Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 153 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


NGUYỄN THÙY CHI

BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỚI CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
HIỆN NAY
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. PHẠM MINH SƠN

HÀ NỘI - 2012


2

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi tự nghiên cứu,
các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực.
Phần tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ, chính xác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Chi


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm thông tin đối ngoại và những điểm cơ bản về thơng tin đối
ngoại trên báo chí
1.2. u cầu, nội dung, phương châm thực hiện hoạt động thông tin đối
ngoại ở các cơ quan báo chí
1.3. Khái niệm báo điện tử và những ưu thế, hạn chế của báo điện tử trong
công tác thông tin đối ngoại
1.4. Vai trị của báo điện tử trong cơng tác thơng tin đối ngoại và những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trên báo
điện tử
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN
NAY
2.1. Chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác thông tin đối ngoại của Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2. Quy trình sáng tạo tin đối ngoại tại Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt

Nam
2.3. Các hoạt động thông tin đối ngoại tại Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam
2.4. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác thông tin đối ngoại
của Báo
Chƣơng 3: BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THÔNG TIN
ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh hiện nay - Cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với
công tác thông tin đối ngoại trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam
3.2. Kinh nghiệm hoạt động thông tin đối ngoại trên một số báo điện tử chủ
lực của Việt Nam
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin đối
ngoại tại Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6
16
16
20
22

27

34
34

46
53
79

97

97
104
112
126
130
137


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, MƠ HÌNH
Trang
Bảng 2.1

Kết quả khảo sát chuyên mục News and Events (Tin
tức và sự kiện)

Bảng 2.2

Kết quả khảo sát nguồn tin đối ngoại chuyên mục
News and Events (Tin tức và sự kiện)

Bảng 2.3


Hình 2.1.

93

Bảng vị trí xếp hạng một số báo điện tử tại Việt Nam
xét theo phạm vi trong nước tính tháng 07/2012

Bảng 3.2.

87

Khảo sát nguồn tin chuyên mục Foreign Affair (Đối
ngoại)

Bảng 3.1.

86

120

Bảng đề xuất thay đổi tên truy cập của 3 trang tiếng
nước ngồi

124

Măng sét của Báo điện tử ĐCSVN

58

Mơ hình 2.1. Các bước cơ bản trong quá trình làm tin tại Báo điện

tử ĐCSVN

46


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

ASEM

Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (The Asia-Europe Meeting)

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐCSVN


Đảng Cộng sản Việt Nam

HN

Hà Nội

NN

Nhà nước

NVNONN

Người Việt Nam ở nước ngồi

Nxb

Nhà xuất bản

PV

Phỏng vấn

TTĐC

Truyền thơng đại chúng

TTĐN

Thơng tin đối ngoại


THVN

Truyền hình Việt Nam

TNVN

Tiếng nói Việt Nam

UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
(The United Nations Development Programme)

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
(The United Nations Children's Fund)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)


6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 25 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới sâu sắc và tồn diện đất
nước, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kết quả đó là nhờ sự đóng góp cơng sức của
tồn Đảng, tồn dân và toàn quân, của các cấp các ngành từ Trung ương đến
địa phương, trong đó phải kể đến lực lượng làm công tác TTĐN. Họ đã trực
tiếp giới thiệu, quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, NN, thành tựu phát
triển đất nước, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra bên ngồi, đấu tranh có
hiệu quả những thơng tin, quan điểm sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch.
Trên cơ sở đó, tạo mơi trường, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với nước
ta, đặc biệt góp phần khơng nhỏ trong việc định hướng thơng tin dư luận quốc
tế, mang thông tin quốc tế đến với nhân dân trong nước.
Trong những năm qua, công tác TTĐN đã tiến hành có định hướng, tập
trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, và đạt được những thành tựu bước đầu
đáng khích lệ. Để có được những thành cơng đó một phần cũng nhờ vào sự
đóng góp khơng nhỏ của các phương tiện truyền thông đại chúng, mà đi đầu
trong lĩnh vực truyền thơng hiện nay đó là báo điện tử hay cịn gọi là báo trực
tuyến. Loại hình thông tin mới này đã phát huy tối đa những tính năng ưu việt
của nó để làm cho hoạt động TTĐN nói riêng và hoạt động thơng tin-văn hố
nói chung ngày càng đạt hiệu quả.
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, con người đã và đang sống trong
thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, với tốc độ phát
triển được tính bằng từng phút, từng giây. Công tác TTĐN trên các phương
tiện truyền thông đại chúng là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt
động TTĐN. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mạng máy tính tạo điều
kiện cho sự đa dạng hố trong việc lựa chọn, trình bày và phân phối thơng tin.
Chính CNTT và mạng Internet là mơi trường khai sinh ra một loại hình báo


7


chí mới: báo điện tử, một thể loại báo chí được đánh giá là chi phí thấp nhưng
hiệu quả cao, với khả năng tiếp cận thơng tin nhanh, mang tính tổng hợp, cập
nhật liên tục….giúp cho người đọc, dù ở bất cứ đâu cũng có quyền truy cập
vào nguồn “tài nguyên thông tin” to lớn nằm trên website của mạng tồn cầu.
Hiện nay, để đáp ứng u cầu của cơng tác tuyên truyền đối ngoại, ngày càng
có nhiều trang báo điện tử ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin lớn của
độc giả về tất cả các mặt của đời sống xã hội như: tin tức thời sự trong nước
và quốc tế … Các đối tượng mà công tác TTĐN hướng đến là nhân dân trong
nước, các nước và người nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống và
làm việc ở Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng NVNONN.
Trong cơng tác tư tưởng nói chung và báo chí nói riêng, thành tựu của
công nghệ truyền thông hiện đại đã được ứng dụng rộng rãi. Theo thống kê của
Bộ Văn hóa Thơng tin và Truyền thơng đăng trên trang web chính thức của Bộ:
Tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo chí in với 1.052 ấn
phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát thanh, truyền hình,
62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó có 300 trang của
các cơ quan báo chí) [79]. Hầu hết các cơ quan Đảng, NN, đồn thể chính trị xã hội… đều xây dựng trang tin điện tử của mình. Tuy nhiên, nhiệm vụ nâng cao
hiệu quả sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong công tác tư tưởng
của Đảng còn nhiều bất cập, đặc biệt các thông tin tuyên truyền, định hướng dư
luận xã hội trên mạng Internet còn non yếu, tỏ ra yếu thế trươc sự bùng nổ mạnh
mẽ, phức tạp của cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam. Có thể nói, tiếng nói và sự
hiện diện trên mạng của các cơ quan, thông tin, tuyên truyền của Đảng chưa đủ
cả về dung lượng, tần suất và chất lượng. Mạng điện tử Internet là một trận địa
xung yếu nhất trong tồn bộ cơng tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền của Đảng
nhưng lại là thế mạnh hiện thời của các thế lực thù địch.
Các thế lực thù địch đã nhận thấy rõ tính ưu việt về khả năng lan truyền
thông tin nhanh của loại hình thơng tin này, nên đã lợi dụng triệt để mạng



8

Internet như một phương tiện để tuyên truyền kích động, xuyên tạc về tình
hình trong nước, phủ nhận những thành tựu của đất nước nhằm gây mất lòng
tin của cộng đồng, làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Một số người nước
ngoài và NVNONN chưa hiểu đúng về tình hình đất nước, về đường lối,
chính sách của Đảng và NN ta. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và NN đã đặc
biệt quan tâm đến công tác TTĐN.
Công tác TTĐN mà trực tiếp là các cơ quan thông tấn báo chí chủ lực
hiện nay như TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng
sản, Báo điện tử ĐCSVN… có vị trí hết sức quan trọng. Chủ lực trong báo chí
khơng chỉ ở phạm vi, đối tượng thơng tin cả trong và ngồi nước mà cịn bao
hàm cả khía cạnh trực tiếp là cơ quan thơng tấn, báo chí có chức năng tham
gia chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt và chi phối thông tin, là các kênh thơng tin
chính thống, phát nguồn thơng tin chính thống trên các loại hình báo chí, thể
hiện quan điểm, ngơn luận chỉ đạo của Đảng và NN, tiếng nói của nhân dân
đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả trong nước và quốc tế.
Báo điện tử ĐCSVN hiện nay cũng là một trong những cơ quan thông
tấn, báo chí chủ lực của Đảng và NN ta trong cơng tác TTĐN. Báo điện tử
ĐCSVN ra đời năm 2001, “là cơ quan thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, là
tiếng nói của Đảng, NN và nhân dân trên mạng điện tử internet, đồng thời là
kho thông tin điện tử của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” [6,tr1]. Báo
thường xuyên cung cấp kịp thời khối lượng thông tin về quan điểm, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và NN và các hoạt động lãnh đạo toàn
diện của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở. Những thông tin của Báo
đã thực sự góp phần định hướng dư luận, cổ vũ nhân dân thực hiện thắng lợi
đường lối, chính sách của Đảng và NN, làm tốt nhiệm vụ TTĐN.
Theo số liệu của Báo điện tử ĐCSVN: Năm 2011 số lượng bạn đọc
truy cập đạt mức bình quân trung bình 1,7-2 triệu lượt/ngày, bình quân
khoảng 55 triệu lượt/tháng. Trong năm 2012, trung bình báo có có gần 1,8



9

triệu lượt bạn đọc truy cập mỗi ngày (tăng hơn 10% so với năm 2011). Điều
này đã phản ánh sự quan tâm, tin cậy của bạn đọc đối với Báo điện tử
ĐCSVN ngày một tăng.
Sau hơn 10 năm ra đời, Báo điện tử ĐCSVN đã có nhiều nỗ lực và đạt
được những hiệu quả nhất định trong công tác TTĐN. Tuy nhiên Báo cũng
còn một số hạn chế, chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của một tờ báo
điện tử trong cơng tác TTĐN. Vì vậy, đề tài này được thực hiện với mục đích
tìm hiểu thực trạng công tác TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN, những thành
tựu, hạn chế cịn tồn tại, tìm hiểu ngun nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác quan trọng này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động TTĐN trên một số phương tiện
truyền thơng đại chúng là việc khơng phải hồn tồn mới. Có thể kể ra một số
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về TTĐN trên báo chí như sau:
● Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi:
Trước hết là cuốn Media Power in Politics (Sức mạnh của truyền thơng
trong chính trị) của Doris A.Graber năm 2000, bao gồm 35 bài luận về những
thay đổi mới nhất của đời sống chính trị châu Mỹ trong bối cảnh truyền thơng
châu Mỹ, sự tương tác giữa các nhà chính trị và các nhà báo. Cuốn sách đề
cập các lĩnh vực như: dự đốn về sự phát triển truyền thơng trong tương lai
gần; tác động của truyền thông vào sự tham gia chính trường;…
Tác giả Paul Starr, qua cuốn The Creation of The Media: Political
Origins of Modern Communications (Sáng tạo phương tiện truyền thơng đại
chúng: nguồn gốc chính trị của các phương tiện liên lạc hiện đại), New York,
Basic Books, 2004 đã miêu tả cách thức các hoạt động chính trị hình thành
nên sự phát triển của báo chí, hệ thống bưu điện, điện báo, điện thoại, điện

ảnh và phát thanh ở nước Mỹ từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20. Sách viết chủ
yếu về nước Mỹ nhưng có sự so sánh với các nước châu Âu. Bằng cách nhấn


10

mạnh những giá trị chính trị, cuốn sách chỉ ra tính liên tục giữa báo chí và hệ
thống bưu điện, và sau này là các thể chế truyền thông. Sách cũng tổng hợp
các kiến thức về lịch sử các phương tiện truyền thơng đại chúng.
Ngồi ra, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài khác đã đề cập đến nội dung TTĐN với vai trị là một mảng của
cơng tác đối ngoại và truyền thông ở các nước như: Phương tiện truyền thông
trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, của Sayling Wen, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội, 2002; Đưa tin thời tồn cầu hóa, của Anya Schifrin và Amer
Bisat, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2004;…
● Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước:
+ Trước hết là các bài báo, các bài phát biểu, các ý kiến của một số
đồng chí lãnh đạo Đảng và NN, các cán bộ chuyên trách và một số nhà nghiên
cứu như: “Sử dụng Internet trong công tác TTĐN ở Trung Quốc”, của Đào
Vân Anh, Tạp chí TTĐN, số (29) 8/2006; “Những nhiệm vụ chủ yếu của công
tác TTĐN nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ XI của Đảng”, của Phạm Gia Khiêm, Tạp chí TTĐN, số (85) 4/2011;
“Một số vấn đề cần quan tâm trong TTĐN trên báo chí hiện nay”, Nguyễn
Hồng Vinh, Tạp chí TTĐN, số (87) 6/2011; “Báo chí điện tử với hoạt động
TTĐN: Cơ hội và thách thức”, Doãn Thị Thuận, Tạp chí TTĐN, số (92)
11/2011; “Nâng cao chất lượng một số báo chí về cơng tác TTĐN”, của Xn
Anh, Tạp chí TTĐN, số (96) 3/2012; “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác TTĐN của các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực trong tình hình
mới”, của Phạm Văn Linh, Tạp chí TTĐN, số (99) 6/2012…
+ Ngồi ra một số cuốn sách và cơng trình nghiên cứu có liên quan tới

báo chí và TTĐN đã được cơng bố như:
- Cuốn sách: Báo chí với thơng tin quốc tế của Đỗ Xuân Hà, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội, 1999; Báo chí và Ngoại giao của TS. Dương Văn
Quảng, Nxb Thế giới, 2002; Truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN


11

của Việt Nam hiện nay của Phạm Minh Sơn và Nguyễn Thị Quế, Nxb Chính
trị - Hành chính, 2009; Báo chí và TTĐN của Lê Thanh Bình, Nxb Chính trị
quốc gia, 2012; …
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoạt động truyền thông đại chúng trong
công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay”, PGS,TS. Phạm Minh Sơn - Trưởng
khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm chủ nhiệm
năm 2007. Cơng trình đã nghiên cứu thực trạng hoạt động của một số báo tiểu
biểu, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan cho việc thực hiện công tác TTĐN của
hệ thống truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Công tác TTĐN trên báo điện tử Việt
Nam hiện nay” (2007), do sinh viên Trần Vĩnh Tiến, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền làm chủ nhiệm đề tài. Mức độ tìm hiểu chỉ dừng lại ở đánh giá
chung về nội dung, hình thức TTĐN của một số tờ báo điện tử.
- Luận văn “Nâng cao chất lượng TTĐN của Thông tấn xã Việt Nam
trong thời kì hiện nay”(2004), tác giả Đinh Thị Thanh Bình (Học viện Báo
chí và Tun truyền), đã khảo sát khá toàn diện và đưa ra những phân tích sâu
sắc về cơng tác TTĐN của Thơng tấn xã Việt Nam, qua việc khảo sát bản tin
Vietnam News Agency, báo Viet Nam News và báo ảnh Vietnam Pictorial.
- Luận văn “Báo điện tử ĐCSVN với nhiệm vụ TTĐN” (2011) của tác
giả Phạm Đức Thái, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã bước đầu
nghiên cứu khái quát về tình hình TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN. Dưới góc
độ nghiên cứu của một nhà quản lý, luận văn đã có những đánh giá chung

nhất những kết quả đạt được và những mặt hạn chế về nhiệm vụ TTĐN trên
trang tiếng Việt và 3 trang tiếng nước ngoài của Báo trong giai đoạn từ năm
2009 đến khoảng đầu năm 2011. Tuy nhiên, luận văn chưa có điều kiện đi sâu
nghiên cứu về quy trình sản xuất TTĐN của Báo, cấu trúc tin bài của Báo, các
thể loại tin bài trên Báo, phân tích bố cục, giao diện của Báo… cũng như chưa
chỉ rõ các bộ phận thực hiện chức năng TTĐN của Báo.


12

Có thể nói đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về công tác
TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN. Với tư cách là người nghiên cứu sau, kế thừa
kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn “Báo điện tử ĐCSVN với
công tác TTĐN hiện nay” sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong cơng
tác TTĐN trên báo chí hiện nay, những cơ hội và thách thức của báo điện tử với
hoạt động TTĐN. Trên cơ sở đó luận văn đi sâu khảo sát thực tiễn hoạt động
TTĐN ở Báo điện tử ĐSCVN, một trong những cơ quan thơng tấn báo chí chủ
lực của Đảng và NN ta trong giai đoạn từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2012, chỉ rõ
bộ phận thực hiện chức năng TTĐN của Báo, quy trình thực hiện tin đối ngoại
của Báo, những ưu điểm và hạn chế về mặt nội dung, hình thức TTĐN qua khảo
sát trang tiếng Anh của Báo trong sự tương quan so sánh với trang tiếng Việt
cũng như các trang tiếng nước ngoài khác của Báo, đồng thời chỉ rõ những ưunhược điểm về tiềm lực cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và con người
phục vụ cho công tác TTĐN của Báo, chỉ rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó luận văn
cũng khái quát kinh nghiệm TTĐN trên một số báo điện tử chủ lực của Việt
Nam hiện nay. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về công tác TTĐN cho Báo
điện tử ĐCSVN… Và đi đến đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng
TTĐN trên báo chí nói chung và trên Báo điện tử ĐCSVN nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng công

tác TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN, kinh nghiệm hoạt động TTĐN của một
số báo điện tử chủ lực của Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác TTĐN của báo trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác TTĐN trên báo điện
tử, những nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác này, làm rõ vai trị của báo điện tử
trong công tác TTĐN.


13

- Làm rõ thực trạng công tác TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN từ chỉ
đạo đến tổ chức thực hiện, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động TTĐN của một số
báo điện tử chủ lực của Việt Nam và rút ra bài học cho Báo.
- Xác định những cơ hội, thách thức của bối cảnh hiện nay trong công
tác TTĐN trên báo điện tử. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN thông qua nội dung, hình
thức, chất lượng các tin bài trên Báo, quy trình sản xuất tin đối ngoại của Báo,
phương thức thực hiện TTĐN của Báo, cơ sở vật chất và tiềm lực con người
cho hoạt động TTĐN của Báo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu công tác
TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN qua khảo sát tin, bài trên trang Tiếng Anh
của Báo trong khoảng thời gian từ 1/2011 đến 9/2012, trong sự tương quan so
sánh với công tác TTĐN trên trang tiếng Việt cũng như các trang tiếng nước
ngoài khác của Báo.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài không thể không đề
cập đến những vấn đề liên quan ở thời kỳ trước đó.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và NN về cơng tác TTĐN và công tác TTĐN trên các phương tiện
truyền thông đại chúng hiện nay.


14

Luận văn tiếp cận các nội dung nghiên cứu dựa trên những lý thuyết về:
truyền thơng, báo chí hiện đại; báo điện tử; TTĐN và các phương tiện truyền
thông đại chúng trong công tác TTĐN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Để phân tích rút ra những kết quả
hoạt động TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN.
- Phương pháp phân tích nội dung: Thực hiện trên các tin bài thuộc các
hệ thống chuyên trang, chuyên mục của Báo để tìm ra những đặc điểm về nội
dung và hình thức TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN.
- Phương pháp phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng sau đây: Cán bộ,
phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên của Báo điện tử ĐCSVN.
- Phương pháp tra cứu tài liệu: Các tài liệu, hồ sơ, sách báo có liên
quan đến đề tài luận văn
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Để rút ra những ưu điểm, nhược
điểm của công tác TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN so với yêu cầu, nhiệm vụ
trong giai đoạn mới hiện nay.
- Phương pháp quan sát thực tế: Mục đích quan sát là xem xét điều kiện

mơi trường thực hiện và quy trình sản xuất sản phẩm TTĐN của Báo.
Luận văn cũng có kế thừa, chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng
trình trước đó và những tài liệu có liên quan đến đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần khảo sát một cách có hệ thống cơng tác TTĐN trên
Báo điện tử ĐCSVN, chỉ rõ yêu cầu đặt ra trong công tác TTĐN của Báo, chỉ
rõ một số vấn đề cần quan tâm trong công tác TTĐN trên báo chí hiện nay.
Góp phần đề xuất giải pháp có tính khả thi để có thể áp dụng nhằm nâng cao
chất lượng nội dung, hình thức thể hiện trong cơng tác TTĐN của Báo.


15

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận liên quan đến TTĐN và báo điện tử.
- Góp phần xây dựng và hồn thiện các lý luận về vai trị của báo chí
trong cơng tác TTĐN hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế và đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN.
- Kết quả của luận văn có ý nghĩa thiết thực đáp ứng u cầu nhiệm vụ đổi
mới cơng tác TTĐN trong tình hình hiện nay, đồng thời, đưa ra các giải pháp khả
thi có thể vận dụng ngay vào thực tiễn để phát triển Báo điện tử ĐCSVN.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương và 11 tiết.


16


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÔNG TIN
ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm thông tin đối ngoại và những điểm cơ bản về thơng
tin đối ngoại trên báo chí
1.1.1. Khái niệm thơng tin đối ngoại
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về TTĐN, tùy theo lập
luận khác nhau của từng cá nhân, tập thể mà có nhiều cách hiểu khác nhau về
thuật ngữ này.
Trên thế giới có một số thuật ngữ mang tính chất của hoạt động TTĐN.
Cụm từ “Foreign Affair” được nhiều người sử dụng để nói về cơng tác
TTĐN. Theo từ điển mạng điện tử dictionary.com, có hai cách định nghĩa về
cụm từ Foreign Affair. Cách thứ nhất giải thích rằng đây là “các hoạt động
của một quốc gia trong các quan hệ với các quốc gia khác và trong các quan
hệ quốc tế”. Cách thứ hai định nghĩa đó là “các cơng việc liên quan tới quan
hệ quốc tế và lợi ích quốc gia với nước ngồi” [81]. Cả hai cách định nghĩa
đều phản ánh được tính chất chung của TTĐN tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh
tới quan hệ quốc tế và lợi ích quốc gia chứ chưa giải thích cụ thể được những
đặc điểm chính của TTĐN. Một thuật ngữ khác trên thế giới có ý nghĩa khá
giống với “hoạt động TTĐN” đó là “Public Diplomacy”. Theo Từ điển Thuật
ngữ Quan hệ quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ, thuật ngữ trên chỉ những chương
trình được chính phủ bảo trợ nhằm thông tin và tác động lên quan điểm của
nhân dân các nước khác. Phương tiện chủ yếu của hoạt động này là thông qua
các ấn phẩm, phim ảnh, giao lưu văn hóa, phát thanh, truyền hình [83]. Cả hai
thuật ngữ trên mặc dù phần nào đã phản ánh được tính chất của TTĐN nhưng
chưa bao hàm hết các hoạt động cũng như tính chất của các hoạt động này.
Trong chỉ thị của Thủ tướng chính phủ “về tăng cường quản lý và đẩy
mạnh công tác TTĐN”, số 10/2000/CT-TTg, ngày 26/4/2000 có đưa ra quan



17

niệm về TTĐN dựa trên chính những nhiệm vụ của TTĐN: “TTĐN là một bộ
phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, NN ta nhằm làm cho
các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống,
công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước
ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính
sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân
dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng NVNONN cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”. [68,tr.1]
Trên phương diện ngôn ngữ: theo từ điển tiếng Việt, “Thông tin” là
“Truyền tin cho nhau để biết” [74, tr.876]. “Đối ngoại” là “Đối với nước
ngồi, bên ngồi, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp của một NN, một
tổ chức” [74, tr.302]. Từ đó ta có thể xây dựng định nghĩa về TTĐN với nội
dung: TTĐN có thể được hiểu là những tin tức, thông báo, tri thức về một sự
vật, hiện tượng được con người tiếp nhận và chọn lựa một cách có chủ đích
để sử dụng trong hoạt động truyền tải thơng điệp ra bên ngồi lãnh thổ một
quốc gia hay cho các đối tượng là người nước ngoài nhằm mục đích cung cấp
thơng tin chính thống, xác thực và tích cực nhằm nâng cao hình ảnh quốc gia
trong mắt bạn bè quốc tế, để họ hiểu rõ, ủng hộ, hợp tác cùng phát triển.
Nhằm phát huy được chức năng quản lý NN và tập trung quản lý thống
nhất các hoạt động TTĐN, ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế Quản lý NN về TTĐN.
Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2011, gồm 3 chương, 11 điều,
quy định một số nội dung quan trọng, trong đó, khái niệm “TTĐN” lần đầu
tiên được quy định tại điều 2 của Quy chế đó là: “TTĐN quy định tại Quy chế
này là thơng tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử,
văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế

giới vào Việt Nam”. [69,tr.1]


18

Từ những lập luận phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm TTĐN trên
báo chí là việc sử dụng các loại hình báo chí (báo in, báo hình, báo nói, báo
điện tử) để thơng tin giới thiệu về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật,
chính sách của NN, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước; giới
thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hợp
tác và phát triển của Việt Nam; phản bác các thông tin sai, xuyên tạc, chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam; tranh thủ
sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần đưa thơng tin quốc tế
đến nhân dân trong nước.
1.1.2. Đối tượng, địa bàn của công tác thông tin đối ngoại
● Đối tượng của công tác TTĐN: Bao gồm các đối tượng trong và
ngoài nước. Đối tượng ngồi nước bao gồm: chính giới, truyền thơng quốc tế,
giới kinh doanh, học giả, nhân dân các nước và người Việt Nam đang sinh
sống, học tập và làm ăn ở nước ngồi; Cịn đối tượng trong nước bao gồm:
Người Việt Nam trong nước, người nước ngoài tới Việt Nam, người Việt
Nam hoạt động trong mơi trường có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các cơ
quan ngoại giao, báo chí, thơng tin quốc tế ở Việt Nam. Như vậy, mọi cơ
quan, tổ chức, địa phương đều có trách nhiệm làm TTĐN, nhất là khi tổ chức
đoàn ra nước ngồi hoặc đón đồn nước ngồi vào Việt Nam. Kết hợp chặt
chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển khai thơng tin ở nước
ngồi, giữa thơng tin đối nội với TTĐN, giữa ngoại giao NN, đối ngoại Đảng
và đối ngoại nhân dân, tạo đà phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
làm công tác TTĐN.
● Địa bàn của công tác TTĐN: Bao gồm địa bàn trong nước và hầu

khắp các khu vực quốc gia, vùng lãnh thổ, trên thế giới. TTĐN tại chỗ có rất
nhiều thuận lợi về phương tiện truyền tải, nhưng khó khăn về định hướng
thơng tin. Do đó, cần chú trọng các nguồn tin mà báo chí, quốc gia nước


19

ngồi có thể khai thác để định hướng được các luồng thơng tin này theo nội
dung và tính chất của hoạt động TTĐN.
1.1.3. Các phương thức thông tin đối ngoại và lực lượng tiến hành
thông tin đối ngoại
● Các phương thức TTĐN:
TTĐN trực tiếp được tiến hành qua các cuộc tiếp xúc ngoại giao,
mítting, biểu tình, các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, thảo luận, các cuộc tiếp
xúc, gặp gỡ chính thức và khơng chính thức, các cuộc phỏng vấn, họp báo,
các hoạt động cung cấp nguồn tin NN cho các hãng thơng tấn nước ngồi, các
hoạt động đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, phân phát các sản phẩm, ấn
phẩm TTĐN ra nước ngoài…
Phương thức TTĐN gián tiếp được thực hiện qua các phương tiện
truyền thông đại chúng như như báo, tạp chí, sách, phát thanh, truyền hình,
Internet, điện ảnh, các ấn phẩm truyền thông như tập san, tờ rơi, thơng cáo
báo chí, panơ,…
Bên cạnh đó, cịn các loại hình TTĐN khác phổ biến nữa đó là thơng
qua các hoạt động ngoại giao văn hóa như: các triển lãm văn hóa, hội chợ,
tuần lễ ẩm thực các chuyến thăm quan, du lịch, lữ hành, các chuyến trao đổi,
các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, viện trợ, cứu trợ, giúp đỡ… Ngồi ra,
việc sử dụng ngay chính các phương tiện truyền thơng nước ngồi cũng là
một biện pháp khá hiệu quả trong thực hiện công tác TTĐN.
● Lực lượng TTĐN: Lực lượng chủ yếu là các cơ quan, tổ chức, đơn
vị, các bộ chuyên trách về công tác TTĐN, các ban, bộ, ngành và địa phương,

các cơ quan báo chí, xuất bản; các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị kinh
tế, văn hóa, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Bao gồm cả người
Việt Nam sinh sống, làm việc học tập ở nước ngoài và một bộ phận nhân dân
trong nước.


20

1.2. Yêu cầu, nội dung, phƣơng châm thực hiện hoạt động thơng tin
đối ngoại ở các cơ quan báo chí
● Về yêu cầu của hoạt động TTĐN: Luôn bám sát chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách của NN; Linh hoạt trong phương thức đưa tin tới các
đối tượng do sự phức tạp cũng như biến đổi liên tục trong môi trường một thế
giới luôn vận động và biến đổi như ngày nay; Người làm công tác TTĐN phải
nắm chắc mọi vấn đề trong nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội để kịp thời thơng tin cũng như điều chỉnh thơng điệp của mình sao cho
chính xác nhất, đặc biệt phải có lập trường tư tưởng vững vàng, bởi có vậy thì
thơng tin mới nhất qn, mới có tính định hướng và thuyết phục được đối
tượng nhắm tới. Công tác TTĐN không chỉ đơn thuần là việc truyền tin ra bên
ngồi, mà cịn ln phải tìm hiểu về đối tượng trên lĩnh vực tư tưởng, thị hiếu,
văn hóa… Nếu khơng có lập trường tư tưởng vững vàng, người làm cơng tác
TTĐN rất có thể bị dao động, dẫn tới hậu quả có thể khơng lường trước được,
đặc biệt là trong các hoạt động TTĐN có tính chính trị cao liên quan tới đấu
tranh tư tưởng và phịng chống diễn biến hịa bình.
TTĐN cũng cần tính chủ động trong cơng tác thu thập, xử lí và đưa ra
thông tin. Người làm TTĐN nếu thụ động sẽ tạo ra cơ hội cho các luồng
thông tin trái chiều, các luận điệu xuyên tạc ảnh hưởng tới uy tín và lợi ích
quốc gia. Thơng tin thường có tính thời sự rất cao, nếu để mất thời điểm quyết
định, tình hình có thể biến chuyển theo chiều hướng rất xấu, gây ra nhiều hậu
quả lâu dài. Một ví dụ thực tiễn cho vấn đề này đó là vụ bạo động tại Tây

Nguyên năm 2002 do một số phần từ kích động, chống đối cầm đầu. Một số
thơng tin, hình ảnh bất lợi, phản ánh sai sự việc đã được một số hãng tin quốc
tế đăng tải. Nhiều nguồn tin, sóng phát thanh của thế lực phản động cũng lập
tức đưa ra những luận điệu chỉ trích Đảng và NN ta. Trong khi đó thơng tin
chính thức phản ánh tính chất của vụ bạo động lại được ta đưa ra chậm vài
ngày sau đó. Điều này dẫn tới nhiều cách nhìn sai lệch trong cộng đồng quốc


21

tế với hình ảnh một Việt Nam độc lập, cơng bằng, dân chủ và tiến bộ mà công
tác TTĐN của ta đã gây dựng trước đó. Đây có thể coi là một trong những bài
học đắt giá về tính thời điểm trong yêu cầu của hoạt động TTĐN.
● Về nội dung của công tác TTĐN: Nội dung công tác TTĐN khơng
nằm ngồi định hướng chung của Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của
Ban Bí thư về “đổi mới và tăng cường công tác TTĐN” và Chỉ thị số
10/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Về tăng cường quản lý và
đẩy mạnh cơng tác TTĐN”. Ngày 30/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ban hành “Quy chế quản lý NN về TTĐN”
nhằm phát huy được chức năng quản lý NN và tập trung quản lý thống nhất
các hoạt động TTĐN. Những văn bản trên là những định hướng cho hoạt
động TTĐN trong suốt hơn 25 năm thực hiện đổi mới đất nước với các nội
dung chính như sau:
- Thơng tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và NN ta
trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả chính sách kinh tế đối ngoại; những thành tựu
của cơng cuộc đổi mới đất nước; thơng tin về tình hình quốc tế, quan hệ đối
ngoại của Việt Nam. Nêu cao tinh thần: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác
tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình,
độc lập dân tộc.
- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, nền văn

hóa lâu đời của Việt Nam, tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt Nam.
- Đấu tranh, phản bác chống các thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc
của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân Việt Nam.
- Phối hợp đưa thông tin quốc tế đến nhân dân trong nước.
● Về phương châm thực hiện TTĐN: Phương châm của công tác
TTĐN hiện nay được xác định là: “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp
với đối tượng”.


22

Chính xác trong thơng tin thể hiện ở chỗ giới thiệu một cách thống nhất
các thông tin. Các chủ trương đường lối đưa ra phải dựa trên các văn bản pháp
qui chính thức, nếu có số liệu, tư liệu cần xác định rõ nguồn để tránh sai sót.
Thơng tin phải kịp thời, tức là phải theo sát tình hình trong nước và
quốc tế, kịp thời ứng biến với các luồng thơng tin trái chiều khơng có lợi cho
ta. Đồng thời cần thơng báo các chủ trương, chính sách, sự kiện mang tính
thời sự của đất nước nhằm hướng tới lợi ích quốc gia.
TTĐN cũng cần sự sinh động, tức là phải ln thay đổi hình thức, nội
dung thơng tin sao cho phù hợp với hồn cảnh, đối tượng và tính chất thông
tin. Các phương thức TTĐN phải luôn thay đổi hình thức sao cho mới mẻ,
hiện đại, tránh gây nhàm chán, áp đặt.
Phù hợp với đối tượng, thông tin cần xác định, phân loại rõ các đối
tượng nhắm tới. Bởi tính chất đối tượng của hoạt động TTĐN là rất rộng nên
cần bám sát vào nền văn hóa, thơng số xã hội học cũng như thể chế chính trị,
luật pháp quốc tế để xây dựng, phân loại thông tin để tìm cách truyền tải
thơng tin sao cho hiệu quả.
1.3. Khái niệm báo điện tử và những ƣu thế, hạn chế của báo điện
tử trong công tác thông tin đối ngoại

1.3.1. Khái niệm báo điện tử
Khái niệm báo điện tử xuất hiện vào năm 1992 đồng thời với sự ra đời
của tờ Online Journal. Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách
gọi và cách hiểu khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử
(Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber
Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper).
Báo điện tử là loại hình báo chí mới ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông, được xây dựng dưới hình thức của một
trang web và chuyển tải thơng tin qua mạng lưới Internet tồn cầu, có thể kết
hợp trong mình được tất cả các loại hình thơng tin khác: báo viết, báo hình và


23

báo nói. Qua mạng Internet có thể vừa đọc báo, xem truyền hình và nghe
radio. Độc giả có thể đọc trên máy tính cùng với đường truyền internet qua
các modem (dial-up hoặc ADSL); hoặc qua điện thoại di động, iPod, thiết bị
không dây…
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền với
tên gọi của nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, ví dụ như Quê hương
điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngay trong các văn bản pháp
quy của NN cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Trong điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH 10 ngày 12/6/1999 về
“Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí” được Quốc Hội nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật
ngữ “Báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi” để chỉ loại hình
báo chí này.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, khơng thể đồng nhất các trang tin
đều là báo điện tử, do báo điện tử phải là báo chính thức được cấp giấy phép

và tin tức được phổ cập mà không có sự chép lại từ tờ báo in (và có người viết
bài) và có thu nhập - trả lương. Mặt khác, có một dạng website cũng đăng tải
các tin tức nhưng chưa phải là báo điện tử, đó là trang tin điện tử. Trang tin
điện tử không phải cấp phép như báo điện tử nhưng vẫn đăng và lưu truyền
tin tức đa số các tin là lấy lại từ nguồn khác hoặc khơng có nguồn thu nhập
(thu nhập ít - phi lợi nhuận) khơng có trả lương chính thức - khơng thuế. Trên
thực tế hiện nay có ít báo điện tử nhưng số lượng trang tin điện tử thì rất lớn.
Năm 1993 Việt Nam bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet. Ngày
5/3/1997, Chính phủ Ban hành nghị định 21/CP về “Quy chế tạm thời quản
lý, thiết lập và sử dụng mạng Internet ở Việt Nam”. Internet quốc gia Việt
Nam chính thức hịa mạng Internet tồn cầu ngày 19/11/1997. Từ đây báo chí
điện tử nước ta và việc khai thác mạng Internet chính thức được đưa vào hoạt


24

động. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế
tri thức trên cơ sở sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
cơng nghệ thơng tin thì việc phát triển nhanh Internet, khắc phục sự tụt hậu xa
hơn các nước trên thế giới về công nghệ thông tin là yêu cầu rất bức thiết đối
với sự nghiệp CNH-HĐH. Chính thức ra mắt ngày 3/12/1997, Tạp chí Quê
hương điện tử Ủy Ban NN về NVNONN, trực thuộc Bộ Ngoại giao được coi
là tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam. Qua quá trình phát triển, báo điện tử
Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền
đối ngoại.
1.3.2. Ưu thế của báo điện tử trong công tác thơng tin đối ngoại
Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền tải và tốc
độ truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình khơng thể có được. Báo điện
tử khơng bị giới hạn bởi khn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thơng
tin khơng giới hạn nên có thể cung cấp một số lượng thông tin rất lớn, phong

phú và chi tiết. Những thơng tin này cịn được báo điện tử sâu chuỗi lại với
nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong
việc tiếp cận thông tin của độc giả. Báo điện tử cũng không bị phụ thuộc vào
khoảng cách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp toàn cầu, tiếp cận
với độc giả khắp mọi nơi, miễn nơi đó có đường dây điện thoại, có di động
hay phủ sóng vệ tinh. Vì thế báo điện tử là một phương tiện truyền tải thông tin
dễ dàng, sinh động và trực tiếp. Đặc biệt là ưu thế về tần suất thông tin, thông tin
trên báo điện tử luôn được cập nhật từng giờ từng phút, có tính tức thời.
Thứ hai là khả năng lưu trữ và tìm kiếm. Thơng tin trên báo điện tử
được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục… tạo
thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả. Do
đặc thù tiện dụng khi tra cứu thông tin trên mạng internet, người sử dụng
không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm văn bản như với báo viết, hay tìm
các băng, đĩa tư liệu như truyền hình.


25

Thứ ba là khả năng tiếp cận độc giả của báo điện tử cũng được coi là
ưu thế vượt trội so với các thể loại khác. Để truy cập vào một tờ báo điện tử
hay trang tin, người đọc chỉ cần có thiết bị đọc (máy tính, điện thoại, ipod…)
và đường truyền mạng. Với tốc độ phát triển công nghệ thơng tin rất nhanh
chóng như của Việt Nam hiện nay, người đọc có rất nhiều sự lựa chọn về
phương thức liên kết đường truyền mạng. Hình thức phổ biến nhất hiện nay
vẫn là kết nối internet với mạng ADSL. Đặc biệt, với việc ra mắt giao thức
truyền tin 3G của các nhà mạng viễn thơng hiện nay, người đọc có thể truy
cập thơng tin ở mọi nơi bằng máy tính hoặc điện thoại có đăng kí 3G. Hiện số
người sử dụng Internet ở nước ta tính đến hết tháng 6/2012 đạt 35,40% số dân
(theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông). Mức độ phổ biến
thông tin từ mạng internet tại Việt Nam cho thấy triển vọng khổng lồ về

lượng người đọc của báo điện tử. Sự năng động, đa dạng và tính mở của báo
điện tử đã giúp mở rộng phạm vi xã hội học của đối tượng độc giả.
Thứ tư, báo điện tử có thế mạnh rất lớn về khả năng tương tác thông tin
tới người đọc. Thơng qua tịa soạn, cơng chúng trong nước và quốc tế có thể
đối thoại, giao lưu trực tiếp với nhân vật mà họ quan tâm, yêu mến. Với
những lợi thế đó, báo điện tử đang nâng cao vị thế và có tác động về mặt
thơng tin rất cao. Thông tin trên báo điện tử được cấu trúc theo chiều sâu,
thỏa mãn các nhu cầu khác của người đọc (xem lướt tiêu đề, xem tóm tắt văn
bản, xem tổng hợp các thơng tin có liên quan…). Thơng tin hai chiều, có thể
lập tức phản hồi thơng tin. Một số báo khơng chỉ có tác động xã hội lớn ở
trong nước mà cịn cả quốc tế. Ví dụ như ở Việt Nam từng tổ chức đối thoại
trực tuyến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng với nhân dân. Những cuộc đối thoại trực tuyến như vậy là sự tương tác
giữa những nhà lãnh đạo Đảng và NN, có trách nhiệm trong xã hội đối với tất
cả tầng lớp nhân dân, giải đáp những thắc mắc của người dân. Thông qua đối
thoại, người dân nhận được thơng tin gần như trực tiếp từ chính những người


×