Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Vấn đề con người trong triết học thời kỳ phục hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.9 KB, 93 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHAN THỊ DƢƠNG

VẤN ĐỀ CON NGƢỜI
TRONG TRIẾT HỌC THỜI KỲ PHỤC HƢNG
Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN NGỌC HÀ

HÀ NỘI - 2012


2

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Hà. Nội dung trích dẫn trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng và trung thực.
Tác giả

Phan Thị Dương


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ HÌNH THÀNH QUAN
NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC THỜI KỲ
PHỤC HƯNG

13

1.1. Điều kiện kinh tế và xã hội thời kỳ Phục hƣng

13

1.2. Điều kiện văn hóa, tƣ tƣởng thời kỳ Phục hƣng

20


Chƣơng 2: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC THỜI
KỲ PHỤC HƯNG, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN
NIỆM ĐÓ

43

2.1. Quan niệm về bản chất của con ngƣời và số phận của con ngƣời
trong triết học thời kỳ Phục hƣng

43

2.2. Quan niệm về tự do của con ngƣời, điều kiện giải phóng con
ngƣời trong triết học thời kỳ Phục hƣng

60

2.3. Giá trị và hạn chế của quan niệm về con ngƣời trong triết học thời
kỳ Phục hƣng

79

KẾT LUẬN

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

89



4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ thời cổ đại, con ngƣời đã tự khẳng định mình; đã có những suy
tƣ về thế giới, về nguồn gốc vạn vật, về chính bản thân con ngƣời một cách sâu
sắc thể hiện qua những thành tựu về triết học, thiên văn, địa lý, toán học, y
dƣợc, sinh vật học và nhiều lĩnh vực khác. Các nhà triết học nổi tiếng thời kỳ
này là Talét, Xôcrát, Êpiquya, Protago…
Xuất phát từ chủ nghĩa nhân văn, nhiều học giả đã nghiên cứu và phát
minh ra nền văn minh huy hoàng của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Họ bàng
hoàng và kinh ngạc trƣớc những di sản văn hoá cổ đại. “Trong những cuốn
sách viết tay còn cứu vớt được sau khi nền văn minh Byzanxơ đã sụp đổ,
trong những pho tượng thời cổ đại khai quật được trong những đống hoang
tàn ở La Mã người ta thấy một thế giới mới lạ… đó là thời cổ đại Hy Lạp,
những hình thức chói lồ của nó đánh tan bóng ma thời trung cổ”.
Ở Châu Âu trong các thế kỷ XIV-XVI, sau đêm trƣờng trung cổ đã diễn
ra phong trào phục hƣng văn hóa Hy Lạp, La Mã. Nhƣng thật là sai lầm nếu
cho rằng, mục đích của phong trào văn hóa Phục hƣng là nhằm khơi phục lại
những nền văn hóa cổ đại đó; cũng thật là sai lầm nếu nghĩ rằng phong trào
sôi động này chỉ mang ý nghĩa phục cổ đơn thuần. “Phục hƣng” là “làm sống
lại”, “phục hƣng lại” những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Hy Lạp, La Mã
cổ đại mà thời kỳ trung cổ phong kiến và Nhà thờ đã cắt đứt; đồng thời phải
phát huy hơn nữa những truyền thống đó cho phù hợp với yêu cầu mới. Thời
đại Phục hƣng là thời đại của “những con ngƣời khổng lồ,… khổng lồ về
năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm
nghề và về mặt học thức sâu rộng”.
Triết học thời kỳ Phục hƣng có những tƣ tƣởng mang đậm tính nhân
văn sâu sắc. Phong trào văn hóa Phục hƣng đã nói lên nhu cầu, khát vọng của



5
con ngƣời mới, vạch rõ và biểu dƣơng những khả năng và triển vọng của con
ngƣời mới, xã hội mới. Thời đại Phục hƣng theo Ph.Ăngghen đánh giá, “là
một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xƣa tới nay, nhân loại đã trải qua”.
Vấn đề con ngƣời đã xuất hiện từ khi con ngƣời tự ý thức về bản thân
mình và vẫn đang đƣợc đề cập trên sách báo thế giới với tần số rất cao.
Dƣờng nhƣ mỗi lần loài ngƣời đứng trƣớc ngƣỡng cửa một giai đoạn văn
minh mới (về vật chất và tinh thần) thì vấn đề con ngƣời lại đƣợc đặt ra bức
xúc, gay cấn với vô số những ý kiến khác nhau. Trong thời đại hiện nay, vẫn
đang nổi lên những câu hỏi liên quan đến quan hệ của con ngƣời với vũ trụ,
với thiên nhiên, những câu hỏi về sự tự nhận biết của chính con ngƣời, về
những triển vọng “tồn tại hay khơng tồn tại” của nó. Tất cả những điều đó gắn
liền với trình độ phát triển văn minh hiện đại và những hậu quả cũng nhƣ
những triển vọng do nó tạo ra, gắn liền với bƣớc chuyển lớn lao nhất của lồi
ngƣời từ văn minh cơng nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp, điện tử - tin
học, gắn liền với những thành tựu khoa học về con ngƣời và vũ trụ mà lồi
ngƣời đã đạt tới.
Để thực hiện cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa, đổi mới hội nhập đất nƣớc
thì không thể không xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, không thể không
bồi dƣỡng và phát huy nhân tố con ngƣời. Văn kiện Đại hội của Đảng, nổi bật
là văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: "Sự quan tâm đến con ngƣời và thái độ
tôn trọng lẫn nhau phải trở thành một tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động
kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong các dịch vụ phục vụ nhân dân". Đại hội
VII của Đảng cũng khẳng định: "Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất
với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con
ngƣời và vì con ngƣời"; "Chăm lo cho con ngƣời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mọi ngƣời, tơn trọng và thực hiện các điều ƣớc quốc tế về quyền con
ngƣời mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia". Đặc biệt, Văn kiện Đại hội XI



6
nhấn mạnh: “Con ngƣời là trung tâm của chiến lƣợc phát triển, đồng thời là
chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, gắn quyền con
ngƣời với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nƣớc và quyền làm chủ của nhân
dân. Chăm lo xây dựng con ngƣời Việt Nam giàu lịng u nƣớc, có ý thức
làm chủ, trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có
văn hóa, tình nghĩa; có tinh thần quốc tế chân chính”.
Để quán triệt và thực hiện tốt chiến lƣợc của Đảng nói trên về xây dựng
con ngƣời thì chúng ta cần tìm hiểu những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời
trong lịch sử; cần tìm hiểu những quan niệm về con ngƣời có ảnh hƣởng sâu
sắc đến xã hội Việt Nam, trong đó có tƣ tƣởng về con ngƣời trong triết học
thời kỳ Phục hƣng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc giảng dạy triết học
thời kỳ Phục hƣng chƣa đƣợc chú trọng. Những cơng trình nghiên cứu triết
học thời kỳ Phục hƣng nói chung và quan niệm về con ngƣời trong thời kỳ
này nói riêng cịn ít. Do vậy, tơi quyết định lựa chọn: “Vấn đề con người
trong triết học thời kỳ Phục hưng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc
sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài “Vấn đề con ngƣời trong triết học thời kỳ Phục
hƣng”, đã có một số cơng trình nghiên cứu nhƣ sau.
Giới thiệu bài “Triết học Phƣơng Tây về con ngƣời và phát triển” (của
Nguyễn Đăng Tiến, Tạp chí nghiên cứu con người, số 6, 2007). Bài viết tập
trung vào việc trình bày sự lý giải của các trƣờng phái triết học phƣơng Tây
về con ngƣời. Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào thế kỷ VI trƣớc Công
nguyên. Các trƣờng phái triết học Hy Lạp giai đoạn này có nhiều quan điểm
khác nhau, song đều rất quan tâm đến bản chất, nguồn gốc của thế giới, vạn
vật và con ngƣời. Tiêu biểu nhƣ Pitago, Platon, Xơcrát,…Thời kỳ sau đó có
đặc điểm nổi bật là sự hình thành của một tơn giáo mới. Về cơ bản, hệ thống



7
quan điểm triết học của Cơ đốc giáo về con ngƣời tập trung nói về sự sáng tạo
ra thế giới của đức Chúa Trời, về tội tổ tông của con ngƣời, sự chuộc tội, sự
chăn dắt của Chúa đối với con ngƣời, sự phục sinh sau khi chết ở thế giới bên
kia. Hai tên tuổi mở đầu cho thời kỳ từ Phục hƣng đến thời kỳ cận đại là Nicô-lai Kuzan và Nicolaus Copernicus (Ni-cơ-lai Cơ-péc-ních). Kuzan là ngƣời
đầu tiên kịch liệt phê phán giáo lý thời trung cổ, mở đầu cho thời kỳ Phục
hƣng. Con ngƣời - theo ông - là sản phẩm tối cao và tinh túy nhất trong sự
sáng tạo của Thƣợng đế - Con ngƣời (Deus - Human). Nối tiếp Kuzan, Cơpéc-ních đã làm đảo lộn hoàn toàn nhận thức đƣơng thời bằng thuyết nhật
tâm. Vào thế kỷ XIV - XV, các nhà nhân văn chủ nghĩa Ý đã làm đảo lộn vũ
trụ quan và nhân sinh quan của Kitô giáo: con ngƣời không lấy Thƣợng đế mà
lấy chính mình làm trung tâm và thƣớc đo của tất cả mọi vật. Bƣớc vào thế kỷ
XVI, những nhà tƣ tƣởng tiến bộ mong muốn xây dựng một xã hội mới phồn
vinh, thịnh vƣợng, đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi ngƣời. Tuy vẫn chỉ là
những quan niệm mang tính chất khơng tƣởng nhƣng những tƣ tƣởng này đã
mang đậm tính chất nhân văn sâu sắc. Bài viết đã tổng hợp và khái quát lại
một cách cô đọng sự hình thành và vận động của những tƣ tƣởng triết học
phƣơng Tây về con ngƣời. Bài viết trở thành một tƣ liệu đáng quý cho việc
nghiên cứu về con ngƣời.
Lịch sử triết học Phương Tây: Từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học
cổ điển Đức (của PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, Nhà xất bản chính trị Quốc
gia- Sự thật, Hà Nội, 2012). Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày một
cách rất hệ thống về các giai đoạn lịch sử triết học với những tiền đề, điều
kiện, những tƣ tƣởng cơ bản ứng với mỗi thời kỳ. Trong đó, nổi bật lên là tƣ
tƣởng triết học của các nhà triết học tiêu biểu nhƣ Cơ-péc-ních, Brunơ,
Galilê,… Tác giả cuốn sách đã khẳng định rằng, sự hiểu biết về sức mạnh
sáng tạo và tự sáng tạo chính mình của con ngƣời là một trong những nét chủ


8

yếu của triết học thời kỳ Phục hƣng. Hơn thế nữa, tác giả cũng nhấn mạnh
rằng, trong thời kỳ Phục hƣng chủ nghĩa nhân văn trở thành phổ biến, phẩm
giá và giá trị của cá nhân đƣợc nhấn mạnh.
“Vị trí của nền thần học triết học Tây Âu thời Trung cổ” (của Phùng Thị
An Na, Tạp chí Triết học, số 6, 2010). Tác giả đã đƣa ra những bình luận về việc
đánh giá các giai đoạn lịch sử, nhất là giai đoạn thời kỳ trung cổ. Tác giả cho
rằng, không nên coi triết học Tây Âu trung cổ là giai đoạn “thụt lùi” của lịch sử
tƣ duy nhân loại, cũng không phải là sự “đứt đoạn” của lịch sử, mà chính trong
giai đoạn này, nó đã hình thành cơ sở, nền móng cho sự phát triển của các giai
đoạn tiếp theo, cho dù triết học thời kỳ này bị xem là triết học kinh viện. Dù triết
học kinh viện đã sử dụng nền triết học duy tâm cổ đại để biện minh cho những
tín điều tơn giáo của mình, đã từng đối lập với khoa học và sự tiến bộ xã hội,
nhƣng nền văn hóa phƣơng Tây trung cổ vẫn là một nền văn hóa tinh thần có nội
dung và hình thức phong phú, đƣợc đánh dấu bởi những thành tựu độc đáo. Kitô
giáo đã từng là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc,
thi ca, tiểu thuyết. Trong các tác phẩm đó, nếu tƣớc bỏ đi phần liên quan đến
Kitơ giáo thì gần nhƣ chẳng cịn gì. Khơng phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta lại thích
những tác phẩm văn học, nghệ thuật đề cập đến các vấn đề chủ quan, thần bí hơn
các tác phẩm khơ khan và thuần t lý tính, tƣ biện. Những đánh giá bình luận
của tác giả cũng góp phần đáng kể giúp con ngƣời nói chung và giới nghiên cứu
bình luận nói riêng có cách nhìn đúng đắn về các giai đoạn lịch sử. Điều đó góp
phần nâng cao nhận thức của con ngƣời.
Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hóa Phục Hưng (của Đặng Thai
Mai, NXB Văn học, Hà Nội, 1978). Tác giả bài viết khẳng định rằng, câu
chuyện con ngƣời là một câu chuyện khá phức tạp. Đối với bản thân mình,
con ngƣời xƣa nay vẫn là một hiện tƣợng bí mật, khó hiểu. Sống, thác, rủi,
may, cực khổ hay sung sƣớng là những vấn đề đặt ra mấy ngàn năm nay mà


9

giờ đây vẫn chƣa có câu trả lời dứt khốt. Khoa học về sinh lý, tâm lý con
ngƣời thành lập đến nay đã đƣợc bao lâu. Trình độ tri thức chúng ta về hai
ngành học đó hiện nay chƣa đáng cho nhân loại tự hào. Hơn hai nghìn năm
nay, Xơcrát đã đề nghị với chúng ta: “Hãy tự biết lấy mình”. Nhƣng từ bấy đến
nay, ai đã thỏa mãn đƣợc lời dặn của nhà đại triết học Hy Lạp? Trong thời kỳ
Phục hƣng, chủ nghĩa nhân văn là một tƣ trào mạnh mẽ, dồi dào nhất trong các
tƣ trào nhân văn từ xƣa cho đến đầu thế kỷ XX này, ở đó giá trị của con ngƣời
đã đƣợc đề cao trong sự khẳng định quyền và sức mạnh của chính mình.
Văn học phương Tây (của tập thể các tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng
Nhân, Lƣơng Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Văn
Chính, Phùng Văn Tửu. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999). Trong cuốn
sách, tập thể các tác giả đã làm nổi bật những giá trị sâu sắc của văn học thời
bấy giờ. Đó là tinh thần đề cao, quý trọng con ngƣời của chủ nghĩa nhân văn.
Văn học thời Phục hƣng đã lên án những tín niệm áp chế cuộc sống vật chất lẫn
tinh thần của con ngƣời, từ thứ triết lý khổ hạnh đi ngƣợc lại quyền sống tự
nhiên của con ngƣời của thơ ca thời trung cổ, đến nhân sinh quan phong kiến
phản động cho rằng sự cao quý hay thấp hèn của con ngƣời chính từ dịng máu,
đẳng cấp mà ra. Văn học Phục hƣng đã kịch liệt phản bác những quan niệm,
triết lý sai lầm này song song với ca ngợi những gì thuộc về quyền sống tự
nhiên của con ngƣời, đặc biệt là quyền tự do cá nhân, qua hàng loạt tác phẩm từ
thơ ca của Ronsad (Pháp); truyện ngắn của Bôcaxiô (Ý); tiểu thuyết của Rabơle
(Pháp), Cervantes (Tây Ban Nha) đến kịch của Sêcxpia (Anh).
Lịch sử triết học (của GS.TS. Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007). Trong cuốn sách này, tác giả trình
bày khá rõ những tiền đề, điều kiện cho sự ra đời những quan niệm triết
học về con ngƣời của các triết gia tiêu biểu nhƣ Cơ-péc-ních, Brunơ,
Galilê, Thơ-mas Mo-rơ,… Qua đó tác giả đã khái quát lên những đặc điểm


10

chủ yếu của triết học thời kỳ này. Thời kỳ Phục hƣng có sự thay đổi căn
bản so với thời trung cổ. Thần học và tơn giáo mặc dù cịn ảnh hƣởng lớn
tới lĩnh vực thế giới quan của con ngƣời, nhƣng khơng đóng vai trị độc
quyền thống trị nhƣ trƣớc nữa. Xu hƣớng tƣ tƣởng thời kỳ này là đề cao
con ngƣời và vì con ngƣời. Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ này đã mang những
ý nghĩa rất là sâu sắc.
Quan niệm về con người trong triết học thời kỳ Khai sáng Pháp (Phạm
Thị Thu Hƣơng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Luận văn Thạc sĩ Triết học, 2007). Trong luận văn của mình, tác giả cho
rằng, triết học khai sáng Pháp với những tƣ tƣởng mang tƣ tƣởng nhân bản đã
khẳng định giá trị cao quý của con ngƣời, sức mạnh sáng tạo vơ hạn, ca ngợi
lý tính và lý tƣởng cao đẹp của con ngƣời. Nó chống lại tƣ tƣởng duy tâm tôn giáo là thuyết đề cao đến mức tuyệt đối hố vai trị thần thánh, hạ thấp địa
vị và vai trị của con ngƣời. Nó địi hỏi con ngƣời phải đƣợc tự do, bình đẳng,
bác ái. Nó u cầu giải phóng cá nhân, nhấn mạnh ý chí, tài năng, đạo đức...
Những tƣ tƣởng này đã đƣợc xuất hiện từ thời kỳ Phục hƣng và phát triển
trong thời kỳ Khai sáng. Cho đến nay, những tƣ tƣởng cao đẹp đó vẫn cịn
ngun giá trị.
Ngồi những cơng trình trên cịn nhiều cơng trình khác. Nhìn chung,
những cơng trình đã có liên quan đến đề tài luận văn, đã nêu lên một số tƣ
tƣởng (trong đó có quan niệm về con ngƣời) của các triết gia, các nhà tƣ
tƣởng văn hóa thời Phục hƣng tiêu biểu là của Cơ-péc-ních, Brunơ, Galilê,
Bôcaxiô, Sêcxpia,…Tuy nhiên, quan niệm về con ngƣời vẫn chƣa đƣợc trình
bày một cách hệ thống. Nếu nhìn tổng quát thì vấn đề con ngƣời trong lịch sử
triết học nói chung và triết học thời kỳ Phục hƣng nói riêng đã đƣợc đề cập
trên nhiều bình diện với những khía cạnh tƣ tƣởng khác nhau. Tuy nhiên để
đánh giá đƣợc đúng và đầy đủ hơn giá trị quan niệm về con ngƣời trong triết


11
học thời kỳ Phục hƣng vẫn cần có thêm những chuyên luận đi sâu dƣới góc

độ lịch sử tƣ tƣởng. Do vậy, dựa trên những nguồn tài liệu của lịch sử triết
học, kế thừa các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã đƣợc công bố, luận
văn này cố gắng trình bày một cách có hệ thống hơn quan niệm về con ngƣời
trong triết học thời kỳ Phục hƣng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ quan niệm về con ngƣời trong triết học
thời kỳ Phục hƣng; những giá trị tích cực và hạn chế của quan niệm về con
ngƣời của các nhà triết học ở thời kỳ Phục hƣng.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích điều kiện lịch sử thời kỳ Phục hƣng.
- Trình bày quan niệm về con ngƣời trong triết học thời kỳ Phục hƣng
(về bản chất của con ngƣời, vị trí con ngƣời, số phận con ngƣời, tự do của con
ngƣời, vấn đề giải phóng con ngƣời) thơng qua một số nhà triết học tiêu biểu.
- Phân tích giá trị và hạn chế của quan niệm về con ngƣời trong triết
học thời kỳ Phục hƣng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm về vấn đề con ngƣời trong triết học
thời kỳ Phục hƣng.
Phạm vi nghiên cứu: Khi trình bày quan niệm về con ngƣời trong triết học
thời kỳ Phục hƣng, luận văn phân tích quan niệm của một số triết gia tiêu biểu
là: Brunô, Cơ-péc-ních, Galilê, Thơ-mas Mo-rơ, Rabơle, Bơcaxiơ, Sêcxpia...
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên nền tảng lý luận của
chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề con ngƣời, về sự
vận dụng những quan điểm đó trong thời đại ngày nay.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đƣợc sử dụng các phƣơng pháp
lôgic- lịch sử, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…


12

6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa quan niệm về con ngƣời trong triết học
thời kỳ Phục hƣng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ những giá trị của chủ nghĩa nhân văn.
Đề tài có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy triết học.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết.


13
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM
VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC THỜI KỲ PHỤC HƢNG
1.1. Điều kiện kinh tế và xã hội thời kỳ Phục hƣng
Thuật ngữ Rinascenza (tái sinh) đƣợc nhà sử học Giorgio Vasari dùng
ban đầu vào năm 1550 để chỉ sự hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động
nghệ thuật và khoa học bắt đầu tại Ý vào thế kỷ XIII. Sau đó, thuật
ngữ Renaissance đƣợc Jules Michelet dùng trong tiếng Pháp và nhà sử
học Thụy Sĩ Jacob Burckhardt phát triển (khoảng những năm 1860). Tái
sinh ở đây có hai nghĩa: một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem
ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả của các hoạt
động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa Châu Âu nói chung. Nhƣ
vậy, Phục hƣng có thể hiểu theo hai cách chính, tuy khác biệt nhƣng đều có ý
nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phƣơng thông qua sách vở,
tài liệu kinh điển của phƣơng Tây và hồi sinh của văn hóa Châu Âu nói
chung. Thời kỳ Phục hƣng đƣợc gọi nhƣ thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ
này là sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ cổ đại. Chủ nghĩa nhân văn chính là

phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ,
nhiều yếu tố của tƣ tƣởng thời kỳ cổ đại đƣợc tái khám phá và sống lại (văn
học, tƣợng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học...).
Nhƣ vậy, có thể nói Phục hƣng là một phong trào văn hóa diễn ra ở
Châu Âu từ cuối thế kỷ XIV đến hết thế kỷ XVI, bắt đầu ở Florence cuối thời
kỳ Trung cổ và lan rộng khắp Châu Âu. Đây là thời kỳ mà dƣới ảnh hƣởng của
sự cải tạo tƣ tƣởng, xã hội phƣơng Tây đã thoát ly hẳn khỏi “cái bầu trời ảm
đạm của đêm trường Trung cổ”; và nhƣ đƣợc một luồng sinh khí mầu nhiệm
vừa đƣợc thổi vào trong mạch máu, bộ mặt Châu Âu bỗng trẻ trung, hồng hào


14
lại, từ ấy ngày càng tiến bộ và đã có cơ vƣợt hẳn các dân tộc khác để làm bá
chủ thế giới suốt mấy thế kỷ ròng về tất cả các phƣơng diện kinh tế- chính trịvăn hóa…
Ở Tây Âu bắt đầu từ thế kỷ XV, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ
và các đạo luật hà khắc bƣớc vào thời kỳ tan rã. Thời kỳ Phục hƣng (diễn ra
trong hai thế kỷ XV- XVI ở Tây Âu) là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ từ
phong kiến sang thời cận đại tƣ bản chủ nghĩa. Đây là thời kỳ mà Châu Âu
thực hiện cuộc cách mạng to lớn, thay đổi về chất trong phƣơng thức sản xuất.
Nền sản xuất nhỏ manh mún, lạc hậu, năng suất thấp dƣới chế độ phong kiến
đƣợc thay thế bằng phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa mang tính cơng
nghiệp hiện đại, năng suất lao động cao. Nhận xét về thời đại này, Ph.Ăngghen
viết: “Khoa học tự nhiên cận đại, cũng nhƣ toàn bộ lịch sử cận đại, bắt đầu từ
thời kỳ cƣờng thịnh mà ngƣời Đức chúng ta gọi là thời kỳ cải cách tơn giáo- vì
đấy là một tai họa của dân tộc đã xảy đến với chúng ta trong thời gian đó- mà
ngƣời Pháp gọi là thời kỳ Phục hƣng và ngƣời Italia gọi là Cinquecentô, tuy
rằng các danh từ đó chƣa có một danh từ nào nói đƣợc đầy đủ hết ý nghĩa. Đó
là thời đại bắt đầu từ nửa cuối của thế kỷ XV. Chính quyền nhà vua, dựa vào
bọn tƣ sản thành thị, đã đập tan thế lực của giai cấp quý tộc phong kiến và đã
lập ra những nƣớc quân chủ lớn chủ yếu dựa trên dân tộc tính, trong khn khổ

các nƣớc quân chủ đó, các quốc gia Châu Âu cận đại và xã hội tƣ sản cận đại
đều đã phát triển; và trong khi giai cấp tƣ sản và giai cấp q tộc cịn đƣơng đối
chọi với nhau, thì cuộc chiến tranh nông dân ở Đức đã báo trƣớc những cuộc
đấu tranh giai cấp sau này bằng cách đƣa lên vũ đài không những là những
ngƣời nông dân khởi nghĩa mà thơi- điều này khơng cịn phải là mới lạ nữa- mà
đằng sau họ còn là những ngƣời báo hiệu cho giai cấp vô sản hiện đại, tay cầm
cờ đỏ, miệng địi quyền cơng hữu tài sản”; “Đó là một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn
nhất mà từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua” [19, tr.459- 460]. Cuộc đảo lộn


15
tiến bộ đó của thời kỳ Phục hƣng đã diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị xã hội, tôn giáo, tƣ tƣởng khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật…
1.1.1. Điều kiện kinh tế
- Về thương nghiệp
Sau sự kiện Cơngxtăngtinốp bị Thổ Nhĩ Kì chiếm đóng (1453) cắt đứt
đƣờng giao thông buôn bán giữa Tây và Đơng, các nƣớc phƣơng Tây bèn lao
đi tìm những con đƣờng buôn bán mới. Những phát kiến địa lý (nhƣ việc tìm
ra Châu Mỹ và các đƣờng biển đến những miền đất mới…) đã tạo điều kiện
phát triển nền sản xuất theo phƣơng thức tƣ bản chủ nghĩa. Nhờ đó, thƣơng
mại, thị trƣờng trao đổi hàng hóa giữa các nƣớc đƣợc mở rộng. Các cuộc giao
du Đông- Tây đƣợc tăng cƣờng. Các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa sớm phát triển
(nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban Nha…) thi nhau xâm chiếm thuộc địa, khai thác tài
nguyên thiên nhiên của các nƣớc kém phát triển, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ
hàng hóa của mình. “Giờ đây lần đầu tiên người ta đã thấy sự phát hiện ra
trái đất và đặt nền móng cho buôn bán quốc tế sau này và…đại công nghiệp
hiện đại” [19, tr.459].
Việc tìm ra Châu Mĩ và đƣờng hàng hải quanh Châu Phi đã tạo ra cho
giai cấp tƣ sản đang lên một trƣờng hoạt động mới. Thị trƣờng Ấn Độ và
Trung Hoa, việc chiếm Châu Mĩ làm thuộc địa, việc buôn bán với các thuộc

địa, việc tăng thêm một số phƣơng tiện trao đổi và số lƣợng hàng hóa; những
cái ấy nói chung đã đem lại cho thƣơng nghiệp, hàng hải, cơng nghiệp một đà
phát triển chƣa từng có; đã làm cho yếu tố cách mạng phát triển nhanh chóng
trong lịng xã hội phong kiến đang suy tàn. Phƣơng thức kinh doanh phong
kiến hay phƣờng hội trƣớc kia không cịn có thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu đang
lên theo sự mở mang nhiều thị trƣờng mới. Từ sau khi những con đƣờng biển
mới đƣợc phát hiện và việc buôn bán giờ đây chuyển hƣớng ra các đại dƣơng
là chính thì các đơ thị ven biển trở thành những điểm kinh tế tấp nập chƣa từng


16
thấy. Đó là: Vơnizơ, Giênơ (Italia), Bacxơlơna (Tây Ban Nha), Lixbon (Bồ
Đào Nha), Ln Đơn (Anh)… Chính trong các đơ thị này, đã xuất hiện những
tổ chức kinh tế mới. Ở Anven, “Sở giao dịch” đƣợc thành lập, trƣớc cửa có tấm
khẩu hiệu: “Vì lợi ích của thương nhân các dân tộc và các chủng tộc”. Hầu hết
các việc trao đổi, mua bán đều thông qua sở giao dịch này. Ở Amxtecđam, rồi
ở Luân Đôn cũng lần lƣợt xuất hiện kiểu tổ chức này. Ở Ln Đơn, nó mang
tên gọi là “Sở hối đối hồng gia”. Các ngân hàng lần lƣợt đƣợc xây dựng ở
Giênơ, Vơnizơ, ở Amxtecđam và ngày càng cải tiến thể thức gửi tiền, rút tiền.
Chữ số Arập thay thế chữ số La Mã trong việc tính tốn.
- Về cơng nghiệp
Thời kỳ này xuất hiện nhiều cơng trƣờng thủ công, ban đầu ở các nƣớc
ven Địa Trung Hải, nhất là ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nƣớc
khác. Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển là nền sản xuất công
trƣờng thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn. Nhiều cơng cụ lao động
đƣợc cải tiến và hồn thiện nhằm thúc đẩy sản xuất. Việc sáng chế ra máy tự
kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, cơng nghệ ấn lốt đặc biệt phát
triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã
giúp cho con ngƣời thời kỳ này sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và
tăng năng suất lao động.

- Về nông nghiệp
Nông nghiệp cũng có những chuyển biến đáng kể. Địa tơ bằng tiền
đƣợc áp dụng ở một số vùng. Xung quanh một số đô thị đã xuất hiện lối kinh
doanh nông nghiệp mới. Ở Hà Lan nghề trồng cây ăn quả và trồng hoa thu
đƣợc nhiều lãi đã khiến nhiều ngƣời trƣớc kia chuyên sản xuất lúa giờ đây
chuyển hƣớng sang trồng hoa, lê, táo… Ở Anh, nhiều địa chủ chuyển sang
trồng cỏ để nuôi cừu. Một số cải tiến đƣợc đem ra áp dụng trong nông nghiệp.
Chế độ hƣu canh đƣợc thay thế bằng chế độ luân canh. Một vài giống mới


17
đƣợc gieo trồng phổ biến nhƣ ngô, khoai tây. Kỹ thuật tƣới và tiêu nƣớc ở Hà
Lan đƣợc tổ chức khá hồn chỉnh…
Tóm lại, trong hoạt động kinh tế, một đà phát triển mới, mạnh mẽ
chƣa từng thấy đã xuất hiện, đặc biệt là trong thƣơng nghiệp và công kỹ
nghệ. Đây là thời kỳ mà Châu Âu thực hiện cuộc cách mạng to lớn thay đổi
về chất trong phƣơng thức sản xuất nhƣ: Những chiếc máy dệt đã thay thế
chiếc xa kéo sợi. Những chiếc máy hơi nƣớc đã thay thế cối xay gió và đem
lại cho con ngƣời biết bao nhiêu lợi ích. Với sự ra đời của máy móc, gia súc
chỉ cịn đƣợc ni để mang lại nguồn thực phẩm cho con ngƣời chứ khơng
cịn phải cày kéo. Những con tàu ra khơi vào lộng trên sóng Đại Tây Dƣơng
hay biển Địa Trung Hải khơng cịn phải dùng sức của nơ lệ mà bằng những cỗ
máy hàng nghìn sức ngựa. Những công xƣởng dệt ra đời khiến hàng trăm
ngàn cái xa kéo sợi thành đổ cổ hoặc gỗ mục. Sự ra đời của máy hơi nƣớc đã
thực sự mang lại một nền văn minh tƣơi sáng và mới mẻ cho châu Âu. Sức
ngƣời đƣợc giải phóng vì trong suốt thời kỳ phong kiến, sản phẩm mà con
ngƣời làm ra phải nộp thuế cho Nhà nƣớc, may mắn lắm là đủ ăn, cuộc sống
ra sao thì khơng ai quan tâm đến.
Với tất cả trí tuệ và hàng loạt những phát minh, ngƣời ta sẵn sàng làm bất
cứ thứ gì và có khả năng làm bất cứ thứ gì nếu ngƣời ta muốn. Hơn nữa, chính

sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế đã trở thành chỗ dựa
vững chắc cho giai cấp tƣ sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa
duy tâm.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thƣơng nghiệp, trong xã
hội Tây Âu thời kỳ này, sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tƣ
sản đã xuất hiện (tầng lớp này gồm các chủ xƣởng công trƣờng thủ công,
xƣởng thợ, chủ thuyền bn v.v.). Vai trị và vị trí của họ trong kinh tế và xã
hội ngày càng lớn.


18
Thƣơng nhân khơng cịn là những thợ thủ cơng hay thƣơng nhân phải
ăn nhờ ở đậu tại các thành bang nhƣ thời cổ đại; khơng cịn bị phong kiến và
tăng lữ miệt thị nhƣ ở thời phong kiến. Lúc này thƣơng nhân, thợ thủ cơng,
tiểu tƣ sản trí thức đã thực sự vƣợt lên, tự khẳng định chính mình. Trí tuệ và
tiềm lực của giai cấp tƣ sản đã làm nên uy tín và giá trị riêng cho họ. Họ
khơng cịn phải lép mình nộp thuế, chịu sự “dạy bảo” của những “đấng bề
trên”. Trái lại, với những đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc, giai cấp tƣ sản
bắt đầu bƣớc vào chính trƣờng. Các triều đình Anh, Pháp dần dần phải thỏa
hiệp với tƣ sản để đảm bảo có đƣợc những nguồn tài chính duy trì cuộc sống
xa hoa. Do vƣơng triều Bourbon của nƣớc Pháp ăn chơi xa xỉ, ngân sách bội
chi, thâm hụt nặng nề nên Vua và Hoàng gia phải im hơi lặng tiếng, nhắm mắt
làm ngơ để Quốc hội- với phần lớn đại biểu là giai cấp tƣ sản- quyết định việc
triều chính. Italia, nơi từng ngự trị của Julius Cesar, nơi đế chế La Mã một
thời ngang dọc lừng lẫy, cũng là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới
sinh ra cuộc cách mạng tƣ sản, thức tỉnh tồn Châu Âu ngắm nhìn mặt trời tự
do, vƣơn lên giành lấy thiên đƣờng nơi trần thế. Sự bừng sinh mở ra và nền
văn minh chính thức bắt đầu. Cùng với những biến cố lịch sử khác, những sự
kiện trên cho thấy, bƣớc sang thời kỳ Phục hƣng và Cận đại, sự phát triển của

phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đã trở thành một xu thế lịch sử khơng
gì có thể ngăn cản nổi. Sự quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tƣ bản là
nền tảng thực tiễn xã hội của triết học Tây Âu thời Phục hƣng và Cận đại.
Khi có tiềm lực kinh tế mạnh, các tầng lớp trên muốn có chính sách
kinh tế, pháp luật, bộ máy nhà nƣớc cũng nhƣ các chế tài đảm bảo cho sự phát
triển ngày càng cao của họ. Mặt khác, vào những thế kỷ XV- XVI trong
khơng khí tƣng bừng của giai đoạn hồi sinh, ngƣời Châu Âu tràn đầy khí thế
đứng lên giành tự do. Sự xuất hiện của máy móc, việc sử dụng năng lƣợng
mới dẫn đến sự phát triển chóng mặt của năng suất lao động. Những chiếc tàu


19
thủy hơi nƣớc và những đoàn tàu hỏa lăn bánh trên đƣờng ray đã biến Châu
Âu, nhất là nƣớc Anh, trở thành cơng xƣởng của thế giới. Với trí tuệ và hàng
loạt những phát minh, ngƣời ta sẵn sàng làm bất cứ thứ gì nếu ngƣời ta muốn.
Hiệu quả kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu. Thông thƣơng buôn bán là số một.
Lợi nhuận kinh doanh là trên hết. Những cơ sở ấy khiến ngƣời ta nghĩ đến
những điều xa xơi, to lớn và hồn tồn có thật. Để thực hiện ƣớc muốn, ngƣời
ta không chờ đến ngày mai khi khơng cịn sự sống nữa hay lúc đƣợc lên thiên
đƣờng; ngƣời ta quyết tâm làm ngay lúc ấy, cho cuộc sống lúc bấy giờ và
đƣợc hiện thực hóa nơi trần thế. Những Thiên thần, Đức mẹ hay các Thánh
phải là những thiếu nữ, em bé, phụ nữ, đàn ông khỏe mạnh, sáng tƣơi! Vẻ đẹp
ấy không nên ở mãi trong Kinh thánh, nhà thờ mà phải biểu lộ ở trong cuộc
sống trần tục này. Vẻ đẹp ấy phải có hƣơng thơm, trắng trẻo, khỏe mạnh! Phải
ăn, ngủ, cảm nhận, xúc giác đƣợc! Phải là thứ mắt nhìn, tai nghe, tay chạm,
chân đi đến đƣợc. Ngƣời ta nhớ đến Chúa sau những vụ mùa bội thu hay
những chuyến tàu buôn dài ngày trên biển. Ngƣời ta cầu Chúa khi muốn
những cỗ máy mới đƣợc xuất hiện và có thêm những tính năng mới. Tức là
lúc ấy, Chúa có vai trị giúp ngƣời ta thƣ giãn, làm cho ngƣời ta nghĩ ra và
làm đƣợc thêm những cái mới mà thôi.

Hơn thế nữa, sự thành công của các cuộc cách mạng tƣ sản đã ngày càng
thổi bùng lên những khát khao giải phóng con ngƣời, cụ thể là thốt khỏi sự
kìm kẹp của nhà thờ với những điều luật khắt khe, vô nghĩa. Yêu cầu đặt ra là
nhà nƣớc và Chúa trời, tức là vua và giáo hội, phải để cho nhân dân đƣợc tự do
sản xuất, giảm thiểu các loại thuế. Tầng lớp tƣ sản cịn địi có nhiều quyền lực
hơn, dù đã có một vai trị nhất định trong Quốc hội.
Tóm lại, sự tăng trƣởng về kinh tế dẫn tới sự hình thành một giai cấp
mới: giai cấp tƣ sản, một giai cấp chƣa từng có trƣớc đây. Đây là giai cấp
của những nhà bn, thƣơng nhân và những chủ xí nghiệp với một hệ thống


20
những lợi ích thế tục và nhu cầu về tri thức. Họ đƣơng nhiên tin rằng thu
nhập của họ là kết quả của công lao cá nhân và lao động vất vả, không giống
với sự kế thừa gia sản của giai cấp quý tộc truyền thống. Họ có những quan
điểm riêng của họ về một kiểu thế giới mà trong đó họ đang sống và họ trở
thành những tác nhân quan trọng của sự biến đổi trong nghệ thuật, trong
chính trị và trong kinh tế.
1.2. Điều kiện văn hóa, tƣ tƣởng thời kỳ Phục hƣng
1.2.1. Tư tưởng và văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại trong thời Phục hưng
Nói đến các tiền đề nhận thức của triết học Tây Âu thời kỳ này, trƣớc
tiên, phải đề cập đến những thành tựu về tƣ tƣởng và văn hóa Hy Lạp và La
Mã cổ đại. Các phát kiến khoa học của nhân loại thời cổ (nhƣ toán học của
Talét, Pitago, hình học của Ơclít, vật lý học của Ácsimét v.v.) đƣợc khôi phục
lại sau đêm trƣờng trung cổ. Nếu nhƣ thời trung cổ, ngƣời ta đã Cơ đốc hóa,
xuyên tạc các tƣ tƣởng vĩ đại của Arixtốt, Platơn…, thì sang thời Phục hƣng
và cận đại, những tƣ tƣởng đó đƣợc kế thừa và phát triển. Nicơlai Kuzan tự
coi mình là ngƣời theo chủ nghĩa Platôn, Bêcơn đặc biệt đề cao và tiếp thu tƣ
tƣởng duy vật của Arixtốt và các triết gia cổ đại…
Hy Lạp cổ đại là miếng đất màu mỡ đối với sự phát triển của triết học.

Talét là một trong bảy ngƣời hiền triết của toàn Hy Lạp, vừa là bác học vừa
là triết gia. Ơng có nhiều sáng tạo phát minh nổi tiếng mà ngày nay vẫn cịn
giá trị. Ơng đã nói lên tiếng nói của trí tuệ con ngƣời, đả phá đầu óc mê tín
cho “thần là kẻ sáng tạo ra vạn vật”. Protago đã đƣa triết học tiến lên một
bƣớc với việc chuyển biến mục đích nghiên cứu của triết học, khơng tìm
cách giải thích vũ trụ nữa mà đi vào nghiên cứu đời sống xã hội, chính trị,
con ngƣời. Ơng cho rằng: Con người là thước đo của vạn vật, nếu nó cho
rằng sự vật tồn tại thì chúng tồn tại, nếu nó cho rằng sự vật khơng tồn tại thì
chúng khơng tồn tại.


21
Xôcrát đƣợc mệnh danh là “con người nguy hiểm”, bị buộc tội là vô thần
và xúi giục thế hệ trẻ coi thƣờng pháp luật nhà nƣớc, cuối cùng đã phải uống
thuốc độc chết trong nhà tù. Ông nổi tiếng với những câu nói: “Tơi biết rằng tơi
khơng biết gì hết”, “Anh hãy tự biết lấy anh”. Thái độ hoài nghi của ông đối với
mọi vấn đề, mọi sự vật trong cuộc sống là cả một sự khẳng định vai trò của trí
tuệ con ngƣời. Êpiquya đƣợc C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá là “ngƣời duy
nhất trong thời cổ đại muốn đem lại ánh sáng cho trí tuệ con ngƣời”. Ý nghĩa
của những giá trị tƣ tƣởng, văn hóa Hy Lạp, La Mã cổ đại đối với xã hội Tây
Âu thời kỳ này lớn tới mức ngƣời Pháp gọi là giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ
XV đến thế kỷ XVI là thời Phục hƣng- tức phục chế các di sản văn hóa, tƣ
tƣởng thời cổ. Mặc dù tên gọi đó chƣa thể hiện hoàn toàn đúng nội dung của
giai đoạn lịch sử này, nhƣng nó đã trở thành quen thuộc đối với mọi ngƣời. Có
thể nói nhƣ Ph.Ăngghen: “khơng có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế
chế La Mã thì khơng có Châu Âu hiện đại” [19, tr.254].
Thời đại Phục hƣng đƣợc đánh dấu bằng một phong trào cải cách tôn
giáo rộng lớn, sôi động, xƣa nay chƣa từng thấy. Nguyên nhân của sự cải
cách đó là do Giáo hội tăng cƣờng bóc lột đời sống của nhân dân, cản trở
sự phát triển của giai cấp tƣ sản. Công cuộc cải cách với nội dung là: Phủ

nhận vai trò của Giáo hội, đòi bãi bỏ những lễ nghi phiền tối, địi quay về
với giáo lý Kitơ nguyên thủy. Phong trào này đã lan rộng sang các nƣớc
Tây Âu, thúc đẩy châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân. Tôn giáo
lúc này bị phân làm hai phái: Đạo Tin lành và Kitô giáo. Cuộc cải cách tôn
giáo đã vũ trang cho giai cấp tƣ sản chống phong kiến.
Đúng nhƣ Ph.Ăngghen đã nhận định, thời đại Phục hƣng là “bƣớc
ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất, từ trƣớc đến bấy giờ lồi ngƣời chƣa từng thấy”.
Bƣớc ngoặt đó đã diễn ra, làm thay đổi mọi mặt kinh tế, chính trị-xã hội, tơn
giáo, tƣ tƣởng và tinh thần. Chính trong bối cảnh đó, văn học nghệ thuật Phục
hƣng đã nở hoa kết quả, một mùa hoa quả tốt đẹp hiếm có.


22
1.2.2. Kiến trúc thời Phục hưng
Trong những thành tựu về văn hóa tƣ tƣởng thời kỳ Phục hƣng, nổi bật
là kiến trúc. Vào thời kỳ Phục hƣng, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật tạo hình
chiếm vị trí tiên phong trong việc khẳng định đặc trƣng của văn hoá. Con
ngƣời thời kỳ Phục hƣng muốn thông qua nghệ thuật để tái tạo và làm chủ thế
giới vật chất xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tƣởng và hiện thực.
Trào lƣu kiến trúc Phục hƣng đƣợc khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách
kiến trúc Gothic và phục hƣng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục cơng
trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, dựa trên nguyên
tắc “cổ điển” là “chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn
mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.
Có thể nhận thấy kiến trúc Phục hƣng khá gần gũi về đặc điểm với kiến
trúc cổ đại (bản thân các nghệ sĩ Phục hƣng đã tin rằng họ làm lại kiến trúc cổ
đại: họ đã sao chép, nghiên cứu và cố gắng một cách có định hƣớng để đạt
đƣợc sự gần gũi với kiến trúc cổ). Kiến trúc Phục hƣng nhấn mạnh đến những
nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hồ. Điều đó xuất phát từ
việc con ngƣời đã tin vào sức mạnh của mình (kiến trúc xã hội phong kiến đã

tạo nên cho cơng trình những ấn tƣợng bay bổng, khơng ổn định, kinh ngạc là
do con ngƣời không nắm đƣợc quy luật thiên nhiên và gửi gắm lịng tin vào
thần thánh).
Tuy có những nét tiến bộ nhất định, nhƣng việc chú ý tuyệt đối đến quy
luật tổ hợp đã đƣa kiến trúc văn nghệ Phục hƣng đến chỗ hình thức chủ nghĩa
và thốt ly cơng năng. Về ngun tắc có thể phân biệt hai xu hƣớng khác nhau
trong kiến trúc Phục hƣng. Một xu hƣớng hồi sinh các đƣờng nét thời kỳ Cổ
đại một cách nghiêm khắc. Xu hƣớng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại
nhƣng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tƣơng tự nhƣ nghệ thuật xây
dựng thời trung cổ, không vƣơn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định
luật một cách nghiêm ngặt.


23
Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của
thời kỳ Phục hƣng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ƣu thế trong
kiến trúc trên tồn nƣớc Ý. Các cơng trình xây dựng phục hƣng ở Ý đƣợc
phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng, các kiến trúc
sƣ hƣớng về các hình dáng đơn giản lý tƣởng trong hình học nhƣ hình vng
hay hình trịn. Các chi tiết kiến trúc nhƣ cột, trụ bổ tƣờng, đầu cột, đầu hồi
tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời cổ đại. Bên cạnh đó là các
phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ cổ đại. Tất cả các phần xây
dựng riêng lẻ đều phải đƣợc hòa hợp với nhau và với tồn bộ tịa nhà. Các
luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng ngƣời La Mã Vitruvius đƣợc
tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tƣơng quan lý tƣởng.
Theo các giai đoạn lịch sử thì kiến trúc Phục hƣng đƣợc chia thành ba
thời kỳ: tiền kỳ, thịnh kỳ và hậu kỳ. Vào giai đoạn Phục hƣng, hoạt động kiến
trúc sôi nổi nhất ở Florence vì đó là một thành phố thƣơng nghiệp nằm ở miền
Bắc Italia với dân số khoảng 90 ngàn ngƣời. Tại đây, ngƣời ta có thể bắt gặp
những tịa lâu đài cổ, những ngôi nhà thờ, những viện bảo tàng đầy ắp những

bức tranh quý hiếm, cùng những bức tƣợng quý giá. Những cơng trình kiến trúc
dày đặc và q giá khơng kém gì Rome hay Venice. Cũng dễ hiểu vì Florence là
quê hƣơng của phong trào Phục hƣng. Nó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên
cùng những cái tinh túy nhất trong nghệ thuật kiến trúc Phục hƣng với tinh thần
của Leonardo da Vinci, Dante, Bôcaxiô, Michelangelo… Một trong những điểm
nhấn của Florence là kiến trúc nhà thờ với những mái nhọn đặc trƣng của kiến
trúc Gothic và nghệ thuật Moorish. Cơng trình đáng chú ý nhất chính là nhà thờ
Duomo of Florence (Brunelleschi) đƣợc phủ bằng cẩm thạch. Đây là nhà thờ
rộng thứ 4 Châu Âu. Florence cũng là nơi tập trung những nhà thờ lớn nhất Italia
từ Duomo of Florence, San Lorenzo, Santa Maria Novella đến Santa Croce. Có
thể bắt gặp lối kiến trúc này ở bất cứ nơi nào tại Florence.


24
Thời Phục hƣng bắt nguồn từ Florence không chỉ là niềm tự hào của ngƣời
Italia mà nó cịn đi vào lịch sử nhƣ giai đoạn phát triển nhất của văn hóa châu Âu.
Bức tƣợng 500 năm tuổi nổi tiếng David của Michelangelo cũng đƣợc đặt tại
Florence. Trong thời Phục hƣng, Florence đƣợc chọn đặt những cơng trình kiến
trúc để đời từ cung điện đến các viện bảo tàng, gallery... Bảo tàng nổi tiếng nhất
Florence là Uffizi, nơi lƣu giữ những tác phẩm vô giá của Botticelli, Leonardo da
Vinci, Michelangelo, Titian và Rubens, những ngƣời khổng lồ của văn hóa Ý.
Fillipo Brunelleschi (1377-1446) đƣợc coi là kiến trúc sƣ lớn nhất của
Florence, ơng là tác giả của nhiều cơng trình kiến trúc nổi tiếng nhƣ mái vòm
nhà thờ Santa Maria del Fiore, Dục Anh Viện, Nhà thờ S. Lorenzo, đền thờ
Pazzi,… Cơng trình đầu tiên đem lại vinh quang cho tên tuổi của Brunelleschi
và cũng chính là cơng trình mở đầu cho thời đại Phục hƣng huy hồng chính
là vịm mái của nhà thờ Florence.

Nhà thờ Santa Maria del Fiore (Duomo) mang phong cách Gothic.
Khác với kiến trúc Gothic coi trọng kết cấu, kiến trúc thời kỳ này chỉ

chú ý đến tổ hợp cơng trình, nhƣ Dục Anh Viện và lâu đài Medici chẳng hạn.
Nếu nhƣ mái vòm nhà thờ Florence mở đầu cho thời kỳ Phục hƣng, tiếp tục
hoàn tất cơng trình dang dở của thời đại trƣớc, thì cơng trình Dục Anh Viện ở
Florence của Brunelleschi đƣợc coi nhƣ cơng trình trọn vẹn đầu tiên đƣợc


25
thiết kế trong thời kỳ này. Đền thờ Pazzi do Brunelleschi thiết kế đƣợc xây
dựng trong những năm 1430-1433 cũng là một trong những cơng trình tiêu
biểu của thời kỳ này. Mặc dù cơng trình có quy mơ khơng lớn nhƣng lại có tổ
chức khơng gian rất phong phú; cột, vòm và mái bán cầu đƣợc kết hợp trong
một tỷ lệ hài hồ cân xứng.

Đền thờ Pazzi
Có thể nói kiến trúc thời kỳ Phục hƣng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt
là đạo Thiên Chúa. Những hiểu biết về giá trị con ngƣời, tơn vinh vai trị và vị
trí con ngƣời đƣợc khám phá và phát triển mạnh trong thời gian này.
1.2.3. Thiên văn học thời Phục hưng
Thiên văn học châu Âu thời Phục hƣng chứng kiến cuộc cách mạng của
những tên tuổi lớn nhƣ Tycho Brahe, Cơ-péc-ních, Kepler, Galilê... Tuy
nhiên, trƣớc đó phải nhắc đến Johannes Müller (cịn gọi là Regiomontanus),
ngƣời đã dịch tác phẩm vĩ đại “Almagest” từ tiếng Ả rập và đƣa ra những bình
luận có giá trị trong cuốn sách Epitome of the Almagest.
“Almagest” (nghĩa là “Bộ sƣu tập vĩ đại”) là tiểu luận hay nhất về thiên
văn học của Ptolemy, trong đó Ptolemy đƣa ra một danh mục gồm nhiều sao
do ông tự thống kê, ngoài ra là một danh mục đầu tiên đầy đủ về 48 chòm sao


×