Thực hành Sinh lý học
LỜI NÓI ĐẦU
Sinh lý học là mơn học thuộc khối y học cơ sở, chương trình giảng dạy thực
hành Sinh lý học giúp sinh viên củng cố phần lý thuyết.
Mục đích của thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng, tạo được tác phong
nghiêm túc, kỹ càng, tỉ mỉ và khéo léo trong phịng thí nghiệm, minh họa những
hiện tượng được mô tả khi giảng dạy lý thuyết và bổ sung, nâng cao những kiến
thức không thể cung cấp đủ trong phần lý thuyết, giúp sinh viên nhận biết sớm
với một số xét nghiệm cơ bản hoặc thăm dị chức năng thơng thường được sử
dụng ở cơ sở khám chữa bệnh.
Yêu cầu của thực hành nhằm giúp Sinh viên làm được những thủ thuật cần
thiết đó để minh họa lý thuyết, giúp nhớ lý thuyết lâu hơn, đầy đủ hơn và áp
dụng tốt hơn trong chuyên ngành của mình.
Để đạt kết quả tốt qua thực hành, Sinh viên xem lại lý thuyết , quan sát, ghi
nhận, phân tích kết quả chứng minh cho phần lý thuyết tạo cơ sở khoa học của
môn học.
Trong khi thực hành, Sinh viên đưa ra các thắc mắc cũng như nêu câu hỏi
để Giảng viên giải đáp, tổng kết vào cuối buổi thực hành làm sáng tỏ nội dung
môn học.
Bs CKII Trương Thanh
1
Thực hành Sinh lý học
MỤC LỤC
Bài 1. Đếm số lượng hồng cầu……...…………………………………...….2
Bài 2. Đếm số lượng bạch cầu……………………………………………. .7
Bài 3. Đếm số lượng tiểu cầu…….…………………………………….…..9
Bài 4. Đo tốc lắng máu ………………………………………………… 12
Bài 5. Định công thức bạch cầu………...………………………………... 15
Bài 6. Phân tích huyết đồ………………………………………………… 19
Bài 7. Định lượng huyết sắc tố……………………...…………………....27
Bài 8. Đo thể tích khối hồng cầu…………………………...……………...30
Bài 9. Xác định nhóm máu ABO và Rh…….……………………………..32
Bài 10. Định thời gian Prothrombin ………………………………………..34
Bài 11. Định thời gian chảy máu………...……………………………….
36
Bài 12. Định thời gian đơng máu………... ………………………………..37
Bài 13. Đo các thể tích và dung tích hơ hấp………..………………………39
Bài 14. Nghe phổi ……………………………………………………… 41
Bái 15. Đo đường huyết ……………………………………………………44
Bài 16. Chẩn đốn có thai bằng phương pháp miễn dịch học …………… 49
Bài 17. Đo huyết áp động mạch trên người…………………………………55
Bài 18. Đếm mạch………………………..…………………………………57
Bài 19. Nghe tim………………………….……………………………… 59
Bài 20. Điện tâm đồ………………………………………………………. 61
Tài liệu tham khảo …………….…………………………………………..69
2
Thực hành Sinh lý học
Bài 1
ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Hồng cầu là một loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển khí. Ở người khỏe mạnh
bình thường, số lượng hồng cầu tương đối hằng định trong máu và chỉ thay đổi trong một
số trường hợp sinh lý và bệnh lý.
Đếm hồng cầu là một xét nghiệm máu cơ bản được sử dụng rất phổ biến trong lâm
sàng.
II. NGUYÊN TẮC
Pha loãng máu theo một tỷ lệ nhất định rồi cho vào phịng đếm đã biết kích thước.
Đếm số lượng hồng cầu dưới kính hiển vi với số ơ nhất định, từ đó tính ra số lượng hồng
cầu trong 1 mm3 máu chưa pha loãng.
III. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT
- Bộ dụng cụ để chích máu: bơng, cồn 70o , kim chích máu.
- Phịng đếm hồng cầu (Neubauer cải tiến).
- Ống trộn hồng cầu: là một mao quản thủy tinh có chia vạch, phần trên phình ra
hình bầu dục, có chứa hạt trộn màu đỏ. Trên ống trộn có các vạch ghi các chỉ số theo tỷ lệ
về thể tích: 0.5; 1 và 101.
- Kính hiển vi.
- Dung dịch pha loãng máu: dung dịch nước muối đẳng trương hay dung dịch
Marcano hoặc dung dịch Hayem.
3
Cồn 700
Bơng
Thực hành Sinh lý học
Kim chích máu
Phịng đếm hồng cầu
Kính hiển vi
Ống trộn hồng cầu (bên phải)
Lá kính
IV. CÁCH LÀM
1. Chuẩn bị phòng đếm
- Dùng khăn sạch và mềm lau phịng đếm và lá kính. Bảo đảm phịng đếm phải
sạch và khơ.
- Dán lá kính lên phịng đếm, phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận vì lá kính mỏng, rất dễ
vỡ.
- Đặt phịng đếm lên kính hiển vi để kiểm tra phịng đếm, quan sát tồn cảnh
phịng đếm và xác định vị trí đếm hồng cầu (là 5 ơ vng lớn có chia thành ơ nhỏ, 4 ơ ở
bốn góc và một ô giữa khu vực đếm hồng cầu).
4
Thực hành Sinh lý học
2. Sát trùng chích máu
- Người lớn lấy ở đầu ngón tay đeo nhẫn, trẻ em lấy ở đầu ngón tay cái, ngón chân
cái hoặc gót chân. Lấy máu vào buổi sáng, chưa ăn, nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi
lấy máu.
- Dùng bông tẩm cồn 70o sát trùng nơi chích máu, để khơ. Dùng kim đã tiệc trùng
chích sâu độ 1 đến 1,5 mm. Lau bỏ gọt đầu tiên. Để giọt máu tiếp theo chảy ra thật trịn,
đường kính khoảng 2 mm. Chú ý khơng nên bóp nặn vì như vậy dịch sẽ chảy ra hòa lẫn
với máu làm sai lệch kết quả.
3. Pha loãng máu
Hút máu vào ống trộn hồng cầu đúng đến vạch 0,5 rồi dùng bơng khơ lau sạch máu
dính ở đầu ống. Hút tiếp dung dịch pha loãng hồng cầu đến vạch 101. Như vậy tỷ lệ pha
loãng sẽ là 1/200. Chú ý tránh hút mạnh vì sẽ có bọt. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ
bịt kín hai đầu ống, lắc vài phút để máu và dung dịch trộn đều.
4. Cho máu vào phòng đếm
Lắc ống trộn thật đều, bỏ vài giọt đầu là những giọt nằm ở phần mao quản ống
trộn khơng có máu.
Nghiêng ống trộn đặt vào nơi tiếp xúc giữa lá kính và phịng đếm cho đếm khi máu
phủ vừa hết phòng đếm, nếu nhỏ quá nhiều là kính sẽ nổi lên, chiều cao buồng đếm tăng
lên dẫn tới sai số.
5. Cách đếm
Sau khi cho máu vào phòng đếm, chờ vài phút để hồng cầu lắng xuống ổn định.
Dùng vật kính 8 hoặc 10 kiểm tra xem máu đã dàn đều chưa, xác định các ô cần đếm rồi
dùng vật kính 40 để đếm. Đếm số hồng cầu có trong 80 ơ vng nhỏ ở 5 ô vuông lớn (
mỗi ô chia làm 16 ô vng nhỏ) 4 ơ ở góc và một ơ ở giữa. Đếm số hồng cầu nằm gọn
trong các ô vuông nhỏ. Với những hồng cầu nằm trên cạnh ơ thì chỉ đếm trên 2 cạnh liên
tiếp, ví dụ cạnh trên với cạnh trái hoặc cạnh dưới với cạnh phải.
6. Cách tính kết quả
Giả sử số hồng cầu ta đếm được trong 80 ơ nhỏ là A. Thể tích mỗi ơ vng nhỏ là
1/4000 mm3 ; tỷ lệ pha lỗng máu là 1/200. Như vậy số lượng hồng cầu có trong một mm3
máu (N) là :
A x 200 x 4000
N =
= A x 10.000
80
5
Thực hành Sinh lý học
Nói một cách khác, sau khi đếm trên 80 ô vuông nhỏ được A hồng cầu, ta chỉ việc
thêm vào sau số A bốn số 0 thì sẽ được số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu, từ đó tính ra
số lượng hồng cầu có trong 1 lít máu.
Ghi chú: Đối với những bệnh nhân bị thiếu máu nặng thì hút máu đến vạch 1 và
hút tiếp dung dịch pha loãng đến vạch 101. Như vậy tỷ lệ pha loãng là 1/100, kết quả
cuối cùng là A x 5000.
7. Nhận định kết quả
Số lượng hồng cầu của người Việt Nam trưởng thành bình thường là :
Nam: 4,5 - 5,4. 1012 / lít máu
Nữ:
3,8 - 4,8. 1012/ lít máu
6
Thực hành Sinh lý học
Bài 2
ĐẾM SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể. Ở người khỏe mạnh, số lượng bạch cầu
tương đối hằng định trong máu. Đếm bạch cầu là xét nghiệm thông dụng trong lâm sàng.
II. NGUYÊN TẮC
Pha loãng máu theo một tỷ lệ nhất định bằng một dung dịch có tác dụng phá hủy
hồng cầu và nhuộm sơ bộ bạch cầu rồi cho vào phịng đếm đã biết rõ kích thước. Đếm số
bạch cầu dưới kính hiển vi trong một số ô nhất định rồi tính ra số lượng bạch cầu trong
một mm3 máu chưa pha loãng.
III. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT
- Bộ dụng cụ để chích máu.
- Phịng đếm Neubauer cải tiến.
- Ống trộn bạch cầu.
- Kính hiển vi.
- Dung dịch pha loãng máu: dung dịch Lazarus.
IV. CÁCH LÀM
1. Chuẩn bị phịng đếm
Lau sạch phịng đếm và lá kính, dán lá kính lên phịng đếm, kiểm tra phịng đếm
dưới kính hiển vi.
2. Sát trùng chích máu: như bài đếm hồng cầu.
3. Pha loãng máu
Hút máu vào ống trộn bạch cầu tới vạch 0,5; hút tiếp dung dịch tới vạch 11. Như
vậy tỷ lệ pha lỗng là 1/20. Dùng ngón cái và ngón tay trỏ bịt chặt hai đầu ống, lắc trộn
đều trong vài phút, để yên 5 ngón để phá hồng cầu và nhuộm sơ bộ bạch cầu.
4. Cho máu vào phòng đếm
Lắc ống trộn, bỏ vài giọt đầu rồi cho máu vào phịng đếm đã dán sẵn lá kính như
đếm hồng cầu.
5. Cách đếm
Dùng vật kính 8 hay 10, thị kính 15 để đếm bạch cầu trong 4 khu vực, mỗi khu vực
gồm 16 ô lớn không chia các ô nhỏ. Chúng ta sẽ đếm số bạch cầu có trong 64 ô vuông
7
Thực hành Sinh lý học
lớn. Diện tích của một ơ vng lớn là 1/16 mm2 và thể tích của nó là 1/160 mm3 (gấp 25
lần một ô vuông nhỏ).
6 Cách tính kết quả
Giả sử tổng số bạch cầu đếm được là A bạch cầu thì số lượng bạch cầu trong 1
mm3 là (N)
A x 20 x 4000
N =
= A x 50
4 x 16 x 25
Từ đó tính ra số lượng bạch cầu có trong 1 lít máu.
7 Nhận định kết quả
Số lượng bạch cầu của người Việt Nam trưởng thành bình thường là:
5.109 - 8.109 /lít máu
Nếu dưới 4.109/ lít là giảm số lượng bạch cầu, trên 9. 109/ lít là tăng số lượng bạch cầu.
8
Thực hành Sinh lý học
Bài 3
ĐẾM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU
Tiểu cầu có vai trị trong cầm máu và đơng máu, xét nghiệm đếm tiểu cầu hay
được dung để phát hiện được nguyên nhân của một số bệnh lý rối loạn cầm máu, đơng
máu.
Có 2 phương pháp đếm: gián tiếp hoặc trực tiếp.
A. ĐẾM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU GIÁN TIẾP THEO PHƯƠNG PHÁP FONIO
I. NGUYÊN TẮC
Trên tiêu bản máu nhuộm, đếm số lượng tiểu cầu có 1.000 hồng cầu rồi căn cứ vào
số lượng hồng cầu có trong 1 mm3 máu để tính ra số lượng tiểu cầu trong 1000 mm3 máu.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Bộ dụng cụ để chích máu
- Phiến kính dàn máu và kéo máu
- Dung dịch MgSO4 14%
- Dung dịch nhuộm Giemsa
- Dầu Cèdre
III.CÁCH LÀM
1. Sát trùng ngón tay đeo nhẫn, để khô cồn.
2. Nhỏ một giọt MgSO4 14% lên chỗ vừa sát trùng.
3. Dùng kim chích qua giọt MgSO4 để máu chảy tự nhiên hòa với dung dịch, lấy máu
này làm tiêu bản để định số lượng tiểu cầu.
4. Cách đếm và tính kết quả
Tiểu cầu trên tiêu bản nhuộm Giemsa màu đỏ tím đường kính 2 – 4 µm, đứng rời
rạc xen kẻ với hồng cầu. Dùng vật kính 40 xem lướt qua tiêu bản một lượt rồi chọn chỗ
nào hồng cầu và tiểu cầu rải đều để đếm bằng vật kính dầu (vật kính 100).
Đếm xem trong 1.000 hồng cầu có bao nhiêu tiểu cầu và căn cứ vào số lượng hồng
cầu trong 1 mm3 mà suy ra số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu theo công thức:
Tổng số tiểu cầu đếm được x Số lượng hồng cầu/ mm3
Tiểu cầu/ mm3 = ______________________________________________________________________
1.000
9
Thực hành Sinh lý học
Thí dụ: ta đếm được 40 tiểu cầu trên 1000 hồng cầu: số lượng hồng cầu của người
đó là 4.000.000/mm3 thì số lượng tiểu cầu trong 1mm3 (N) sẽ là:
N= 40 x 4.000.000 / 1.000 = 160.000/mm3.
B. ĐẾM TIỂU CẦU TRỰC TIẾP THEO PHƯƠNG PHÁP FIESSLY
I. NGUYÊN TẮC
Pha loãng máu theo một tỷ lệ nhất định bằng dung dịch đếm tiểu cầu rồi cho vào
phòng đếm đã biết rõ kích thước, đếm số tiểu cầu trong một số ơ nhất định, từ đó tính ra
số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu chưa pha loãng.
II.PHƯƠNG TIỆN
- Bộ dụng cụ để chích máu
- Phịng đếm Neubauer
- Ống trộn bạch cầu
- Kính hiển vi, tốt nhất là kính hiển vi đối pha. Nếu là kính hiển vi quang học thì
phải sáng
- Dung dịch tiểu cầu
III. CÁCH LÀM.
1. Chuần bị dụng cụ: như đếm bạch cầu.
2. Sát trùng chích máu: như đếm bạch cầu nhưng không bỏ giọt máu đầu.
3. Pha loãng máu: hút máu vào ống trộn bạch cầu đến vạch 0,5 hút tiếp dung dịch pha
loãng máu đến vạch 11, lắc đều để yên 15- 30 phút để phá hồng cầu và nhuộm tiểu cầu.
4. Cho máu vào phòng đếm: như đếm bạch cầu.
10
Thực hành Sinh lý học
5. Cách đếm: tiểu cầu như những hạt nhỏ, bóng, màu xanh nhạt, nhìn kỹ sẽ thấy tiểu cầu
di động nhẹ. Dùng vật kính 40 đếm số tiểu cầu trong 80 ô vuông nhỏ (giống như đếm
hồng cầu)
6. Cách tính: giả sử đếm được A tiểu cầu trong 80 ơ vng nhỏ thì số lượng tiểu cầu
trong 1 mm3 máu (N) sẽ là:
N=
A x 4.000 x 20 /80 = A x 1.000
Như vậy, lấy số lượng tiểu cầu đếm được trên 80 ô vuông nhỏ và thêm vào 3 số 0
ta sẽ có số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu.
7. Nhận định kết quả
Bình thường số lượng tiểu cầu trong 1mm3 máu là từ 150.000 đến 300.000. Dưới
150.000 là giảm, trên 350.000 là tăng số lượng tiểu cầu.
Chú ý: Muốn cho xét nghiệm thật chính xác, nên đếm cả 2 phương pháp rồi lấy số
trung bình cộng.Nếu muốn đánh giá tiểu cầu về mặt chất lượng thì khi làm các xét
nghiệm về độ tập trung, hình thể, kích thước, cấu trúc phải quan sát ở tiêu bản máu
thường khơng có MgSO4.
11
Thực hành Sinh lý học
BÀI 4
ĐO TỐC ĐỘ LẮNG HUYẾT CẦU
Máu được chống đơng để n một thời gian thì huyết cầu sẽ lắng xuống. Tốc độ lắng
huyết cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Tỷ trọng riêng của huyết cầu và huyết tương.
- Thành phần protein của huyết tương (globulin, albumin, fibrinogen, các protein bệnh
lý).
- Số lượng, hình dáng và các đặc tính bề mặt của hồng cầu.
Trong một số trạng thái sinh lý và bệnh lý, các yếu tố trên thay đổi làm cho tốc độ
lắng huyết cầu cũng thay đổi theo.
I. NGUYÊN TẮC
Cho máu đã chống đơng vào một ống mao quản có đường kính nhất định, đặt đứng
yên theo phương thẳng đứng. Sau từng khoảng thời gian đọc chiều cao của cột huyết
tương ở phía trên. Chiều cao này chính là tốc độ lắng của huyết cầu.
Đo tốc độ lắng của huyết cầu có nhiều phương pháp nhưng có hai phương pháp hiện
nay được áp dụng nhiều là phương pháp Westergreen và phương pháp Panchenkov.
A. PHƯƠNG PHÁP WESTERGREEN
II. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT
- Giá và ống đo Westergreen
- Bơm tiêm khô và sạch.
- Ống nghiệm tan máu.
- Đồng hồ để theo dõi
- Dung dịch chống đông:
Natri citrat: 3.8%
Nước cất vừa đủ: 100 ml
III. CÁCH LÀM
Lấy 0,4 ml dung dịch natri citrat 3,8% cho vào ống nghiệm. Dùng bơm tiêm lấy 1 ml
máu tĩnh mạch trộn đều. Sau đó dùng ống hút Westergreen hút máu tới vạch 0 (=200mm)
đặt vào giá. Đọc kết quả sau 1 giờ và 2 giờ.
B. PHƯƠNG PHÁP PANCHENKOV
II. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT
- Bộ dụng cụ để chích máu.
- Giá và ống Panchenkov: ống Panchenkov là một ống mao quản có đường kính 1
mm, có chia vạch từ 0 đến 100, ngang vạch 0 có chữ K, ngang vạch 50 có chữ P.
- Mặt kính đồng hồ
- Dung dịch Natri citrat 3,8%
12
Thực hành Sinh lý học
III. CÁCH LÀM
- Tráng ống Panchenkov bằng dung dịch natri citrat 3,8%, sau đó hút dung dịch đến
vạch P rồi thổi vào mặt kính đồng hồ.
- Sát trùng chích máu để máu chảy tự nhiên. Dùng ống Panchenkov để nghiêng 60°
cho máu tự chảy vào ống đến vạch K, thổi máu vào mặt kính đồng hồ đã chứa sẵn dung
dịch chống đông rồi lại hút máu lần nữa đến vạch K, trộn đều với dung dịch chống đông,
tránh để máu đông.
- Hút máu đã chống đông tới vạch K rồi đặt ống vào giá, bấm giờ và đọc tốc độ lắng
huyết cầu sau 1 giờ và 2 giờ .
- Nhận định kết quả: ở người lớn bình thường là:
Giới
Nam
Nữ
Sau 1 giờ
5 ± 2 mm
6 ± 2 mm
Sau 2 giờ
9 ± 2 mm
14 ± 2 mm
- Tốc độ lắng huyết cầu tăng trong: viêm nhiễm cấp tính và mạn tính, u ác tính,
leucose cấp, thiếu máu huyết tán tự miễn, số lượng hồng cầu giảm.
- Tốc độ lắng huyết cầu giảm trong: số lượng hồng cầu tăng, các bệnh về gan.
C. PHƯƠNG PHÁP ĐO BẰNG MÁY
I. CHUẨN BỊ MẪU ĐO
Lấy máu tĩnh mạch cho vào ống đo đến vạch chỉ thị trên Tube Tapvan. Trộn đều mẫu
đo bằng cách đảo ngược ống nhẹ nhàng nhiều lần trước khi đặt vào máy.
Xét nghiệm phải được thực hiện trong vịng 2 giờ sau khi lấy mẫu.
Chú ý
- Thể tích máu cho vào ống đo phải đúng vạch chỉ thị trên Tube Tapvan (sai số cho
phép là + 0,5mm và – 20mm).
- Nếu thể tích máu quá ít, máy sẽ báo lỗi “ L.E.” : level Error. Nếu thể tích máu quá
nhiều, máy sẽ báo lỗi “. “
II. THỰC HIỆN
Máy có hai chế độ làm việc
- Chế độ nhanh Quick mode: Cho kết quả đo giờ thứ nhất trong vòng 24 phút.
- Chế độ tiêu chuẩn Standard mode: Cho kết quả giờ thứ nhất trong vòng 24 phút,
giờ thứ hai trong 48 phút.
- Chế độ chọn 30 minute mode cho kết quả ½ giờ đầu trong vịng 12 phút.Tùy chọn
này cũng có thể được áp dụng trong cả hai chế độ nhanh và chế độ tiêu chuẩn.
Cài đặt ID của mẫu đo ( nếu khơng cài ID thì bỏ qua bước này):
Từ màn hình chính, bấm hiển thị và máy hiển thị vị trí đầu tiên mà khơng có ID –
CODE với vị trí tương ứng.
Có thể nhập ID – CODe với các ký tự cụ thể và sau đó nhấn OK để máy sẽ ghi nhớ,
đặt mẫu ở vị trí đó và đi đến các mẫu tiếp theo. Để xóa ID – CODE nhập sai, nhấn DEL
và con trỏ sẽ trở về đầu ID – CODE.
Mẫu phải được đặt vào vị trí cịn trống, trên màn hình chính phải hiển thị biểu tượng
13
Thực hành Sinh lý học
giống như một vòng tròn còn trống, tương ứng với vị trí ID – CODE
Khi kết thúc nạp mẫu và nhập ID, nhấn EXIT để trở lại màn hình chính.
Khi mẫu này được xác nhận ở vị trí đó bằng biểu tượng hình trịn đầy.
Máy sẽ tiến hành đo mẫu ngay sau khi xác nhận mẫu đã được đặt vào vị trí.
Sau 1 phút, máy sẽ kiểm tra xem dung tích mẫu có đúng hay khơng. Nếu mức mẫu
sai, máy sẽ in ra một tin nhắn và đánh dấu vị trí đặt mẫu đó bằng biểu tượng E.
III. IN KẾT QUẢ
Máy sẽ in ra các kết quả bắt đầu khi máy đo xong từng mẫu và đánh dấu các vị trí đặt
mẫu đó trong màn hình với biểu tượng F.
Để in kết quả, nhấn PRINT và nhập số mẫu muốn in.
14
Thực hành Sinh lý học
Bài 5
ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU PHỔ THÔNG
I. NGUYÊN TẮC
Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm, dựa và hình dáng, kích
thước và sự bắt màu của nhân và các hạt trong bào tương, vừa phân loại vừa đếm ít nhất
100 bạch cầu để xác định công thức bạch cầu phổ thông.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Phiến kính khơ và sạch
- Lá kính
- Đĩa đựng 100 viên bi hoặc sỏi
- Một đĩa chia làm 5 ngăn có đề tên các loại bạch cầu để đựng các viên bi đã đếm
- Thuốc để cố định và nhuộm tiêu bản:
+ Dung dịch Giemsa gồm:
Giemsa 7,6g.
Cồn methylic 750 ml.
Glycerine 250 ml.
+Nước cất trung tính.
- Dầu cedre ( dầu bá dương).
- Xylene.
- Kính hiển vi: vật kính 90 hoặc 100.
III. CÁCH LÀM
1. Kéo tiêu bản
- Chích máu đầu ngón tay bỏ giọt máu đầu, lấy một giọt máu vừa phải chấm lên
phiến kính, dùng lá kính đặt lên giọt máu thành một góc đều tay. Nếu đẩy nhanh thì tiêu
bản sẽ mỏng, đẩy chậm thì tiêu bản sẽ dày, khó đọc. Để khơ rồi cố định bằng cồn 90o
15
Thực hành Sinh lý học
2. Nhuộm tiêu bản
- Pha 2 ml dung dịch Giemsa vào 18ml nước cất, lắc trộn đều rồi nhỏ khắp tiêu
bản, để từ 15 đến 20 phút, rửa sạch dưới vịi nước cất, hong khơ rồi định công thức.
3. Định công thức bạch cầu
Nhỏ một giọt dầu cedre vào phần đuôi của tiêu bản, dùng vật kính dầu (vật kính
100) để nhận dạng và đếm các loại bạch cầu.
- Bạch cầu hạt trung tính (NEU): đường kính 10- 15µm, nhân chưa chia múi (nhân
hình que) hoặc chia nhiều múi tùy theo sự trưởng thành của tế bào. Bào tương có nhiều
hạt rất nhỏ, mịn, đều nhau bắt màu hồng tím.
- Bạch cầu ưa hạt acid (EOSIN): nhân chia hai múi như hình mắt kính, bào tương
có những hạt to, tròn đều nhau bắt màu da cam.
- Bạch cầu hạt ưa kiềm (BASO): nhân hình hoa thị, bào tương có những hạt to, nhỏ
khơng đều nhau, nằm đè cả lên nhau bắt màu xanh đen.
16
Thực hành Sinh lý học
- Bạch cầu lympho (LYMPHO): nhân to, tròn chiếm gần hết bào tương, bào tương
chỉ còn một dải màu xanh lơ bao quanh nhân, khơng có hạt.
- Bạch cầu mono (MONO): đường kính 20 -25µm, nhân to, màu tím đen, hình
dạng nhân thay đổi, thường là hình hạt đậu nằm lệch về một phía hoặc hình quả phật thủ.
Bào tương màu tro bẩn, người ta thường ví với màu da trời lúc sắp có cơn mưa, có những
hạt bắt màu azua tập trung thành từng đám.
Cách đếm bạch cầu: đếm ở đuôi tiêu bản, đếm theo hình chữ chi và đếm ít nhất
100 bạch cầu.
17
Thực hành Sinh lý học
4. Nhận định kết quả
Công thức bạch cầu của người Việt Nam trưởng thành bình thường như sau:
60 – 70 %
1–4 %
0 – 0,5 %
3–8 %
20 – 30 %
Bạch cầu hạt trung tính:
Bạch cầu hạt acid:
Bạch cầu hạt ưa base:
Bạch cầu mono:
Bạch cầu lympho:
18
Thực hành Sinh lý học
Bài 6
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
MỤC TIÊU:
1. Hiểu được nguyên tắc đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và phân loại
bạch cầu.
2. Nắm được ý nghĩa của 10 thơng số huyết học, cơng thức tính Hct, MCH, MCHC.
3. Phân tích được huyết đồ bính thường.
I. ĐẠI CƯƠNG
Huyết đồ (CBC: Complete Blood Count) là một xét nghiệm cho biết thông tin về các
tế bào máu ngoại biên, đánh giá sự thay đổi về số lượng và chất lượng để chẩn đoán các
bệnh lý về máu hoặc cung cấp những thông tin quan trọng về những thay đổi khác nhau
trong cơ thể. Ví dụ như tình trạng thiếu máu của bệnh nhân có thể đi kèm với những bệnh
mạn tính, viêm mạn tính, thiếu sắt, sự hiện diện của ký sinh trùng làm tăng bạch cầu ái
toan, giảm tiểu cầu miễn dịch ...
Để hiểu căn bản về những thay đổi huyết học, yêu cầu sinh viên nắm rõ 10 thông số
cơ bản nhất trong một huyết đồ:
1. Số lượng hồng cầu (RBC)
2. Nồng độ Hemoglobin (HGB)
3. Dung tích hồng cầu lắng (Hct)
4. Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)
5. Luợng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCH)
6. Nồng độ hemoglobin trung bình trong 100ml hồng cầu (MCHC)
7. Phân bố thể tích hồng cầu (RDW)
8. Số lượng bạch cầu (WBC)
9. Phân loại bạch cầu (Diff)
10. Số lượng tiểu cầu (PLT)
II. NGUYÊN TẮC ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TẾ BÀO MÁU
Thời gian trước, để có một kết quả huyết đồ, người kỹ thuật viên sau khi lấy máu phải
phết máu lên lamen và đưa vào buồng đếm để đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu... từ đó
tính ra số lượng để cho ra kết quả cuối cùng. Hiện nay, hầu hết các kỹ thuật đã được thay
thế bằng máy, kết quả cho ra nhanh hơn.
2.1 Đếm tế bào bằng máy dựa trên nguyên tắc Coulter:
Cho một dòng điện di qua hai điện cực đặt trong hai ngăn đựng dung dịch muối, phân
cách bởi một khe nhỏ. Khi một tế bào đi qua khe đó làm dịch chuyển một lượng dung
dịch muối tương ứng với kích thước tế bào, gây ngắt quãng dòng diện. Sự gia tăng diện
trở tạo ra xung điện. Biên độ của sự thay đổi dịng điện liên quan đến kích thước hạt. Do
đó, số lượng và biên độ của xung điện cho biết số lượng và kích thước tế bào.
19
Thực hành Sinh lý học
Thường máy huyết đồ tự động dựa trên nguyên tắc Coulter có 2 buồng đếm:
Để đếm số lượng hồng cầu và tiểu cầu, máu được pha loãng trong dung dịch
đẳng trương. Một lượng máu pha loãng nhất định sẽ được hút vào trong một bình chửa
nhỏ. Trong bình này, máu sẽ di xuyên qua một khe nhỏ có đường kính 7-8 um.
Để đếm và phân loại bạch cầu, máu sẽ được pha loãng với dung dịch acid để
làm vỡ hồng cầu và cho qua một khe nhỏ có đường kính 100um. Đặc tính của bạch cầu
(kích thước, số lượng, nhân, các hạt..) quyết định sự thay đổi của xung điện, giúp phân
biệt các loại bạch cầu hạt, đơn nhân và lympho.
2.2. Đếm tế bào bằng máy dựa trên sự tán xạ của tia laser:
Một số máy huyết đồ tự động khác, sự thay đổi xung điện đươc thay thế bằng sự tán
xạ của tia laser trong khảo sát tế bào dịng cháy (flow cylometry). Khi đó dòng tế bào sẽ
được đi qua một đường ống hẹp thành hàng tế bào, một chùm laser sẽ chiếu qua từng tế
bào,máy sẽ nhận dạng sự tán xạ ánh sáng đế phân tích các tế bào (như loại tế bào, số
lượng...). Tuy nhiên, máy dùng laser cịn nhiều tính năng khác nên không đơn thuần chỉ
sử dụng để đếm tế bào.
III. CÁC THƠNG SỐ HUYẾT ĐỒ
Giới hạn bình thường của các thơng số có thể thay đổi tùy chủng tộc, giới tính và tùy
theo máy sử dụng. Trong bài này giới hạn bình thường được lấy theo quyển “Harrison’s
principles of internal Medicine”.
3.1. Dòng hồng cầu
Số lượng hồng cầu (RBC: red blood cell count)
- Là số hồng cầu đếm được trong một thể tích máu.
- Hồng cầu chứa hemoglobin dùng để chuyên chở O 2 và CO2. Lượng oxy mà cơ thể
nhận được phụ thuộc vào lượng hồng cầu và hemoglobin.
RBC tăng: đa hồng cầu, mất nước.
RBC giảm: thiếu máu.
Hemoglobin (HGB)
- Hemoglobin là sắc tố khiến cho hồng cầu có màu đỏ. Lượng hemoglobin phản ánh
tình trạng thiếu máu của bệnh nhân.
HGB giảm: thiếu máu.
- HGB thấp thường kèm theo số lượng hồng cầu thấp và hematocrit thấp trong tình
trạng thiếu máu.
Dung tích hồng cầu (Hct: hematocrit)
- Là thể tích chiếm bởi hồng cầu trong một thể tích máu, tính theo cơng thức:
RBC (M/µL) x MCV (fL)
Hct (%)=
10
20
Thực hành Sinh lý học
- Dung tích hồng cầu phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và thể tích huyết tương trong
cơ thể nên có thể phản ánh tình trạng tăng/giảm số lượng hồng cầu, hoặc tình trạng cơ
đặc/pha lỗng máu.
- Như vậy, có 3 thơng số giúp đánh giá tình trạng thiếu máu (RBC, HGB, Hct), trong
đó HGB là yếu lố quan trọng và có tính quyết dịnh nhất, vì ít phụ thuộc vào tình trạng
mất nước cũng như thừa nước trong cơ thể.
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV: mean corpuscular volume)
- MCV phản ánh kích thước của hồng cầu, cho biết tình trạng thiếu máu là thiếu máu
hồng cầu nhỏ, hồng cầu bình thể tích hay hồng cầu to.
MCV tăng: hồng cầu to.
MCV bình thường: kích thước hồng cầu bình thường (hay hồng cầu bình thể
tích hay đẳng bào).
MCV giảm: hồng cầu nhỏ.
Lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu (MCH: mean corpuscular
hemoglobin)
- MCH đo lượng hemoglobin trong hồng cầu, lượng hemglobin trong hồng cầu phản
ánh màu sắc của hồng cầu. Trị số của MCH thường tăng giảm đồng thời với MCV, được
tính theo cơng thức:
HBG (g/dL)
MCH (pg) =
x10
RBC (m/µL)
MCH tăng: hồng cầu ưu sắc, thường đi kèm với hồng cầu to.
MCH bình thường: bình sắc hay đẳng sắc.
MCH giảm: hồng cầu nhược sắc, thường kèm với hồng cầu nhỏ.
Nồng độ hemoglobin trung bình trong 100ml hồng cầu. (MCHC: mean
corpuscular hemoglobin concentration)
- MCHC đo nồng độ hemoglobin trong 100 ml hồng cầu. Tương tự như MCH, MCHC
cũng cho phép phân biệt các loại thiếu máu nhược sắc, bình sắc, ưu sắc được tính theo
cơng thức:
HBG (g/dL)
MCHC (g/dL) =
x100
Hct (%)
MCHC tăng : ưu sắc trong trường hợp hemoglobin bị cô đặc một cách bất
thường bên trong hồng cầu (hồng cầu hình cầu).
MCHC bình thường: bình sắc hay đẳng sắc.
21
Thực hành Sinh lý học
MCHC giảm: nhược sắc trong trường hợp hemoglobin bị pha loãng một cách
bất thường bên trong hồng cầu.
Phân bố thể tích hồng cầu (RDW: red cell distribution width)
- Khảo sát sự biến thiên của thể tích hồng cầu, được tính theo cơng thức:
SD
RDW =
x100
MCV (fL)
RDW tăng: kích thước hồng cầu khơng đều.
RDW bình thường: kích thước hồng cầu tương đối đều nhau
Tóm lại, khi phân tích các thơng số về dịng hồng cầu, sinh viên cần trả lời được 2 câu
hỏi cơ bản sau để từ đó định hướng đi tìm ngun nhân bệnh lý:
1. Có thiếu máu khơng ?
2. Nếu có thì thiếu máu thuộc nhóm nào (thiếu máu đẳng sắc đẳng bào thiếu máu
hồng c ầ u nhỏ nhược sắc, thiếu máu hồng cầu to) ?
3.2. Dòng bạch cầu
Số lượng bạch cầu (WBC: white blood cell count)
- Là số bạch cầu đếm được trong một thể tích máu.
Phân loại bạch cầu (Diff: differential white blood cell)
Bạch cầu hạt:
Bạch cầu đa nhân trung tính (NUET: neutrophil): có vai trị quan trọng
trong q trình viêm, nhiễm khuẩn... Ngồi ra, trong trường hợp bình thường, bạch cầu đa
nhân trung tính có thể tăng gấp 3, 4 lần số lượng bình thường sau tập thể thao, làm việc
nặng, chích norepinephrin... và trở về bình thường sau khoảng 60 phút.
Bạch cầu ái toan (EOS: eosinophil): có vai trị trong phản ứng dị ứng, nhiễm
ký sinh trùng, k h ử độc c á c protein lạ ...
Bạch cầu ái kiềm (BASO: basophil): vai trò trong phản ứng dị ứng liên quan
đến globulin miễn dịch IgE, gây ra phản ứng tại chỗ (phù, ban đỏ, ngứa, đau...)
Bạch cầu không hạt:
Bạch cầu lympho (LYM: lymphocyte): có vai trị miễn dịch đặc hiệu trong
cơ thể (lympho B đảm nhận miễn dịch thể dịch và lympho T đảm nhận miễn dịch tế bào)
Bạch cầu đơn nhân (MONO: monocyte): hình thành đại thực bào, có chức
năng bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào, tiêu diệt vi khuẩn…
Khi phân loại bạch cầu trên huyết đồ thường có 2 cách trình bày: số lượng tuyệt đối và
tỉ lệ phần trăm, trong đó cách trình bày bằng số lượng tuyệt đối cho thơng tin chính xác
hơn.
Tóm lại, khi phân tích các thơng số về dịng bạch cầu, sinh viên cần trả lời được 2 câu
hỏi cơ bản sau để từ đó định hướng đi tìm ngun nhân bệnh lý:
1. Có tăng giảm số lượng bạch cầu?
2. Nếu có thì sự thay đổi xảy ra ở dịng bạch cầu nào?
22
Thực hành Sinh lý học
3.3. Dòng tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu (PLT: platelet count)
- Là số tiểu cầu đếm được trong một thể tích máu. Tiểu cầu có vai trị trong q trình
đơng máu của cơ thể
- Khi phân tích về dòng tiểu cầu, sinh viên chỉ cần trả lời được số lượng tiểu cầu có
thuộc giới hạn bình thường hay khơng?
3.4. Bảng tóm tắt các trị số bình thường của 3 dòng tế bào máu
(Theo Harrison’s principles of internal Medicine)
Giới hạn bình thường
Nam
Nữ
4,15 – 4,90
13 - 18
12 – 16
42 - 52
37 – 48
86 – 98
28 – 33
32 – 36
13 – 15
4.3 – 10.8
45 – 74
0–7
0–2
16 – 45
4 – 10
130 – 400
Các thơng số
RBC
HGB
HCT
MCV
MCH
MCHC
RDW
WBC
NEU
EOS
BASO
LYMP
MONO
PLT
(M/µL)
(g/dL)
%
(fL)
(Pg)
(g/dL)
%
(K/µL)
%
%
%
%
%
(K/µL)
Đơn vị:
M/µL: 106/µL hay 106/mm3
pg: (picogram) 10-12 g
K/µL: 103/µL hay 103/mm3
fL: (femtoliter) 10-15L
µL: (microliter) 10-6L
Trên thực tế, các thông số huyết đồ được đọc theo các trị số tham khảo riêng cho từng
loại máy, do nhà sản xuất đưa ra.
IV. Chuẩn bị máy
- Chuẩn bị máy huyết học Medonic M.
- Mẫu máu tĩnh mạch toàn phần: lấy máu tĩnh mạch 1 – 2 ml cho vào ống nghiệm
chống đơng EDTA lắc đều, nên đo trong vịng 4 giờ sau khi lấy mẫu.
- Mẫu máu pha loãng: lấy 20µl máu tươi hoặc có chống đơng EDTA cho vào 1 ống
nghiệm sạch đã chứa sẳn 4,5mlDiluent lắc đều, nên đo trong vòng 15 phút sau khi lấy
mẫu.
- Mẫu máu mao mạch: dùng lancet đâm đầu ngón tay, hút máu vào ống micro pipette,
nên đo trong vòng 15 phút sau khi lấy mẫu.
23
Thực hành Sinh lý học
- Chuẩn bị thuốc thử
+ Chuẩn bị thùng hóa chất Diluent và kết nối vào vị trí Diluent trên máy.
+ Chuẩn bị thùng hóa hóa chất Lyse và kết nối vào vị trí Lyse trên máy.
+ Gắn dây nước thải vào vị trí Waste.
Kiểm tra số chu kỳ hóa chất cịn lại, từ Menu chọn REAGENT SETUP sẽ thấy số
chu kỳ còn lại của Diluent và Lyse, nếu số chu kỳ này = 0 máy sẽ báo hết hóa chất.
- Để thay hóa chất mới, chọn Enter New Rearent, nhập mã vạch thứ nhất trên thùng
hóa chất → chọn OK. Sau đó nhập mã vạch thứ 2, khi nhập xong máy sẽ báo số chu kỳ
còn lại của thùng hóa chất mới.
V. Quy trình chạy mẫu
- Nhập số ID của bệnh nhân: Từ Main Menu/ chọn New sample/ Nhập ID bệnh nhân,
nhập tên bệnh nhân thì ấn nút ABC …
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ để cố định ống nghiệm máu, các ngón tay còn lại để
nhấn NÚT ĐO. Hoặc sử dụng cả hai tay: một tay để cố định ống nghiệm máu, một tay để
nhấn NÚT ĐO. Lưu ý tránh để đầu kim hút mẫu bị đè sát vào đáy ống nghiệm, đầu kim
hút mẫu tốt nhất nên nằm cách đáy ống ống nghiệm 1 -2 mm để thuận tiện cho việc hút
mẫu.
- Màn hình sẽ hiện thị: Now Aspirating… báo hiệu máy đang hút mẫu.
- Khi máy hoàn tất việc hút mẫu, hàng chữ Aspirating biến mất thì lấy ống nghiệm
máu ra khỏi đo.
- Kết quả của mẫu đo sẽ được hiển thị trên màng hình trong vịng 01 phút. Máy sẽ tự
động in kết quả sau mỗi lần hoàn tất việc đo mẫu.
Đối với mẫu mao mạch
- Rút ổ cắm MPA trên máy, thay ống mao mạch cũ đã sử dụng bằng ống micro pipette
của mẫu cần đo vào vị trí đo
V6. Một số bệnh lý cơ bản về huyết học
6.1. Dòng hồng cầu
Thiếu máu (anemia)
- Số lượng hồng cầu giảm và/hay hemoglobin giảm. Trong thực hành lâm sàng, người
ta thường sử dụng chỉ số hemoglobin.
- Thiếu máu:
HGB < 13g/dL ở nam
< 12 g/dL ở nữ
< 11 g/đL ở phụ nữ có thai và người lớn tuối
- Đánh giá hình thái hồng cầu dựa vào các các chỉ số: MCV, MCHC, MCH.
• Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc:
MCV ≤ 80 fL
MCH ≤ 27 pg
MCHC <≤ 30 g/dL
Phần lớn nhóm thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có nguyên nhân là do thiếu sắt (hấp
thu kém, tăng nhu cầu sắt ở trẻ sơ sinh hay phụ nữ có thai, mất máu kinh niên do giun
móc, trĩ, thiếu cung cấp sắt trong thức ăn ...) Ngoài ra, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
cũng có thể gặp trong các bệnh lý khác như thalassemia, loạn sinh tủy, ngộ độc chì, thiếu
24
Thực hành Sinh lý học
vitamin B6 ...
Định lượng sắt huyết thanh và ferritin huyết thanh, transferrin huyết thanh để đánh giá
tình trạng thiếu sắt.
Thiếu máu thiếu sắt có kích thước hồng cầu khơng đều (RDW tăng)
• Thiếu máu hồng cầu bình thế tích, bình sắc (hay đẳng sắc, đẳng bào):
MCV > 80 fL
MCH ≥28 pg
MCHC ≥ 30 g/dL
Gặp trong mất máu do chấn thương, bệnh nội tiết, gan thận viêm nhiễm hay suy tủy,
leucemia câp, xơ tủy, ...
Định lượng hồng cầu lưới để khảo sát nguyên nhân.
• Thiếu máu hồng cầu to:
MCV > 105 fL
MCH > 30 pg
MCHC > 37 g/dL
Gặp trong các trường hợp thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, rối loạn tổng hợp hay do
thuốc ức chế tổng hợp AND, do ăn uống, các bệnh lý đường tiêu hóa làm hấp thu kém
vitamin B12, dùng thuốc tiểu đường…
Định lượng acid folic, vitamin B12 để khảo sát nguyên nhân.
Đa hồng cầu (polycythemia)
- Đa hồng cầu thứ phát (Secondary polycythemia): xảy ra khi mô thiếu oxy do giảm
oxy trong không khí (ví dụ như ở vùng cao nguyên, miền núi) hay do việc vận chuyển
oxy đến mô bị hạn chế (ví dụ như trong suy tim). Khi đó cơ quan tạo máu sẽ sản sinh
thêm một lượng lớn hồng cầu để bù đắp, số lượng hồng cầu có thể tăng lên đến 6-7 triệu/
mm3, tức là tăng khoảng 30% so với giá trị bình thường.
Dạng phổ biến nhất của đa hồng cầu là đa hồng cầu sinh lý (physio-logic
polycythemia), xảy ra đối với những người sống vùng cao, nơi có lượng oxy trong khơng
khí thấp. Sụ bù trừ này giúp con người có thể hoạt động bình thường.
µ- Đa hồng cầu nguyên phát (Polycythemia vera) – Bệnh Vequez: do sự thay đổi về
di truyền học dẫn đến tủy xương không ngừng sinh sản hồng cầu làm cho số lượng hồng
cầu tăng rất cao, lên đến 7-8 triệu/mm3, Hct có thể lên đến 60% - 70%, và thường kèm
theo tăng số lượng bạch cầu, tiểu cầu.
6.2. Dòng bạch cầu
Số lượng bạch cầu
• Tăng: nhiễm khuẩn cấp tính (bạch huyết cấp, mạn), lao tiến triển, chảy máy
cấp…
• Giảm: nhiễm độc, nhiễm xạ, suy tủy, thương hàn, sốt rét, thấp khớp cấp…
Các loại bạch cầu
- Bạch cầu đa nhân trung tính:
25