Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quan hệ đối tác chiến lược việt nam nhật bản thực trạng và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.45 KB, 139 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


NGUYỄN THỊ THÚY

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
VIỆT NAM - NHẬT BẢN:
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

Ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Nguyễn Thị Quế

HÀ NỘI - 2012


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN
HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCVIỆT NAM – NHẬT BẢN ........................ 11


1.1. Quan niệm về Đối tác chiến lược, nhu cầu hợp tác và chính sách
đối ngoại của hai nước Việt Nam - Nhật Bản ............................................. 11
1.2. Tình hình thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ................ 27
1.3. Khái quát về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 2000 ............. 36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN
TRÊN CÁC LĨNH VỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2012 .................................. 43
2.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại ........ 43
2.2. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế ............................ 55
2.3. Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác ............................................... 76
Chương 3: TRIỂN VỌNG VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN
ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 99
3.1. Một số hướng ưu tiên và triển vọng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
đến năm 2020 .............................................................................................. 99
3.2. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam – Nhật Bản ........................................................................ 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 130
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 134


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AFTA


ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AJCEP

ASEAN – Japan Comprehensive

Hiệp định đối tác kinh tế toàn

Economic Partnership Agreement

diện ASEAN – Nhật Bản

ASEAN – Japan Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AJFTA

– Nhật Bản
APEC

Asia – Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN Regional Forum


Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

The Asia – Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

JBIC

Japan Bank for International Cooperation


Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

Japan External Trade Organization

Tổ chức Xúc tiến Thương mại

ARF

JETRO

Nhật Bản
JICA

Japan International Cooperation Agency Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Corporation and Development

kinh tế


Pacific Economic Cooperation

Hội thảo Hợp tác Kinh tế Thái

Council

Bình Dương

Shanghai Cooperation Organization

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Vietnam – Japan Economic

Hiệp định đối tác kinh tế Việt

Partnership Agreement

Nam – Nhật Bản

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

PECC
SCO
VJEPA
WTO
ĐNA

CATBD

Đơng Nam Á
Châu Á Thái Bình Dương


4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành tựu nổi bật của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, bên cạnh tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phải kể đến là thành công trong lĩnh vực
đối ngoại. Chúng ta đã và đang chủ động hội nhập một cách tích cực có hiệu
quả vào đời sống khu vực và quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của tất cả các tổ chức quốc tế, các tổ chức và định chế kinh tế, tài chính,
thương mại chủ chốt như WB, IMF, WTO…, có quan hệ ngoại giao với 176
quốc gia, cùng quan hệ thương mại, đầu tư với 220 nước và vùng lãnh thổ. Có
thể khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn và nhạy bén.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của hợp tác cùng phát triển nhằm tranh thủ
những điều kiện quốc tế thuận lợi tạo dựng mơi trường hịa bình, ổn định có
lợi cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đồng thời củng cố và nâng
cao vị thế trên trường quốc tế. Hơn nữa, trước tác động của tình hình thế
giới và khu vực, với mong muốn “là bạn với tất cả các nước” trong cộng
đồng quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội vì mục tiêu hịa bình
phát triển cũng như đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt
Nam đã và đang tăng cường ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế và
khu vực. Kể t khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam ngày

càng mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đ c biệt là các quốc
gia trong khu vực Đông Á.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không nằm ngồi quỹ đạo đó. Nhật Bản
là một quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu khu vực, quan hệ ngoại giao
giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã được chính thức thiết lập t ngày


5

21 9 1973, vượt qua mọi trở ngại, mối quan hệ này đã ngày càng tiến triển
khả quan hơn. Cho đến nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác
chiến lược quan trọng hàng đầu của nước ta. Việt Nam và Nhật Bản đã hợp
tác trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất vẫn là các lĩnh vực kinh
tế thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Ngày nay, mối
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã đạt đến trình độ phát triển cả bề rộng lẫn bề
sâu. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước khơng chỉ có ý nghĩa khoa
học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam - Nhật Bản nhằm phát huy, đẩy mạnh các thế mạnh của hai
bên và tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn để quan hệ hai nước phát triển đi
lên trong tương lai. Đồng thời giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về mối
quan hệ này t đó rút ra những kinh nghiệm góp phần xử lý tốt các mối quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế chứ
khơng riêng gì Nhật Bản. Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản là việc làm cần thiết. Xuất phát t những lý do trên, tác giả chọn đề
tài“Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản, Thực trạng và triển
vọng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chun ngành chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có mối quan hệ khá ch t ch với Việt Nam
và cũng là một trong số những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu mà hiện
nay Việt Nam đang có quan hệ hợp tác phát triển. Chính vì thế, quan hệ Việt

Nam - Nhật Bản đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước tập trung
nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Ở nước ngoài, các tác phẩm nghiên cứu về Nhật Bản, gần đây, cũng có
nhiều cơng trình khoa học viết về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, được
công bố và đăng tải trên các tạp chí, các ấn phẩm trong và ngồi nước. Có thể
liệt kê một số bài viết, cơng trình tiêu biểu như: “Japanese Foreign Policy


6

Today” (Chính sách đối ngoại ngày nay của Nhật Bản, của Inoguchi Takashi
and Purnedra Jain); “Japan’s Foreign policy After the Cold War: Coping with
changes” (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh: Đối phó
với những thay đổi, của Edward Lincoln); “Japan’s role in global politics”
(Vai trò của Nhật Bản trong nền chính trị tồn cầu, của Samuel P.
Hungtington); “Japan’s Foreign Policy in the 1990s” (Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản trong những năm 1990, của Reinhard Drifte); “Japan’s role in
the maintenace of International Peace and Security” (Vai trị của Nhật Bản
trong việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, của Bộ ngoại giao Nhật Bản);
“The role of Japan and United States in Asia” (Vai trò của Nhật Bản và Mỹ ở
châu Á, của Sung Han Kim).v.v. Các tác phẩm này tập trung phân tích chính
sách đối ngoại nói chung và khái qt vai trị của Nhật Bản trong nền chính trị
khu vực thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Ở trong nước, các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về Nhật Bản nói
chung và quan hệ đối ngoại của Nhật Bản nói riêng có thể kể đến như “Quan
hệ Nhật Bản - Asean Ch nh sách và tài trợ ODA do tác giả Ngơ Xn Bình
chủ biên - NXB Khoa học Xã hội, 1999; “Quan hệ Kinh tế Việt Nam - Nhật
Bản trong nh ng n m 1990 và triển vọng” do tác giả Vũ Văn Hà chủ biên NXB Khoa học Xã hội, 2000; “Quan hệ Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong
bối cảnh Quốc tế m i do đồng tác giả Dương Phú Hiệp - Vũ Văn Hà chủ
biên - NXB Khoa học Xã hội, 2004; “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản Quá h ,

Hiện tại và Tư ng lai do tác giả Ngơ Xn Bình - Trần Quang Minh chủ
biên - NXB Khoa học Xã hội, 2005; v.v.
Về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có những kỷ yếu và những bài viết
tiêu biểu như : Kỷ yếu hội thảo khoa học, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản:
Quá h , hiện tại và tư ng lai, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội, 92003; Trần Quang Minh - PGS.TS. Ngô Xuân Bình (chủ biên), Quan hệ Việt


7

Nam - Nhật Bản: Quá h , hiện tại và tư ng lai, NXB Khoa học xã hội,
2005; Kimura Hiroshi - Furuta Motoo - Nguyễn Duy Dũng (chủ biên),
Nh ng bài học về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, NXB Thống Kê, 2005;.
Kenichi Ohno, 2007, Building Supporting Industries in Vietnam; Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Viện Quan hệ quốc tế), sách
Quan hệ quốc tế đư ng đại - Nh ng vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính
trị - Hành chính, 2008; Trần Phương Anh, sách : Thư ng mại Việt Nam Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ gi a hai nư c, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009 v.v…
Ngồi ra cịn có nhiều bài viết đăng trên tạp chí như: “Về ch nh sách
đối ngoại của Thủ tư ng Nhật Bản J. Koizumi” của PGS.TS. Hà Mỹ Hương
(Tạp chí Cộng sản, 35, 2002); “Ch nh sách đối ngoại của Nhật Bản tại châu
Á” của Đỗ Ngọc Quang, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 8,
2007; “Ch nh sách đối ngoại Đông Nam Á của Nhật Bản và ảnh hưởng của
nó đối v i ba nư c Đông Dư ng giai đoạn sau Chiến tranh lạnh

của

PGS.TS. Hồng Thị Minh Hoa (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 6, 2008);
“Vài nét về ch nh sách đối ngoại và an ninh của Nhật Bản dư i thời Thủ
tư ng Yu io Hatoyama” của Lê Linh (Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á,
1,2010); Tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam, Ch nh sách ngoại

giao của Nhật Bản dư i thời Thủ tư ng Shinzo Abe; Quan điểm của Nhật Bản
về Liên ết Đơng Á trong bối cảnh tồn cầu hóa của TS. Trần Quang Minh ;
Nguyễn Thị Quế - Ngô Phương Anh, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thập niên
đầu thế ỷ XXI, tạp chí Đơng Bắc Á, năm 2010 v.v. Những cơng trình này đã
cung cấp cho độc giả, đ c biệt là các nhà hoạch định chính sách, những nét cơ
bản về tình hình phát triển và chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thập
niên đầu sau Chiến tranh Lạnh. M c dù vậy, các nghiên cứu đó mới chỉ tập
trung tìm hiểu chính sách đối ngoại nói chung của Nhật Bản chứ chưa phân


8

tích về những ảnh hưởng và vai trị của nước này trong hợp tác khu vực một
cách cụ thể, toàn diện.
Ngồi ra cịn có những bài viết về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được đăng
tải trên nh ng trang Website như: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, “Hợp tác
inh tế của Nhật Bản”, Website
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ; Website của
Bộ thương mại Việt Nam, Website của Tổng
cục Thống kê Việt Nam, v.v…
Trên cơ sở kế th a có chọn lọc các thành quả nghiên cứu trên, tác giả
đã hoàn thành đề tài “ Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản. Thực
trạng và triển vọng”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đ ch nghiên c u
Luận văn làm rõ thực trạng về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh
vực t năm 2000 đến năm 2012 và đưa ra dự báo về triển vọng quan hệ Việt
Nam – Nhật Bản đến năm 2020, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng
cường mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên c u của luận v n

Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chính sau:
- Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ 21.
- Phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên các lĩnh vực:
chính trị - đối ngoại; kinh tế và văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ, t
năm 2000 đến 2012.
- Phân tích một số hướng ưu tiên, t đó đưa ra dự báo về quan hệ Việt
Nam – Nhật Bản đến năm 2020 và nêu một số khuyến nghị nhằm góp phần tăng
cường quan hệ hai nước trong thời gian tới.


9

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và triển vọng
của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua hợp tác thực tế trên các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo…
- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của đề tài luận văn là nghiên cứu
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản t năm 2000 đến năm 2012.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước về đường lối đối ngoại. Cụ thể, luận văn được tiến hành dựa trên
nguồn tư liệu gốc bao gồm các văn kiện, các văn bản cấp Nhà nước về đối
ngoại của Việt Nam và Nhật Bản, các văn bản ký kết giữa hai nhà nước, các
bài báo và tin tức thời sự về tình hình quan hệ giữa hai quốc gia.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ
yếu là phương pháp nghiên cứu quốc tế và chính trị quốc tế như phương pháp

phân tích - tổng hợp, lơgic - lịch sử và một số phương pháp xã hội học như:
thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, thống kê, so sánh...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn làm rõ thực chất sự vận động của quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản t năm 2000 đến năm 2012.
- Dự báo về triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đến
năm 2020 và nêu một số khuyến nghị nhằm củng cố và tăng cường quan hệ
của nước ta với Nhật Bản .
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Thơng qua phân tích sự vận động của quan hệ giữa
hai nước t năm 2000 đến năm 2012, luận văn dự báo triển vọng về xây


10

dựng, phát triển, mối quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước theo hướng “Quan
hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở châu Á” góp phần vì hồ
bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu
luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lí luận, củng cố lập trường tư tưởng,
niềm tin khoa học về đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế hiện đại, đồng thời có thể góp
phần cung cấp cứ liệu cho cơng tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.


11


Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCVIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Quan niệm về Đối tác chiến lược, nhu cầu hợp tác và chính
sách đối ngoại của hai nước Việt Nam - Nhật Bản
1.1.1. Quan niệm về đối tác chiến lược và nhu cầu hợp tác hai nước
Việt Nam – Nhật Bản
1.1.1.1. Quan niệm về đối tác chiến lược
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đều nằm trong vùng “khí hậu gió
mùa” ở khu vực Đông Á, gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về kinh
tế và văn hóa. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật
Bản t năm 1973. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản không ng ng củng cố và
phát triển trên nhiều lĩnh vực. Bản Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam – Nhật Bản vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á” được ký giữa
Tổng Bí Thư Nơng Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro tháng 4 2009 đã đưa
quan hệ giữa hai nước bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu
trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa…
T thực tế diễn biến trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa
các nước lớn nói riêng những năm đầu thế kỷ XXI, có thể hiểu các khái niệm
hợp tác chiến lược, đối thoại chiến lược, quan hệ đối tác chiến lược trên một
số nét khái quát nhất.
Trước hết, hợp tác chiến lược là khái niệm chỉ sự phối hợp hoạt động
giữa hai hay nhiều nước trên cơ sở chia sẻ quan điểm gần gũi về một số các
vấn đề đối ngoại quan trọng nhằm giải quyết những thách thức chung trong
các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế… có liên quan đến lợi ích chiến lược
của mỗi nước. Quan hệ hợp tác chiến lược có đ c trưng chung ở tính ổn định
tương đối trong một giai đoạn xác định.



12

Khái niệm đối thoại chiến lược trong quan hệ giữa các nước, xét về quy
mô và cấp độ, thấp hơn so với hợp tác chiến lược. Đối thoại chiến lược chỉ sự
trao đổi quan điểm của các nước với nhau về những vấn đề có ý nghĩa chiến
lược trên phạm vi khu vực ho c toàn cầu nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
t đây có thể đi tới sự phối hợp hành động giải quyết những vấn đề cụ thể
trong quan hệ song phương và đa phương. Tính ổn định của quan hệ đối thoại
chiến lược không cao, dễ bị thay đổi do những va chạm, mâu thuẫn về lợi ích
quốc gia. Quan hệ Nga – Mỹ những năm v a qua là một trong những biểu
hiện rõ nét của hình thái quan hệ này.
Khái niệm đối tác chiến lược chỉ mối quan hệ ổn định lâu dài giữa hai
nước có sự tương đồng trong quan điểm, nhận thức về lợi ích chiến lược
tương hỗ, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực quan
trọng. Dạng thức quan hệ đối tác chiến lược là không chỉ kết hợp ch t ch
trong hợp tác chiến lược mà còn nhấn mạnh tới sự thay đổi những điểm chung
mang tính chiến lược giữa hai bên trong hợp tác về an ninh, quốc phịng, trao
đổi cơng nghệ cao… Theo cách hiểu này, hiện nay quan hệ Nga – Trung, và
trên một mức độ nhất định quan hệ Nga - Ấn đang tiến tới mối quan hệ với ý
nghĩa của khái niệm “đối tác chiến lược” [24, tr.13-14].
Mỗi quốc gia có thể xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với một tổ
chức hay một quốc gia khác xuất phát t sự mong muốn của hai bên và dựa
trên quan hệ đối tác chính về kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc
phòng… Với t ng đối tác cụ thể, chọn ra những lĩnh vực hợp tác có tính chiến
lược để xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Thông thường, quan hệ đối tác
chiến lược được xây dựng trên cơ sở quan hệ đối tác chính ở một vài lĩnh vực.
Ví dụ: quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc được xây dựng dựa
trên quan hệ ngoại giao và kinh tế là chủ yếu. Còn quan hệ đối tác chiến lược
giữa Mỹ và Nhật Bản lại được xây dựng trên quan hệ chính trị, kinh tế và an
ninh quốc phịng là chính.



13

Về quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản: Hằng năm hai
nước đều có các cuộc g p cấp cao. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai bên nhất
trí xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin
cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm Việt Nam 7 2004 của Ngoại trưởng
Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung “Vư n t i tầm cao m i của quan hệ
đối tác bền v ng”. Tháng 10 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính
thức Nhật Bản mở ra một giai đoạn mới “Hư ng t i đối tác chiến lược vì hịa
bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp đó, trong chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà
nước t 25-29 11 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng
Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc h n quan hệ Việt Nam và
Nhật Bản” và “Chư ng trình hợp tác hư ng t i quan hệ đối tác chiến lược”.
Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản t 19-22 4 2009, Tổng Bí thư Nơng
Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro nhất trí ra “Tuyên bố chung về quan hệ đối
tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Đây
có thể coi như một cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới toàn
diện và sâu sắc hơn giữa hai nước. Hai bên nhất trí cần tăng cường hơn nữa trao
đổi đoàn các cấp, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục và du lịch,
trong đó có việc hai bên cùng phối hợp xây dựng một lịch trình kế hoạch tổ chức
các hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm thắt ch t quan hệ hữu nghị và hợp tác.
Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản
được tuân thủ theo đúng 5 bước. Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược của
Việt Nam vì quyền lợi của hai quốc gia và vì sự phát triển, ổn định của cả khu
vực. Việt Nam và Nhật Bản đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược. Một
trong những động thái tích cực của nỗ lực này là hai nước đã ký Hiệp định đối
tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) vào ngày 25 12 2008 sau ba năm đàm phán
xây dựng đối tác kinh tế. Hiệp định VJEPA có hiệu lực kể t ngày 1 10 2009,

mở ra triển vọng phát triển hơn nữa của quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại
giữa Việt Nam và Nhật Bản, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.


14

1.1.1.2. Nhu cầu hợp tác
Một trong những cơ sở quan trọng của quan hệ “Đối tác chiến lược vì
hịa bình và phồn vinh ở châu Á”, trư c tiên là do vị thế của Nhật Bản trên
trường Quốc tế: Là một nước có nền kinh tế với sự cộng tác giữa cơng nghiệp
và chính phủ, tính ngun tắc cao trong công việc, nắm vững công nghệ cao
giúp Nhật Bản tiến bộ với tốc độ phi thường để trở thành siêu cường quốc kinh
tế đứng thứ hai trên thế giới. Nhật Bản có một trong những đồn tàu đánh cá
lớn nhất thế giới chiếm gần 15% lượng đánh bắt cá toàn cầu. Sự tăng trưởng
kinh tế thật ngoạn mục, trung bình 10% trong thập niên 1960, 5 % trong thập
niên 1970 và 1980, hiện nay đạt 6%. Vì vậy Nhật Bản là đối tác kinh tế rất
quan trọng, chiếm vị trí hàng đầu trên lĩnh vực quan hệ kinh tế với Việt Nam
Th hai: Việt Nam và Nhật Bản, hai nư c thuộc châu Á, đều nằm trong
vùng khí hậu gió mùa trải rộng t miền duyên hải Siberie ở phía Bắc đến
miền Nam Ấn Độ và cùng thuộc vùng nông nghiệp trồng lúa nước. Hai nước
khơng những có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn
giáo và t lâu đời có những mối giao lưu thân thiện.
Th ba: Xét về mặt lịch sử gi a Việt Nam và Nhật Bản đó có mối quan
hệ v i nhau từ lâu đời: T thế kỷ XV, có một số người Nhật cũng đến buôn
bán ở Việt Nam, ở thế kỷ XVI - XVII người Nhật có m t để mở phố xá bn
bán hàng hóa tại nhiều địa điểm t Nghệ An trở ra và đóng vai trị quan trọng
trong hoạt động kinh tế của nước ta. M t khác phong trào "Đông Du" do Phan
Bội Châu khởi xướng vào đầu thế kỷ XX là một sự kiện quan trọng trong
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời cận đại. Trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp xâm lược có nhiều sĩ quan binh lính Nhật tự nguyện gia nhập Việt

Minh, cùng nhân dân Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp. Trong thời
kỳ chiến tranh chống Mỹ xâm lược, phong trào ủng hộ Việt Nam dấy lên
mạnh m ở Nhật góp phần vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam.


15

Th tư: Quan hệ inh tế thư ng mại gi a hai nư c phát triển trư c hết
được xuất phát từ nhu cầu về lợi ch inh tế của cả hai bên. Trong điều kiện
nội tại của Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, lại luôn luôn có
nhu cầu ngày càng lớn về các nguồn nguyên liệu thơ, năng lượng cho phát
triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì việc gia tăng ngày càng
mạnh m các quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam là một hiện tượng
đương nhiên. Không chỉ trong lĩnh vực thương mại, các lĩnh vực khác như
đầu tư, viện trợ phát triển cũng ngày càng gia tăng mạnh hơn.
Về phía Việt Nam, là một nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội và
nhất là khoa học công nghệ cũng lạc hậu, thua kém xa so với nhiều nước
trong khu vực châu Á và trên thế giới. Vì thế để tiến hành cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, rút ngắn sự chênh lệch, thua kém đó, Việt Nam cần phải thông
qua các quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại, trong đó ngoại thương có vị trí, vai
trị động lực rất quan trọng trong việc phát huy có hiệu quả cao các lợi thế so
sánh của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở đó có ngoại tệ để nhập
khẩu trở lại t các nước tiên tiến các sản phẩm cần thiết, nhất là các vật tư
máy móc, kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại. Vì thế Việt Nam cần đẩy mạnh quan
hệ ngoại thương với Nhật Bản - một trong ba trung tâm kinh tế tư bản lớn
nhất thế giới. Những năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan
trọng về kinh tế - xã hội, trong những thành tựu đó, có sự đóng góp hiệu quả
của Nhật Bản, đ c biệt là nguồn vốn ODA, trên cơ sở là một đối tác quan
trọng của Việt Nam.
Th n m: Trong quan hệ với Việt Nam, ngoài nhu cầu kinh tế, Nhật

Bản cũng xuất phát từ nhu cầu ch nh trị, cụ thể là do nhận thức được Việt
Nam là một nước có vị trí địa lý rất quan trọng ở Đông Nam Á, mà Nhật Bản
cần tranh thủ nhằm tạo thành lá chắn cho sự mở rộng ảnh hưởng của hệ thống
xã hội chủ nghĩa trước đây mà Việt Nam vốn là thành viên trước đây và của


16

cả Trung Quốc ngày nay, một khi quan hệ Việt - Nhật được duy trì phát triển
đến mức khiến Việt Nam luôn phải chịu sự ràng buộc, phụ thuộc vào Nhật
Bản về kinh tế. Mong muốn này ngày càng được củng cố thêm sau khi Việt
Nam thống nhất đất nước khiến cho Mỹ mất đi vai trò chi phối sự phát triển
của đất nước này. Khi Nhật Bản càng củng cố ý đồ tăng cường các quan hệ
kinh tế phụ thuộc lẫn nhau với Việt Nam để qua đó càng nâng cao hơn vị trí,
vai trị cường quốc khu vực của Nhật Bản ở Đông Nam Á (ĐNA), là khu vực
kinh tế phát triển đầy hứa hẹn, nhiều tiềm năng phát triển khiến cho Nhật Bản
ln có nhu cầu mở rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư với
các nước này, với mong mốn ĐNA là "sân sau" ổn định hịa bình để an tâm
phát triển kinh tế vỡ Nhật Bản là nước đảo khơng có những điều kiện thiên
nhiên phong phú như Mỹ.
Th sáu: Trong lĩnh vực an ninh giữa Việt Nam - Nhật Bản có xuất hiện
những điểm chung về lợi ích chính trị là duy trì hịa bình và ổn định ở khu vực
ĐNA và coi an ninh quốc gia là một bộ phận cấu thành không thể tách rời khỏi
an ninh khu vực và thế giới. Việt Nam - Nhật Bản đều có nhu cầu hợp tác về an
ninh và đều thấy sự cần thiết phải thay đổi tư duy trong quan hệ quốc tế, phải
tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa hai nước và cố gắng tìm ra những
điểm tương đồng nhằm đáp ứng được nhu cầu của mỗi nước. Trong quan hệ
giữa hai nước, có điều đáng chú ý là Nhật Bản không gắn vấn đề mà phương
tây gọi là "Dân chủ và nhân quyền" ở các nước châu Á. Hai nước đó và đang
hợp tác ch t ch với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Với những lý do nêu trên mà trong thời kỳ chiến tranh lạnh vượt qua
rào cản về chính trị, Nhật Bản vẫn cố gắng duy trì ở mức độ nhất định các
quan hệ hợp tác với Việt Nam, trong đó chú trọng hơn cả là hoạt động thương
mại. Sự gia tăng trở lại các quan hệ hợp tác của Nhật Bản kinh tế với Việt
Nam do đó lại càng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn nhiều nhờ đường lối


17

đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với
tinh thần: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển", t năm 1986 đến nay càng tạo
cơ hội cho việc rộng mở quan hệ với các nước láng giềng châu Á và cả các
nước phương Tây, trong đó có Nhật Bản. Đồng thời t sau chiến tranh lạnh,
Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngo t điều chỉnh chính sách đối ngoại
theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên
thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò
và ảnh hưởng trên thế giới và Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD). Theo
đó, chính sách đối ngoại được triển khai theo các hướng cơ bản sau: Giải
quyết hịa bình các cuộc xung đột đối với khu vực; giải tr qn bị và khơng
phổ biến vũ khí hạt nhân; duy trì phát triển kinh tế thế giới; giải quyết các vấn
đề toàn cầu và hợp tác với các nước đang phát triển trong giai đoạn chuyển
đổi kinh tế, trong đó quan hệ hợp tác với các nước ASEAN là một trong
những chính sách đối ngoại quan trọng của Nhật Bản, trong đó Việt Nam
được đ t vào vị trí trung tâm ở khu vực ĐNA với sự đánh giá cao về tiềm
năng phát triển kinh tế cũng như tinh thần cần cù chịu khó, Nhật Bản ln
tích cực ủng hộ các chính sách đổi mới của Việt Nam, khuyến khích Việt
Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào các tổ chức APEC, WTO, ARF,
PECC, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật..), coi trọng quan hệ hợp
tác toàn diện và tin cậy vào đối tác Việt Nam, muốn Việt Nam ủng hộ Nhật

Bản trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... Thể hiện
rõ hai bên đều quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhau, giành cho nhau vị
trí xứng đáng trong chính sách đối ngoại của mình và hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Tóm lại: Những lợi ích cơ bản và chủ yếu nêu trên đối với mỗi nước,
đ c biệt là sự g p gỡ về lợi ích giữa hai nước chính là cơ sở, động lực rất quan


18

trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển hơn nữa tương xứng
với tầm vóc cần có của quan hệ đối tác chiến lược cũng như truyền thống tốt
đẹp vốn có của mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
1.1.2. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của
mỗi nước
1.1.2.1. Việt Nam trong ch nh sách đối ngoại của Nhật Bản
Với tham vọng trở thành một cường quốc toàn diện trong tương lai,
Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình theo ba hướng – cịn
được gọi là chính sách đa phương vị: (1) Duy trì và nâng cấp Hiệp ước an
ninh Nhật – Mỹ và tăng cường quan hệ với các nước phương Tây trong nhóm
G7; (2) Quay trở lại Châu Á nhằm giành vai trò chủ đạo ở khu vực; (3) Tham
gia hợp tác tích cực trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, gánh trách nhiệm trước
các vấn đề toàn cầu và giành ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an của tổ
chức này. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tập trung vào hai nội dung
chính: Kinh tế và định hướng chiến lược vào Mỹ. Đây là hai vấn đề xun
suốt q trình thực hiện chính sách đối ngoại của Nhật Bản t trước tới nay,
quy định đ c điểm ngoại giao của Nhật Bản khác với nhiều nước. Tuy nhiên,
t những năm 1980 trở lại đây, đ c biệt sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc,
tình hình thế giới và trong nước của Nhật Bản cũng đã có nhiều thay đổi
mạnh m . Người ta bắt đầu nói đến sự điều chỉnh chính sách của Nhật Bản

bằng việc “sử dụng quyền lực mềm” và “ngoại giao v n hóa trong hoạt động
ngoại giao. Cùng với sự xuất hiện trở lại của tư tưởng “Hợp tác hu vực Châu
Á – Thái Bình Dư ng , sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại đ c biệt liên
quan đến khu vực này được phản ánh rất rõ trong quan hệ Nhật Bản với các
nước Đông Nam Á, trong đó có Đơng Dương và Việt Nam.
Chủ trương quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương khơng chỉ đến
những năm gần đây Nhật Bản mới đưa ra mà đã được đề cập đến t trước đó.


19

Trong chiến tranh lạnh, Nhật Bản thi hành chính sách “Thốt Á, nhập Âu , tự
coi mình là một thành viên của phương Tây. Chiến tranh Lạnh kết thúc, ranh
giới giữa các quốc gia khơng cịn là ý thức hệ mà là sức mạnh kinh tế. Nhận
thấy những tiềm năng to lớn của Châu Á, ngày t đầu thập niên 1990, Nhật
Bản đã có chính sách quay trở lại Châu Á mong tìm kiếm vai trị chủ đạo ở
khu vực này và coi đây là cơ sở để vươn lên thành một quốc gia toàn diện.
Nhật Bản hướng tới mục tiêu này trước hết bằng các chính sách đầu tư, bn
bán, viện trợ nhằm duy trì vai trị chủ đạo kinh tế. T mục tiêu kinh tế, nước
Nhật hướng sang mục tiêu chính trị - an ninh bằng sáng kiến an ninh khu vực,
tham gia giải quyết vấn đề Campuchia và duy trì Diễn đàn phát triển tồn diện
Đơng Dương. Những nỗ lực này được phần lớn cộng đồng Châu Á ủng hộ,
tuy nhiên mức độ ủng hộ là không giống nhau. Vì vậy, Nhật Bản đã thơng qua
một biện pháp mang tính lâu dài: Xây dựng lịng tin gi a Nhật Bản v i các
nư c trong hu vực. Ở đó, Đơng Nam Á đóng một vị trí vơ cùng quan trọng
giúp Nhật Bản đạt được các mục tiêu đối ngoại của mình.
Đơng Nam Á v a là một trong những thị trưởng chủ chốt của Nhật
Bản, v a là mỏ nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của xứ sở này. Chính
sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Đông Nam Á được thể hiện rõ trong học
thuyết Fukuda với ba quan điểm cơ bản như sau:

(1). Nhật Bản cam ết sẽ hông trở thành một cường quốc quân sự.
(2). Nhật Bản sẽ thiết lập quan hệ chân thành và tin cậy v i các nư c
Đông Nam Á trên c sở hiểu biết “từ trái tim đến trái tim .
(3). Nhật Bản sẽ là người bạn bình đẳng của các nư c Đông Nam Á,
thúc đẩy sự hiểu biết và quan hệ v i các nư c Đơng Dư ng, đóng góp
vào hịa bình, thịnh vượng ở hu vực.
Có thể nói, học thuyết Fukuda (cuối những năm 1970) chính là cơ sở cho
chính sách Đơng Nam Á của Nhật Bản khơng chỉ ở thời điểm đó mà còn nguyên


20

giá trị cho đến bây giờ. Tính đến nay, chính trường Nhật Bản đã trải qua khá
nhiều biến động, với nhiều đời thủ tướng khác nhau, song chính sách trên vẫn
nhất quán, góp phần nâng các mối quan hệ của nước này lên những bước phát
triển mới đó là: Tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với các nước châu
Á, trước hết là các nước Đông Nam Á, t ng bước biến Đông Nam Á v a thành
“sân sau” của Nhật Bản, v a thành điểm tựa cho Nhật Bản vươn lên trở thành
cường quốc chính trị thế giới. Điều này thể hiện trong các Học thuyết mang tên
các vị Thủ tướng Nhật Bản sau chiến tranh lạnh là Học thuyết Miyazaoa (1993),
Học thuyết Hasimôtô (1997), Kế hoạch Ôbuchi (1998-2000), nhất là những hoạt
động đối ngoại của Thủ tướng Nhật Bản là Kôizumi (2001-2006), Học thuyết
Fu uda m i (2008), Ch nh sách ngoại giao Hatoyama (2009), Ch nh sách ngoại
giao Naoto Kan (2010) và ch nh sách ngoại giao của Y Nơđa. Chính quyền mới
cũng tiếp tục dành sự quan tâm cao đến việc gia tăng hợp tác thực chất với
ASEAN nói chung, với các cơ chế thuộc ASEAN (như Hợp tác tiểu vùng sông
Mê-kông, hợp tác nhóm 4 nước CLMV– Cămpuchia, Lào, Mianma, Việt
Nam…) và t ng nước ASEAN nói riêng.
Thực hiện các học thuyết của các Thủ tướng cũng chính là sự khẳng
định vị trí quan trọng của Đơng Nam Á trong chính sách ngoại giao Nhật Bản,

đảm bảo lợi ích về kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của Nhật Bản trong khu
vực và thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ ổn định và liên kết giữa
các nước trong khu vực.
Động lực để Nhật Bản giành sự ưu tiên nhiều hơn cho Đơng Nam Á
trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình là do những tác động
tương hỗ giữa Nhật Bản và các nước đối tác. Thực tế của quá trình hợp tác kinh
tế Nhật Bản với các nền kinh tế Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ qua cho thấy
Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam là nơi mang lại nguồn cung và cầu to lớn
cho kinh tế Nhật Bản. Trước đây, nguồn cung lớn được tạo cho Nhật Bản t


21

khu vực này là nguyên liệu, năng lượng, các loại sản phẩm cơng nghiệp chế tạo
và nhiều loại hàng hóa tiêu dùng khác nhau. Ngày nay, nguồn cung được bổ
sung thêm là nguồn nhân lực trực tiếp. ĐNA trong đó có Việt Nam cũng tạo ra
nguồn cầu lớn cho Nhật Bản khi trở thành thị trường tiêu thụ lớn của nước này
đối với các loại hàng hóa và cơng nghệ cao. Vì vậy trong khn khổ hợp tác
khu vực, Nhật Bản đ c biệt coi trọng cơ chế ASEAN+1 không chỉ bởi hiệu quả
thực chất của diễn đàn này mà đối với Nhật Bản, quan hệ với ASEAN còn
được coi như “Hạt nhân của Hợp tác khu vực Đông Á”. Ngược lại, Nhật Bản là
đối tác truyền thống của ASEAN. Trong những năm đầu thế kỷ XX, vai trò của
Nhật Bản đối với sự ổn định, hợp tác và phát triển của Đông Nam Á càng trở
nên quan trọng. Về phương diện an ninh, sự duy trì liên minh Nhật - Mỹ là một
trong những nhân tố cân bằng chiến lược tại khu vực trước sức mạnh quân sự
ngày càng tăng của Trung Quốc. Về kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là nguồn vốn,
nguồn đầu tư công nghệ và thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu của ASEAN.
Trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang triển khai xây dựng Cộng đồng
ASEAN, Nhật Bản là một trong những đối tác hàng đầu có đủ nhiệt tình và
năng lực trợ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển nội bộ các nước ASEAN. Do

vậy, đối với cả hai phía, phát triển mối quan hệ Nhật Bản - ASEAN tốt đẹp
cũng chính là thúc đẩy quan hệ hợp tác ở Đông Á thành cơng.
Như vậy, Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với Đơng Dương và
trong đó có Việt Nam là sự thể hiện thống nhất chính sách của Nhật Bản với
Đơng Nam Á. Chính sách của Nhật Bản đối với nước ta có sự thay đổi khá rõ
rệt qua các giai đoạn khác nhau. Cụ thể là:
Trư c n m 1973, Nhật ủng hộ Mỹ chống lại nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa. Trong khn khổ chiến lược chống cộng sản của Mỹ ở Tây Thái
Bình Dương, chính phủ Nhật Bản đó ủng hộ cuộc chiến tranh của Mỹ và
chỉ duy trì quan hệ ch t ch với Nam Việt Nam, chính thức làm ngơ sự có


22

m t của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ch nh sách của Nhật Bản đối
v i Việt Nam đó thay đổi một cách nhanh chóng sau hi Hiệp định hịa
bình Paris được ý ết vào tháng 1 n m 1973. Có thế khẳng định, việc bình
thường hóa quan hệ hai nước là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với
việc mở đầu và phát triển mối quan hệ giữa hai nước sau này. Sự kiện này
cũng đánh dấu bước độc lập và chủ động trong chính sách ngoại giao của
Nhật Bản. Như vậy, chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với Việt Nam
thực sự đã có nhiều thay đổi và tiến triển mạnh m kể t đầu những năm
1990 đến nay, thực tế đó được quyết định bởi nhiều yếu tố:
Trư c hết, sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực
đó tạo ra những cơ hội thuận lợi để các nước có thể mở rộng quan hệ trao đổi
và hợp tác với nhau. Xu thế hịa dịu, hợp tác đó trở nên nổi trội ở khu vực
Châu Á cũng như Đơng Nam Á, đó tạo điều kiện để Nhật Bản có thể thực
hiện đầy đủ chính sách đổi mới của mình tại khu vực này. Nhất là khi mối lo
ngại về vấn đề bất ổn và xung đột lan rộng ở Campuchia đó được giải quyết
và qua đó vai trị của Nhật Bản cũng trở nên nội bật hơn. Trước bối cảnh mới,

chúng ta thấy rõ sự nỗ lực và hợp tác có hiệu quả của Việt Nam, Nhật Bản,
Trung Quốc... cũng như các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế trong việc
tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo hịa bình, ổn định tình hình khu vực.
Th hai, chính những thay đổi bên trong của Việt Nam đó tác động
khơng nhỏ đến cái nhìn và chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Nhất là chính
sách Đổi mới được khởi xướng tại Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt
Nam năm 1986 đó tạo ra bước ngo t mới không chỉ trong kinh tế mà trong cả
đường lối đối ngoại. Việt Nam dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế cũng như
sự cơ lập về m t chính trị, hội nhập tích cực vào khu vực và trên thế giới. Đây
là điều kiện thuận lợi, là cơ sở tin cậy cần thiết để Nhật Bản đẩy mạnh hơn
quan hệ với nước ta trên các khía cạnh sau: Tiếp tục tăng cường quan hệ kinh


23

tế với Việt Nam. Mở rộng các hình thức hợp tác không chỉ trong lĩnh vực kinh tế
mà cũng cả trong các lĩnh vực quan trọng khác như chính trị, an ninh, văn hóa
cùng các vấn đề quốc tế và khu vực. Tiếp tục thưc hiện chính sách “cầu nối”
giữa Đông Nam Á và Việt Nam.
Như vậy, với sự điều chỉnh chiến lược phát triển nói chung, lĩnh vực
đối ngoại nói riêng, chắc chắn vị thế của Nhật Bản s thay đổi, s có vai trị
lớn trong cục diện chính trị khu vực và thế giới. Điều này có nhiều ảnh hưởng
đến diện mạo quốc tế nói chung cũng như t ng nước nói riêng, xét cả về
phương diện đa phương và song phương, góp phần mở rộng hơn nữa mối
quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam - Nhật Bản.
1.1.2.2. Nhật Bản trong ch nh sách đối ngoại của Việt Nam
Vị trí quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản tất yếu không phải là quan hệ lợi ích một chiều. Hơn ai hết, với tư cách là
một nước nhỏ và có ý thức về vị trí chiến lược của mình, Việt Nam cảm nhận
sâu sắc những ích lợi lâu bền t mối quan hệ “có dun” này. Để có thể đi

đến việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước năm 1973 khơng chỉ do chủ
động t phía Nhật Bản mà chính Việt Nam cũng có thái độ và thể hiện sự
mong muốn đó. Điều này xuất phát t đường lối đối ngoại ở thời kỳ này của
Việt Nam nhằm tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ với phương châm “thêm bạn b t thù .
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khởi xướng
công cuộc đổi mới, đồng thời cũng đ t cột mốc mở đầu quá trình hình thành
chính sách đối ngoại đổi mới. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong
nước, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới tư duy đối ngoại, thực
hiện sách lược thêm bạn bớt thù, phá thế bị bao vây, cấm vận và mở rộng
quan hệ quốc tế. Đây là điều kiện để Đảng ta t ng bước phát triển đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở trong thời kỳ đổi mới.


24

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) là bước phát triển mới
trong việc hình thành và hồn thiện chính sách đối ngoại đổi mới. Văn kiện
đại hội khẳng định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương
hóa, đa dạng hóa, đồng thời long trọng tuyên bố quan điểm: “Việt Nam muốn
là bạn v i các nư c trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập
và phát triển [10, tr.38].
Sau 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đã thu được những thành tựu
bước đầu rất quan trọng, đất nước ta đã vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế kéo dài, đời sống nhân dân không ng ng được cải thiện, quan hệ đối ngoại
mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta được củng cố và nâng cao. Trong bối
cảnh đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) phát triển
chính sách đối ngoại đổi mới, đưa ra chủ trương “Xây dựng nền kinh tế mở”,
“Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.
Trên cơ sở những thành tựu đối ngoại đã đạt được, bước sang năm đầu

tiên của thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định
rõ thêm đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ quốc tế. Đại hội lần đầu tiên nêu chủ trương “chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế”; đồng thời bổ sung, phát triển quan điểm: “Việt Nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nư c trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển [12, tr.45]. Sự bổ sung và
phát triển mới này, một m t thể hiện đường lối đối ngoại hịa bình, hữu nghị
của Đảng, Nhà nước ta, mong muốn chân thành s là bạn với những ai mong
muốn là bạn của Việt Nam; m t khác, biểu thị thái độ trách nhiệm cao của
nước ta (là đối tác tin cậy) trong quan hệ quốc tế.
So với các Đại hội trước đó, Đại hội IX còn nhấn mạnh tầm quan trọng
của mối quan hệ với các nước lớn nói riêng và các nước phát triển nói chung.
Đảng ta chủ trương: “Thúc đẩy quan hệ đa dạng v i các nư c phát triển


25

(trong đó có Nhật Bản). Nhận rõ vai trị quan trọng của các nước lớn trong
quan hệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Các nước này đang chi phối
q trình tồn cầu hóa, nhưng họ cũng có nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác về
lợi ích của chính họ; đồng thời, họ cũng có mâu thuẫn về lợi ích với nhau.
Cho nên, Việt Nam cần và có thể tranh thủ để phát triển quan hệ với mỗi nước
thông qua việc phát triển quan hệ đa dạng, bao gồm cả quan hệ chính phủ và
phi chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, công
nghệ… để thu hút các nguồn lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… cho
sự phát triển đất nước, tạo một mơi trường hịa bình, ổn định lâu dài.
Trong Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình m i (2003), Đảng ta xác định thúc đẩy quan hệ với các
nước và trung tâm lớn (như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…) trên
ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, khơng can thiệp công việc nội bộ của

nhau, tạo thế đan xen lợi ích giữa các nước với nước ta; tránh bị rơi vào thế
đối đầu, cô lập hay lệ thuộc. Đây là bước phát triển mới của Đảng, Nhà nước
ta trong chính sách đối với các nước lớn, các nước phát triển nói riêng và
trong chính sách đối ngoại đổi mới nói chung.
Trước thực tiễn mới của q trình hội nhập quốc tế của nước ta, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) tiếp tục bổ sung, làm rõ chính sách đối
ngoại đổi mới. Đại hội khẳng định quan điểm: “Chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực
khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,
tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”, “đưa các quan hệ
quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững...” [13; tr. 112]
Trên cơ sở những thành tựu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) và các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đều khẳng định


×