Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Truyền hình việt nam với vấn đề quản lý fanpage hiện nay(khảo sát các trang fanpagetrung tâm tin tức vtv24 của đài truyền hình việt nam; vtc1 tin tức của đài truyền hình kỹ thuật số vtc;vnews truyền hình thông tấn củ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN ANH HIỂN

TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ FANPAGE HIỆN NAY
(Khảo sát các trang Fanpage:Trung tâm tin tức VTV24 của Đài
truyền hình Việt Nam; VTC1- Tin tức của Đài truyền hình kỹ thuật số
VTC;VNEWS - Truyền hình Thơng tấn của Trung tâm Truyền hình
Thơng tấn từ tháng 06/2016 đến tháng 07/2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN ANH HIỂN

TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM


VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ FANPAGE HIỆN NAY
(Khảo sát các trang Fanpage:Trung tâm tin tức VTV24 của Đài
truyền hình Việt Nam; VTC1- Tin tức của Đài truyền hình kỹ thuật số
VTC;VNEWS - Truyền hình Thơng tấn củaTrung tâm Truyền hình
Thơng tấn từ tháng 06/2016 đến tháng 07/2017)

Ngành

: Báo chí học

Chun ngành

: Phát thanh – Truyền hình

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Nguyễn Thị Trƣờng Giang

HÀ NỘI – 2017


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


PGS.TS. Lƣu Văn An


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Thị
Trường Giang.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu khảo sát được nêu trong Luận văn này
là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Hiển


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thiện luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi
từ việc chọn đề tài, nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong Khoa Phát Thanh –
Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền vì đã truyền cho tơi những
bài giảng q báu trong q trình theo học chương trình Thạc sĩ tại Học viện
suốt 2 năm qua.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN
LÝ FANPAGE TRUYỀN HÌNH ................................................................. 11
1.1. Lý luận về Fanpage truyền hình ............................................................ 11
1.2. Vấn đề quản lý Fanpage truyền hình ..................................................... 28

1.3. Sự cần thiết của công tác quản lý Fanpage đối với các Đài truyền hình ......... 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC FANPAGE CỦA ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM, ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ
VTC, TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH THƠNG TẤN .............................. 45
2.1. Giới thiệu về các trang Fanpage thuộc diện khảo sát ............................ 45
2.2. Khảo sát hoạt động quản lý các trang Fanpage của ba đài truyền hình
VTV, VTC và TTXVN ................................................................................. 49
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý các trang Fanpage thuộc diện
khảo sát ............................................................................................... 90
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ FANPAGE CỦA TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM HIỆN NAY ........................................................................................ 100
3.1. Những vấn đề đặt ra trong việc quản lý Fanpage truyền hình Việt Nam
hiện nay ....................................................................................................... 100
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Fanpage
truyền hình Việt Nam hiện nay ................................................................... 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ so sánh số người dùng của các trang mạng xã hội tính đến
tháng 07/2017 (Nguồn: Tinhte)....................................................................... 11
Hình 1.2. Các loại hình Fanpage mà Facebook đưa ra ................................... 14
Hình 1.3. Ảnh chụp phóng sự về công ty đa cấp liên kết Việt trên Fanpage
Trung tâm tin tức VTV24 ............................................................................... 19
Hình 1.4. Ảnh chụp bản tin Việt Nam online phát trên Fanpage VTC1 – Tin tức 21
Hình 1.5. Ảnh chụp Fanpage Trung tâm tin tức VTV24 xuất hiện trên bảng
kết quả tìm kiếm của Google .......................................................................... 22

Hình 1.6. Ảnh chụp Fanpage VNEWS truyền hình thơng tấn xuất hiện trên
bảng kết quả tìm kiếm của Google.................................................................. 23
Hình 1.7. Ảnh chụp video “Cháy lớn kho hàng gần tòa nhà Keangnam ở Hà
Nội” phát trực tiếp trên Fanpage trung tâm tin tức VTV24 ............................ 25
Hình 1.8. Ảnh chụp phóng sự “Người dân kêu cứu vì khói bụi” trên Fanpage
VNEWS truyền hình thơng tấn ....................................................................... 26
Hình 1.9. Ảnh chụp video phỏng vấn một nhân vật nữ khá nổi tiếng trên mạng
xã hội của Fanpage VTC News ....................................................................... 27
Hình 2.1. Giao diện Fanpage của Trung tâm tin tức VTV24 trên Facebook . 44
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng lượng người theo dõi Fanpage trung tâm tin tức
VTV24 trong vòng 6 tháng gần nhất, từ tháng 03/2017 đến nay ( Nguồn:
Socialbakers) ................................................................................................... 45
Hình 2.3. Giao diện Fanpage VTC1 – Tin tức trên mạng xã hội Facebook ... 46
Hình 2.4. Tỷ lệ fan tham gia Fanpage VTC1 – Tin tức thuộc các quốc gia
khác nhau (Nguồn Socialbakers.) ................................................................... 47
Hình 2.5. Giao diện Fanpage VNEWS – Truyền hình Thơng tấn trên
Facebook ......................................................................................................... 48
Hình 2.6. Khảo sát tỷ lệ các dạng tin bài đăng lên Fanpage Trung tâm tin tức
VTV24 (Nguồn: ....................... 51


Hình 2.7. Khảo sát tỷ lệ các dạng tin bài đăng lên Fanpage VTC1 – Tin tức ....... 45
Hình 2.8. Khảo sát tỷ lệ các dạng tin bài đăng lên Fanpage VNEW – truyền
hình thơng tấn (Nguồn: ..... 52
Hình 2.9. Ảnh chụp tin“TP. Hồ Chí Minh: Bắt đầu xử lý vi phạm giao thông
theo nghị định 46”trên Fanpage của trung tâm tin tức VTV24 ...................... 56
Hình 2.10. Ảnh chụp bình luận của tin “TP. Hồ Chí Minh: Bắt đầu xử lý vi phạm
giao thông theo nghị định 46”trên Fanpage của trung tâm tin tức VTV24 .......... 57
Hình 2.11. Ảnh chụp tin “Hà Nội lên kế hoạch cấm xe máy từ năm 2025” trên
Fanpage của trung tâm tin tức VTV24............................................................ 58

Hình 2.12. Ảnh chụp bình luận của tin “Hà Nội lên kế hoạch cấm xe máy từ
năm 2025” trên Fanpage của trung tâm tin tức VTV24.................................. 59
Hình 2.13. Ảnh chụp bình luận của tin “Hà Nội lên kế hoạch cấm xe máy từ
năm 2025” trên Fanpage của trung tâm tin tức VTV24.................................. 59
Hình 2.14. Ảnh chụp phóng sự “Có hay không bảo vệ bệnh viện nhi TW cản
trở xe bệnh nhân cấp cứu”trên Fanpage VTC1 – Tin tức ............................... 60
Hình 2.15. Ảnh chụp bình luận dưới phóng sự “Có hay không bảo vệ bệnh
viện nhi TW cản trở xe bệnh nhân cấp cứu”trên Fanpage VTC1 – Tin tức ... 61
Hình 2.16. Ảnh chụp tin “Thực phẩm bẩn khiến ung thư gia tăng ở Việt Nam”
trên Fanpage VTC1 – Tin tức ......................................................................... 62
Hình 2.17. Ảnh chụp bình luận dưới tin “Thực phẩm bẩn khiến ung thư gia
tăng ở Việt Nam” trên Fanpage VTC1 – Tin tức ............................................ 63
Hình 2.18. Ảnh chụp video “Bản tin chiến thắng ngày 30/04/1975”trên
Fanpage VNEWS - truyền hình thơng tấn ...................................................... 64
Hình 2.19. Ảnh chụp tin “Phát hiện 2 cơ sở “độ” xe trái phép quy mô lớn”
trên Fanpage VNEWS - truyền hình thơng tấn ............................................... 65
Hình 2.20. Ảnh chụp tin“Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với các bộ,
ngành về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia Sơn Trà” trên
Fanpage VNEWS - truyền hình thơng tấn ...................................................... 66


Hình 2.21. Ảnh chụp phóng sự “Có hay khơng tình trạng tận thu phí sử dụng
đường bộ” trên Fanpage VNEWS - truyền hình thơng tấn ............................. 66
Hình 2.22. Ảnh chụp bình luận của phóng sự “Có hay khơng tình trạng tận
thu phí sử dụng đường bộ” trên Fanpage VNEWS - truyền hình thơng tấn ... 67
Hình 2.23. Ảnh chụp phóng sự “bánh Vá”trên Fanpage Trung tâm tin tức
VTV24 ............................................................................................................. 68
Hình 2.24. Ảnh chụp phóng sự “Khơng cịn tình trạng sĩ tử chen lấn đi cầu
may” trên Fanpage Trung tâm tin tức VTV24 ................................................ 69
Hình 2.25. Ảnh chụp bức ảnh đăng trên Fanpage Trung tâm tin tức VTV24 70

Hình 2.26. Ảnh chụp phóng sự “Sai phạm tại cơ sở thẩm mỹ có người nước
ngồi tử vong”đăng trên Fanpage Trung tâm tin tức VTV24 ......................... 71
Hình 2.27. Ảnh chụp tin „‟Phát hiện nhiều di vật và mẩu xương tại sân bay
Tân Sơn Nhất‟‟ đăng trên Fanpage VTC1 – Tin tức ...................................... 72
Hình 2.28. Ảnh chụp các tin bài có lượng view thấp đã đăng tải trong ngày
28/07/2017 trên Fanpage VNEWS - Truyền hình thơng tấn ......................... 73
Hình 2.29. Ảnh chụp bình luận dưới bài đăng “Xôn xao clip thầy giáo và nữ sinh
đánh nhau trong lớp học” ngày 17/02/2017 trên Fanpage VTC1 – Tin tức ........... 80
Hình 2.30. Ảnh chụp bài đăng “Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định
thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thơi
giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khố XII” ngày 07/05/2017 trên Fanpage
VNEWS – Truyền hình Thơng tấn. ................................................................ 81
Hình 2.31. Ảnh chụp phóng sự “Chất lượng của những chiếc giò đà điểu giá
rẻ” đăng ngày 05/04/2017 trên Fanpage Trung tâm tin tức VTV24............... 82
Hình 2.32. Ảnh chụp bình luận dưới phóng sự “Chất lượng của những chiếc
giò đà điểu giá rẻ” đăng ngày 05/04/2017 trên Fanpage Trung tâm tin tức
VTV24. ............................................................................................................ 83
Hình 2.33. Ảnh chụp bình luận phóng sự “Giáo viên đến tận nhà đón đi thi” đăng
trên Fanpage Trung tâm tin tức VTV24 ngày 22/06/2017....................................... 87


Hình 2.34. Ảnh chụp bình luận phóng sự “Hai anh em nghỉ học phổ thông, ở
nhà tự học” đăng ngày 05/05/2017 trên Fanpage VTC1 – tin tức .................. 87
Hình 2.35. Ảnh chụp video phát vào ngày 18/11/2016 trên Fanpage Trung tâm tin
tức VTV24. ................................................................................................................... 89
Hình 2.36. Ảnh chụp video được phát trực tiếp trên Fanpage VTC1 – Tin tức ngày
phát sóng là 03/03/2017............................................................................................... 90
Hình 2.37. Ảnh chụp tin ảnh “ Bốn bà cháu bị đoạt mạng trong đêm”, đăng ngày
24/09/2016 trên Fanpage VTC1 – Tin tức................................................................. 92
Hình 2.38. Ảnh chụp cơng cụ lọc bình luận cơ bản của Fanpage được 3 đài

truyền hình sử dụng. ....................................................................................... 99


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hơn 40 năm qua, mạng xã hội đã luôn đồng hành cùng với sự
phát triển của Internet. Từ bức Email đầu tiên được gửi đi vào năm 1971 bởi
Raymond Samuel Tomlinson - một lập trình viên người Mỹ cho đến những
mạng xã hội hiện đại như Youtube, Google+, đặc biệt, trong đó có mạng xã
hội Facebook đã trở thành một công cụ xã hội trực tuyến có số lượng người
sử dụng nhiều nhất khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên tồn thế giới.
Theo thống kê của Facebook, hiện tại có 241 triệu người dùng trên tổng
số 2 tỷ người dùng Facebook trên tồn cầu và Việt Nam có 35 triệu người dùng
Facebook hoạt động hàng tháng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số tại Việt
Nam (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook. Trong số đó, 21 triệu người
dùng Facebook tại Việt Nam truy cập hàng ngày vào mạng xã hội này thông qua
thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 3 tại khu
vực, sau Indonesia (82 triệu người) và Thái Lan (37 triệu người). [40]
Có thể nói, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội Facebook
hiện nay đã làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của con người. Nó cũng tạo
nên những áp lực khơng hề nhỏ tới các loại hình truyền thơng truyền thống,
trong đó có truyền hình Việt Nam.
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, truyền hình đã trở thành một phương
tiện giải trí vơ cùng quan trọng, cơng nghệ truyền hình đã mang đến cho con
người những trải nghiệm thú vị trong đời sống tinh thần. Với thế mạnh là hình
ảnh, kết hợp âm thanh, tiếng động, đã có lúc truyền hình được là ơng hồng
trong hệ thống các loại hình truyền thơng. Thế nhưng với sự ra đời của mạng
xã hội, dường như mọi thứ đã thay đổi, một yêu cầu đặt ra với những người

làm truyền hình thời đại mới ở Việt Nam và các nước trên thế giới đó là phải
có những thay đổi trong nhận thức, vận dụng chính sách mới về hợp tác, tạo


2

ra mối quan hệ mà trong đó là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa truyền hình
và mạng xã hội Facebook.
Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan báo chí Việt Nam trong đó có cả các
Đài truyền hình và Trung tâm truyền hình đã cho mở các trang Fanpage trên
nền tảng Facebook nhằm tăng cường hoạt động truyền thông thơng tin. Các
tin tức, phóng sự đã được đăng tải lên trang Fanpage cho phép những người
làm truyền hình cũng như các loại hình báo chí khác dễ dàng tương tác với
công chúng, nắm bắt được dư luận xã hội và các chiều hướng nhận thức của
khán giả. Những bình luận dưới mỗi tin bài của người xem cũng là sự phản
ánh chân thực về các vấn đề trong xã hội, là những đánh giá chính xác nhất
cho sự thành cơng của mỗi tác phẩm truyền hình, điều này giúp người làm
báo có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm q báu cho mình. Bên cạnh đó,
việc ứng dụng Fanpage trong hoạt động báo chí cũng giúp quảng bá hình ảnh
Đài truyền hình đến với cơng chúng được nâng cao một cách đáng kể.
Tuy nhiên, song song với những hiệu quả tích cực nêu trên thì việc mở
các trang Fanpage trên nền tảng mạng xã hội Facebook của truyền hình Việt
nam cũng đã bắt đầu bộc lộ rõ nét với những vấn đề bất cập trong hoạt động
quản lý cần được nhìn nhận, nghiên cứu và giải quyết một cách tồn diện. Có
thể kể đến như: Một số Đài truyền hình nước ta chưa có cơ chế kiểm sốt chặt
chẽ các ý kiến bình luận trên Fanpage, một số tin bài đăng tải cịn xuất hiện
những bình luận rất phản cảm, thơ tục với ngơn từ thiếu văn hóa của một số
cá nhân. Đặc biệt nhiều đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo để tuyên truyền,
xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bơi nhọ
uy tín, danh dự cán bộ nhà nước, thậm chí là các lãnh đạo cấp cao, gây dư

luận xấu trên môi trường truyền thông mạng xã hội.
Hoặc một số Đài truyền hình lại siết chặt hoạt động quản lý Fanpage
quá mức, làm giảm đi sự tương tác với công chúng. Nhiều bình luận thường
xun bị xóa bỏ, dưới mỗi tin, bài được để chế độ lọc/ẩn bình luận, kể cả


3

trong các tin tức khơng có nội dung về mặt chính trị. Điều này đã vơ tình tạo
nên sự nghèo nàn khơng chỉ về nội dung mà cịn cả hình thức của các trang
Fanpage truyền hình…
Xuất phát từ những thực tế này, học viên chọn đề tài: “Truyền hình
Việt Nam với vấn đề quản lý Fanpage hiện nay” nhằm làm rõ những khái
niệm cơ bản về trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook, đưa ra một số giải
pháp góp phần giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong thực tiễn quản lý
Fanpage của truyền hình Việt Nam, đưa kênh truyền thông mới này phát triển
đúng tầm, bắt kịp xu thế phát triển của báo chí truyền hình hiện đại.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ năm 2015 đến nay, truyền thơng xã hội đã có những thay đổi rất lớn
về mặt công nghệ, các trang mạng xã hội trong đó nổi bật nhất là Facebook đã
liên tục mang đến cho người dùng những tính năng mới mẻ nhằm giúp họ có
thể tiếp cận, cập nhật và chia sẻ thơng tin một cách nhanh nhất. Chính điều
này đã có những tác động khơng hề nhỏ và làm thay đổi tư duy, cách thức làm
báo của truyền hình Việt Nam.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về những trang mạng xã hội, tuy
nhiên đa số mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng, chỉ ra những tác động
của mạng xã hội đến các loại hình báo chí như báo in, báo mạng điện tử; hay
nghiên cứu về bộ phận công chúng sử dụng mạng xã hội hơn là phân tích
chun sâu về cơng tác quản lý các trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook
của truyền hình Việt Nam trong đó bao gồm các quy trình biên tập nội dung,

kiểm duyệt, quản lý nội dung các tin, bài, bình luận của cơng chúng cũng như đề
xuất các giải pháp khả thi. Các đề tài nghiên cứu khoa học cịn rất ít, các giáo
trình giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều trường đại học còn chưa đề cập sâu về hoạt
động quản lý Fanpage các Đài truyền hình. Ngay ở các Đài truyền hình cũng
chưa có những đánh giá, tổng kết về hoạt động quản lý Fanpage một cách thống
nhất và khoa học.


4

Trong quá trình xây dựng đề cương luận văn, tác giả đã tiếp cận một số
tài liệu nghiên cứu khoa học như:
- Sách chuyên khảo: “Báo mạng điện tử, những vấn đề cơ bản” của
PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Nxb Chính trị - Hành chính năm 2010.
Cuốn sách đã cung cấp những đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử, quy
trình sản xuất thơng tin… Đây chính là những nội dung sẽ giúp cho tác giả có
cái nhìn bao quát hơn về báo mạng điện tử, từ đó có sự so sánh tương đồng
với trang Fanpage của các cơ quan truyền hình trên nền tảng mạng xã hội
Facebook và tổng hợp, rút ra một số vấn đề cho q trình làm luận văn.
- Cuốn “Báo chí truyền thơng - những vấn đề đương đại” của TS.
Nguyễn Trí Nhiệm (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2015.
Cuốn sách đã đề cập đến xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng hiện
đại trên nền tảng di động, báo chí phải tận dụng và truyền thơng trên mạng xã
hội, coi nó là một đối tác, dùng để hỗ trợ quảng bá thương hiệu, hỗ trợ cho
hoạt động làm báo…Đồng thời cũng cảnh giác những nguy cơ mà mạng xã
hội đem lại.
- Cuốn “Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo”,
TS.Nguyễn Trí Nhiệm - PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên,
Nxb Chính trị Quốc gia năm 2014. Cuốn sách có chỉ ra những đặc điểm của
công chúng báo mạng điện tử như trình độ nhận thức so với mặt bằng chung

của xã hội; điều kiện, khả năng sử dụng công nghệ hiện đại hoặc có nhu cầu
thơng tin cao.
- Sách chun khảo “Báo chí và mạng xã hội” của tác giả Đỗ Chí
Nghĩa (chủ biên) và Đinh Thị Thu Hằng, Nxb Lý luận chính trị năm 2014.
Cuốn sách gồm 4 chương đi sâu phân tích mối quan hệ giữa báo chí và mạng
xã hội trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã đề xuất một
số giải pháp cụ thể và hữu hiệu để nhận diện và xác lập mối quan hệ hài hòa,
đúng đắn giữa báo chí và mạng xã hội, hạn chế những sai sót, tận dụng tính


5

năng của mạng xã hội trong hoạt động báo chí như thành lập các trang
Fanpage.
- Cuốn “Quản lý và phát triển thơng tin báo chí ở Việt Nam” của tác
giả Đỗ Q Dỗn, Nxb Thơng tin và Truyền thơng năm 2014. Cuốn sách đã
chỉ ra sự phát triển của báo chí điện tử và truyền thơng xã hội; tính hai mặt
của nội dung thơng tin trên Internet; vai trị của truyền thông xã hội và tác
động qua lại với báo chí ngày càng phức tạp, đồng thời chỉ ra thực trạng và
một số bất cập trong công tác quản lý.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung viết năm 2011,
có đề tài là“Tác động của mạng xã hội với báo mạng điện tử ở nước ta hiện
nay”. Và luận văn “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của
báo mạng điện tử hiện nay” của tác giả Dương Nam Hoàng viết năm 2013.
Cả hai luận văn này đã làm rất rõ những vấn đề cơ sở lý luận về mạng
xã hội, tuy nhiên mới chỉ dừng tại mối quan hệ của mạng xã hội và loại hình
báo mạng điện tử, tập trung phân tích những tác động của mạng xã hội đối với
báo mạng điện tử.
- Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu công chúng mạng xã hội ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Linh viết năm 2013. Có thể nói, luận văn

này đã nghiên cứu rất kĩ càng và chun sâu về lý thuyết truyền thơng nói
chung, đặc biệt là cơng chúng mạng xã hội nói riêng. Đồng thời đưa ra một
cái nhìn tồn diện, rõ nét về cơng chúng của các trang mạng xã hội ở Việt
Nam hiện nay, như thói quen online, thói quen tìm kiếm, chia sẻ thơng tin
cũng như mục đích tham gia mạng xã hội. Đây là những cơ sở dữ liệu rất
quan trọng để tơi có thể tham khảo và áp dụng trong luận văn của mình. Tác
giả cũng đưa ra các giải pháp quản lý để phát triển mạng xã hội một cách có
tổ chức, từ đó giúp cho cơng chúng mạng xã hội ở nước ta hiện nay có một
mơi trường thông tin lành mạnh.


6

- Luận văn thạc sĩ “Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại
học khu vực Hà Nội hiện nay”của tác giả Lê Trần Lan Hương viết năm 2013.
Tác giả đã khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên một
số trường đại học khu vực Hà Nội, chỉ ra những đặc trưng của nhóm đối
tượng thanh niên trong độ tuổi 18-30. Đồng thời đưa ra một số biện pháp cho
các nhà quản lý mạng xã hội được tốt hơn.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Vương Quốc Anh viết năm 2015 có đề
tài: “Quảng bá hình ảnh thanh niên trên Fanpage của trung ương đồn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội liên hiệp thanh niên Việt Nam hiện nay”.
Tác giả có đã đưa ra một số cở sở lý thuyết về truyền thơng xã hội, truyền
thơng trên Fanpage Facebook.
Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn, đề tài luận văn này sẽ cố gắng đi vào
nghiên cứu, đề xuất những giải pháp xây dựng và hồn thiện các quy trình
quản lý trang Fanpage của các Đài truyền hình và Trung tâm truyền hình ở
Việt Nam hiện nay, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nội dung trên diễn
đàn mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của công chúng nhiều hơn, tăng khả
năng tương tác với những người làm truyền hình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, luận văn khảo sát, phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý trang Fanpage của một số Đài
truyền hình và Trung tâm truyền hình ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý Fanpage phù hợp với định hướng phát triển
báo chí Việt Nam nói chung và ngành truyền hình nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn phải thực hiện những
nhiệm vụ chính sau:


7

- Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý Fanpage của báo
chí nói chung, truyền hình nói riêng.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Fanpage của các Đài
truyền hình và Trung tâm truyền hình ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyên
nhân của thực trạng đó.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động trang
Fanpage trên Facebook của truyền hình Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyền hình Việt Nam với vấn đề
quản lý Fanpage.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát này được thực hiện trên 3 Fanpage thuộc 2 Đài truyền hình và
1 trung tâm truyền hình :
- Đài truyền hình Việt Nam: trang Fanpage Trung tâm tin tức VTV24
- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC: trang Fanpage VTC1- Tin tức

- Trung tâm Truyền hình Thơng tấn - TTXVN: trang Fanpage VNEWS Truyền hình Thơng tấn
Việc lựa chọn Fanpage để khảo sát dựa vào những tiêu chí:
- Là những trang Fanpage chính thức của Đài truyền hình và Trung tâm
truyền hình được đưa vào hoạt động trên mạng xã hội Facebook.
- Có số lượng nhiều thành viên tham gia, đảm bảo tính đa dạng về đối
tượng và nội dung tin tức đa dạng.
- Sự khác biệt về cách quản lý thông tin của mỗi Fanpage.
Tuy nhiên vì số lượng tin, bài được đăng tải lên Fanpage rất lớn, do đó
tác giả sẽ khảo sát những tác phẩm nổi bật, nhận được nhiều sự quan tâm của
người xem nhất.


8

Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2016 – tháng 07/2017. Đây cũng là
thời điểm sau khi Cục báo chí, Bộ thông tin và truyền thông gửi công văn tới
các cơ quan báo chí ở Việt Nam về việc tăng cường quản lý nội dung thông
tin trên trang Fanpage Facebok vào ngày 04/07/2016.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; các chủ trương, các nghị quyết,
quyết định, chỉ thị của Đảng về báo chí; và hệ thống các văn bản Nghị định,
Thơng tư, Luật định về tổ chức quản lý mạng xã hội tại Việt Nam thông qua
Internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiện
những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được thực hiện với các cơng trình
khoa học lý luận về mạng xã hội nói chung và Fanpage trên Facebook nói

riêng của tác giả trong và ngồi nước đã cơng bố; hệ thống các văn bản pháp
luật về mạng xã hội; các báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích khái qt, hệ thống hóa
hệ thống lý thuyết về mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng; thu thập
và đánh giá thực trạng hoạt động Fanpage của truyền hình Việt Nam để đưa ra
những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm xác định tần suất xuất
hiện, mức độ quản lý nội dung thông tin, chất lượng bình luận của cơng chúng
tham gia các Fanpage của ba cơ quan báo chí truyền hình VTV, VTC, Thông
tấn xã Việt Nam. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả phải
lưu giữ, xem lại các tin, bài đăng liên quan đến vấn đề khảo sát từ tháng
06/2016 – tháng 07/2017 trên Fanpage các cơ quan truyền hình tại Việt Nam.


9

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá
và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những vướng mắc, hạn
chế trong hoạt động quản lý Fanpage Facebook của truyền hình Việt Nam
hiện nay và nguyên nhân của những vướng mắc hạn chế đó làm cơ sở để đề
xuất các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp khảo sát: dùng để khảo sát thực trạng quản lý Fanpage
của kênh VTC1 thuộc đài truyền hình kĩ thuật số VTC, trung tâm tin tức
VTV24 thuộc đài truyền hình Việt Nam và trung tâm truyền hình Thơng tấn
thuộc Thông tấn xã Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với các cán bộ lãnh đạo
quản lý Đài, cán bộ quản lý các phòng, ban, trung tâm của các đài truyền hình
sẽ khảo sát… để khai thác thông tin cũng như số liệu chuyên ngành, phục vụ
cho đề tài luận văn
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Khảo sát các quy trình hoạt

động, quản lý Fanpage của ba đài truyền hình sẽ khảo sát đến thời điểm 2017,
để thu được các số liệu, thông tin cụ thể phản ánh thực trạng hoạt động quản
lý Fanpage và nội dung tương tác với công chúng. Hoạt động mở trang
Fanpage của truyền hình Việt Nam đã diễn ra vài năm gần đây, với phạm vi
rộng, cho nhiều kênh và chương trình. Vì vậy, luận văn này chỉ nghiên cứu
dẫn chứng một số Fanpage tiêu biểu tính đến thời điểm năm 2017.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nội dung của Luận văn sẽ đóng góp cho cơng tác nghiên cứu lý luận về
mạng xã hội đặc biệt là quản lý Fanpage trên Facebook và báo truyền hình.
Những nghiên cứu mà Luận văn đưa ra sẽ là nguồn tham khảo bổ ích
cho những người làm truyền hình Việt Nam cũng như các cán bộ làm công
tác quản lý hoạt động báo chí cách tiếp cận các vấn đề về Fanpage truyền hình
trên mạng xã hội từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn. Khẳng định tầm quan


10

trọng của việc quản lý Fanpage truyền hình trong bối cảnh hiện nay, làm tròn
trách nhiệm và chức năng của báo chí theo đúng đường lối, quan điểm của
Đảng và Nhà nước.
6.2. Giá trị thực tiễn của luận văn
Đối với các đài truyền hình ở nước ta hiện nay, mặc dù đã có những
bước đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tiễn đó là tạo mối quan hệ mật
thiết với mạng xã hội đa dạng và cởi mở hơn, nhưng bên cạnh đó, vẫn cịn có
nhiều sự bất cập trong hoạt động quản lý nội dung Fanpage trên nền tảng
Facebook. Vì vậy, thơng qua phân tích, đánh giá thực trạng và hướng đề xuất
giải pháp của đề tài, sẽ có ý nghĩa thiết thực nhằm từng bước chuẩn hóa, nâng
cao hiệu quả hoạt động Fanpage trên nền tảng mạng xã hội Facebook của
truyền hình Việt Nam. Đồng thời hy vọng rằng đề tài cũng cung cấp một số

kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động quản lý Fanpage cho các cơ quan báo chí
truyền thơng khác.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của Luận văn sẽ bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý Fanpage
truyền hình
Chương 2: Thực trạng quản lý các Fanpage của Đài truyền hình Việt
Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và Truyền hình Thơng tấn
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý Fanpage của truyền hình Việt Nam hiện nay


11

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ FANPAGE TRUYỀN HÌNH
1.1. Lý luận về Fanpage truyền hình
1.1.1. Fanpage
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ số, với nhu cầu
sử dụng của người dùng ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc, các trang
mạng xã hội càng được ra đời với tốc độ chóng mặt, trở thành một kênh
thơng tin quan trọng, có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa rộng lớn. Mạng xã
hội là loại hình có tính tương tác cao nhất trong các loại hình truyền thơng:
tương tác giữa người dùng với nhau, tương tác giữa cơ quan báo chí với
độc giả, nhà cung cấp nội dung với bạn đọc, tương tác giữa doanh nghiệp
với người dùng, tương tác giữa Chính phủ với người dân, tương tác giữa
người nổi tiếng với người hâm mộ…
Nhờ có mạng xã hội, báo chí truyền thơng có thể phân chia các nhóm

cơng chúng một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Các cơ quan báo chí hiện nay cũng
đều dựa vào từng kênh, từng mảng tin để tạo ra các trang Fanpage khác nhau,
mỗi chuyên trang này lại ứng với một tài khoản trên nền tảng mạng xã hội.

Hình 1.1. Biểu đồ so sánh số người dùng của các trang mạng xã hội
tính đến tháng 07/2017 (Nguồn: Tinhte)


12

Ta có thể thấy trên biểu đồ, Facebook hiện là mạng xã hội có số lượng
nhiều người sử dụng nhất, lên đến 2 tỷ người trên tồn thế giới tính đến tháng
07 năm 2017. Cũng theo số liệu của Facebook công bố, 1/3 dân số tại Việt
Nam (92 triệu người) đang sở hữu tài khoản Facebook. Những con số này đã
nói lên quy mơ to lớn và đầy tiềm năng của Facebook. Đồng thời cho thấy,
mức độ phổ biến và tầm quan trọng của việc sử dụng trang Fanpage trên nền
tảng mạng xã hội Facebook luôn được coi là số một. Fanpage là một phần của
Facebook và có vai trị lớn trong sự phát triển của mạng xã hội này.
Khi tác giả tìm kiếm từ khóa “Fanpage” trong trung tâm hỗ trợ (Help
Center) của Facebook cũng như các trang web, tài liệu nước ngồi khác thì sự
xuất hiện của từ khóa này gần như khơng được sử dụng. Trên thực tế cho
thấy, cách gọi chính xác là “Page” hoặc “Facebook Fan Page”. Tuy nhiên
trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả vẫn sẽ sử dụng từ “Fanpage” vì nó đã
trở nên quen thuộc với tất cả người sử dụng Facebook tại Việt Nam, qua đó
tạo sự dễ hiểu và thuận tiện với người đọc.
Theo Facebook: “Các trang (Page) là những tiểu sử công khai để cho
phép các nghệ sỹ, nhân vật công cộng, doanh nghiệp, thương hiệu, tổ chức và
phi lợi nhuận tạo sự hiện diện trên Facebook và kết nối với cộng đồng
Facebook. Khi ai đó thích trang, họ có thể bắt đầu thấy các bản cập nhật từ
trang đó trên giao diện chính (News feed). Khi ai đó thích hoặc nhận xét về

Bài đăng trên trang, hoạt động đó có thể được chia sẻ với bạn bè của họ, tăng
tiếp xúc và tiếp cận của Trang.” [46]
Cũng trong mục Điều khoản của mạng xã hội Facebook, Fanpage được
đề cập như sau: “Trang (Page) dành cho thương hiệu, thực thể (địa điểm
hoặc tổ chức) hoặc nhân vật của công chúng phải do đại diện được ủy quyền
của thương hiệu, thực thể (địa điểm hoặc tổ chức) hoặc nhân vật của cơng
chúng đó (một “Trang chính thức”) quản trị. Bất kì người dùng nào cũng có
thể tạo một Trang để thể hiện sự ủng hộ hoặc quan tâm đến một thương hiệu,


13

thực thể (địa điểm hoặc tổ chức) hoặc nhân vật của cơng chúng miễn là
Trang đó khơng khiến người khác hiểu lầm rằng đây là Trang chính thức
hoặc vi phạm quyền của người khác.” [10]
Còn theo Timbo Reid, một chuyện gia tư vấn về Marketing nổi tiếng ở
Australia: “Facebook cung cấp cho tất cả các công ty và các chuyên gia một
trang kinh doanh miễn phí. Được biết đến với tên gọi Fan page. Trong vài
phút, bạn có thể dễ dàng tạo Fan của riêng mình, hồn chỉnh với thơng tin
cơng ty, hình ảnh, sự kiện, danh sách sản phẩm… Ngoài ra, những người theo
dõi hay khách hàng của bạn sẽ có một cách thuận tiện để tương tác với người
khác và chia sẻ ý kiến…” [48]
Như vậy, Fanpage là trang đại diện và là tiếng nói của một cơng ty, tổ
chức, một thương hiệu, chính phủ, người nổi tiếng hoặc các nhân vật cơng
chúng khác… Fanpage đóng vai trị là một trang trung tâm để thu hút fan –
thành viên/người hâm mộ làm vệ tinh xung quanh. Trên nền tảng Facebook,
các doanh nghiệp, tổ chức xây dựng một thương hiệu có trách nhiệm, rõ ràng,
minh bạch và thu hút đối với công chúng của họ, bao gồm khách hàng hiện tại
và khách hàng tiềm năng cũng như các đối tượng công chúng khác mà tổ
chức hay doanh nghiệp muốn truyền thơng đến.

Theo phân loại từ Facebook, có 06 loại hình Fanpage đó là:
- Doanh nghiệp địa phương hoặc địa điểm
- Công ty, tổ chức hoặc học viện
- Thương hiệu hoặc sản phẩm
- Nghệ sỹ, ban nhạc hoặc nhân vật của cơng chúng
- Giải trí
- Hoạt động cộng đồng


14

Hình 1.2. Các loại hình Fanpage mà Facebook đưa ra
Về cơ bản, tính năng của tất cả các trang này khơng hề có sự khác biệt,
chỉ là cách phân loại của Facebook để thuận tiện quản lý. Với từng loại hình
Fanpage, Facebook sẽ có những hỗ trợ riêng như chứng thực Fanpage chính
thống đối với trang của cơng ty, tổ chức, người nổi tiếng…
Trang Fanpage hoạt động tương tự như các trang hồ sơ của một cá
nhân người dùng Facebook thông thường (các chức năng đăng bài cũng
giống hồ sơ cá nhân). Tuy nhiên vẫn có nhiều sự khác biệt. Một trang
Fanpage là cho tổ chức, doanh nghiệp và một trang hồ sơ (Profile) thì do
một cá nhân sử dụng. Có rất nhiều sự lựa chọn thích hợp trên trang
Fanpage lại khơng được tích hợp trên trang hồ sơ, ví dụ như không giới hạn
số lượng người trở thành một fan của trang Fanpage, trong khi trang hồ sơ
cá nhân thơng thường bị giới hạn 5000 bạn bè. Ảnh bìa của Fanpage có thể
là thay bằng một video. Thêm vào đó, trang Fanpage cho phép tổ chức,
doanh nghiệp tích hợp quảng cáo, cịn trang hồ sơ cá nhân khơng có sự tùy
chọn này. Đồng thời, Fanpage giúp người quản lý có được số liệu cập nhật
về các thành viên tham gia, đánh giá được khách quan mức độ hấp dẫn của
trang đối với fan.



15

Ngồi ra Fanpage cũng gia tăng tính năng web – những ứng dụng có
thể được thêm vào trang của doanh nghiệp, tổ chức để tái tạo lại bất kì thứ
gì mà họ muốn đăng lên website của mình, từ đó tạo sự liên kết mạnh giữa
trang web của tổ chức với Facebook để xem tin tức thay vì vào website.
Khơng giống như các trang hồ sơ cá nhân phải bấm “add friend” để có thể kết
nối với nhau, các fan (công chúng mạng xã hội)) sẽ bấm vào nút “like” trên
trang Fanpage để dễ dàng trở thành thành viên chính thức của trang đó, từ đó
có thể cập nhật các thơng tin từ Fanpage. Do các trang Fanpage thường mang
tính chất công khai nên càng đông người like càng thể hiện tính hấp dẫn, uy
tín của trang đó và nó là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của
người quản trị viên trong việc xây dựng trang Fanpage.
1.1.2. Fanpage truyền hình
Thuật ngữ truyền hình được xuất phát từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp.
Theo Hy Lạp, từ “tele” có nghĩa là “ở xa”, cịn từ “videre” là “thấy được”,
cịn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “televidere”
có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “television”, với thuật ngữ được
hình thành như vậy nên dù có phát triển ở bất kỳ đâu thì truyền hình vẫn có
chung một nghĩa. [36]
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên
được Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2010, động từ “truyền
hình” được định nghĩa là: “Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm
thanh, đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây”. Danh từ của “truyền hình”
thực chất là viết tắt của “vơ tuyến truyền hình”
Trong cuốn Truyền thơng đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, NXB
Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2001, khái niệm về truyền hình được chỉ rất rõ:
“Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng, chuyển tải
thơng tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô



×