trưởng hoặc một người đại lý đích danh hoặc dại diện của thuyền
trưởng…."
Vận đơn có thể là vận đơn chuyển thẳng (non-negotiable or straight) hoặc vận đơn có
thể chuyển nhượng (negotiable or to order). Điều này phụ thuộc vào điều khoản trong
L/C. B/L thường được lập thành 03 bản. Bằng việc yêu cầu một bộ đầy đủ B/L, nhà
nhập khẩu nhận tất cả ba bản. Nhà xuất khẩu phải gửi đến sau khi chất hàng một thời

gian hợp lý sau khi chất hàng lên tàu. Nếu B/L được gửi đến sau khi chất hàng một
thời gian dài thì được coi như là B/L cũ và bị phạt. Thực tế không có một điều lệ nào
quy định về số ngày như thế nào là quá dài. Một quy tắc chung nhất là B/L sẽ là gửi
muộn nếu như khi nó được gửi đến ngân hàng thì không đủ thời gian xử lý bộ chứng
từ và thời gian để gửi B/L đến cảng trước khi hàng hoá đến cảng.
c.Bảo hiểm (Insurance)
Các chứng từ bảo hiểm phải do công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm hoặc
đại lý của họ phát hành và ký. Nếu chứng từ bảo hiểm chỉ rõ rằng nó được phát hành
nhiều bản chính, thì tất cả các bản chính phải được xuất trình, trừ khi có quy định
ngược lại trong tín dụng (Điều 34 UPC 500). Bảo hiểm có thể do bên bán hoặc bên
mua mua theo giá tính trong L/C. Nếu giá CIF thì bên bán mua. Nếu giá FOB thì bên
mua mua. Bảo hiểm được mua với số tiền phải:
- Theo giá CIF (giá hàng +phí bảo hiểm + cước phí cảng đến quy định) hoặc giá CIP
(cước phí và bảo hiểm tới nơi hàng đến quy định ) của hàng hoá tuỳ từng trường hợp
+ 10%.

Có hai vấn đề cần chú ý khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm là:
- Số tiền bảo hiểm không được nhỏ hơn số tiền của L/C.
- Ngày mua bảo hiểm phải trước ngày xếp hàng lên tàu.
d. Hối phiếu (Draft or Bill of Exchange)
Hối phiếu phải chỉ rõ được ký phát cho ai, ngân hàng mở L/C hay ngân hàng
trả tiền ngay hay sau bao nhiêu ngày, đòi toàn bộ hay một phần trị giá của hoá đơn
thương mại.
e. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
f. Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity)
g. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): Do một cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu hoặc Phòng Công nghiệp và Thương mại của nước đó cấp.
h. Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng
i. Chi tiết về đóng gói (Detailed packing list)
k. Giấy chứng nhận của người thụ hưởng (Ben's certificate)
2.5 - Qui trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ

Quy trình này được mô hình hoá như sau:
Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó quy
định phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ.
Người nhập khẩu lập thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành tín dụng theo
thư yêu cầu của mình định trong hợp đồng ngoại thương.
Ngân hàng sau khi xem xét đề nghị mở tín dụng thư, nếu chấp thuận sẽ phát hành thư
tín dụng cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
Ngân hàng thông báo tín dụng thư cho người xuất khẩu.
Người xuất khẩu sau khi xem xét những ràng buộc trong tín dụng thư phù hợp với
thoả thuận trong hợp đồng, sẽ tiến hành giao hàng. Nếu không sẽ đề nghị ngân hàng
phục vụ mình thực hiện việc tu chỉnh.
Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu trong tín dụng thư, xuất trình với
ngân hàng phục vụ mình.
Ngân hàng sau khi kiểm tra chứng từ lần nữa, sẽ gưỉ bộ chứng từ cho ngân hàng phục

vụ người nhập khẩu, yêu cầu thanh toán theo chỉ định.
Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu tiến hành thanh toán
(nếu bộ chứng từ hợp lệ) hoặc thông báo báat hợp lệ chứng từ cho ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu.
Ngân hàng giao bộ chứng từnhận hàng cho người nhập khẩu đổi lấy viêc thanh toán
hoặc cấp tín dụng.

Ngân hàng phục vụ
người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
(1)
(3)
(5)
(4)
(7)
(8)
(2) (9) (6)
3. XU HƯỚNG ĐỔI MỚI HOÀN THIỆN UCP 500 CỦA PHÒNG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
Mục đích ý nghĩa của việc đổi mới UCP
Việc sửa đổi UCP thường được xem xét tới một loạt các vấn đề quan trọng - bao gồm
các quyết định pháp lý quốc tế, những đổi mới công nghệ trong ngân hàng và các
nghành công nghiệp khác, những tình huống áp dụng, thực tiễn hàng ngày nhằm đưa
ra một loạt các Qui tắc hiện đại và được sửa đổi toàn diện hơn.
Một khảo sát đã cho thấy rằng khoảng 50% các chứng từ được xuất trình theo tín
dụng chứng từ đac bị trả lại do chứng từ không phù hợp hoặc thể hiện bề ngoài là
không phù hợp. Điều này làm giảm hiệu quả của tín dụng chứng từ và có thể ảnh
hưởng về mặt tài chính đối với những tín dụng có liên quan đến sản phẩm. Nó cồn có

thể tăng chi phí và làm giảm suất lợi nhuận của các người nhập khẩu, người xuất khẩu
và các ngân hàng. Việc tăng đáng kể các vụ kiện tụng liên quan đến tín dụng chứng từ
cũng là mối lo ngại lớn.
Với sự quan tâm hàng đầu đến lợi ích của người mua và người bán và những vấn đề
của họ, các bản sửa đổi của UCP tính đến những yếu tố sau đây:
Cuộc cách mạng đang tiếp tục trong lĩnh vực kỹ thuật vận tải và sự phát triển của
phương thức container và vận tải hỗn hợp.
Ảnh hưởng ngày càng tăng của các hoạt động nhằm làm cho buôn bán được thuận lợi,
đối với việc soạn thảo những chứng từ mới và các phương pháp lập các chứng từ đó.
Việc phát triển đến những tín dụng chứng từ mới, như tín dụng trả tiền sau và tín dụng
dự phòng.
Ngoài ra để có thể giúp được nhiều nhất cho các bên, Qui tắc và thực hành thống nhất
tín dụng chứng từ đã lưu ý đến 3 nguyên tắc cơ bản sau đây:
Người mua có trách nhiệm qui định rõ ràng và chính xác các chứng từ phải lập và các
điều kiện phải thực hiện.
Sự quan tâm và ảnh hưởng ngày càng tăng của các nước đang phát triển đối với buôn
bán quốc tế, những nước vốn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Những hiểu nhầm và những vấn đề về giải thích các khái niệm do cơ bản UCP trước
gây nên đòi hỏi phải có những sự mở rộng hoặc đơn giản hoá hơn trong các bản UCP
được sửa đổi lần sau.
Sau cùng một vấn đề lớn hiện đang được lưu ý đến là các vấn đề man trá, trong khi
vẫn biết rằng việc man trá là do sự gian dối của một trong các bên của hợp đồng gây
nên và tín dụng chứng từ chỉ có mục đích là thanh toán tiền cho giao dịch thương mại
chứ không thể làm công việc “cảnh sát”.
Trước năm 1962 mục đích của “Qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ” là
nhằm bảo vệ ngân hàng khi các chỉ thị của người mua không đầy đủ và rõ ràng. Bản
sửa đổi năm1962 - bản đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới - nhấn mạnh
nghĩa vụ của người mua phải nói rõ ràng mình muốn gì, đồng thời nhấn mạnh “ các

tập quán quốc tế ngân hàng và các qui tắc khác làm dễ dàng việc thực hiện các chức

năng của ngân hàng”.
Bản sửa đổi năm 1974 đem lại những thay đổi trong lĩnh vực chứng từ và thủ tục để
thích ứng với những tiến bộ trong việc tạo điều kiện thuận tiện cho buôn bán phát
triển và thích ứng với cuộc cách mạng trong vận tải đường biển - chuyên chở bằng
container và vận tải hỗn hợp.
Bản sửa đổi năm 1983 được xây dựng nhằm vào tương lai với những sự phát triển của
nó.
Tháng 11 năm 1989, Uỷ ban Kỹ thuật và Thực tiễn Ngân hàng của Phòng Thưpưng
mại Quốc tế đã cho phép sửa đổi Qui tắc và thực hành thống nhất vvề tín dụng chứng
từ, xuất bản số 400. Việc sửa đổi UCP lần này đã xem xét tới một loạt các vấn đề
quan trọng - bao gồm các quyết định pháp lý quốc tế, những đổi mới công nghệ trong
Ngân hàng và các ngành công nghiệp khác, những tình huống áp dụng, những thực
tiễn hàng ngày nhằm đưa ra một loạt các Qui tắc hiện đại và được sửa đổi toàn diện.
Bản sửa đổi lần này cũng được đưa ra với yêu cầu đáp ứng được những phát triển mới
trong công nghiệp vận tải và những ứng dụng công nghệ mới. Nó cũng nhằm để cải
tiến những chức năng của UCP.
Để giải quyết vấn đề này, Uỷ ban về Kỹ thuật và Thực tiễn Ngân hàng đã lập ra một
nhóm làm việc để sửa đổi UCP 400. Nhóm này bao gồm các nhà ngân hàng quốc tế,
các giáo sư luật và các luật gia về ngân hàng để đảm bảo rằng tất cả các vấn đề này
đều được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mục đích của nhóm làm việc là đơn giản hoá các Qui
tắc UCP 400, phối hợp các thực tiễn ngân hàng quốc tế, đồng thời làm dễ dàng và tiêu
chuẩn hoá các thực tiễn đang phát triển, tăng cường tính đúng đắn và tin cậy của sự
cam kết của tín dụng chứng từ thông qua tính vững chắc của sự không thể huỷ bỏ và
làm sáng tỏ trách nhiệm ban đầu không những của ngân hàng phát hành mà còn là của
ngân hàng xác nhận, giải quyết các vấn đề của các điều kiện phi chứng từ, liệt kê chi
tiết các yếu tố của khả năng được chấp nhận đối với mỗi loại chứng từ vận tải.
Sau 3 năm chuẩn bị, 49 điều khoản UCP mới có hiệu lực vào ngày 01/01/1994 và
được biết đến là UCP 500.
Những nội dung đổi mới chủ yếu của UCP 500 so với UCP 400
Sau 10 năm sử dụng, bản Qui tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 400

đã được sửa đổi thành UCP 500 cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ ngân
hàng và các ngành công nghiệp khác, làm đơn giản hoá các qui tắc của UCP 400,
đồng thời làm rõ nghĩa hơn những qui định của UCP 400, tăng cường tính đúng đắn
và tin cậy của sự cam kết của tín dụng chứng từ thông qua tính vững chăcs của sự
không thể huỷ bỏ và làm sáng tỏ trách nhiệm ban đầu không những của ngân hàng
phát hành mà còn là của ngân hàng xác nhận Bản Qui tắc UCP 500 có những thay
đổi chủ yếu sau:
Qui định lại loại tín dụng nếu tín dụng không ghi rõ nó thuộc loại nào.

Chỉ rõ sự tương đồng giữa quyền lợi của người yêu cầu mở L/C và người hưởng lợi
cũng như quyền khiếu nại và biện hộ.
Chỉ rõ một ngân hàng phát hành một tín dụng thư không chỉ hành động theo yêu cầu
và chỉ thị của khách hàng mà còn hành động nhân danh chính mình.
Nhấn mạnh đến trách nhiệm thông báo tín dụng cũng như quyền từ chối thông báo tín
dụng của ngân hàng thông báo
Qui định trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng giống như trách nhiệm của ngân
hàng phát hành.
Đề cập đến vấn đề thông báo sơ bộ việc phát hành hoặc sửa đổi tín dụng và trách
nhiệm của ngân hàng phát hành trong vấn đề này.
Qui định cụ thể thời gian kiểm tra chứng từ và thời gian thông báo sai sót chứng từ
của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng chỉ định.
Qui định : các cho phí để thực hiện các dịch vụ do bên ra chỉ thị gánh chịu, ngay cả
khi tín dụng qui định ngược lại thì bên ra chỉ thị vẫn chịu trách nhiệm thanh toán cuối
cùng.
Qui định rõ ràng hơn về các chứng từ vận tải và các chữ ký trên chứng từ vận tải được
chấp nhận.
Qui định phải xuất trình tất cả các bản chính nếu chứng từ bảo hiểm chỉ ra rằng nó
được phát hành nhiều bản chính; Chấp nhận hợp đồng bảo hiểm hoặc tờ khai bảo
hiểm đồng nghĩa với giấy chứng nhận bảo hiểm.
Qui định hoá đơn thương mại không phải ký.

IV. LUẬT ĐIỀU CHỈNH THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1. NHỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA UCP
“Điều lệ và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ” (gọi tắt theo tiếng Anh là UCP”
được Phòng Thương mại quốc tế Paris (ICC) ấn hành lần đầu tiên vào năm 1033. Sau
6 lần sửa đổi, số xuất bản 500 có hiệu lực từ ngày 01-01-1994 được coi là bản sửa đổi
hoàn chỉnh và sâu sắc.
UCP là những quy tắc, thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc tế trong giao
dịch Tín dụng chứng từ (TDCT), được soạn thảo và phát hành bởi 1 tổ chức phi chính
phủ lớn nhất thế giới có quy mô và tầm cỡ hoạt động, phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.
Thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức TDCT được các Ngân hàng trên thế
giới thực hiện bằng phương thức TDCT trên cơ sơ UCP 500. Nhưng ở từng nước,
giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống Luật pháp Quốc gia. Hai hệ
thống pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch TDCT và các Ngân
hàng Thương mại thế giới.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA UCP VÀ LUẬT PHÁP QUỐC GIA.

2.1 Đối với một số nước trên thế giới.
UCP là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ áp dụng trong 1
nước.
Ngoại trừ Mỹ và Colombia là hai nước duy nhất chấp nhận UCP là một bộ phận
trongpháp luật cua họ, các nước còn lại trên thế giới đều nhìn nhận UCP là văn bản
nằm tronghệ thống Thông lệ và Tập quán quốc tế mà khách hàng các nướcmuốn trao
đổi mậu dịch với nhau đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực
tiễn của các nước trên thế giơí khác nhâu tuỳ thuộc vào hệ thống Pháp luật của từng
Quốc gia.
Bộ luật dân sự (Civil Code) của Liên bang Nga có hiệu lực từ 01-3-1996, quy định 1
số vấn đề TDCT liên quan đến UCP 500. Luật này điều chỉnh khá nhiều điều khoản
của UCP 500, thậm chí một số điểm trái ngược với thông lệ quốc tế. VD, điều 873,
chương 46 quy định nếu Ngân hàng không nói rõ tín dụng thư (TDT) không được huỷ
ngang, thì nó được coi là huỷ ngang, trái ngược với điều 5 UCP 500 là TDT không đề

cập như vậy, thì nói được coi là không huỷ ngang.
Luật Trung quốc lại chú trọng về việc chống gian lận trong giao dịch TDCT. Nếu có
sự khiếu nại của người mở về khuyết tật hàng hoá, Toà án có thể ra lệnh tạm ngưng
thanh toán để điều tra, kết luận. Toà án được khuyến khích áp dụng nghiêm khắc hình
phạt vói những ai gian lận trong giao hàng nhưng lại lập chứng từ hoàn hảo để được
thanh toán.
Đối với các nước châu Âu, với nền kinh tế thi trường phát triển và công nghệ tiên tiến,
Luật Quốc gia gần như không có khác biệt với UCP. Quy chế trong nước về giao dịch
TDCT chủ yếu tập trung vào việc cụ thẻ hóa vai trò trách nhiệm và những việc làm
của các bên thAm gia TDT, đồng thời phát triển thêm những vấn đề liên quan đến các
bộ luật khác của quốc gia.
Hy Lạp cho ra đời Bộ luật Thương mại (Commercial Code) vào năm 1995, thay cho
luật cũ năm 1935. Bộ luật mới bao gồm những điều khoản quy chế hoá giao dịch
TDCT tại Hy Lạp. Điều 291 Luật thương mại định nghĩa về TDT, đặc trưng cơ bản
của giao dịch TDCT, nghĩa vụ của các ngân hàng Luật cũng quy định cụ thể quyền
được nhận hàng mà ngân hàng phát hành đã thanh toán theo TDT khi người mở
không thể hoàn tiền cho ngân hàng.
Luật Quốc gia thông thường tôn trọng mà ít khi có những đối đầu với thông lệ Quốc
tế, nhưng không phải là không có mâu thuẫn với UCP 500. Sự khá biệt giữa 2 hệ
thống pháp lý này tuỳ thuộc vào đặc thù của từng nước, mức độ phát triển kinh tế và
sự hoà nhập vào nền mậu dịch các quốc gia.
Tuy nhiên , nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với UCP 500 thì Luật quốc gia
sẽ vượt lên tất cả và phải được tuân thủ. Quan điểm này của các nhà soạn thảo UCP
500 được nói rõ trong tài liệu ICC số xuất bản 511 “Do được dẫn chiếu áp dụng vào
tín dụng thư, UCP chi phối giao dịch TDCT là cơ bản nhưng không phải là duy nhất.
Toà và trọng tài thường vận dụng UCP bởi nó là tuyển tập của các thông lệ và tập
quán về TDCT được phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới. Nó đượchiểu

×