Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quảng bá du lịch việt nam qua tạp chí du lịch và trang tin tức du lịch trực tuyến của tổng cục du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TÀO THANH HUYỀN

QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
QUA TẠP CHÍ DU LỊCH VÀ TRANG TIN TỨC
DU LỊCH TRỰC TUYẾN CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH
(KHẢO SÁT TỪ THÁNG 6/2012 ĐẾN THÁNG 6/2013)

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TÀO THANH HUYỀN

QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
QUA TẠP CHÍ DU LỊCH VÀ TRANG TIN TỨC
DU LỊCH TRỰC TUYẾN CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH


(KHẢO SÁT TỪ THÁNG 6/2012 ĐẾN THÁNG 6/2013)

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Phạm Minh Sơn

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Quảng bá du lịch Việt Nam qua Tạp chí
Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch (khảo sát
từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013)” do chính tác giả nghiên cứu và viết dưới
sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Minh Sơn. Kết quả nghiên cứu trong luận
văn là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào.
Mọi số liệu trong luận văn này đều trung thực, các thơng tin trích dẫn đã
được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Tào Thanh Huyền


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quan hệ cơng chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện luận
văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng - giáo viên
chủ nhiệm, Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, cùng các thầy

cơ giáo đã dạy bảo tận tình và chỉ dẫn tôi trong 2 năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Minh Sơn,
trưởng khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tun truyền đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tơi đã học
hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực truyền thông, du lịch cũng như
tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc của thầy.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị hiện đang là cán bộ
của Tổng cục Du lịch, Tạp chí Du lịch và Trung tâm thơng tin Du lịch đã
nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu để tơi hồn thành luận văn. Cảm ơn tập
thể lớp Quan hệ công chúng K17 đã gắn bó, giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân
nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, tơi mong nhận được sự đánh giá, góp ý,
chỉ bảo của các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện
hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

Tào Thanh Huyền

-2-


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


CNTT

: Công nghệ thông tin

THPT

: Trung học phổ thông

TTXVN

: Thông tấn xã Việt Nam

VH-TT & DL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

-3-


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1

Mơ hình truyền thơng của Shannon và Weaver

Biểu đồ 1.2

71% người Việt được khảo sát biết đến slogan du lịch
Việt Nam.


Biểu đồ 1.3

56% du khách nước ngoài được khảo sát không biết đến
slogan du lịch Việt Nam.

Biểu đồ 2.1

Luồng thơng tin quảng bá từ Tạp chí Du lịch

Biểu đồ 2.2

Số lượng nhân lực du lịch tăng đều sau từng năm

Biểu đồ 2.3

90% khách du lịch nội địa sẵn sàng đi du lịch ít nhất 1
lần trong năm

Biểu đồ 2.4

Đối tượng hướng đến của trang Tin tức du lịch trực tuyến

Biểu đồ 3.1

Kênh truyền thông du khách quốc tế sử dụng để du lịch
Việt Nam
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1


Cuốn “Viet Nam Tourist Guidebook”.

Hình 1.2

Cuốn “World Heritage Sites in Viet Nam”.

Hình 1.3

Cuốn “Bản đồ du lịch Việt Nam”.

Hình 1.4

Logo du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004

Hình 1.5

Logo và slogan du lịch Việt Nam giai đoạn 2004 – 2005

Hình 1.6

Logo và slogan du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

Hình 1.7

Logo và slogan du lịch Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015

-4-



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO HOẠT ĐỘNG
QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM ..................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận cho hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ...............................8
1.2. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam và vai trò, nhiệm vụ của quảng bá
du lịch ................................................................................................... 25
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT
NAM QUA TẠP CHÍ DU LỊCH VÀ TRANG TIN TỨC DU LỊCH
TRỰC TUYẾN ........................................................................................... 41
2.1. Khái quát về Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến trong quảng
bá du lịch Việt Nam .............................................................................................41
2.2. Hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam trên hai kênh truyền thông của Tổng
cục Du lịch ...........................................................................................................56
Chương 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH VÀ GIẢI
PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
QUA CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH ........... 76
3.1. Đánh giá hoạt động quảng bá du lịch qua Tạp chí Du lịch và trang Tin tức
du lịch trực tuyến..................................................................................................76
3.2.Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quảng bá du lịch qua các kênh
truyền thông của Tổng cục Du lịch......................................................................82
KẾT LUẬN.........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................97
PHỤ LỤC

-5-



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang ngày càng trở thành một trong những cơng cụ có hiệu quả
nhất trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới do tiềm năng tạo ra
nhiều việc làm mới. Theo tổ chức Du lịch thế giới, du lịch là ngành tạo ra
nhiều việc làm nhất trên thế giới, với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián
tiếp, 75% hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách. Du lịch
toàn cầu mỗi năm mang lại thu nhập hơn 514 tỷ USD. Tại 83% nước trên thế
giới, du lịch là 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng
Carribe, 50% GDP là từ du lịch. Hơn 80% du khách quốc tế là công dân 20
nước châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản. Pháp đang là nước đón nhiều du
khách nước ngồi nhất (khoảng 75 triệu lượt), tiếp đó là Tây Ban Nha (53
triệu lượt), Mỹ (41.9 triệu lượt), Trung Quốc hiện đứng thứ 5 trong danh sách
này, có thể nhanh chóng chiếm ngơi vị của Pháp để trở thành nước thu hút
nhiều khách du lịch nhất. Du khách từ châu Á-Thái Bình Dương đã tăng từ
81.8 triệu lượt người năm 1995 lên 131 triệu lượt năm 2002, chiếm gần
11,5% tổng số du khách thế giới.
Rõ ràng, du lịch chính là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn
nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo, đồng thời khoản tiền do du khách
đem lại cho các khu vực nghèo đói trên thế giới cịn lớn hơn viện trợ chính
thức của các Chính phủ.
Đối với Việt Nam, du lịch là ngành công nghiệp không khói hàng năm
đem lại một nguồn thu ngoại tệ khơng nhỏ cho đất nước. Điểm mạnh của du
lịch Việt Nam chính là tiềm năng du lịch dồi dào. Chúng ta có một lợi thế
quan trọng đó chính là bản sắc văn hoá độc đáo, phong phú, đa dạng. Trong
giai đoạn hiện nay, khi mà tồn cầu hố đang bùng nổ như vũ bão thì sự tìm
kiếm những nét riêng, độc đáo nhằm tơn vinh vẻ đẹp “hồ nhập nhưng khơng

1



hoà tan” lại trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều
quốc gia. Cái gọi là “đậm đà bản sắc dân tộc” chính lá thứ tạo ra sức hút, sức
hấp dẫn riêng khơng thể hồ lẫn của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi khu vực trong
bức tranh chung của thế giới.
Quảng bá là một hoạt động không thể thiếu trong ngành du lịch. Tại Việt
Nam, Tổng cục Du lịch là nơi chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh đất nước
để thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Là một hoạt động quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến ngành du lịch của đất nước, quảng bá cần được tiến hành
cẩn thận, tỉ mỉ. Quảng bá như thế nào? Cần đưa ra những thơng tin gì, hình
thức ra sao? Tất cả những câu hỏi trên cần được các chuyên viên truyền thông
của Tổng cục Du lịch giải đáp và tiến hành. Đây là một cơng việc khó, địi hỏi
chun mơn cao.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, có tới 85% khách du lịch khơng
quay trở lại Việt Nam. Nguyên nhân là do khâu quảng bá quá rầm rộ nhưng
trên thực tế lại không được như vậy. Có thể thấy, việc mời mọc khách du lịch
đến Việt Nam đã là một vấn đề nan giải và việc chứng minh cho những người
đó thấy Việt Nam tuyệt vời như những gì chúng ta đã quảng bá lại là một điều
khó khăn gấp trăm lần. Bởi vậy, hoạt động quảng bá không phải là phô bày
hết cái đẹp, thậm chí là khuếch đại chúng lên mà cần quảng bá đầy đủ và khéo
léo về đất nước và con người Việt Nam. Song song với hoạt động quảng bá,
Tổng cục Du lịch cũng cần phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ quảng bá có
hiệu quả như tăng cường ý thức người dân tại các địa điểm du lịch hay đầu tư
đúng lúc, đúng chỗ cho hoạt động quảng bá.
Hiện nay, Tổng cục Du lịch có các kênh để quảng bá du lịch như Tạp chí
Du lịch, báo Du lịch, trang Tin tức du lịch trực tuyến www.dulichvn.org.vn,
trang web chính thức của Tổng cục Du lịch www.vietnamtourism.gov.vn. Với
các kênh thông tin này, Tổng cục Du lịch có thể cung cấp thông tin về du lịch

2



trong nước và ngoài nước tới du khách. Tuy vậy, liệu các kênh thơng tin này có
hoạt động hiệu quả hay khơng? Có điểm gì cần lưu ý và khắc phục?
Trên đây là những lý do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ:
“Quảng bá du lịch Việt Nam qua Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch
trực tuyến của Tổng cục Du lịch (khảo sát từ tháng 6/2012 đến tháng
6/2013)”. Qua nghiên cứu này, chúng tơi hi vọng có thể đưa ra một số giải
pháp giúp tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam
qua các kênh truyền thông của Tổng cục Du lịch, từ đó góp phần giúp người
Việt Nam hiểu rõ thêm về đất nước mình, đồng thời giúp bạn bè thế giới biết
đến Việt Nam như một điểm đến an toàn, thân thiện với vẻ đẹp riêng mang
đậm tính dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu nước ngồi
Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói mang lại lợi nhuận khơng hề
nhỏ cho rất nhiều quốc gia. Bởi vậy, khơng ít những cơng trình nghiên cứu
được tiến hành với đối tượng là ngành du lịch, đặc biệt là hoạt động quảng bá
du lịch, trong đó nổi bật là các nghiên cứu:
- Strategic Management for Travel and Tourism - David Campbell và
George Stonehouse (NXB A Butterworth-Heinemann Title, 2002)
- The Business of Tourism - Chris Holloway và Neil Taylor (NXB
Financial Times, 2006)
- Travel and Tourism: an industry primer – Paul S.Biederman (NXB
Prentice Hall, 2007)
- International Tourism: Cultures and Behavior – Các giáo sư tại Đại học
Temple, bang Philadelphia, Mỹ (NXB A Butterworth-Heinemann Title, 2008)
- Tourism at the Grassroots: Villagers and Visitors in the Asia Pacific John Connell và Barbara Rugendyke (NXB Routledge, 2008)

3



- Tourism: Principles and Practice – Prof. Chris Cooper (NXB Financial
Times, 2008)
- Outlines & Highlights for Travel and Tourism: Industry Primer - Paul
S.Biederman (NXB Academic Internet Publishers Incorporated, 2010)
- Travel and Tourism in Vietnam – báo cáo được thực hiện bởi trang web
, tháng 5/2012
- Social media helps advance tourism studies – nghiên cứu của Đại học
Standford, 2013
Đây là những nghiên cứu về phát triển du lịch tại các quốc gia và châu
lục trên thế giới. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tình hình du lịch tại
những địa điểm thuộc phạm vi nghiên cứu, bao gồm: ưu điểm, hạn chế, số
lượng khách du lịch, các tác nhân tác động đến du lịch,... Mặc dù Việt Nam
cũng nằm trong diện nghiên cứu nhưng các tác giả mới chỉ ra những nét khái
quát nhất của du lịch Việt Nam chứ chưa đi sâu tìm hiểu, đặc biệt là việc làm
sao để phát triển du lịch Việt Nam vẫn chưa được nhắc đến.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Là một nước có tiềm năng du lịch lớn, Việt Nam cũng khơng ngừng
nghiên cứu về lĩnh vực du lịch. Do vậy hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu được tiến hành. Có thể kể đến vài cơng trình sau:
- Du lịch 3 miền – bộ sách của tác giả Bửu Ngôn (NXB Thanh Niên, 2008)
- Non Nước Việt Nam – bộ sách gồm 3 tập của tác giả Phạm Côn Sơn
(NXB Phương Đông, 2008)
- Chiến Lược Và Chiến Thuật Quảng Bá Marketing Du Lịch – Nguyễn
Văn Dung (NXB Giao thông vận tải, 2009)
- Cẩm nang du lịch – bộ sách của tác giả Phạm Côn Sơn (NXB Văn hóa
thơng tin, 2011)
- Du lịch Á, Âu, Mỹ - Trần Đình Ba (NXB Văn hóa thơng tin, 2011)


4


- Di sản Thế giới ở Việt Nam – Trung tâm Thông tin Du lịch, Tổng cục
Du lịch (NXB Thanh Niên, 2012)
- Bản đồ du lịch Việt Nam (Viet Nam Travel Atlas) – Trung tâm Thông
tin Du lịch, Tổng cục Du lịch (NXB Tài Nguyên - Môi Trường Và Bản Đồ
Việt Nam, 2013)
- Xây dựng và quảng bá Thương hiệu Du lịch Việt Nam giai đoạn 20112015 – TS. Hà Văn Siêu (Tham luận tại Hội nghị triển khai kế hoạch cơng tác
năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25-26/2/2011)
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt
Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020 – TS. Hà Văn Siêu (Bài báo khoa học
đăng ngày 17/10/2011 trên website của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch)
- Phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam - Những vấn đề đặt ra – Đỗ
Cẩm Thơ (Đề tài nghiên cứu, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, 2013)
Những nghiên cứu này đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về du lịch Việt
Nam. Tuy vậy, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động quảng bá du
lịch Việt Nam qua Tạp chí Du lịch và trang tin tức Du lịch của Tổng cục Du
lịch, do vậy, tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ của mình với hi vọng
góp một phần nhỏ bé giúp cho du lịch nước nhà được phát triển đồng thời làm
phong phú thêm những cơng trình nghiên cứu về du lịch Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng hoạt động quảng
bá du lịch Việt Nam qua Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến
của Tổng cục Du lịch, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động này
thông qua các kênh truyền thông của Tổng cục Du lịch.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các hoạt động quảng bá du lịch
Việt Nam thơng qua Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến của

Tổng cục Du lịch.

5


- Khảo sát, làm rõ thực trạng hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam thơng
qua Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch.
- Đánh giá hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam thơng qua Tạp chí Du
lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động quảng bá du lịch Việt
Nam qua các kênh truyền thông của Tổng cục Du lịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam qua Tạp chí Du lịch và trang Tin
tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam trên hai kênh truyền
thông của Tổng cục Du lịch từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của triết học duy
vật lịch sử, triết học duy vật biện chứng; quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng cộng sản Việt Nam và lý luận chung về xúc tiến quảng bá du lịch và
luật du lịch.
 Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các sách mang tính lý
luận, các văn bản mang tính tổng kết và đánh giá về kết quả thực hiện các
hoạt động quảng bá du lịch, nghiên cứu tạp chí, các trang website, phân loại
thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, quan sát thực tế quá trình triển khai các hoạt
động quảng bá du lịch qua các phương tiện truyền thông. Phương pháp này

được sử dụng nhằm tìm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống các khái niệm về
quảng bá du lịch, vai trò – chức năng – nhiệm vụ của hoạt động quảng bá du

6


lịch; đồng thời kế thừa những kết quả đã được công nhận về thực trạng và
hiệu quả của các hoạt động quảng bá du lịch qua phương tiện truyền thông để
làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá các kết quả khảo sát, tìm được những
giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Được sử dụng nhằm thu thập các
ý kiến đánh giá về thực trạng hoạt động quảng bá du lịch qua tạp chí và
website của Tổng cục Du lịch.
- Phương pháp quan sát: Qua thực tiễn và quá trình nghiên cứu, người làm
luận văn tiếp cận và tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, hoạt động quảng bá du lịch qua
Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn người tham gia
quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch để có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đề tài sẽ góp phần khẳng định tầm quan trọng của hoạt động quảng bá
du lịch thông qua báo chí và cổng thơng tin trực tuyến, bên cạnh đó cũng đề
xuất một số giải pháp giúp hoạt động quảng bá trên hai phương tiện này hiệu
quả hơn.
- Đề tài cũng góp phần thúc đẩy người dân Việt Nam cũng như lãnh đạo
các cấp các ngành, đặc biệt là ngành Du lịch quan tâm hơn đến ngành cơng
nghiệp khơng khói quan trọng này. Nghiên cứu sẽ chỉ ra được ưu, nhược điểm
của các hoạt động quảng bá trên Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực
tuyến của Tổng cục Du lịch để từ đó các cán bộ của trong ngành có thể rút ra
bài học và giúp du lịch nước nhà phát triển theo kịp thế giới.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo đối với những người quan tâm đến

hoạt động quảng bá du lịch tại Việt Nam.
7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết.
7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHO HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận cho hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam
1.1.1. Khái niệm Quảng bá du lịch:
Cho đến nay, thuật ngữ “quảng bá” được nhắc đến nhiều trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, các tài liệu nghiên cứu gắn liền với
quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu; song vẫn chưa có một định nghĩa
cụ thể, thống nhất về quảng bá. “Quảng bá” là một từ Hán Việt được ghép từ
chữ “quảng”, có nghĩa là rộng lớn và chữ “bá”, có nghĩa là làm lan rộng. Vì
vậy, có thể hiểu quảng bá là tuyên truyền rộng rãi.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các
phương tiện thông tin”. Quảng bá cũng được hiểu là “những hoạt động nhằm
tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một
tổ chức”.
Một cách khái quát, quảng bá có thể hiểu là hoạt động truyền bá rộng rãi
hình ảnh của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia tới một đối tượng nào
đó nhằm đạt được một mục đích cụ thể mà chủ thể quảng bá mong muốn.
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về
nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác
nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về

du lịch khác nhau. Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
nhiêu định nghĩa.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo
chơi. Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc dạo

8


chơi, dã ngoại,… Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, “Du lịch” được hiểu
như sau: “Du” có nghĩa là đi chơi, “Lịch” là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, do
đó, du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du
lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá
nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hồ bình.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hố, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ
đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn
thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần
riêng biệt.

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
cơng trình văn hố, nghệ thuật,…
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên

9


nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
u đất nước; đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về
mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hố và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa
góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, khơng ít người, thậm
chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho
rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là
mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng
triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du
lịch cịn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức
khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đồn kết, … Chính vì vậy, tồn
xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như
đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Theo Pháp lệnh du lịch (do Ủy ban thường vụ Quốc hội nước CHXNCN
Việt Nam công bố ngày 08/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người
ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Quảng bá du lịch chính là hoạt động truyền bá rộng rãi hình ảnh của đất
nước để thúc đẩy và phát triển ngành du lịch của đất nước. Hình ảnh của đất

nước chính là một bức tranh tổng thể của quốc gia với tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội nước đó (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, khoa học,
nghệ thuật, thể thao, cảnh quan thiên nhiên,...). Hình ảnh đất nước được tạo
dựng từ hình ảnh đặc sắc về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bởi vậy, khi quảng
bá du lịch, cần chọn những đặc điểm nổi trội để thôi thúc mọi người muốn trải
nghiệm và đến nơi đó.
Để có thể quảng bá du lịch, cần phải thơng qua các kênh quảng bá đó là
phương tiện truyền thơng đại chúng như báo, đài, truyền hình,... hoặc phương

10


tiện truyền thông mới như mạng xã hội. Những kênh này sẽ giúp thông điệp
quảng bá đến với nhiều người nhờ độ phủ sóng rộng lớn. Ngồi ra, thơng qua
các sự kiện du lịch, người làm quảng bá cũng có thể giới thiệu hình ảnh đất
nước đến với du khách.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc quảng bá du lịch tại Việt Nam
 Quy định chung của Nhà nước trên lĩnh vực du lịch
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành cơng trong việc
phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính
sách phát triển du lịch có hai loại: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức
du lịch thế giới đối với các nước thành viên; Thứ hai là chính sách của cơ
quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Loại thứ hai có ý nghĩa quan
trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại
mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp.
Đối với việc thúc đẩy du lịch Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã đề cập
trong Đại Hội VIII như sau: Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch
Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch
văn hố, du lịch mơi trường sinh thái. Xây dựng các chương trình và điểm hấp
dẫn về văn hố, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân

lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng
ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn
hố và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau. Đẩy mạnh việc huy
động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách
từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.
Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thủ tục visa trên lượng du khách,
chính phủ Việt Nam đã sớm có sáng kiến về visa như từ tháng 1/2004 bãi bỏ thị
nhập cảnh cho du khách Nhật đến Việt Nam từ 15 ngày trở xuống. Tháng
7/2004, sáng kiến này cũng được áp dụng với du khách Hàn Quốc. Các nước

11


Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Lào
cũng có các thỏa hiệp visa với Việt Nam.
Riêng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì năm 2007 đã có quyết
định số 564 /QĐ-BVHTTDL về chương trình Hành động của ngành Du lịch.
Trong đó có nêu rõ những nhiệm vụ xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường
như sau:
- Nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường và các thị trường trọng điểm
cần ưu tiên trong tình hình hiện tại.
- Nghiên cứu, đầu tư nâng cao chất lượng của công tác xúc tiến quảng bá
du lịch ở nước ngoài nhằm đảm bảo hiệu quả quảng bá hình ảnh du lịch Việt
Nam ra thị trường và thu hút khách.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cả trong nước và
ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường khách cả trong và ngoài nước, góp
phần vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam.
- Mở rộng phạm vi các công cụ sử dụng trong công tác tuyên truyền,
quảng bá du lịch Việt Nam, trong đó vai trị của internet được coi trọng
đặc biệt.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ
cho công tác xúc tiến du lịch.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến ở trung ương
và các địa phương.
Rõ ràng, vai trị của cơng cụ quảng bá là vô cùng quan trọng, đặc biệt là
internet. Nhờ các công cụ này mà các chính sách của nhà nước tới được với
người dân. Riêng với Tổng cục Du lịch, tất cả các tờ báo, tạp chí, trang thơng
tin trực thuộc Tổng cục đều đưa những tin tức mới nhất về những hội thảo,
văn bản, quyết định,... về vấn đề du lịch của Nhà nước cũng như của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.

12


 Truyền thông
Truyền thông là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quảng bá du
lịch bởi thông tin được chuyển tải nhanh nhất đến cộng đồng cư dân chính là
nhờ vào q trình truyền thơng. Trong tác phẩm “Sức mạnh của tin tức truyền
thông”, Michael Schudson đã nhận định rằng “nhiều thơng tin đến với người
dân nói chung qua truyền thông chứ không qua chuyên gia trung gian”.
Vậy truyền thơng là gì? Truyền thơng (communication) là q trình chia
sẻ thông tin; là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân
tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản,
thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các
thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục
tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm,
hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này
được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay
bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm

chí là chính người/tổ chức gửi đi thơng tin.
Về mơ hình truyền thơng thì mơ hình của Shannon được dùng phổ biến
vì đây nó mang tính khái qt và tổng hợp.

Biểu đồ 1.1: Mơ hình truyền thơng của Shannon và Weaver.
13


Nhìn vào mơ hình có thể thấy rõ 6 yếu tố trong truyền thơng. Đó là
nguồn, thơng điệp, phương tiện truyền (hay cịn gọi là kênh), người nhận,
đích (hay cịn gọi là hiệu quả và phản hồi), nhiễu.
Thứ nhất, về nguồn thông tin. Ở đây, với bối cảnh truyền thông cho du
lịch thì nguồn phát sẽ là cán bộ truyền thông của Tổng cục du lịch. Hẹp hơn
trong khuôn khổ của đề tài thì đó là những phóng viên, biên tập viên của Tạp
chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến. Đây là những người quyết
định việc đưa ra những thơng điệp gì, cách thức đưa thơng điệp như thế nào.
Bởi nhiệm vụ của những cá nhân này rất quan trọng nên họ cần có chun
mơn và nghiệp vụ vững chắc. Chỉ có hiểu về ngành du lịch thì mới có thể đưa
thơng tin chính xác và hữu hiệu đến với độc giả.
Nhận thức được điều này, các biên tập viên và phóng viên của Tạp chí
Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch thường được
tập huấn về kỹ năng và chun mơn. Bên cạnh đó, các cán bộ này cịn được
giao lưu, trao đổi nghiệp vụ để có thể phát huy được thế mạnh của mình cũng
như hạn chế những điểm yếu.
Thông điệp là yếu tố vô cùng quan trọng trong q trình truyền thơng.
Thơng điệp sai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả của việc quảng bá
du lịch Việt Nam, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng truyền thông. Ở đây,
thông điệp truyền thông được chuyển tải qua các bài báo trên Tạp chí Du lịch
và trang Tin tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch.
Nội dung của các bài báo tương đối đa dạng như các văn bản, quy định

mới về du lịch được Nhà nước và các cơ quan chức năng ban hành; thông tin
về hội nghị, hội thảo, festival du lịch; bài viết giới thiệu về danh lam thắng
cảnh,... Tất cả đều nhằm mục đích cung cấp những thơng tin cần thiết và hữu
ích cho độc giả.
Thơng điệp truyền thơng trong bài báo cần phải được truyền tải một cách
dễ hiểu và đúng quy tắc. Bên cạnh đó, thơng điệp truyền thông cũng cần

14


chính xác bởi chúng được truyền tải tới nhiều người nên một khi sai lầm sẽ
dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Những người tiếp nhận thơng tin cũng sẽ
có hành vi lệch lạc khi họ nhận được thông điệp khơng đúng. Ngồi ra, thơng
điệp truyền thơng phải phù hợp và hấp dẫn, tùy từng đối tượng khác nhau mà
tạo ra những thông điệp khác nhau.
Riêng với trang Tin tức du lịch trực tuyến, do được trình bày bởi hai
ngơn ngữ Anh và Việt nên thông điệp cần được cân nhắc kỹ lưỡng, làm sao
cho phù hợp với đối tượng. Bên cạnh đó, logic của tiếng Việt và tiếng Anh
khơng giống nhau nên người làm truyền thông cần phải am hiểu về cả hai
ngôn ngữ.
Để thông điệp đến được với người nhận cần thơng qua phương tiện
truyền, hay cịn gọi là kênh. Kênh truyền thơng có thể mang tính chất đại
chúng hoặc mang tính cá biệt.
Truyền thơng đại chúng được hiểu là một q trình truyền đạt thơng tin
đến các nhóm cộng đồng đơng đảo trong xã hội thơng qua các phương tiện
truyền thông đại chúng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại bao gồm: báo, tạp
chí, phát thanh, truyền hình, sách, phim và video, các phương tiện truyền
thơng mới.
Các phương tiện truyền thông mới là khái niệm ra đời sau và được hiểu

bao gồm việc truyền đạt thông tin thơng qua internet, bao gồm các loại hình
như: web, báo điện tử...
Ở đây, kênh truyền thông được sử dụng đó là Tạp chí Du lịch và trang
Tin tức du lịch trực tuyến của Tổng cục Du lịch.
Kênh truyền thông có tính chất cá biệt là loại kênh mà phía nguồn phát
và nguồn nhận trao đổi hai chiều với nhau, có thể giao tiếp mặt đối mặt qua
điện thoại, thư từ, nối mạng...

15


Các kênh truyền thơng cá biệt có hiệu lực cao bởi vì nó tạo cơ hội giao
tiếp và phản hồi cá nhân, phía nguồn phát có thể đưa ra những giải pháp kịp
thời để đáp ứng lại những phản ứng của người nhận.
Kênh truyền thơng cá biệt có ba loại chính đó là:
- Kênh có tính chất biện hộ. Là các nhân viên truyền thơng tiếp xúc với
đối tượng chính.
- Kênh có tính chất chun gia. Là việc các chun gia có trình độ
chun mơn cao phát biểu với các đối tượng chính.
- Kênh có tính chất xã hội. Là những người bạn, thành viên trong gia
đình, đồn thể... nói chuyện với nhau, loại kênh này có tác dụng rất rộng rãi vì
nó có tính chất truyền miệng.
Loại kênh truyền thông cá biệt vẫn được Tổng cục Du lịch sử dụng
nhưng không phổ biến bởi phạm vi tiếp cận không lớn. Trong khi đó, quảng
bá du lịch Việt Nam cần được tiếp cận đến càng nhiều người càng tốt. Do
vậy, việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng là một giải pháp
đúng đắn.
Người nhận là đối tượng tiếp nhận thơng điệp. Ở đây chính là độc giả
của Tạp chí Du lịch và trang Tin tức du lịch trực tuyến. Độc giả có thể
chia làm nhiều đối tượng, tùy từng đối tượng mà có những thơng điệp và

cách thức truyền tải khác nhau. Có thể sắp xếp độc giả theo độ tuổi, giới
tính, sở thích,...
Người nhận là nhân tố quan trọng trong q trình truyền thơng. Phải xác
định được người nhận là ai thì việc tạo thơng điệp của nguồn phát mới hiệu
quả. Bên cạnh đó, người nhận cần phải có một phơng kiến thức nhất định để
có thể giải mã được thông điệp và điều chỉnh hành vi của mình.
Đích đến của q trình truyền thơng chính là hiệu quả của quá trình và
việc phản hồi của người nhận. Trước đây, báo chí thường truyền thơng một
chiều, nghĩa là chỉ có phóng viên, biên tập viên viết bài cho độc giả đọc và

16


khơng có cơng cụ phản hồi cho độc giả. Hiện tại, báo chí đã phát triển với độ
tương tác cao, độc giả có thể bày tỏ quan điểm của mình ngay dưới bài viết
(đối với tác phẩm online) hoặc gửi thắc mắc về hịm thư điện tử của tạp chí.
Để nâng cao độ tương tác giữa tòa soạn báo và độc giả, Tạp chí Du lịch cũng
đã có thêm một trang nhờ các chuyên gia giải đáp thắc mắc của độc giả. Điều
này khiến sợi dây liên kết giữa tòa soạn và người đọc trở nên bền vững hơn.
Qua những góp ý của độc giả, cán bộ truyền thơng có thể hiểu hơn về thị
hiếu của người đọc, từ đó điều chỉnh bài viết của mình sao cho tiếp cận được
càng nhiều đối tượng càng tốt. Bên cạnh đó, độc giả cũng giúp các sản phẩm
báo chí có chất lượng hơn. Rất nhiều bài báo được ra đời nhờ những phát hiện
của người đọc. Có thể nói, độc giả chính là kho tin tức khổng lồ.
Ngồi ra trong q trình truyền thơng cịn có thể có nhiễu. Đó là yếu tố
gây ra sự sai lệch khơng được dự tính trong q trình truyền thơng (tiếng ồn,
tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng thơng tin, thơng điệp
sai lệch. Nhiễu ảnh hưởng đến tồn bộ q trình truyền thơng, càng qua nhiều
khâu chuyển tiếp trong thơng tin thì nhiễu càng lớn.
Để truyền thơng hiệu quả cũng cần phải chú ý đến điều kiện cơ sở hạ tầng

như máy tính, mạng internet,... Ví dụ như người thành phố sử dụng điện thoại,
máy tính kết nối internet nhiều hơn thì sẽ tập trung vào đối tượng đó. Cịn đối với
đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi người dân khó có cơ hội tiếp xúc với báo chí thì
có thể giới thiệu tờ báo bằng việc mang tạp chí để tặng cho trường học, nhà văn
hóa, già làng,... mỗi khi các phóng viên có dịp đi cơng tác viết bài.
1.1.3. Các kênh quảng bá du lịch
1.1.3.1. Thông qua phương tiện truyền thơng đại chúng: báo chí và các
phương tiện truyền thông mới
Truyền thông đại chúng là kênh quảng bá thương hiệu hữu hiệu và phổ
biến nhất. Với sự lan tỏa mạnh mẽ và sự đa dạng trong các loại hình, truyền
thơng đại chúng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển chung
17


của nhân loại. Sức phát triển luôn đi cùng với truyền thơng. Muốn quảng bá
du lịch tốt cần phải có sự hỗ trợ của các kênh thông tin đại chúng bao gồm rất
nhiều hình thức như: báo in, tạp chí, truyền hình, phát thanh, internet,... Mỗi
loại hình đều có thế mạnh riêng phù hợp với từng kế hoạch quảng bá và từng
đối tượng nhất định.
 Báo in, tạp chí:
Ưu điểm của việc quảng bá du lịch trên các ấn phẩm báo in và tạp chí đó
là thơng tin có tính xác thực cao và người đọc có thể mang theo dễ dàng. Đối
với khách du lịch, đôi khi những tờ báo, tạp chí cịn như một người bạn đồng
hành, chỉ đường cho họ trên hành trình tìm hiểu và khám phá nét đẹp của du
lịch Việt Nam.
Những thông tin cập nhật và những bài giới thiệu quảng bá chất lượng
cao luôn được đăng tải thường xuyên trên các chuyên trang du lịch của các tờ
báo lớn. Báo in là một cơng cụ quan trọng trong việc đưa tin những chính
sách, định hướng phát triển du lịch giúp cho khách nước ngồi và những nhà
đầu tư có thêm thơng tin thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào

ngành du lịch tại Việt Nam.
Ngoài báo in, việc tiếp thị hình ảnh du lịch Việt Nam cịn có sự đóng góp
lớn của số lượng ngày càng nhiều các Tạp chí Du lịch. Có thể nói trong giai
đoạn hiện nay, số lượng và chất lượng của các tờ Tạp chí Du lịch đang ngày
được cải thiện và trở thành công cụ hữu hiệu giúp quảng bá du lịch Việt Nam,
đưa hình ảnh nước ta ra với trường quốc tế.
Tạp chí Du lịch ở Việt Nam có một đặc điểm chung là hầu hết đều được
phát hành miễn phí, đặt tại các địa điểm du lịch, quầy hướng dẫn du lịch, các
khách sạn nhà hàng, khu resort hay trên máy bay. Nội dung hầu hết đều đề cập
đến nét đẹp của Việt Nam với phong cách mới mẻ nhưng sâu sắc, chân thực.
Đặc biệt việc sử dụng hình ảnh minh họa mang tính nghệ thuật giúp khách du
lịch hình dung rõ ràng hơn về địa điểm đó, thu hút họ đến du lịch tại đó.
18


×