Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay (khảo sát các báo lao động, tuổi trẻ thành phố hồ chí minh, nhân dân, dân tộc và phát triển năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐÀM TUẤN DUY

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC ẢNH BÁO CHÍ VỀ ĐỀ TÀI ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
(Khảo sát các báo: Lao động, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Nhân Dân,
Dân tộc và Phát triển năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐÀM TUẤN DUY

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC ẢNH BÁO CHÍ VỀ ĐỀ TÀI ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
(Khảo sát các báo: Lao động, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Nhân Dân,


Dân tộc và Phát triển năm 2015)

Ngành: Báo chí học
Mã số: 8 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Kim Hoa

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.
Tác giả luận văn

Đàm Tuấn Duy


DANH MỤC VIẾT TẮT

DTTS

Dân tộc thiểu số

TCABC


Tổ chức ảnh báo chí

PV

Phóng viên

CTV

Cộng tác viên

TPBC

Tác phẩm báo chí

TTĐC

Truyền thơng đại chúng

NVBC

Nghiệp vụ báo chí

NXB

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC ẢNH BÁO

CHÍ VỀ ĐỀ TÀI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN BÁO IN
HIỆN NAY ............................................................................................... 9
1.1. Các khái niệm cơ bản và cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ..... 9
1.2. Một số nguyên tắc tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân tộc
thiểu số trên báo in hiện nay ................................................................... 14
1.3. Quy trình tổ chức ảnh về đề tài đồng bào dân tộc thiểu số và các yếu
tố ảnh hưởng ........................................................................................... 21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC ẢNH BÁO CHÍ VỀ ĐỀ
TÀI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN BÁO IN HIỆN NAY .. 35
2.1 Tổng quan về các đơn vị khảo sát .................................................... 35
2.2. Thực trạng tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân tộc thiểu số
trên các tờ báo lựa chọn khảo sát ........................................................... 43
2.3. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng tổ chức ảnh báo chí về đề tài
đồng bào dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay ...................................... 64
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG VIỆC TỔ CHỨC ẢNH BÁO CHÍ VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN BÁO IN HIỆN NAY .......... 74
3.1 Những vấn đề đặt ra đối với việc tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng
bào dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay ............................................... 74
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức ảnh báo chí về vấn đề dân tộc
thiểu số trên các ấn phẩm báo chí hiện nay ............................................ 80
3.3. Một số khuyến nghị khoa học ......................................................... 91
KẾT LUẬN ................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 101
PHỤ LỤC .................................................................................................... 106


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng TPBC có sử dụng ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS
trong năm 2015 của các báo......................................................... 43

Bảng 2.2. Tần suất TPBC có sử dụng ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS
xuất hiện trong năm 2015............................................................ . 46
Bảng 2.3. Số TPBC sử dụng hình ảnh đồng bào DTTS trong lao động sản
xuất phát triển kinh tế trên từng báo ........................................... . 48
Bảng 2.4. Số TPBC sử dụng hình ảnh đồng bào DTTS trong lĩnh vực giáo dục
– y tế ............................................................................................. 58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lượng tác phẩm báo chí sử dụng ảnh báo chí về đề tài dân tộc
thiểu số trên các báo được khảo sát trong năm 2015. .................. 44
Biểu đồ 2.2. Các hoạt động kinh tế được ảnh bảo chí đề cập đến ................ 49
Biểu đồ 2.3. Nội dung chính trị - Xã hội ........................................................ 53
Biểu đồ 2.4. Nội dung văn hóa được đề cập trên ảnh báo chí về đề tài đồng
bào DTTS ..................................................................................... 57


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tác phẩm báo chí “Lung linh sắc màu dân tộc” đăng trên số báo
1131 thứ sáu ngày 04.9.2015 của báo Dân tộc và Phát triển. ...... 47
Hình 2.2: Tác phẩm báo chí “Tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ làm
du lịch làng quê” đăng trên báo Nhân Dân ngày 06/01/2015 ..... . 50
Hình 2.3: Tác phẩm báo chí “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Giàng
Seo Phử chúc Tết tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn” đăng trên số báo
1069 thứ sáu ngày 30.01.2015 của báo Dân tộc và Phát triển. .... 54
Hình 2.4: Tác phẩm báo chí “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Giàng
Seo Phử chúc Tết tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn” đăng trên số báo 1069 thứ sáu
ngày 30.01.2015 của báo Dân tộc và Phát triển.
Hình 2.5: TPBC “Lời giải cho tình trạng hơn nhân cận huyết thống” của tác
giả Nguyễn Thịnh đăng trên số báo 1116 thứ tư ngày 15.7.2015 62

Hình 2.6: TPBC “Lai Châu: Vì sao cai nghiện khó thành? Bài 1: Cắt giảm
kinh phí cai nghiện và quản lý sau cai-hậu quả nhãn tiền” của tác
giả Sỹ Hậu đăng trên số báo 1071 thứ sáu ngày 06.02.2015. ...... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc, trong đó có 53 dân
tộc thiểu số (DTTS), chiếm 14% dân số cả nước. Các vấn đề về DTTS từ
quản lý nhà nước tới hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân đều
được Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cấp quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chương trình, dự án
cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh về giải quyết các vấn đề ở vùng dân tộc như
phát triển cộng đồng, xố đói giảm nghèo, giúp dân định canh định cư và ổn
định cuộc sống. Trong đó truyền thơng dân tộc đóng vai trị quan trọng trong
việc đem lại kết quả bền vững cho đồng bào DTTS. Báo in góp phần làm nên
những kết quả của truyền thơng.
Thơng qua báo chí, đồng bào DTTS được tiếp cận với các kiến thức
trong sản xuất kinh doanh, áp dụng quy trình canh tác mới, chủ động đầu tư
thâm canh… qua đó khơi dậy ý thức xây dựng cộng đồng, lao động sản xuất,
góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi
vào đời sống, xây dựng cuộc sống ngày một văn minh, tiến bộ. Và ngược lại,
báo chí góp phần tăng cường giao lưu, phản ánh chân thực đời sống của đồng
bào DTTS tới cả nước.
Xác định được chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác thông tin
tuyên truyền các vấn đề liên quan đến đồng bào DTTS, báo chí (BC) hiện
đang làm tốt cơng tác tăng cường tuyên truyền giáo dục trong đồng bào DTTS
về đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm

củng cố và tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, đồn kết dân tộc,
chống âm mưu diễn biến hồ bình và những luận điệu xuyên tạc của các thế
lực thù địch. Khẳng định vị trí của đồng bào DTTS trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào DTTS với tinh thần yêu
nước và cách mạng, đã đồn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt


2

Nam có nhiều đóng góp trong các cụơc kháng chiến, xây dựng căn cứ địa
cách mạng, góp phần to lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ
quốc. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, đồng bào tin tưởng và ủng hộ
đường lối của Đảng.
Trên mặt trận thông tin tuyên truyền, BC thông tin, tuyên truyền thực
trạng tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS ở địa phương, trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả để nâng cao đời sống về mọi mặt của
đồng bào; Tuyên truyền, làm cho đồng bảo DTTS hiểu rõ các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh,
từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống; củng cố
niềm tin của đồng bào đối với Đảng, nhà nước; định hướng tuyên truyền, các
cơ quan thông tin tuyên truyền của tỉnh, các cơ quan báo chí, các đặc san, tập
san, bản tin, trang Web của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Đài
Truyền thanh các huyện và thành phố Tuyên Quang; hệ thống Trạm truyền
thanh các xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch
tuyên truyền cụ thể của đơn vị mình để tun truyền về cơng tác vùng đồng
bào DTTS.
Thơng qua công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian qua, BC đã
góp phần cùng với các cấp, các ngành đấu tranh với những quan điểm sai trái,
xuyên tạc của các thế lực thù địch; đồng thời tham gia tích cực và hiệu quả

vào việc tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong
đồng bào DTTS, tạo niềm tin cho cán bộ và nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội
trong tỉnh.
Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực, kết quả tốt, vẫn có trường
hợp những tác phẩm báo chí (TPBC) nói chung, TPBC trong đó có ảnh báo
chí về đề tài đồng bào DTTS nói riêng mắc các lỗi cơ bản về thơng tin báo chí


3

như chú thích khơng phù hợp so với nội dung bài viết hoặc khơng phân biệt
được ảnh báo chí và ảnh sáng tác hay sử dụng ảnh có chất lượng kém... Có
nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này. Tuy nhiên theo tác giả, nguyên
nhân sâu xa của vấn đề này nằm ở việc tồ soạn báo chưa nhìn nhận đúng về
sự cần thiết của vai trò của tổ chức ảnh báo chí (TCABC).
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Vấn đề tổ chức ảnh báo chí về
đề tài đồng bào dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay” với phạm vi khảo sát giới
hạn các báo: Lao động, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Nhân Dân, Dân tộc và
Phát triển, trong năm 2015 cho luận văn thạc sĩ chun ngành Báo chí học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh báo chí. Trong đó, một số cơng trình
nghiên cứu khoa học về ảnh báo chí tiêu biểu trong giai đoạn gần đây là luận
văn Tiến sĩ Báo chí học của tác giả Hà Huy Phượng (2009) về đề tài “Biên
tập và trình bày ảnh trên báo in ở Việt Nam hiện nay” nghiên cứu những vấn
đề cụ thể về hoạt động biên tập và trình bày ảnh trên báo in. Tác giả đã hệ
thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về báo chí, hoạt động biên tập
báo chí nói chung và biên tập ảnh báo chí nói riêng; cơng tác thiết kế, trình
bày ảnh trên báo in.
Luận văn “Phóng sự ảnh và ảnh phóng sự trên báo in” của tác giả Vũ

Huyền Nga (2004) bằng việc phân biệt rõ hai khái niệm phóng sự ảnh và ảnh
phóng sự, tìm hiểu sự phát triển của thể loại phóng sự ảnh trong lịch sử nhiếp
ảnh thế giới và Việt Nam, nghiên cứu các tác phẩm phóng sự ảnh cụ thể đã
được đăng tải trên các báo, tác giả đã đưa ra những đặc trưng, đặc điểm và
tính chất riêng biệt của thể loại phóng sự ảnh, từ đó đưa ra giải pháp sử dụng
phóng sự ảnh và ảnh phóng sự trở nên thực tế và có ý nghĩa hơn đối với thể
loại báo in. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập về phóng sự ảnh, ảnh phóng
sự trên thể loại báo in mà chưa đề cập đến vấn đề TCABC.


4

Cũng tương tự, luận văn “Tổ chức ảnh báo chí trên nhật báo ở Việt
Nam hiện nay” của Phạm Thị Mai Liên (2015), trên cơ sở hệ thống hóa các
vấn đề lý luận liên quan và bước đầu hình thành khung lý thuyết về tổ chức
ảnh trên nhật báo, qua khảo sát đánh giá thực trạng và nhận diện những vấn
đề thực tế, tác giả luận văn tìm kiếm, góp phần tổng kết kinh nghiệm nghề
nghiệp về vấn đề này và đề xuất những khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức ảnh trên nhật báo Việt nam hiện nay. Luận văn đã đề cập
đến vấn đề TCABC trên nhật báo tại Việt Nam. Song đề cập đến cụ thể ảnh
báo chí về đề tài đồng bào DTTS thì tác giả luận văn chưa đề cập đến.
Bên cạnh đó, một số cuốn sách chuyên khảo về ảnh báo chí tiêu biểu
như: “Ảnh báo chí” (Sách tham khảo nghiệp vụ) của tác giả Brian Horton do
Trần Đức Tài dịch, NXB Thơng tấn (2004). Cuốn sách nói về tinh hoa của
nhiếp ảnh, về tiến trình tư duy của nhà nhiếp ảnh và người biên tập ảnh trong
việc tìm kiếm mục tiêu khó nắm bắt nhất của ảnh báo chí: một bức ảnh tốt
hàm chứa một lượng thông tin giúp người xem hiểu biết thêm đôi điều về thế
giới xung quanh. Đây là tài liệu cơ sở để tác giả nghiên cứu về ảnh báo chí.
Sách “Kỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh” của tác giả Đỗ Phan Ái (2010) là
cuốn sách đem đến cho bạn đọc những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật

nhiếp ảnh và các phương pháp tạo hình nhiếp ảnh. Cuốn sách là tài liệu hữu ích
đối với những sinh viên theo học ngành báo chí và những ai yêu thích nhiếp ảnh.
Sách “Cơ sở lý luận ảnh báo chí” của tác giả Nguyễn Tiến Mão (2006),
cung cấp những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh và ảnh báo chí dưới gốc độ của
người làm báo, có tác động đến quan điểm, nhận thức và q trình hoạt động
nghiệp vụ của mỗi phóng viên. Cuốn sách có tác dụng như một cuốn cẩm
nang nghề nghiệp cho phóng viên, từ người mới vào nghề, bắt đầu cầm máy
ảnh đến những nhà báo lâu năm mà chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với những
vấn đề lý luận nghiệp vụ nhiếp ảnh một cách hệ thống.


5

Tính đến nay, có khơng ít cuốn sách cũng như tài liệu về nhiếp ảnh báo
chí nói chung, tổ chức ảnh báo chí... Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân
tộc thiểu số trên báo in hiện nay.
Liên quan đến vấn đề đồng bào DTTS và miền núi tiêu biểu có các cơng
trình nghiên cứu, hội nghị, hội thảo như: Đề tài khoa học cấp bộ, năm 1993:
“Thơng tin báo chí ở khu vực dân tộc và miền núi phía Bắc: Thực trạng và
giải pháp phát triển”. Nhóm tác giả nghiên cứu thuộc Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền. PTS Tạ Ngọc Tấn là Chủ nhiệm đề tài.
Hội nghị sơ kết đánh giá tiến độ thực hiện Quyết định 975/QĐ - TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số báo, tạp chí cho đồng bào DTTS
do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, năm 2007. Hội nghị cũng chỉ dừng lại
đánh giá mặt tốt, sự cần thiết đưa thông tin tuyên truyền đến với đồng bào các
DTTS, còn những hạn chế chưa được đại biểu đề cập.
Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Xuân An: “Thông tin về dân tộc miền núi
trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam”, năm 2011, tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Luận văn khảo sát chương trình về đề tài dân tộc, miền núi của

Đài Truyền hình Việt Nam trong 3 năm (1999 - 2001). Luận văn phân tích
thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
truyền hình về vùng DTTS và miền núi mà không đi sâu phân tích loại hình
báo chí khác phục vụ cho đồng bào. Luận văn là tài liệu tham khảo cho tác giả
thêm góc nhìn về đồng bào DTTS.
Luận văn của Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh: “Vấn đề định kiến dân tộc trong
tác phẩm báo in ở nước ta hiện nay”, năm 2012 tại Học Viện Báo chí và Tuyên
truyền. Luận văn tiếp tục đề cập đến công tác tuyên truyền trong vùng DTTS và
miền núi. Tuy nhiên, luận văn tập trung phân tích thực trạng và giải pháp khắc
phục tính kì thị và định kiến đối với người DTTS trong các tác phẩm báo chí chứ
khơng nói gì về cách sử dụng ảnh.


6

Từ một số cơng trình nghiên cứu, báo cáo về vai trị của báo chí trong
cơng tác tun truyền phục vụ đồng bào DTTS, đây là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Đồng thời, qua thời gian nghiên cứu, tác giả
thấy rằng chưa có cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề tổ chức ảnh báo chí về
đề tài đồng bào DTTS trên báo in hiện nay, một nội dung hết sức cần thiết
trong tình hình hiện tại. Do đó, có thể khẳng định, đề tài tác giả lựa chọn là
mới và phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tổ chức ảnh báo chí về
đồng bào DTTS, qua khảo sát đánh giá thực trạng và nhận diện những vấn đề
thực tế, luận văn đưa ra các vấn đề và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên báo hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, hệ thống
hóa các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nội dung thông tin,
phương thức thông tin về vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đề tài đồng bào
DTTS trên báo in hiện nay.
Khảo sát, thống kê thực tế các TPBC có sử dụng ảnh báo chí về đề tài
đồng bào DTTS trên các tờ báo in trong phạm vi khảo sát.
Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vấn đề
tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS thuộc phạm vi 4 báo trong
phạm vi khảo sát, từ đó rút ra góp ý phương hướng, giải pháp chung nhằm
nâng cao chất lượng của vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS
trên báo in hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


7

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề
tài đồng bào DTTS trên báo in hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Báo Lao động, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, Nhân Dân, Dân tộc và
Phát triển với thời gian khảo sát trong năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về báo chí; đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước về vấn đề đồng bào DTTS tại Việt Nam hiện nay.
Luận văn được triển khai dựa trên các lý thuyết: lý thuyết truyền thơng,
cơ sở lý luận báo chí, ảnh báo chí, lý luận về báo in, tác phẩm báo chí, cơng
chúng báo chí, phương pháp nghiên cứu xã hội học…

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích
và tổng hợp, logic - lịch sử, khảo sát thống kê… Đặc biệt coi trọng phương
pháp tổng kết thực tiễn.
Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua ba bước: Phân tích tác phẩm;
Nghiên cứu định tính; Nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp phân tích tác phẩm: Để đánh giá thực trạng chất lượng
trên các phương thức thể hiện nội dung và hình thức của các tác phẩm báo chí
có sử dụng ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS, từ đó phát triển nghiên cứu
về vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên các tờ báo in
trong phạm vi khảo sát.
- Nghiên cứu định tính: Tìm hiểu sơ cở lý luận và xây dựng mơ hình
nghiên cứu, thơng qua điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu với dàn bài soạn sẵn
để khai thác các vấn đề xung quanh nghiên cứu.


8

- Nghiên cứu định lượng: Với kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua điều
tra bảng hỏi. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mơ
hình, giả thuyết nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về vấn đề tổ chức
ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên báo in hiện nay. Tác giả kỳ vọng sẽ
làm rõ được vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS bao gồm
những yếu tố, bước thực hiện và nâng tầm khái quát nghiên cứu để chia sẻ với
đồng nghiệp và những người quan tâm.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận liên quan đến vấn đề tổ
chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên báo in hiện nay.
7.2. Giá trị thực tiễn
Đây là một trong những luận văn khảo sát, đánh giá vấn đề tổ chức ảnh
báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên báo in hiện nay, góp phần tổng kết kinh
nghiệm nghề nghiệp. Do đó, đây là tài liệu tham khảo nghề nghiệp thú vị, bổ ích
và thiết thực cho những người làm về vấn đề báo chí (chuyên về tổ chức ảnh),
cho cơ sở nghiên cứu đào tạo báo chí truyền thơng và những người quan tâm đến
vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng
bào dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay
Chương 2. Thực trạng vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào
dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay
Chương 3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
việc tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay


9

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC ẢNH BÁO CHÍ VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm cơ bản và cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Tổ chức
“Tổ chức” theo từ gốc Hy Lạp “Organon” nghĩa là “hài hòa”, từ tổ
chức nói lên một quan điểm rất tổng quát “đó là cái đem lại bản chất thích

nghi với sự sống”. Theo Chester I. Barnard trong cuốn Organization Theory
(Lý thuyết tổ chức) thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực
của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức [53]. Theo
Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich trong cuốn Management
(sự quản lý, điều hành) năm 1984 thì cơng tác tổ chức là “việc nhóm gộp các
hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho
một người quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, và là việc tạo điều
kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp” [53].
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện ngơn ngữ học thì tổ chức
có các nghĩa sau đây [50]:
Làm thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức
năng nhất định;
Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có
được một hiệu quả lớn nhất;
Làm cơng tác tổ chức cán bộ.
Từ khái niệm thông thường này, thuật ngữ “tổ chức” mang hai ý nghĩa:
Thứ nhất, tổ chức chỉ trạng thái cấu trúc của một đối tượng; Thứ hai, tổ chức
chỉ hoạt động chủ quan của người nhằm đạt mục tiêu nào đó. Ý nghĩa thứ
nhất phù hợp với trạng thái tĩnh của đối tượng; ý nghĩa thứ hai phù hợp với
trạng thái linh hoạt, những sự thay đổi diễn ra trong nó.


10

Như vậy, có rất nhiều quan điểm đã được đưa ra về khái niệm “tổ
chức”. Để đưa ra được khái niệm xác đáng nhất thì cần xem xét khái niệm “tổ
chức” ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; ở các phương diện và mục tiêu
hoạt động khác nhau. Ví dụ, tổ chức kinh tế khác với tổ chức văn hóa - xã hội;
tổ chức nhân sự khác với tổ chức sản xuất …
Trong lĩnh vực báo chí truyền thơng, sản phẩm báo chí nói chung và

báo in nói riêng, là loại sản phẩm mang tính tập thể. Một số báo hồn thiện về
nội dung và hình thức đến với độc giả phải trải qua nhiều công đoạn khác
nhau trong quy trình xuất bản. Mỗi cơng đoạn có sự tham gia của từng thành
viên trong tòa soạn với những phần việc cụ thể để hợp thành một cơng trình
mang tính tập thể rõ nét. Vì vậy theo tác giả, thuật ngữ “tổ chức” trong hoạt
động báo chí và khoa học báo chí có thể hiểu là q trình lựa chọn, sắp xếp
và bố trí các cơng việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực sao cho
chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của
số báo, của tòa soạn báo.
1.1.1.2 Tổ chức ảnh báo chí
Ở lĩnh vực tổ chức nội dung sản phẩm báo chí - truyền thơng, tác giả
Hà Huy Phượng trong cuốn “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in”,
NXB Lý luận chính trị năm 2006 cho rằng: “Tổ chức nội dung báo và tạp chí
là việc lập kế hoạch nội dung từng số báo, trang báo, tạp chí sắp xuất bản, tổ
chức thực hiện để đạt được mục đích, mục tiêu và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận
thông tin của công chúng mà cơ quan báo chí đó hướng đến” [42, tr.2]. Đây
là cơng trình nghiên cứu có giá trị và “hiếm hoi” về hoạt động tổ chức nội
dung và trình bày báo in cho tới thời điểm hiện tại. Để hiểu bản chất của vấn
đề tổ chức ảnh báo chí (TCABC) trước tiên cần khẳng định TCABC chính là
một phần trong tổ chức nội dung và trình bày báo in. Do vậy, TCABC trên
báo in không tách rời và đi ngược lại với các nguyên tắc tổ chức nội dung,
phương pháp thiết kế và trình bày báo in mà tác giả Hà Huy Phượng đã đề cập
tới trong cơng trình nghiên cứu của mình.


11

Tiếp cận khái niệm “tổ chức ảnh báo chí”, tác giả cho rằng cần vận
dụng và xem xét vấn đề “tổ chức ảnh báo chí” chính là hoạt động lên kế
hoạch thực hiện; phối hợp giữa các phóng viên với phóng viên, phóng viên

ban ảnh với các phóng viên ban khác, giữa ban ảnh với các ban khác nhằm
chọn lựa được ảnh báo chí; sắp xếp, thiết kế, trình bày ảnh báo chí trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức. Hoạt động này nhằm đạt tới mục đích
cuối cùng là làm nổi bật giá trị thông tin, tăng sức hấp dẫn độc giả của bài
báo, tờ báo. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động báo chí truyền thơng; xem xét hoạt động tổ chức ảnh báo chí trong mối quan hệ với tổ
chức nội dung và trình bày báo, tác giả đưa ra khái niệm về “tổ chức ảnh báo
chí” như sau: Tổ chức ảnh báo chí là hoạt động lên kế hoạch triển khai,
thực hiện; phối hợp giữa ban ảnh với các ban trong toà soạn nhằm thiết
lập, khai thác, sử dụng các nguồn ảnh; tiến hành lựa chọn, sắp xếp, thiết
kế và trình bày ảnh báo chí trong mối quan hệ với tác phẩm báo chí, sản
phẩm báo chí.
1.1.1.3. Khái niệm về dân tộc thiểu số
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và
xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, khái niệm “dân tộc thiểu số”
không mang ý nghĩa phân biệt vị trí, trình độ phát triển dân tộc. Địa vị, trình
độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít mà nó bị
chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân
tộc. Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương
quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc.
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của Cách mạng nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam ln khẳng định quan điểm nhất qn của mình:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất, gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng
85 triệu người. Trong tổng số các dân tộc nói trên, dân tộc Việt (Kinh) chiếm
khoảng 86% dân số, được coi là “dân tộc đa số”; 53 dân tộc còn lại, chiếm


12

khoảng 14%, được quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.

Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có
số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số
trong một quốc gia đa dân tộc. Xuất phát từ những quan điểm trên, khái
niệm “dân tộc thiểu số” đã được làm rõ tại Điều 5, Nghị định số 05/NĐ–CP
về công tác dân tộc của Chính phủ ban hành ngày 14/01/2011 như sau: “Dân
tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm
vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Dân tộc đa số là
dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân
số quốc gia”.
1.1.1.4. Ảnh báo chí
Bức ảnh đầu tiên trên thế giới mang tính thời sự được ghi lại năm từ
năm 1842. Đó là bức ảnh chụp đám cháy lớn ở Hamburg do một nhiếp ảnh
người Đức thực hiện. Nhưng mãi đến cuối thể kỷ XIX, những bức ảnh thời sự
phản ánh sinh động tâm tư, cuộc sống của con người mới xuất hiện trên những
tờ báo và tạp chí. Từ đó đến nay, ảnh ln có mặt trên báo in và có ý nghĩa quan
trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ thơng tin tồn diện của các tờ báo.
Có rất nhiều những ý kiến, quan niệm khác nhau về ảnh báo chí. Nhiều
người cho rằng, ảnh báo chí trước hết phải là ảnh thời sự được sử dụng trên
báo chí, cịn tất cả các loại ảnh khác dù có được đăng báo, nhưng khơng mang
tính thời sự thì khơng thể gọi là ảnh báo chí [34, tr.28].
Khác với ý kiến trên, nhiều người lại thiên về quan điểm đối ngược khi
cho rằng, ảnh báo chí là tất cả những hình ảnh phản ánh những sự kiện thời
sự, vấn đề thời sự được mọi người quan tâm, không nhất thiết phải được sử
dụng trên mặt báo, trên mạng… Vì họ cho rằng, trong thời kỳ bùng nổ thơng
tin như hiện nay, nhu cầu về đời sống tinh thần của mỗi thành viên trong xã
hội ngày càng phát triển. Trong thực tiễn đa dạng và phong phú ấy, làm sao


13


báo chí có thể đưa hết thảy các hình ảnh phản ánh sự kiện, sự việc lên mặt
báo. Vì thế sẽ không công bằng nếu không chấp nhận những ảnh đó là ảnh
báo chí [34, tr.29].
Hay trong cuốn Ảnh báo chí, tác giả Brian Horton cho rằng: “Ảnh báo
chí kể lại một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi
nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình
ảnh đúc kết một câu chuyện” [6, tr.17].
Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau về ảnh báo chí, nhưng tác giả
luận văn đồng tình nhất với khái niệm về ảnh báo chí mà tác giả Nguyễn Tiến
Mão đã trình bày trong cuốn Cơ sở lý luận ảnh báo chí, khi cho rằng:
“Ảnh báo chí là một trong những hình thức thơng tin của báo chí,
thơng qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng
những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho người
xem một lượng thông tin, một lượng giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định”.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ảnh báo chí, đồng thời kế
thừa những tổng kết, đúc rút về khái niệm ảnh báo chí của các tác giả đi
trước, “ảnh báo chí” tức là: Ảnh báo chí là một loại hình thơng tin của báo
chí, phản ánh khách quan mọi mặt của đời sống xã hội bằng ảnh đơn hay
một nhóm ảnh nhằm làm rõ các vấn đề và sự kiện, có tính định hướng
nhằm đem lại cho người xem một lượng thông tin và một giá trị thẩm mỹ
nhất định.
1.1.1.5. Tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân tộc thiểu số
“Tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS” là một phần trong
TCABC nói chung. Do đó tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS
không tách rời và đi ngược lại với các nguyên tắc của tổ chức ảnh báo chí (đã
nghiên cứu tại 1.1.1.2. Tổ chức ảnh báo chí).
Khẳng định “tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS” là một
phần trong “tổ chức ảnh báo chí”, chính vì vậy, khái niệm này cũng không



14

tách rời và đi ngược lại với các nguyên tắc của tổ chức nội dung, phương
pháp thiết kế và trình bày báo in mà tác giả Hà Huy Phượng đã đề cập tới
trong cơng trình nghiên cứu của mình: “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình
bày báo in”, NXB Lý luận chính trị năm 2006.
Như vậy, theo tác giả, “Tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS
chính là xây dựng một quy trình bao gồm các cơng đoạn mang tính trình tự
bắt buộc để sản xuất ra các TPBC có sử dụng ảnh báo chí về đề tài đồng
bào DTTS.”
Như vậy, đối với từng loại hình báo chí khác nhau sẽ có quy trình tổ chức
sản xuất khác nhau để phù hợp với từng loại hình báo chí đó. Tuy nhiên, với quy
trình nào cũng vậy, đầu tiên phải là thơng tin, tin tức vì vậy, quy trình tổ chức
ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS sẽ có những bước cơ bản nhất định.
1.2. Một số nguyên tắc tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân
tộc thiểu số trên báo in hiện nay
1.2.1. Tổ chức ảnh đảm bảo nguyên tắc thông tin của ấn phẩm báo
Trên bất kỳ sản phẩm báo chí nào, vai trị của các TPBC về đề tài đồng
bào DTTS là khơng thể phủ nhận. Ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS được
lựa chọn, đăng tải trên mặt báo cần phải phải đáp ứng những nguyên tắc
thông tin nhất định, phù hợp với nguyên tắc thông tin của ấn phẩm báo chí nói
chung. Cụ thể gồm:
Một là, tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS đảm bảo tơn chỉ
mục đích, chức năng nhiệm vụ của tờ báo. Do mỗi một tờ báo có một phong
cách, một tơn chỉ mục đích và cơng chúng khác nhau, cho nên nguyên tắc tổ
chức ảnh báo chí của mỗi tờ báo cũng có những điểm khác biệt nhất định. Ví
như trên báo Nhân Dân, với tính chất là một tờ báo Đảng, có mục tiêu về
chính trị với nhóm cơng chúng mục tiêu là nhóm người cao tuổi thì hoạt động
tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên trang báo mang nặng tính
quy phạm, chuẩn mực, và truyền thống; ảnh được lựa chọn để đăng tải chủ



15

yếu là hình ảnh đồng bào DTTS thực hiện các đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền của các chính khách, ảnh lễ tân …
về đồng bào DTTS... Ngược lại, tờ báo Lao động hay Tuổi trẻ thành phố Hồ
Chí Minh với mục tiêu thông tin nhanh, sinh động, thường xuyên cập nhật,
cùng với nhóm cơng chúng là người lao động và thanh niên là đồng bào
DTTS hay những người làm công tác liên quan đến cơng đồn, đồn thanh
niên… cho nên ảnh báo chí xuất hiện trên các tờ báo này cũng đa dạng và
sinh động hơn rất nhiều. Việc lựa chọn và sắp xếp ảnh báo chí về đề tài đồng
bào DTTS vào các vị trí khác nhau trên trang báo cũng có sự linh hoạt, sáng
tạo chứ khơng gị bó, cứng nhắc theo đúng một khuôn mẫu nào. Tuy nhiên,
sinh động nhất chính là ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên báo Dân
tộc và Phát triển.
Hai là, tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên ấn phẩm báo
chí theo dịng thời sự diễn ra trong ngày. Nghĩa là, dòng thời sự chủ lưu trong
ngày mà tờ báo lựa chọn và tập trung thông tin trong số báo ngày hơm đó
quyết định đến nội dung và hình thức của hoạt động tổ chức ảnh báo chí.
Ba là, tổ chức ảnh báo chí về đồng bào DTTS đảm bảo tính khách
quan, trung thực. Điều này thể hiện ở việc, các những bức ảnh báo chí được
lựa chọn, sử dụng trong các tác phẩm báo chí về đề tài đồng bào DTTS phải
đảm bảo tính khách quan, trung thực. Q trình biên tập ảnh khơng làm sai
lệch thông tin ban đầu. Mỗi tác phẩm ảnh báo chí, dù là phản ánh hiện tượng
tiêu cực trong đời sống xã hội cũng không được đi ngược lại với thuần phong
mỹ tục của Việt Nam. Không lợi dụng các hình ảnh mang tính giật gân, câu
khách mà bất chấp thuần phong mỹ tục để lôi kéo một bộ phận độc giả kém
hiểu biết, chuộc lợi cho tờ báo một cách sai trái.
Bốn là, yêu cầu về bố cục, chất lượng hình ảnh, độ phân giải, vị trí sắp

xếp, trình bày là những yêu cầu quan trọng về mặt hình thức, quyết định tính
thẩm mỹ của mỗi bức ảnh, mỗi trang báo. Mặc dù hầu hết các toà soạn báo đều


16

phải chạy đua với thông tin nhưng việc tổ chức ảnh báo chí vẫn cần quan tâm và
đảm bảo được các giá trị nghệ thuật nhất định. Điều này, ngoài phụ thuộc vào
việc lựa chọn được các tác phẩm ảnh báo chí đạt tính thẩm mỹ cịn phụ thuộc rất
lớn vào cách thức thiết kế và trình bày ảnh báo chí trên báo in để làm nổi bật
được giá trị thông tin, và thu hút được sự chú ý của công chúng.
1.2.2. Tổ chức ảnh về đề tài đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với
công chúng của tờ báo
1.2.2.1. Phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng
Tâm lý tiếp nhận là toàn bộ các hiện tượng tâm lý có tính quy luật của độc
giả trong q trình họ tiếp nhận tác phẩm ảnh báo chí, sản phẩm báo chí. Tâm lý
tiếp nhận bao hàm cả quá trình lĩnh hội, thái độ, tình cảm và ý chí; cả những hiện
tượng thuộc tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội quy định hành vi tiếp nhận của độc
giả đọc báo.
Tác động bằng thị giác cảm tính và thị giác lý tính. Độc giả dễ bị thu
hút bởi các bức ảnh có bố cục hợp lý, có khả năng tái hiện hành động. Những
hình ảnh này có thể tạo ấn tượng hoặc lập tức gây nhàm chán cho độc giả, dẫn
tới việc họ có mua tờ báo này hay không. Trên thực tế, việc các TPBC cùng
đưa tin về một sự kiện nổi bật mỗi ngày là điều thường thấy. Tuy nhiên khơng
phải sản phẩm báo chí nào cũng xuất hiện những “ảnh đinh” đặc sắc, để lại
được ấn tượng ngay lập tức với độc giả. Do đó, hoạt động tổ chức ảnh báo chí
nói chung, ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS nói riêng cần phải đáp ứng
được mục tiêu dẫn dắt độc giả đến hành động đọc hoặc xem các bức ảnh tiếp
theo. Kỹ thuật này gọi là tạo đường dẫn cho quá trình tiếp nhận của độc giả,
đáp ứng được nguyên tắc “tạo hấp dẫn cho hành vi xem, chuyển nhanh một

cách có hiệu quả sang hành vi đọc bằng các thông tin phù hợp với nhu cầu và
thị hiếu công chúng” [24, tr.45].
Ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS trên các ấn phẩm báo chí là một cửa
tiếp nhận quan trọng. Nó là điểm vào của một cá nhân khi tiếp cận và bắt đầu quá


17

trình tiếp nhận thơng tin nào đó. Theo trình tự của sự lĩnh hội, ba mức độ đọc
bao gồm: đọc lướt, lựa chọn; đọc chi tiết; đọc sâu. Công chúng tiếp cận bằng
mắt, rất nhanh, dừng điểm nhìn vào những khu vực có ấn tượng, có hình ảnh
liên quan đến nhu cầu, thị hiếu của họ, hay đơn thuần chỉ là “lạ mắt”, sau đó
quyết định có lựa chọn đọc tiếp hay khơng.
Vai trị của ảnh báo chí, vị trí của ảnh, tiêu đề tác phẩm báo chí, chú
thích ảnh, lời dẫn của bài viết là những yếu tố tác động đến mức độ đọc này
[24, tr.46]. Ảnh và tiêu đề của mỗi bài báo có chức năng tác động vào mức độ
đọc lướt, lựa chọn. Vị trí và cách trình bày ảnh báo chí trong một tác phẩm báo chí
cần tuân thủ các nguyên lý thị giác. Các vấn đề và từng nội dung thông điệp cần
được chia thành các khối nội dung, khối hình ảnh chi tiết khác nhau, sử dụng
tiêu đề phụ (subtitle) cho mỗi thông tin độc giả muốn biết chi tiết.
1.2.2.2. Tuân thủ thứ tự đọc và chu trình đọc của độc giả
Theo TS. Hà Huy Phượng, một số cơng thức về quy trình đọc báo, tạp
chí của độc giả quy định quy trình, cách thức tổ chức ảnh báo chí. Dưới đây là
một số nguyên tắc về thứ tự và chu trình đọc của độc giả được tác giả khái
quát thành các công thức cụ thể như sau:
- Cơng thức vị trí quan trọng của các trang báo theo tâm lý đọc của độc
giả: Trang ngoài quan trọng hơn trang trong, trang lẻ quan trọng trang chẵn,
trang trước quan trọng hơn trang sau lý [42, tr.143].
- Cơng thức vị trí quan trọng của các góc trong trang báo theo tâm lý
đọc của độc giả: Góc trên quan trọng hơn góc dưới, góc trái quan trọng hơn

góc phải [40, tr.145].
- Quy trình tiếp nhận các yếu tố cấu thành tác phẩm của độc giả: Xem
ảnh (đọc chú thích) => Đọc đầu đề tác phẩm (dẫn, chính, phụ) => Đọc lời dẫn
(nếu có) => Đọc nội dung (chính văn) [42, tr.146].
Ở một góc tiếp cận khác, theo nghiên cứu chuyển động của mắt được
thực hiện nhờ vào một máy quay phim ghi lại chuyển động trong mắt bạn đọc


18

với tốc độ 50 hình/giây cho kết quả: “chúng ta đều đọc từ phía trên bên trái
tới phía dưới bên phải nên phía trên bên trái là vị trí quan trọng nhất” [42
tr.73]. Từ kết quả này có thể đưa ra được vị trí tốt nhất trên mỗi trang báo đó
mỗi trang báo đó là 2/3 phía trên, bên trái của trang. Ở vị trí này, thường được
sắp xếp và đặt các bức ảnh cùng với tin bài có nội dung quan trọng nhất trang
báo. Với trang nhất, vị trí này chính là vị trí của ảnh “đinh” và tít báo - nội
dung thông tin quan trọng nhất được đề cập trong số báo ra ngày hơm đó. Tuy
nhiên, thứ tự đọc của mắt cũng rất dễ bị ngắt quãng và chuyển phương hướng
chỉ với một dịng tít “nổi bật hơn”, một bức ảnh kích thước lớn hơn được đặt
sai vị trí gần khu vực trung tâm sẽ dễ dàng dẫn dắt hoặc chỉ sai đường cho độc
giả. Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi phải tuân thủ thứ tự đọc của mắt. Ảnh,
chú thích ảnh kèm thơng tin bằng chữ nào là quan trọng nhất thì cần được bố
trí ở vị trí đầu tiên trong thứ tự đọc của mắt. Các ảnh và tin bài vệ tinh được
đặt xung quanh nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc kích cỡ nhỏ hơn, màu sắc
không khác biệt … để không làm “lạc hướng” độc giả trong q trình tiếp
nhận thơng tin quan trọng nhất ở trang báo đó.
NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỘNG CỦA MẮT TIẾT LỘ HÀNH VI ĐỌC
Một số phát hiện thú vị:
- Các bức ảnh, mầu sắc và thông tin đồ họa lôi kéo ánh mắt hướng vào
trang báo.

- Bài báo nào có ảnh sẽ được chú ý trước và được đọc nhiều hơn những bài
báo khác.
- 60% hình đồ họa thu hút được sự chú ý.
- Các tác phẩm ảnh có tác dụng như điểm khởi đầu để mắt hướng vào.
- Nhiều cửa thông tin để bạn đọc đọc vào bài báo, nhưng cần giữ cân bằng,
không được gây nhầm lẫn.
- Có định hướng rõ ràng bắt đầu đọc từ đâu và tiếp tục như thế nào sẽ giúp


×