Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học khu vực hà nội hiện nay (khảo sát sinh viên các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học bách khoa, đại học sư phạm và học viện báo chí và tuyên truyền)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ TRẦN LAN HƯƠNG

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHU VỰC
HÀ NỘI HIỆN NAY
(Khảo sát sinh viên các trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm
và Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG

HÀ NỘI - 2013


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



ĐH

:

Đại học

FB

:

Facebook

MXH

:

Mạng xã hội

Nxb

:

Nhà xuất bản

SV

:

Sinh viên


PGS

:

Phó giáo sư

TS

:

Tiến sỹ

TNSV

:

Thanh niên sinh viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 13
1.1. Lý luận chung về mạng xã hội .......................................................... 13
1.2. Vai trò của mạng xã hội đối với sự phát triển kinh tế, chính trị - xã
hội và báo chí – truyền thơngcủa nước ta hiện nay ........................... 22
1.3. Vai trò của mạng xã hội đối với sinh viên ở nước ta hiện nay.............. 38
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 49
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH
VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ... 50

2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên một số trường đại
học trên địa bàn Hà Nội.................................................................... 50
2.2. Những ưu điểm trong việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ............ 66
2.3. Nhược điểm của mạng xã hội đối với sinh viên ................................... 71
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 84
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
TĂNG CƯỜNG TÍNH TÍCH CỰC TRONG VIỆC SỬ DỤNG
MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ................................................. 85
3.1. Nhà nước đối với vấn đề quản lý mạng xã hội..................................... 85
3.2. Quản lý việc sử dụng mạng xã hội trong trường đại học...................... 95
3.3. Một số gợi ý cho sinh viên khi sử dụng mạng xã hội ......................... 101
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 107
KẾT LUẬN.............................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 111


DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TT
Bảng 1.1.

Tên các hình, bảng, biểu đồ

Trang

Tỷ lệ người trưởng thành và thanh niên sử dụng

46

MXH tại Việt Nam
Bảng 2.1


Tỉ lệ sử dụng MXH của nhóm SV các trường đại học

50

được nghiên cứu
Bảng 2.2.

Giới tính sinh viên các trường ĐH trong điện khảo sát

51

Bảng 2.3.

Ngun nhân MXH khơng được nhóm SV sử dụng

51

Bảng 2.4.

Tỷ lệ các địa điểm sử dụng MXH của SV

54

Bảng 2.5.

Trung bình thời gian sử dụng Internet và mạng xã

55


hội trong 1 tuần
Bảng 2.6.

Mức độ sử dụng MXH so với các hoạt động khác

56

Bảng 2.7.

Những loại thông tin thường được chia sẻ trên MXH

61

Bảng 2.8.

Những bất lợi mà mạng xã hội đem lại cho sinh viên

72

Biểu đồ 2.1

Tần suất sử dụng MXH của SV các trường ĐH trên

53

địa bàn Hà Nội
Biểu đồ 2.2

MXH được SV các trường ĐH HN ưa chuộng


58

Biểu đồ 2.3

Các hoạt động chính của sinh viên trên MXH

59

Biểu đồ 2.4

Những nội dung thường được chia sẻ trên MXH

60

Biểu đồ 2.5

Tỷ lệ bạn bè trên mạng xã hội của sinh viên

62

Hình 1.1

Ảnh chụp trang FB mang tên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

32

Hình 1.2

Ảnh chụp bài báo “Tràn lan trang web mạo danh


33

lãnh đạo”
Hình 2.1.

Câu slogan ý nghĩa của một facebooker về nguyên
tắc cho những mối quan hệ trên mạng xã hội.

81


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số khi mà mỗi giây mỗi phút trơi
qua có khơng biết bao nhiêu là hoạt động trên Internet đang diễn ra. Cùng với
sự tiến bộ của công nghệ, sự ra đời của mạng xã hội trực tuyến đời đánh dấu
một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta giao tiếp với nhau và dẫn đến những
điều mà trước kia chưa bao giờ có: Chẳng hạn như chỉ trong một thời gian
ngắn (một vài ngày), người dân các nước Ả Rập đã tập hợp được một lực
lượng lớn tham gia biểu tình lật đổ chính phủ tham nhũng thành cơng hồi đầu
năm 2011; hay cũng chỉ trong ít ngày, người dân khắp nơi trên thế giới quyên
góp được những số tiền lớn đế nhanh chóng giúp những nạn nhân trong thảm
họa động đất sóng thần tại Sendai, Nhật Bản hồi tháng ba cùng năm đó...
Sự ra đời ồ ạt của các mạng xã hội thời gian gần đây trên thế giới cũng
như ở Việt Nam với những tính năng, với nguồn thông tin phong phú, đa
dạng, đã thật sự đi vào trong đời sống của các cư dân mạng. Với những chức
năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, mạng
xã hội ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn
hóa… của cư dân mạng nói chung, và bộ phận khơng nhỏ giới trẻ nói riêng,

đặc biệt là bộ phận sinh viên. Đây là những người trẻ với những đặc điểm về
phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện
nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
Với tình hình đó, tác giả xin chọn đề tài nghiên cứu vấn đề sử dụng
mạng xã hội, trong đó đối tượng là sinh viên Đại học khu vực Hà Nội hiện
nay làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. Việc nghiên cứu về vấn đề sử
dụng mạng xã hội đối với sinh viên cũng có những ý nghĩa về lý luận và thực
tiễn nhất định.


2
Về mặt lý luận, nghiên cứu này khẳng định lại những lý thuyết về mạng
xã hội trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu này là sự kế thừa và thực tế
hóa những cơng trình nghiên cứu về mạng xã hội trước đó, làm tài liệu tham
khảo cho những cơng trình nghiên cứu sau.
Về mặt thực tiễn, đây sẽ là một cơng trình nghiên cứu chi tiết trả lời cho
câu hỏi về thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học khu vực Hà
Nội hiện nay (những thói quen, cách thức lựa chọn, tiếp nhận các nguồn thông
tin từ mạng xã hội và những ứng dụng của mạng xã hội trong học tập, đời sống
và ngành nghề tương lai…). Từ đó đưa ra những phương pháp để sử dụng cơng
nghệ mới này một cách có hiệu quả nhất, giúp những sinh viên có định hướng
tốt về các nguồn thông tin, sử dụng nguồn thông tin một cách có kiểm chứng
và chính thống trên mạng xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nước ta và
bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Đồng thời đề
xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng và vai trò của nhà nước trong quản lý
mạng xã hội, của nhà trường trong vấn đề quản lý giáo dục và đào tạo.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng mạng xã hội đã không còn là đối
tượng nghiên cứu mới mẻ. Nhưng khi đặt trong bối cảnh cạnh tranh thông tin

khốc liệt cùng xu hướng tồn cầu hóa về kinh tế và văn hóa như hiện nay, khi
mà mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến. Đến nỗi đi đến đâu ta cũng có thể nhìn
thấy, nghe thấy sự hiện diện của nó thì việc nghiên cứu mạng xã hội theo hướng
cách thức sử dụng, tiếp nhận và khai thác nó đối với đối tượng sinh viên, cụ thể
là sinh viên Đại học khu vực Hà Nội hiện nay còn là một yêu cầu bức thiết.
Hiện nay chưa có cơng trình độc lập nào nghiên cứu chuyên sâu về đề
tài sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên Đại học khu vực Hà Nội hiện nay.
Nhưng có một số sách và cơng trình nghiên cứu ít nhiều liên quan đến vấn đề
này được tổng hợp dưới đây.


3
- Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản (Tác giả Nguyễn Thị Trường
Giang) - Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử. Trình
bày đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử, mơ hình tịa soạn và quy trình sản
xuất thơng tin của báo mạng điện tử. Hướng dẫn cách viết và trình bày nội dung
báo mạng, kèm theo một số tờ báo mạng điện tử tiêu biểu ở Việt Nam.
- Mark Zuckerberg: Hiệu ứng facebook và cuộc cách mạng toàn cầu
của mạng xã hội (Tác giả Kirkpatrick- Dịch giả Tùng Linh) - Phân tích chi
tiết về ảnh hưởng và chiến lược của Công ty Facebook (một trong những
mạng xã hội lớn nhất trên thế giới hiện nay) trong đời sống xã hội. Q trình
phát triển khơng ngừng nghỉ của mạng xã hội này từ ngày được thai nghén ý
tưởng và từng bước đạt thành công ngày hôm nay, cũng như Facebook ảnh
hưởng tới cuộc sống xã hội như thế nào.
- Mạng xã hội và sinh viên báo chí - Đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên Nguyễn Phương Anh, sinh viên báo in K28A2, Khoa Báo chí, Học
viện Báo chí và Tun truyền (năm 2011). Trong đó nhóm tác giả là sinh viên
Khoa Báo chí này đã nghiên cứu thực trạng sử dụng các mạng xã hội của sinh
viên các chuyên ngành báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay,
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng các mạng xã hội

của sinh viên báo chí, như một cơng cụ bổ trợ cho hoạt động học tập, luyện kỹ
năng sống và kỹ năng nghề nghiệp.
- Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty Marketing ExactTarget và
công cụ quản lý phương tiện CoTweetCoTweet: trong 44 người thường xuyên
sử dụng thư điện tử và 1506 người dân Mỹ từ 15 tuổi trở lên với đề tài về các
ưu điểm và nhược điểm của email, Facebook và Twitter. Tuy nhiên, báo cáo
từ kết quả nghiên cứu này đã phủ định những tác động tiêu cực của mạng xã
hội đối với giao tiếp trực tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy số người gặp gỡ
bạn bè và liên lạc theo cách truyền thống, qua điện thoại nhiều hơn nhờ sử


4
dụng Facebook và Twitter: 60% người sử dụng Facebook nói rằng mạng xã
hội không hề tác động đến tần suất họ gặp gỡ bạn bè và 46% người dùng
Twitter cũng có đồng quan điểm.
- Đề tài “The influence of Social Networking Sites to the Interpersonal
Relationships of the students of Rogationist College” (Ảnh hưởng của mạng
xã hội tới các mối quan hệ giao tiếp của sinh viên ở trường Cao đẳng
Rogationist) được thực hiện bởi John Manuel C. Asilo, Justine Angeli P.
Manlapig và Jerremiah Josh R. Rementilla trong năm học 2009-2010 ở
Philipine. Mục đích nghiên cứu này là đưa ra những lời đề nghị, lời khuyên để
góp phần giúp các bạn sinh viên phần nào về việc nhận thức tầm ảnh hưởng
của mạng xã hội và xem xét làm thế nào để sử dụng mạng xã hội một cách
hiệu quả, hợp lí cũng như việc cải thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội
một cách thân thiện, tốt đẹp từ các trang mạng này.
- Nghiên cứu “Impact of Social networking websites” (Tác động của
các trang web mạng xã hội). Trong nghiên cứu này đề cập tới tác động chủ
yếu của MXH lên đối tượng SV. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng MXH hiện nay đã
có tác động lớn đến thế giới mạng, hiện tại giới trẻ mà chủ yếu là SV tham gia
và sử dụng phần lớn thời gian trên MXH để kết nối bạn bè. Họ coi cuộc sống

trên mạng và một phần khơng thể thiếu, đó là nơi họ thể hiện bản thân và
cũng là nơi họ kết bạn, chia sẻ các mối quan tâm với bạn bè. Vì vậy khơng
khi ngờ về việc các MXH ảo có tác động lớn đến bản thân người sử dụng.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các thanh niên Mỹ hiện nay tham gia
vào các MXH để chia sẻ những thông tin ngắn hơn là dành thời gian viết blog
thể hiện bản thân. Điều này cho thấy sự thay đổi mục đích sử dụng MXH của
thanh niên Mỹ trong những năm gần đây. Sự giao lưu giữa những thành viên đến
từ các đất nước khác nhau cũng đang trở thành một nguyên nhân khiến sự giao
lưu văn hóa dễ dàng hơn, sự giao lưu văn hóa này cũng tạo thành những xu


5
hướng văn hóa mới thâm nhập vào đời sống xã hội của chính họ, tạo nên những
ảnh hưởng nhất định. Việc có thể chia sẻ hình ảnh của bạn, video ưa thích, có thể
thảo luận về bất kỳ chủ đề với bạn bè của bạn bằng cách sử dụng MXH là cách
những người sử dụng đang vơ tình tạo ra những ảnh hưởng, tác động lên nhau.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có một hội thảo về MXH với chủ đề
“Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh”. Các diễn giả
tham gia hội thảo tham gia chương trình đã nêu lên được nhiều vấn đề, cung
vấp nhiều cách nhìn về MXH nhưng nhìn chung vẫn chưa có những số liệu và
dẫn chứng phần lớn là nêu ra nhưng trường hợp thật sự cá biệt.
Trong các cơng trình nghiên cứu này, có một số đã đi vào tìm hiểu,
đánh giá thực trạng một cách tổng quát hoạt động của mạng xã hội trên thế
giới, một số tiếp cận và khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội dưới góc
nhìn của sinh viên. Tuy nhiên cùng một vấn đề, mỗi cơng trình có cách tiếp
cận và khai thác vấn đề khác nhau, phạm vi và đối tượng nghiên cứu cũng
khác nhau. Cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học cụ thể,
nghiên cứu tập trung vào thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại
học khu vực Hà Nội hiện nay, những điểm tiêu cực và tích cực từ góc nhìn
nhà nước pháp luật, kinh tế xã hội, kỹ thuật và nhà quản lý giáo dục.

Vì vậy, luận văn Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
khu vực Hà Nội hiện nay (Khảo sát sinh viên các trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm và Học viện Báo chí
và Tuyên truyền) sẽ kế thừa và phát huy các luận điểm đã được nghiên cứu
của các tác giả về mạng xã hội Việt Nam nói chung, thông tin sử dụng mạng
xã hội của giới trẻ nói riêng và trên cơ sở đó, nghiên cứu đánh giá việc sử
dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học khu vực Hà Nội hiện nay từ đó đề ra
các giải pháp kiến nghị góp phần giải quyết những hạn chế còn tồn tại.


6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên một số trường
đại học khu vực Hà Nội hiện nay (cụ thể là sinh viên các trường: Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm và Học
viện Báo chí và Tuyên truyền). Trên cơ sở phân tích, đánh giá từ đó có những
giải pháp định hướng cho SV sử dụng MXH một cách có ích và đề xuất một
số biện pháp cho các nhà quản lý MXH được tốt hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài như sau:
- Tìm hiểu về các MXH hiện nay
- Tìm hiểu về tâm lý và nhu cầu sử dụng MXH của SV nói chung và
SV của các trường đại học nghiên cứu kể trên nói riêng.
- Khảo sát thực trạng sử dụng MXH của SV các trường: Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm và Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
- Phân tích sự tác động qua lại của MXH với SV và ảnh hưởng của nó.
- Đề xuất một số giải pháp định hướng cho SV sử dụng MXH một cách

hiệu quả và lành mạnh.
- Đề xuất một số biện pháp cho các nhà quản lý MXH.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng MXH của SV Đại học khu vực Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập
thôn tin từ SV của 4 trường đại học trong địa bàn Hà Nội, đại diện cho một số


7
lĩnh vực khác nhau:
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (đại diện cho khối khoa học xã hội)
- Đại học Bách Khoa ( đại diện cho khối khoa học tự nhiên)
- Đại học Sư phạm Hà Nội (trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và tồn xã hội)
- Học viện Báo chí và Tun truyền (trung tâm quốc gia lớn về đào tạo
giảng viên lý luận, phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên truyền, đội ngũ
những người làm công tác tư tưởng cho đất nước...).
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm chủ trương, chính sách
của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước về vai trò của Báo chí và các
phương tiện truyền thơng đại chúng trong tổ chức, quản lý, giám sát xã hội,
đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục tư tưởng và định hướng chuẩn mực đạo đức,
giá trị xã hội hiện nay.
Luận văn sử dụng một trong những lý thuyết chính sau đây:
- Lý thuyết báo chí
Quan niệm chung, lịch sử hình thành và phát triển, chức năng, ngun
tắc của báo chí được mơ tả trong các cơng trình nghiên cứu sau:

+ PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn (1993), Cơ sở lý luận báo chi, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
+ Dương Xn Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (1995), Cơ sở lý
luận báo chí truyền thơng, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.
Đề tài cũng sử dụng lý thuyết về tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của
cơng chúng nói chung và cơng chúng thanh niên nói riêng, được tác giả Đỗ
Thị Thu Hằng (2000) xây dựng trong cơng trình nghiên cứu “Tâm lý tiếp
nhận sản phẩm báo chí của cơng chúng thanh niên sinh viên hiện nay - Khảo


8
sát một số trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
- Lý thuyết truyền thông và truyền thông đại chúng
Lý thuyết xã hội học truyền thông và truyền thông đại chúng được tác
giả Mai Quỳnh Nam đề cập tới trong cơng trình nghiên cứu cơng bố năm
2001 “Đặc điểm và tình chất của giao tiếp đại chúng”, Báo chí - những điểm
nhìn từ thực tiễn, Tập 1, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.
Khái niệm, lý thuyết, mơ hình, phân loại và các kỹ năng quản lý, thực
hiện truyền thông được khẳng định bởi cơng trình nghiên cứu của PGS, TS.
Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông
- lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
- Lý thuyết tâm lý học
Những thành tựu nghiên cứu Tâm lý học nói chung. Tâm lý học xã hội
nói riêng, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu của khoa học tâm lý trên đối
tượng TNSV:
+ Nguyễn Đình Chỉnh (1993), Tâm lý học xã hội, Nxb Giáo dục.
+ Bùi Văn Huệ (1993), Tâm lý học,Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Đề tài cũng sử dụng lý thuyết về tâm lý của đối tượng TNSV, được tác
giả Đỗ Thị Thu Hằng (2000) xây dựng trong cơng trình nghiên cứu “Tâm lý
tiếp nhận sản phẩm báo chí của cơng chúng thanh niên sinh viên hiện nay Khảo sát một số trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ

chuyên ngành báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
* Phương pháp phân tích lý thuyết: Là phương pháp phân tích lý thuyết
thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian
để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ


9
đó chọn lọc những thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu của
mình. Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa
học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn đều có những giá trị
riêng biệt khác nhau.
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngồi ngành, tác giả trong cuộc
hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay
quá cố). Mỗi tác giả đều có cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.
+ Phương pháp phân tích nội dung
* Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Là phương pháp liên kết những
mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập
được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu
sắc về chủ đề nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp lý thuyết gồm những nội
dung sau đây:
+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.
+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cẩn, đủ để xây dựng luận cứ.
+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại.
+ Sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tương tác.
+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu
tài liệu, chính trong nghiên cứu tài liệu.
+ Giải thích quy luật. Cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác

logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc
hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với
nhau tạo thành sự thống nhất khơng thể tách rời: phân tích được tiến hành
theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả
của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu bằng phân tích các


10
tài liệu để tìm ra cấu trúc các lý thuyết, các trường phái, các xu hướng phát triển
của lý thuyết. Từ phân tích, người ta lại tổng hợp chúng lại để xây dựng một hệ
thống khái niệm, phạm trù, tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
* Phương pháp phân loại: Đây là phương pháp sắp xếp các tài liệu
khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức,
từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để
dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy
luật phát triển của đối tượng, sự phát triển mới của khoa học và thực tiễn để
từ đó dự đốn được các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.
* Phương pháp hệ thống hóa: Đây là phương pháp sắp xếp những
thông tin đã dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành
một hệ thông với một kết cấu chặt chẽ để từ đó mà xây dựng một lý thuyết
mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.
Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong
phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại,
và chính hệ thống hóa cũng làm cho phân loại được hợp lý và chính xác hơn.
5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp thu thập thơng tin trong
đó các nhà nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu, là phương
pháp ghi lại có kiểm sốt các biến cố hoặc tác phong của con người.

Con người có thể quan sát trực tiếp bằng mắt, tai để nghe hoặc bằng
phương tiện cơ giới. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực
hiện nhưng rất hữu ích, dù đây khơng phải là một phương pháp điều tra vì
khơng có các câu hỏi hay câu trả lời như thường lệ. Đây là phương pháp được
sử dụng phối hợp với các phương pháp nghiên cứu khác khi tiếp cận trực tiếp
trong các cuộc trao đổi, các cuộc thỏa luận nhằm xác định các biểu hiện bên


11
ngoài cũng như những động cơ bên trong của tâm lý tiếp nhận các sản phẩm
báo chí.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này nhằm thu thập ý kiến
đánh giá của các cá nhân để bổ sung cho phần thông tin định lượng, hỏi sâu những
vấn đề không được trả lời trong bảng hỏi. Đối tượng của phỏng vấn sâu gồm:
+ Cán bộ quản lý SV của một số trường đại học: Phỏng vấn, đánh giá
những thói quen sử dụng MXH của SV các trường đại học
+ Các chuyên gia nghiên cứu về MXH:
 Nhận định khả năng tác động của MXH với SV nói chung và SV tại
4 trường đại học nói riêng.
 Thăm dị ý kiến về phương pháp quản lý MXH hiện nay.
+ Một số SV: Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội của SV
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
Sử dụng phương pháp nghiên cứu của xã hội học - phương pháp trắc
nghiệm nhằm đưa ra những minh chứng cụ thể, rõ ràng, khách quan từ phía cơng
chúng nhằm tìm hiểu về thực trạng sử dụng MXH của SV hiện nay như thế nào.
Kết quả phân tích dữ liệu có sự hỗ trợ từ việc sử dụng phần mềm SPSS 13.0.
Từ đó, tác giả xây dựng một hệ thống các câu hỏi dành cho diện khảo sát, với
cách thức tiến hành là phát phiếu cho mỗi trường hợp. Ban đầu, công chúng
sẽ được giới thiệu về mục đích của nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả hướng dẫn
cách thức điền thông tin vào bảng hỏi.

Trong khuôn khổ giới hạn của cuộc khảo sát một số trường Đại học
trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã phát 600 phiếu điều tra cho SV 4 trường ĐH:
Khoa học xã hội và Nhân văn (lớp tín chỉ Tâm lý học đại cương); Bách khoa
(lớp tín chỉ mơn Tốn cao cấp, lớp tín chỉ Cơng nghệ thực phẩm, lớp tín chỉ
Triết ); Sư phạm (lớp Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Hóa học); Học viện Báo
chí và Tuyên truyền (lớp Quan hệ công chúng và Quảng cáo, lớp Quan hệ


12
Quốc tế, Báo Ảnh) trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6/2013.
6. Điểm mới và ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn
6.1. Điểm mới của luận văn
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu hành vi sử dụng MXH của SV hiện nay và phân
tích những nguyên nhân, hiệu quả của việc sử dụng MXH trong giới SV.
Luận văn từ việc đưa ra những kết luận phù hợp với tình hình thực tiễn
sẽ đề xuất những khuyến nghị, phương hướng giúp SV vận dụng, nhằm từng
bước có hành vi sử dụng MXH đúng đắn và hữu ích.
Luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bậc phụ
huynh, cho gia đình, nhà trường các các cơ quan liên quan trong việc định
hướng cho SV một lối sống lành mạnh.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đề cập đến những ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng
MXH qua việc khảo sát thực trạng sử dụng MXH của SV một số trường trên
địa bàn Hà Nội, bao gồm khảo sát thói quen, các thức lựa chọn, tiếp nhận các
nguồn thông tin từ MXH của họ và những ứng dụng của MXH trong cơng
việc tương lai, từ đó thử đưa ra những định hướng cho SV sử dụng MXH như
một công cụ phục vụ cho học tập , công việc một cách hiệu quả và thiết thực.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho một số học

giả và nhà nghiên cứu chuyên về lĩnh vực MXH cũng như đề ra một số biện pháp
quản lý các trang MXH dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
gồm 3 chương và 9 tiết cơ bản.


13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý luận chung về mạng xã hội
1.1.1. Khái niệm
Mạng xã hội (MXH) khơng cịn là khái niệm xa lạ với bất kỳ ai sử dụng
Internet ở Việt Nam. Ở nhiều thời điểm, nó đã trở thành trào lưu, mốt của
những người có một tài khoản Internet như một ngơi nhà ảo, một cuốn nhật
ký cá nhân, một nơi để PR bản thân... Dần dần, MXH trở thành một kênh giao
lưu của truyền thơng chính thống với cơng chúng, cộng đồng. Khái niệm ảo thật của MXH đã thu ngắn và đơi khi khơng có khoảng cách.
Theo khoản 14 Điều 3 Chương I Nghị định 97/2008/NĐ - CP ra ngày
28/8/2008 của Chính phủ:”Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung
cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu
trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ
tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức
tương tự khác”.
Sự xuất hiện của MXH với những tính năng, với nguồn thơng tin phong
phú, đa dạng đã thật sự đi vào đời sống của những người sử dụng Internet.
Bất kì một website nào mang tính chất cộng đồng, xây dựng nhằm mục tiêu
thu hút người sử dụng Internet tham gia dựa trên 1 đặc điểm về sở thích nào
đó…. thì cũng là mạng xã hội. Như vậy, các website như Forum, website chia
sẻ video, hình thức blog… cũng đều là các mạng xã hội.
MXH và những chức năng đa dạng của nó đã kéo theo sự gia tăng ngày

càng đông đảo các thành viên và làm thay đổi khơng ít thói quen, tư duy, lối
sống, văn hóa… của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
Theo số liệu trong bản công bố của cuộc khảo sát mới nhất vào tháng 102012 của WeAreSocial, một tổ chức có trụ sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập


14
về truyền thơng xã hội tồn cầu, về tình hình phát triển Internet, truyền thông xã
hội, kỹ thuật số và điện thoại di động ở châu Á thì MXH, thiết bị kỹ thuật số và
điện thoại di động của Việt Nam đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc:
- Số người sử dụng Internet trong nước tăng 5% kể từ báo cáo khảo sát
của WeAreSocial vào cuối năm 2011.
- 86% người dùng Internet Việt Nam từng ghé thăm các trang MXH.
- 8,5 triệu người dùng Facebook và đây là trang mạng xã hội phổ biến
nhất Việt Nam. Số tài khoản Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ
trong 2 tuần, 28 % cư dân mạng có tài khoản Facebook.
- 9% người dùng Internet sử dụng Twitter (một MXH phổ biến khác).
- Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên nhanh nhất
trên Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số các thành viên FB dưới 34 tuổi
và lượng thành viên nam cao hơn nữ.
Theo định nghĩa của Stanley Milgram (1933- 1984), nhà tâm lý xã hội
học nổi tiếng người Mỹ, người đầu tiên xây dựng lý thuyết về MXH hiện đại thì:
MXH là sự phản ảnh mối quan hệ của các cá thể của một xã hội
trong thế giới thực vào trong máy tính được biểu diễn ở dạng đồ thị.
Trong đó mỗi cá nhân là một đỉnh (actor, note), các cạnh được gọi
là liên kết (connect, link, relation) biểu hiện trong mối quan hệ giữa
các cá nhân trong xã hội.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của mạng xã hội
Năm 1971: email đầu tiên được gửi đi giữa 2 máy tính được đặt sát
cạnh nhau, với đoạn nội dung: “QWERTYUIOP”. Đây được xem là bước
đánh dấu đầu tiên cho nền móng của quá trình giao tiếp của xã hội loại người:

giao tiếp qua Internet.
Năm 1978, phiên bản sơ khai của trình duyệt web được hình thành
thơng qua những cuộc tranh luận trên các Usenet. Usenet là hệ thống mạng


15
dưới dạng diễn đàn mở, cho phép tất cả các thành viên tham gia có thể bàn
luận về tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống mà không chịu sự quản lý hay kiểm
duyệt nào.
Năm 1994: một trong những những mạng xã hội trực tuyến đầu tiên
trên thế giới được ra đời: Geocities. Ý tưởng thành lập của Geocities là cho
phép người dùng tự xây dựng những website của riêng mình theo từng chủ đề
nhất định. Geocities sau đó được Yahoo mua lại với giá 3,57 tỷ USD vào năm
1999. Dịch vụ này sau đó đã bị Yahoo “khai tử” vào năm 2009.
Năm 1995, mạng xã hội TheGlobe.com ra đời, cho phép người dùng
tự do chia sẻ những trải nghiệm của cuộc sống và cùng bàn luận với những
người có cùng sở thích. TheGlobe.com bị đóng cửa vào năm 2008. Trước đó,
trang web đã đạt được 1 kỷ lục đáng hổ thẹn khi giá trị bị sụt giảm từ 850
triệu USD xuống còn 4 triệu USD chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm.
Cũng trong năm 1995, trang Classmate là mạng xã hội xuất hiện lần đầu
tiên với mục đích kết nối bạn học.
Năm 1997, phần mềm AOL Instant Messenger, phần mềm chat đầu tiên
trên thế giới được ra mắt và trở nên rất thông dụng. AOL Instant Messenger
ra đời và trở thành phần mềm chat đầu tiên trên thế giới.
Cũng trong năm 1997, dịch vụ SixDegrees.com ra mắt. Đây là mạng xã
hội đầu tiên cho phép người dùng tự tạo các profile và liên kết bạn bè. Hiện
mạng xã hội này vẫn còn hoạt động những chỉ dành cho những thành viên cũ.
Những ai muốn tham gia phải nhận được thư mời từ những thành viên này.
Năm 2002, hàng triệu thành viên ghi danh vào trangFriendster - trang này
trở thành trào lưu mới tại Mỹ. Friendster đã đạt được 3 triệu thành viên chỉ

trong 3 tháng đầu tiên sau khi ra mắt. Song sự phát triển quá nhanh của trang
này đã biến thành con dao hai lưỡi: server (máy chủ) của Friendster thường bị
quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.


16
Năm 2004, MySpace ra đời với một số tính năng ưu việt như phim ảnh
(embedded video) đã thu hút số lượng hàng chục ngàn thành viên mới mỗi
ngày. Được xem như là một bản sao của Friendster, nhưng có sự đầu tư mạnh
mẽ từ các công ty quảng cáo trực tuyến và công nghệ. Phiên bản đầu tiên của
MySpace được lập trình và ra mắt chỉ trong10 ngày. Chỉ trong vòng một năm,
MySpace đã trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả
Googlevà được tập đồn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Tiếp ngay sau đó, là sự ra mắt của các mạng xã hội khác như Tribe.net,
LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog…
Năm 2004, Mark Zuckerberg, khi đó cịn là sinh viên trường đại học
Harvard ra mắt TheFacebook, là cổng liên lạc và giao tiếp dành cho sinh viên
của trường. TheFacebook đã có 19.500 thành viên chỉ trong tháng đầu tiên
sau khi được giới thiệu. Sự mở rộng chính thức của Facebookvào năm 2006
đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng
lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những cơng cụ
(apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook
Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc, mang lại hàng trăm
tính năng mới cho Facebook và đóng góp khơng nhỏ cho con số trung bình 19
phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.
Năm 2006 cũng là năm “tiểu” blog Twitter được ra mắt. Được xem như
cách thức đơn giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái của
mình với bạn bè và những ai quan tâm. Kỷ lục của Twitter đạt được khi trận
bóng đá giữa Nhật Bản và Đan Mạch tại vịng chung kết World Cup 2010, đã
có trung bình 3282 tweet được đăng tải trong 1 giây.

Năm 2008, Facebook vượt qua MySpace để trở thành mạng xã hội lớn
nhất thế giới, về cả lượng người dùng lẫn số lượng truy cập. Đặc biệt, cả
Facebook lẫn MySpace đều vượt xa Friendster, mạng xã hội đã từng dẫn đầu


17
trong một thời gian dài.
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm MXH khác nhau, nhưng có 4 MXH
tiếng nhất (dựa theo kết quả của Expandedamblings.com [36]):
+ Facebook (ra mắt từ 2004) với hơn 1,19 tỷ người dùng
+ Twitter (ra mắt từ 2006) với hơn 500 triệu người dùng.
+ Google+ (ra mắt từ 2011) với 400 triệu người dùng.
+ Baidu (ra mắt từ 2000) với 330 triệu người dùng.
Một số trang MXH đang được ưa chuộng tại Việt Nam (dựa theo kết quả
của Vietnamsurvey vào tháng 2/2013 [35]) là: Facebook, Zing Me, Youtube,
Google plus, Go.vn (trong đó có 2 trang MXH là của Việt Nam).
Ở Trung Quốc thì một số các MXH nước ngoài như FB hay Twitter đều bị
chặn bởi tường lửa và Trung Quốc đã phát triển các MXH của riêng mình như
weibo, renren và baiducộng với việc tiến hành các biện pháp kiểm sốt thơng
tin trên các MXH này.
1.1.3. Đặc điểm của mạng xã hội và phân loại mạng xã hội
1.1.3.1.Đặc điểm chung của mạng xã hội
MXH Facebook là một trong những MXH thống lĩnh Việt Nam, sau 1
năm đã thu hút khoảng 2 triệu thành viên, đến đầu năm 2012, nó đạt 5 triệu,
theo thống kê của trang We Are Social đến tháng 10/2012 thì FB đặt 8,5 triệu
thành viên và đến tháng 3/2013 tăng lên 12 triệu. Mạng Zing Me của Việt
Nam cũng nắm trong tay khoảng 4 triệu tài khoản, gần như thống lĩnh những
thơng tin về giải trí, game, showbiz… dành cho giới trẻ.
Qua những con số thống kê, có thể thấy MXH ở Việt Nam đã trở thành
một trào lưu, một xu hướng kết nối tồn cầu. Điều này có thể chứng minh

thực tế rằng gần như trong làng giải trí Việt ai cũng có ít nhất một tài khoản
MXH, có người cịn tạo cho mình mấy tài khoản để mở rộng kết nối. Giới trẻ
thì lập tài khoản để giao lưu kết bạn, để theo dõi thần tượng… Tất nhiên các


18
nhà báo thì ai hầu như cũng có một tài khoản, ngay cả các cơ quan báo chí
chính thống cũng có liên kết giao lưu với cơng chúng qua các trang MXH như
một kênh tương tác giữa báo chí và cơng chúng bạn đọc.
 Tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ:
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các MXH hiện nay mà ai
cũng có thể nhận thấy đó là tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ. MXH tạo ra
một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông
tin một cách có hiệu quả và cũng nhờ đó có thể phá vỡ những ngăn cách về
địa lý, ngôn ngữ, giới tính lẫn quốc gia. Những gì bạn làm, bạn nghĩ, cả thế
giới có thể chia sẻ với bạn chỉ trong tích tắc. VD: Tìm kiếm bạn bè dựa theo
group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân
(như địa chỉ e-mail hoặc nick name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể
thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua
bán…Có nhiều cách thức khác nhau khi người sử dụng tìm đến một MXH:
thơng qua lời quảng cáo của bạn bè, vơ tình “lạc” vào mạng đó hoặc nhận được
lời mời của bạn bè đã tham gia qua thư điện tử. Để thu hút đông người sử dụng,
MXH ảo cố gắng đơn giản hóa các bước đăng kí tham gia. Tiếp theo, khi đã là
thành viên của MXH đó, người sử dụng lại được ban quản trị mạng khuyến
khích tìm kiếm và kết nối bạn bè. Điều này chứng tỏ, một cá nhân khi đã là
thành viên của một MXH ảo bất kì, cá nhân đó được cung cấp nhiều công cụ và
sự hỗ trợ kĩ thuật đắc lực từ phía ban quản trị mạng nhằm mở rộng quan hệ xã
hội của mình.
Bên cạnh đó, MXH cũng giống như một trang web mở với nhiều ứng
dụng khác nhau. Nhưng nó khác một trang web thơng thường ở chỗ MXH có

khả năng truyền tải thơng tin và tích hợp các ứng dụng. Một trang web thông
thường cũng sẽ giống như truyền hình, cung cấp càng nhiều thơng tin, thơng
tin càng hấp dẫn càng tốt. Cịn MXH tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ


19
tương tác để mọi người tự tương tác và tạo ra dịng tin rồi cùng lan truyền
dịng tin đó.
MXH cũng xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ
những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng; từ đó nâng
cao vai trị của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay
quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng ấy nhằm thúc đẩy
sự liên kết các tổ chức xã hội. Từ việc liên kết các thành viên, dần dần qua
mơi trường ảo là MXH, các nhóm xã hội cũng dần được hình thành, tập hợp
các thành viên có chung một đặc điểm hay sở thích hoặc mục đích nào đó.
Mặc dù các thành viên đó khơng gặp nhau trực tiếp theo kiểu truyền thống
mặt đối mặt, nhưng điều đó khơng làm cho việc hoạt động của mạng kém hiệu
quả. Nhiều nhóm cũng có trưởng nhóm, các điều phối viên và có cả các qui chế
hoạt động rất bài bản. Những nhóm có sở thích du lịch (leo núi), những nhóm
hoạt động từ thiện xã hội, nhóm bảo vệ môi trường hoạt động rất hiệu quả. Họ
gặp nhau trên mạng và bộc lộ quan điểm tự do (không bị hạn chế bởi các rào cản
xã hội: bằng cấp, tuổi tác, tơn giáo, dân tộc, giới tính…), họ gặp nhau ở một
điểm là cùng chia sẻ cùng đóng góp và có nhu cầu liên kết thành MXH.
 Tính cá nhân, khơng chính thống và độ tin cậy của nguồn tin trên MXH:
MXH trên lý thuyết là ảo, nhưng đa số người Việt Nam hiện tại sử dụng
MXH như một diễn đàn để giải trí, làm quen, kết bạn và chia sẻ thông tin,
chia sẻ với bạn bè gần xa những gì liên quan đến cá nhân mình, hơn nữa, họ
còn dùng MXH để chia sẻ với các bạn bè khác như một kiểu báo chí truyền
thơng hay coi MXH như một “hãng thông tấn” nho nhỏ của cá nhân.
MXH được là ảo vì nó có trên mạng, có thể avatar (ảnh đại diện) là bản

thân của chủ trang MXH hay một hình ảnh khác, nhưng phần đơng mọi người
đều đề tên thật của mình, lý lịch vắn tắt cũng như nghề nghiệp hiện tại. Có thể
ví dụ ngay như trong giới showbiz (làng giải trí) Việt, những “người của công


20
chúng” ln ý thức về hiệu quả và tính năng ưu việt của MXH, bởi gần như ai
cũng biết MXH là một trong những kênh truyền thông PR(quan hệ công
chúng) bản thân nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, xa nhất và hiệu quả nhất
so với tất cả các kênh truyền thơng chính thống như báo chí và truyền
hình…nên chả ai dại gì đề tên giả. Cho nên mạng thì ảo nhưng tên là thật và
tất cả thông tin của cá nhân ít khi là ảo.
Giới truyền thơng, gần như các nhà báo, phóng viên của các báo in, báo
hình, báo phát thanh và báo mạng đều có ít nhất một tài khoản MXH. Ngay cả
một số tổng biên tập của các báo in chính thống cũng có tài khoản MXH để
kết nối với mọi người. Không hiếm nhà báo xem MXH là kênh thông tin để
viết bài. Chỉ cần lướt qua các liên kết “friends” sẽ có mọi thơng tin mà họ
quan tâm. Đã có khơng ít nhà báo dùng MXH như là nguồn thơng tin chính
của mình và vì thế trong giới truyền thông Việt cũng đã xảy ra rất nhiều “tai
nạn” nghề nghiệp cho các báo. Từ một thông tin trên mạng cá nhân, chưa
kiểm chứng, nhà báo đã đưa lên thành thơng tin trên báo mình, các báo khác
vội share (chia sẻ) liên kết, thông tin lan cực nhanh, thế là thành tin “nóng”,
nhưng hồi kết lại là “tin vịt”…
1.1.3.2. Phân loại MXH
Dựa trên việc phân tích đặc điểm và tính năng của các trang MXH hiện
nay, chúng ta có thể phân chia MXH theo đối tượng trung tâm thành 03 dạng
cơ bản nhất bao gồm: lấy cá nhân làm trung tâm, lấy mối quan hệ giữa các cá
nhân làm trung tâm, lấy nội dung làm trung tâm.
Một là: lấy cá nhân làm trung tâm (Ego Centric): rất nhiều các trang như
MySpace, Facebook, Vietspace được cung cấp làm nền tảng gây dựng mạng

kết nối bạn bè thông qua trang hồ sơ cá nhân (Wall) để thu hút sự chú ý của
những người cùng tham gia. Với Egocentric, người sử dụng có quyền can
thiệp vào cấu trúc, giao diện trang cá nhân của mình, tạo và quản lý việc nhận


21
dạng thông qua hồ sơ cá nhân.
Hai là: lấy mối quan hệ giữa các cá nhân làm trung tâm (Relationship
Centric). Với loại hình này có thể chia nhỏ ra thành những loại hình với cấp
độ nhỏ như:
 Mạng cộng đồng (Community networks): gồm tậphợp các thành
viên có cùng mối liên kết dạng chặt chẽ về quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo,
giao cấp, giới tính. Nhìn chung, những trang này tái tạo lại những cộng đồng
đã tồn tại trên thực tế, người sử dụng có cảm giác đã gắn bó và là thành viên
của cộng đồng này. Một ví dụ điển hình là trang BlackPlant của Châu Phi –
Châu Mỹ.
 Mạng tạo cơ hội việc làm (Opportunistic Networks): các cá nhân
liên kết với nhau trên trang MXH (LinkedIn, Plaxo…) dựa trên một mục đích
nào đó như quan hệ kinh doanh, quảng cáo, chứng khốn,…
 Lấy sở thích, đam mê làm trung tâm (Passion-Centric Networks):
thu hút những người có cùng đam mê, sở thích hay mối quan tâm đến một sự
vật, một vấn đề nào đó (như về thú ni, ơ tơ, phim ảnh…). Điển hình của
trang MXH này là: Dogster, CarDomain
Ba là: lấy nội dung làm trung tâm (Content Centric): MXH được xây
dựng dựa trên chia sẻ nội dung được đăng tải (tin tức, hình ảnh, nhạc,
video…). Điển hình là các trang như Youtube, Flickr, tamtay, chacha,…
Ngồi ra, cũng có nhiều cách thức phân loại MXH khác như: phân loại
theo động cơ tham gia (có chủ đích và khơng có chủ đích), phân loại theo tính
năng của các trang MXH (cộng đồng chia sẻ mối quan tâm như Facebook,
MySpace; Cập nhật thông tin Blogging như WordPress, Twitter; lưu trữ và chia

sẻ các trang điện tử được tìm thấy Social Bookmarking như Del.icio.us, Digg….


×