1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
DƢƠNG THỊ HỒNG DUN
VAI TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
ĐỐI VỚI VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
"UỐNG NƢỚC NHỚ NGUỒN", “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA” CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên)
Ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thọ Khang
HÀ NỘI – 2012
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ VAI TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ
CÚNG TỔ TIÊN ĐỐI VỚI VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN
THỐNG "UỐNG NƢỚC NHỚ NGUỒN", "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA" CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................................... 13
1.1. Một số khái niệm cúng tổ tiên ....................................................... 13
1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tín ngƣỡng thờ 19
1.3. Vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát
huy truyền thống "Uống nƣớc nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân
tộc Việt Nam. ........................................................................................ 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN TRUYỀN THỐNG
"UỐNG NƢỚC NHỚ NGUỒN", “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA”CỦA NHÂN
DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ..................................................... 37
2.1. Khái qt q trình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đặc điểm
tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của tỉnh Thái Nguyên. .............................. 37
2.2 Thành tựu của q trình phát huy vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên đối với việc thực hiện truyền thống "Uống nƣớc nhớ nguồn", "Đền
ơn đáp nghĩa" của nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay. .................... 46
2.3 Hạn chế của quá trình phát huy vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên đối với việc thực hiện truyền thống "Uống nƣớc nhớ nguồn", "Đền
ơn đáp nghĩa" của nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay ..................... 51
2.4 Xu hƣớng vận động của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của nhân dân
tỉnh Thái Nguyên hiện nay.................................................................... 57
3
Chƣơng 3: NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ
TIÊN ĐỐI VỚI VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
"UỐNG NƢỚC NHỚ NGUỒN", '' ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA '' CỦA NHÂN
DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ..................................................... 63
3.1. Những phƣơng hƣớng cơ bản nhằm nâng cao vai trò của tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống
"Uống nƣớc nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của nhân dân tỉnh Thái
Nguyên hiện nay. ................................................................................. 63
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trị của tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "Uống
nƣớc nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của nhân dân tỉnh Thái Nguyên
hiện nay. ............................................................................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CNXHKH : Chủ nghĩa xã hội khoa học
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
TNTCTT
: Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các hình thức tín ngƣỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại
hình tín ngƣỡng tồn tại phổ biến và lâu bền nhất của nhân dân ta nói chung và
Thái Nguyên nói riêng. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, thờ cúng
tổ tiên vẫn chiếm đƣợc vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng
đồng ngƣời Việt Nam. Ý thức con ngƣời "có tổ, có tơng" đƣợc bảo tồn và lƣu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay cả một bộ phận ngƣời Việt Nam
sống ở nƣớc ngồi, ai cũng ln hƣớng về q hƣơng xứ sở, nơi chơn rau, cắt
rốn, nơi có mồ mả tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên đã bén rễ, ăn sâu vào đời sống tinh
thần của nhân dân ta từ đời này sang đời khác. Đây là một nét đẹp của văn
hoá truyền thống, thấm đƣợm đạo lý "uống nƣớc nhớ nguồn", là sự tiếp nối
giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai, luôn nhắc con cháu phải hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ khi sinh thời và thờ phụng lúc "về với tiên tổ". Trên cơ sở đó, loại
hình tín ngƣỡng này đã góp phần xây dựng, vun đắp những tình cảm yêu
thƣơng giữa mọi thành viên trong gia đình, dịng họ một cách bình đẳng, tự
nguyện. Mối quan hệ huyết thống đan xen, hòa quyện vào mối quan hệ xã
hội, từ đó đã trở thành những giá trị thiêng liêng, bền vững của nhiều thế hệ
trong con ngƣời Việt Nam: đó là tình thƣơng u giữa ngƣời với ngƣời, tình
giai cấp, đồng bào, tình yêu quê hƣơng, tổ quốc. Vì thế, thờ cúng tổ tiên là
một giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, đã và đang có ảnh hƣởng tích
cực tới việc củng cố khối đồn kết cộng đồng dân tộc trong cơng cuộc bảo vệ
và xây dựng đất nƣớc Việt Nam.
Tuy nhiên, có thời kỳ thờ cúng tổ tiên chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ
hoặc bị xem nhẹ. Song trong những năm gần đây truyền thống thờ cúng tổ
tiên đang đƣợc phục hồi và phát triển, cuốn hút đông đảo các tầng lớp nhân
6
dân tham gia. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ bảy
(khố IX) về cơng tác tơn giáo viết: "Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ
cúng tổ tiên, tơn vinh và nhớ ơn những ngƣời có công với Tổ quốc, dân tộc và
nhân dân, tôn trọng tín ngƣỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và
đồng bào có đạo, thơng qua đó tăng cƣờng sự đồng thuận giữa những ngƣời
có tín ngƣỡng tơn giáo và khơng có tín ngƣỡng tơn giáo, giữa những ngƣời có
các tín ngƣỡng tơn giáo khác nhau; đồng thời, tạo cơ sở để đấu tranh chống
những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tơn giáo làm hại đến
lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân" [21; tr 20]
Hiện nay hoạt động thờ cúng tổ tiên, lễ hội… diễn ra khá phổ biến ở
khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Đó là một hoạt động góp phần gìn giữ,
phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, trƣớc
hiện thực xâm nhập của văn hố phƣơng Tây, cùng với q trình cơng nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập
quốc tế, từng bƣớc dân chủ hoá đời sống xã hội; cùng với sự phân hoá giàu
nghèo, các mặt tiêu cực trong xã hội cũng xuất hiện… cộng với trình độ dân
trí của một bộ phận dân cƣ còn thấp, đã dẫn đến việc các hoạt động tín
ngƣỡng, tơn giáo có chiều hƣớng gia tăng. Trong đó thờ cúng tổ tiên cũng dễ
bị lợi dụng, gây ra những tác động tiêu cực, nhƣ: kích thích mê tín dị đoan,
gây nên sự tốn kém, lãng phí về thời gian, tiền bạc, hao tổn sức lực và tính
mạng của nhân dân… Vì vậy, nhận thức đúng đắn về thờ cúng tổ tiên của
Việt Nam nói chung và của nhân dân Thái Ngun nói riêng để tìm ra những
giá trị tích cực cần giữ gìn và phát huy, hạn chế mặt tiêu cực không phù hợp
đang là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần lành mạnh
hố các hoạt động tín ngƣỡng, hƣớng vào các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc, xây dựng đất nƣớc ta phát triển ngày càng bền vững.
7
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Vai trị của tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống
"uống nƣớc nhớ nguồn", “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt nam trong
giai đoạn hiện nay (qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên)’’ làm
Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Về vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát
huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn", “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc
Việt nam trong giai đoạn hiện nay (qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh Thái
Nguyên), cho đến nay, dƣới góc độ của CNXHKH chƣa có cơng trình khoa
học nào đi sâu nghiên cứu vào vấn đề này. Trong những cuốn sách, bài viết
đăng trên các báo và tạp chí, hoặc các đề tài khoa học, luận án, luận văn trong
những năm gần đây, cũng có ít nhiều đề cập đến vấn đề này, song chủ yếu đi
vào nghiên cứu về khái niệm, phân loại các loại hình tín ngƣỡng dân gian
hoặc đi vào nghiên cứu từng loại hình tín ngƣỡng ở từng địa phƣơng cụ thể.
Đã có nhiều cơng trình khoa học, nghiên cứu về tơn giáo, văn hóa tơn
giáo, tín ngƣỡng dân gian nói chung của các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam,
trong đó tiêu biểu là các cơng trình sau: Toan Ánh( 1992), Tìm hiểu phong tục
Việt Nam nếp cũ- tết lễ- hội hè, Nxb Thanh niên, HN; Lê Dân(1994) Văn hố
gia đình Việt Nam trong phát triển xã hội, Nxb Lao động, Hà nội.; Phan Kế
Bính(1995), Việt Nam phong tục,Nxb Hà Nội; Toan Ánh(1996), Phong tục thờ
cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn hố dân tộc, HN; Nguyễn Từ Chi
(1996), Góp phần nghiên cứu văn hố và tộc người, Nxbvăn hố thơng tin,
HN.; Nguyễn Duy Hinh( 1996), Tín ngưỡng thành hồng làng Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, HN; Diệp Đình Hoa ( 2000),Người Việt ở đồng bằng bắc bộ,
Nxb Khoa học xã hội, HN; Nguyễn Đức Lữ( 2000), Góp phần tìm hiểu tín
8
ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN; Lê Nhƣ Hoa( 2001)
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb văn hố thơng tin, HN.; Bùi Xn
Mỹ(2001), Tục thờ cúng của Người Việt, Nxbvăn hố thơng tin, HN. Đào Duy
Anh(2002), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb văn hố thơng tin, HN; Ngọc
Anh(2002), Các hình thức thờ cúng của bộ lạc, Nxb Văn hoá dân tộc, HN...
Đặc biệt là, tác giả Trịnh Thị Thuý đã thực hiện đề tài: " Giữ gìn và phát
huy thờ cúng tổ tiên của người Việt ở ĐBBB trong giai đoạn hiện nay", Luận
văn thạc sĩ khoa học tơn giáo, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội 2004. Tác giả đã nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy thờ cúng tổ tiên trên
vùng rộng lớn là Đồng Bằng Bắc Bộ, trong đề tài này tác giả đã làm rõ đƣợc
thờ cúng tổ tiên và những giá trị cần giữ gìn và phát huy, tuy nhiên tác giả chƣa
đi sâu vào nghiên cứu vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế
thừa và phát huy truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa
Ngoài ra, cịn có nhiều bài viết cơng bố trên các Tạp chí khoa học nhƣ:
Đỗ Lai Th (1995), Thử tìm hiểu nguồn gốc tục thờ cúng tổ tiên, Tạp chí văn
hố nghệ thuật, số 1, tr 43-44; Hà Huy Tú (1999), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
trong gia đình người Việt, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, số 2, tr.48-49; Phạm
Quỳnh Phƣơng (2000), Thờ cúng tổ tiên - tín ngưỡng và đạo lý dân tộc, Tạp
chí văn hóa nghệ thuật, số 2, tr 33-37,; Nguyễn Đức Lữ (2000), Thờ cúng tổ
tiên - Một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến. Tạp chí sinh hoạt lý luận, số
1- tr56-59; Hồ Chí Minh nói về tơn trọng thờ cúng tổ tiên và bài trừ mê tín dị
đoan, Tạp chí lịch sử Đảng, số 6, tr 52-53...Các tác giả đều tập trung nhấn
mạnh đến tính truyền thống của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và
khẳng định sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy tính tích cực của nó trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
9
Đáng chú ý là, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở một số khu vực của tỉnh Thái Nguyên nhƣ: Chuyên
đề “Âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo
chống phá công cuộc đổi mới ở tỉnh Thái Nguyên” viện nghiên cứu tơn giáo,
năm 2005; Nguyễn Đình Hƣng(2011), Di sản Hán Nôm ở Nhà thờ họ Dương,
Thái nguyên cuối tuần, số 39; Nguyễn Đình Hƣng(2011), Di tích nhà thờ họ
đầu tiên được xếp hạng, Thái nguyên cuối tuần, số 40; Báo cáo khoa học
nghiên cứu biên soạn đề tài : Địa lý tỉnh Thái Nguyên, tháng 12, năm 2011…
Nhiều bài viết thể hiện truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa
nhƣ: Di tích lịch sử 27/7, ở xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ; ATK
Định Hóa Thái Nguyên - Địa chỉ đỏ của những người con đất Việt
(20/09/2012) theo . Huyền bí núi Văn núi Võ,
theo . Đặc biệt để kỷ niệm 50 năm thành phố Thái
Nguyên đã phát động cuộc thi tìm hiểu "50 năm lịch sử, truyền thống vẻ vang
của thành phố Thái Nguyên anh hùng" (Ban hành kèm theo Kế hoạch số:24
KHKT/ TĐ-GD&ĐT ngày 22/8/2012). Tuy nhiên những bài viết trên chỉ
mang tính khái quát, chƣa đi vào cụ thể vai trò của tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên ở tỉnh Thái Nguyên trong việc kế thừa và phát huy truyền thống "uống
nước nhớ nguồn", “đền ơn đáp nghĩa”.
Các cơng trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về thờ
cúng tổ tiên của ngƣời Việt Nam. Song, do mục đích và nhiệm vụ cụ thể của
từng bài viết, luận văn, luận án, các cơng trình đó chƣa tập trung đi sâu
nghiên cứu vấn đề “Vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế
thừa và phát huy truyền thống "uống nƣớc nhớ nguồn", “đền ơn đáp
nghĩa” của dân tộc Việt nam trong giai đoạn hiện nay (qua nghiên cứu
thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên). Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành
10
quả của các thế hệ nhà khoa học cùng với sự nỗ lực, tìm tịi, khảo sát của bản
thân, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận
về vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy
truyền thống "uống nước nhớ nguồn", “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt
Nam. Trên cơ sở đó, thơng qua quá trình khảo sát thực tiễn ở tỉnh Thái
nguyên đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của thờ cúng tổ
tiên đối với việc giữ gìn, phát huy những giá trị của tín ngƣỡng của dân tộc
Việt nam nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích trên, luận văn xác định các nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Khái quát các vấn đề lý luận chung về khái niệm, nguồn gốc, q trình
hình thành, phát triển của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nói chung và ở
tỉnh Thái Ngun nói riêng.
- Trình bày vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa
và phát huy truyền thống "uống nƣớc nhớ nguồn",“đền ơn đáp nghĩa” của
nhân dân Thái Nguyên trong giai đoạn hiện
- Nêu ra những quan điểm cơ bản và cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp chủ yếu nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống "uống nƣớc nhớ nguồn",
“đền ơn đáp nghĩa” thơng qua hoạt động tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của nhân
dân Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về vai trị của tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "uống nƣớc
11
nhớ nguồn", “đền ơn đáp nghĩa” của nhân dân trong tỉnh Thái Nguyên (dƣới
góc độ Chủ nghĩa xã hội khoa học)
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn ở
việc khái qt loại hình tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở tỉnh Thái Nguyên. Nhấn
mạnh vai trị của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy
truyền thống "uống nƣớc nhớ nguồn", “đền ơn đáp nghĩa” của nhân dân trong
tỉnh kể từ khi bƣớc vào công cuộc đổi mới đất nƣớc cho đến nay ( Thực chất
đánh dấu mốc bởi nghị quyết 24 của Bộ chính trị về tăng cƣờng cơng tác tơn
giáo trong tình hình mới năm 1990)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Thực hiện luận văn này, tác giả dựa trên cơ sở vận dụng các quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tơn giáo. Luận văn cũng xuất phát
từ tình hình thực tế của tín ngƣỡng, tơn giáo và quản lý Nhà nƣớc đối với tôn
giáo hiện nay ở nƣớc ta nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
- Luận văn sử dụng các phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử để nghiên cứu vấn đề. Luận văn cũng kết hợp các phƣơng pháp logic,
phân tích và tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học… nhằm đạt mục đích và
hồn thành những nhiệm vụ đã đặt ra.
6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn:
- Luận văn góp phần làm rõ thêm vấn đề phát huy vai trị của tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt Nam nói chung và nhân dân trong
tỉnh nói riêng đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "uống nước nhớ
nguồn",“đền ơn đáp nghĩa”
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trị của tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "uống
12
nước nhớ nguồn", “đền ơn đáp nghĩa” của nhân dân cả nƣớc nói chung và
nhân dân tỉnh Thái nguyên nói riêng.
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho
những ngƣời làm công tác giáo dục, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn về lĩnh
vực tôn giáo Việt Nam, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về tín ngƣỡng, tơn giáo trong tình hình hiện
nay.
7. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
nội dung chính của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng, 9 tiết.
13
Chƣơng 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ VAI TRỊ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN ĐỐI VỚI VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
"UỐNG NƢỚC NHỚ NGUỒN", "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Quan niệm về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tƣợng xã hội đã xuất hiện từ xa xƣa trong
lịch sử nhân loại và đã từng tồn tại ở nhiều châu lục. Cho đến nay thờ cúng tổ
tiên vẫn có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc ngƣời.
Tuy vậy, đánh giá vai trị và ý nghĩa của loại hình thờ cúng này trong từng
giai đoạn lịch sử và ở mỗi quốc gia lại không giống nhau. Ngay cả khái niệm
về thờ cúng tổ tiên cũng đang còn nhiều ý kiến khác nhau: Có ngƣời cho rằng
đó là một tập tục, có ngƣời lại cho đó là một tín ngƣỡng, tôn giáo bản địa…
Nội hàm của khái niệm "tổ tiên" và "thờ cúng tổ tiên" cần đƣợc xác
định cụ thể: Tổ tiên là khái niệm để chỉ những ngƣời có cùng huyết thống, đã
mất nhƣ kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ… là những ngƣời có cơng sinh thành, ni
dƣỡng, có ảnh hƣởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của các thế hệ
con cháu. Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự
biến đổi, phát triển: Tổ tiên khơng cịn bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia
đình, họ tộc… mà đã mở rộng ra trong phạm vi cộng đồng, xã hội, bao gồm
từ tổ nhà, tổ họ cho đến tổ làng, tổ nghề, tổ nƣớc - tức là những ngƣời có công
đầu tiên hoặc trực tiếp tới việc sinh thành, mở làng, mở nghề, dựng nƣớc
Theo giáo sƣ Đặng Nghiêm Vạn thì:"Đạo thờ cúng tổ tiên" đƣợc hiểu theo
nghĩa rộng, khơng chỉ thờ những ngƣời có cơng sinh dƣỡng đã khuất, nghĩa là
những ngƣời có cùng huyết thống, mà thờ cả những ngƣời có cơng với cộng
14
đồng, làng xã, đất nƣớc [79, tr 315].Theo quan điểm này thì khái niệm tổ tiên
đƣợc mở rộng đến mức thờ nhân thần nói chung.
Trong chun luận của mình, tác giả Toan Ánh cho rằng: "Thờ phụng
tổ tiên không phải là một thứ tơn giáo, do đó khơng thể gọi là đạo giáo, vì một
đạo giáo phải có giáo chủ và giáo điều và việc thi hành đạo phải qua trung
gian tu sĩ. Thờ cúng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với
cha mẹ, ông bà, cụ kỵ, đã khuất mà thôi" [4, tr 4] điều này cũng có nghĩa là
thờ phụng tổ tiên chỉ là phong tục có tính đạo lý.
Học giả Phan Kế Bính xem thờ cúng tổ tiên nhƣ là một tập tục truyền
thống mang giá trị đạo đức, thể hiện lịng thành kính nghĩa cử của con cháu:
"Xét cái tục phục sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất
vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của con ngƣời" [7, tr20 - 21].
Giáo sƣ Phan Đại Doãn quan niệm thờ cúng tổ tiên nhƣ một tín ngƣỡng
gắn liền với sự củng cố quan hệ họ hàng gia đình. Ở Miền Nam nƣớc ta, thờ
cúng tổ tiên đƣợc nhân dân gọi là đạo ông bà. Nguyễn Đình Chiểu viết: "Thà
đui mà giữ đạo nhà, cịn hơn sáng mắt ơng cha khơng thờ".
Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể gọi là đạo thờ cúng tổ tiên cũng
đƣợc, nhƣng đạo ở đây khơng có nghĩa nhƣ" đạo kitô, đạo hồi, đạo phật... mà
phải hiểu nhƣ đạo lý làm làm, đạo làm con, đạo hiếu nghĩa... và những đạo ấy
không thể là một tôn giáo vì đã là một tơn giáo thì phải có giáo lý, có hàng
ngũ giáo sĩ và giáo hội, nơi hành lễ...
Tác giả X.A.Tôcarev - nhà dân tộc học nổi tiếng ngƣời Nga lại cho
rằng: Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tơn giáo ngun thủy, mang tính sơ
khai: "Sự thờ cúng tổ tiên là một hình thức tơn giáo, từ lâu đã đƣợc thừa nhận
trong giới khoa học..., là sự thờ cúng ông bà, cha mẹ và những ngƣời đồng tộc
đã chết và trƣớc hết là hình thức gia đình thị tộc của sự thờ cúng đó, tức là
lịng tin rằng tổ tiên đã chết che chở cho con cháu đang sống và những lễ nghi
15
cầu xin do các thành viên thị tộc hay gia đình tiến hành để nhằm thờ phụng tổ
tiên" [78, tr 312 - 313].
Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ, tín ngƣỡng, tơn giáo hay truyền thống
đang cịn nhiều ý kiến khác nhau, và chắc chắn cịn phải tìm hiểu nhiều mới
hy vọng có sự thống nhất. Song, để thống nhất với tên gọi của đề tài nghiên
cứu và theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng
lần thứ bảy (khóa IX) của Đảng về cơng tác tôn giáo, tác giả gọi “thờ cúng tổ
tiên” là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên.
Nhƣ vậy, qua một số ý kiến của các nhà khoa học chúng ta có thể tạm
hiểu rằng: Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đƣợc thể hiện ở bốn cấp
độ chủ yếu: một là thờ cha mẹ, ông bà; hai là thờ ông tổ dòng họ theo huyết
thống; ba là thờ những ông tổ nghề, tổ sƣ, ngƣời có công khai phá vùng đất
mới, dựng làng, lập ấp, đánh giặc cứu dân... đã đƣợc nhân dân tơn vinh thờ
phụng là thành hồng; bốn là thờ vua nhƣ một vị thần của quốc gia dân tộc
mà điển hình là thờ vua Hùng (đƣợc cụ thể bằng biểu bảng sau):
Thời gian
thờ cúng
Cấp độ
Không gian
thờ cúng
Gia đình
Bàn thờ gia tiên
- Ngày giỗ chạp
- Ngày lễ, tết
- Ngày có việc trọng
Họ tộc
- Nhà thờ họ
- Nhà thờ tổ chi
- Ngày giỗ tổ họ
- Tổ họ
- Ngày giỗ tổ chi - Tổ chi, nhánh
nhánh
Làng xã
- Đình
- Am, miếu
- Đền
- Ngày hội làng
- Các ngày lễ, tết
- Thành hoàng
- Tổ nghề, tổ sƣ
- Anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa
Quốc gia
- Đền Hùng
Ngày 10/3 Âm lịch
Các vua Hùng
Đối tƣợng thờ cúng
Gia tiên
16
Từ bốn cấp độ trên, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đƣợc hiểu theo hai nghĩa
:Nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Nghĩa hẹp, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là sự thờ cúng cha mẹ, ông bà,
tổ tiên, những ngƣời đã chết, cùng huyết thống đã có cơng sinh thành và ni
dƣỡng con cháu.
Theo nghĩa rộng, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên khơng chỉ mở rộng huyết
thống từ gia đình đến họ tộc mà còn thờ cả tổ tiên làng xã, đất nƣớc: "Đạo thờ
cúng tổ tiên theo nghĩa rộng không chỉ thờ những ngƣời có cơng sinh dƣỡng
đã khuất, nghĩa là những ngƣời có cùng huyết thống mà thờ cả những ngƣời
có cơng với cộng động, làng xã và đất nƣớc" [79, tr 315].
Kế thừa quan điểm của các nhà khoa học, tác giả luận văn muốn nhấn
mạnh thêm và nêu rõ phạm vi cần đề cập trong khái niệm'' tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên ở Việt Nam” nhằm làm rõ thêm tính đặc thù ở Việt Nam trong
khái niệm này. Theo hƣớng đó tác giả luận văn trình bày khái niệm'' tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam” theo nghĩa rộng nhƣ sau:
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là khái niệm đƣợc dùng để chỉ
hoạt động tôn thờ, cúng tế của những ngƣời đang sống với những ngƣời đã khuất
theo những nghi lễ cụ thể tùy thuộc vào quy định của từng cộng đồng thực hiện
thờ cúng (gia đình, dịng họ, xóm làng, vùng miền, ngành nghề, đất nƣớc) nhằm
thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa ngƣời sống với ngƣời đã khuất.
Ngày nay với những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nƣớc, hoạt
động thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng khắc phục đƣợc
mặt duy tâm thần bí, mê tín dị đoan và phát huy có hiệu quả đạo lý "uống
nước nhớ nguồn" và "đền ơn đáp nghĩa"của dân tộc Việt nam nói chung và
của từng cộng đồng trong dân tộc Việt Nam nói riêng.
17
1.1.2. Quan niệm về truyền thống "uống nƣớc nhớ nguồn" và "đền ơn đáp
nghĩa" ở Việt Nam
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và hàng nghìn năm dựng nƣớc
và giữ nƣớc nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập
nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục
ngữ thấm nhuần đạo lý làm ngƣời. Đặc biệt là đạo lý "uống nƣớc nhớ nguồn",
"đền ơn đáp nghĩa" thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành
quả cho đời sau hƣởng thụ.
Vậy "uống nƣớc nhớ nguồn là gì?" "Uống nƣớc" là sự hƣởng thụ thành
quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. "Nguồn" chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất
cả những thành quả mà con ngƣời đƣợc hƣởng bao gồm cả con ngƣời, lịch sử,
truyền thống. "Nhớ nguồn" là hành động mang tính đạo đức cao, hƣởng thụ
những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, ngƣời hƣởng thụ phải biết tri
ân, giữ gìn, phát huy thành quả của ngƣời làm ra chúng.
Dân tộc ta có truyền thống yêu nƣớc nồng nàn, đã sản sinh ra nhiều anh
hùng dân tộc: từ Hai Bà Trƣng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung đến Phan Bội
Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cơng lao của các vị anh hùng đã giải phóng đất
nƣớc thốt khỏi chiến tranh, phát triển đi lên, góp phần xây dựng đất nƣớc
giàu mạnh, văn minh.
Trong phạm vi hẹp, gia đình, con cái là "thành quả" do các bậc cha mẹ
đã sinh thành dƣỡng dục. Do đó con cái phải biết đến cơng lao của cha mẹ. Vì
thế "nhớ nguồn" là đạo lý tất yếu. Ân nghĩa, thủy chung, không quên công lao
của tổ tiên đó là phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của
ngƣời Việt Nam. Tình cảm đƣợc thể hiện trong câu ca dao:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
18
Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN,
chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội, phong trào "đền ơn đáp
nghĩa" để tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hoá, xã
hội. Tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của nhân dân lao
động cũng nhƣ kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm
đƣợc nhiều việc để đền đáp công ơn của các thƣơng binh, liệt sĩ, các bà mẹ
Việt Nam anh hùng, ngƣời có cơng với nƣớc. Vào dịp 27-7 hàng năm, ngày
thƣơng binh liệt sĩ, tồn Đảng, tồn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm
để đền ơn đáp nghĩa thƣơng binh, liệt sĩ.
Cùng với các chuyến hành hƣơng thăm lại chiến trƣờng xƣa, tổ chức lễ
cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nƣớc, nhiều hoạt động tri ân
khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những ngƣời đã hy sinh
vì đất nƣớc... Chắc rất ít nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại
có sức lan tỏa rộng nhƣ Việt Nam, trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội,
trở thành truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nƣớc nhớ nguồn". Dân tộc
Việt Nam là vậy, con ngƣời Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình.
Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng mỗi ngƣời
đều ở trong vòng tay âu yếm của cha mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu
hát chứa chan tình thƣơng u. Rồi chính bố là ngƣời dẫn dắt ta đi khắp nẻo
đƣờng đời. Dù khôn lớn nhƣờng nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là
những đứa trẻ, luôn cần sự bao bọc, che chở, các thầy cô giáo là những ngƣời
dạy dỗ chúng ta nên ngƣời. Cha mẹ đã trang bị cho chúng ta những hành
trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng yêu mến cha
mẹ, kính trọng thầy cơ, khơng qn cơng lao của cha mẹ, thầy cô đã giúp
chúng ta khôn lớn.
Đất nƣớc, gia đình, xã hội mà giữ đƣợc đạo lý "uống nƣớc nhớ nguồn",
"đền ơn đáp nghĩa", thì đất nƣớc, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững. Đây là
19
một trong những truyền thống mà mỗi thế hệ con ngƣời Việt Nam cần phải
phát huy. Đây là một trong những chuẩn mực để đánh giá phẩm chất con
ngƣời Việt Nam.
1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên
1.2.1. Nguồn gốc của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Ai cũng nói và nói hồn tồn có lý, rằng thờ cúng tổ tiên là một truyền
thống lâu đời của ngƣời Việt, nhƣng lâu đời từ bao giờ, thì chƣa thấy tác giả
nào nói rõ.
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc xuất hiện bất cứ một tín ngƣỡng nào
cũng là quan niệm tâm linh của con ngƣời về thế giới. Trƣớc hết, cũng nhƣ
nhiều dân tộc khác, xuất phát từ nhận thức "vạn vật hữu linh" - mọi vật đều có
linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình. Vì thế, loại thần cơ sở
nhất đƣợc ngƣời ta tôn sùng là thần của giới tự nhiên, đặc biệt là thần cây,
thần núi, thần sơng... bằng cách huyền thoại hóa, các vị hiền thần mang khn
mặt của con ngƣời, tâm lý và tính cách con ngƣời...
Có thể nói, việc nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bƣớc chuyển
cho việc hình thành hệ thống nhân thần. Đây cũng chính là giai đoạn, con
ngƣời bắt đầu khám phá về bản thân mình. Đến một thời điểm nào đó, mối
quan hệ giữa giới hữu hình và vơ hình, nhất là giữa cái sống và cái chết đã
khiến cho con ngƣời tin rằng trong mỗi con ngƣời đều có phần hồn và xác,
đặc biệt là mối quan hệ giữa ngƣời sống và ngƣời chết cùng chung huyết
thống lại càng gắn bó hơn.
* Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, nảy sinh trên cơ sở
kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, tìm nguồn gốc
20
của nó khơng phải trong ý thức mà phải trong điều kiện lịch sử xã hội, lịch sử
hoạt động thực tiễn của con ngƣời.
Lịch sử xã hội loài ngƣời là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình
thái kinh tế - xã hội. Cơ sở kinh tế của xã hội nguyên thủy là nền kinh tế tự
nhiên lấy săn bắn, hái lƣợn là chính. Vì thế cuộc sống lệ thuộc rất nhiều vào
môi trƣờng tự nhiên. Xã hội cộng sản nguyên thủy đƣợc tổ chức dƣới hình
thức thị tộc, bộ lạc. Đó là những cộng đồng ngƣời có đặc điểm cơ bản cùng
huyết thống, sống trên địa bàn tƣơng đối ổn định, hợp tác tƣơng trợ trong lao
động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên tai vì chiến tranh xâm lấn của các
thị tộc, bộ lạc khác. Quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc là quan hệ bình
đẳng, hợp tác trên cơ sở cơng hữu về tƣ liệu sản xuất.
Thời kỳ đầu của công xã thị tộc, cơng cụ lao động cịn hết sức thơ sơ,
trình độ lao động giản đơn, năng suất lao động thấp. Do vậy cuộc sống của
ngƣời nguyên thủy vẫn không cách xa cuộc sống của loài vật. Ý thức cá nhân
chƣa định hình, dẫn tới việc ý thức xã hội của họ cũng mang tính bầy đàn,
đơn thuần. Về sau, khi lực lƣợng sản xuất đã phát triển, việc tìm ra lửa dùng
cung tên trong săn bắn đã tạo ra bƣớc thay đổi căn bản trong ý thức ngƣời
nguyên thủy, phản ánh sự bất lực của con ngƣời trƣớc sức mạnh của tự nhiên.
Giới tự nhiên kỳ bí bao quanh con ngƣời luôn đe dọa cuộc sống bởi những tai
họa bất thần nhƣ: bệnh tật, mƣa, bão, nắng, hạn, thú dữ... và sau này, cùng với
lực lƣợng bí ẩn của giới tự nhiên và lực lƣợng mang tính xã hội ln thống trị
lên cuộc sống hàng ngày của họ. Ph.Ăngghen cho rằng: "những lực lƣợng này
luôn đối lập với con ngƣời, một cách cũng xa lạ, lúc đầu cũng không hiểu
đƣợc đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài nhƣ bản thân
những lực lƣợng tự nhiên vậy. Những nhân vật ảo tƣởng, lúc đầu chỉ phản
ánh những sức mạnh thần bí của các lực lƣợng tự nhiên, thì nay có cả những
thuộc tính xã hội và trở thành những đại biểu cho các lực lƣợng lịch sử"
21
[48, tr 437]. Bế tắc trong cuộc sống hiện thực, con ngƣời tìm sự giải thốt
trong đời sống tinh thần.
Cùng với biểu tƣợng về các thần linh, biểu tƣợng về tô tem xuất hiện
trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ. Theo X.A.Tôcarev, thờ cúng tổ tiên trong thời
kỳ này chỉ mới manh nha, chƣa là hiện tƣợng phổ biến. Ở các bộ lạc Bắc Mỹ
khơng có một thờ cúng tổ tiên thực sự. Song ở một vài nơi nhƣ vùng
Mêlanêdi, Tây Tân Ghinê đã có dấu vết thờ cúng tổ tiên, đó là việc thờ cúng
những di cốt, đặc biệt là xƣơng sọ của tổ tiên. Ở một số bộ lạc vùng Đông
Bắc Tân Ghinê, thờ cúng tổ tiên gắn liền với việc thờ cúng những nhạc cụ
bằng gỗ mà ngƣời dân ở đây cho rằng hồn ma ngƣời chết biến thành. Đặc
điểm chủ yếu của thờ cúng tổ tiên thời kỳ này là việc thờ tô tem giáo. Ngƣời
Anh điêng ở Bắc Mỹ thờ tổ tiên là con bò đực [78, tr 313].
Sang thời kỳ thị tộc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên đã định hình, phản ánh sự
thay đổi lớn trong phân công lao động xã hội. Ngƣời đàn ơng giữ vai trị chủ
đạo trong đời sống kinh tế, do đó có ảnh hƣởng rất lớn trong đời sống cộng
đồng. Họ là những ngƣời nắm giữ quyền hành quản lý gia đình, do họ đã có
vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế. Vợ và con cái họ tuyệt đối phục
tùng và tôn trọng cái uy quyền đã đƣợc xác lập ấy, khơng chỉ khi họ cịn sống
mà ngay cả khi họ qua đời: Những đứa con mang họ của cha đã kế tiếp ý thức
về uy quyền, và phải chăng các "hình thức ma chay, cúng tế tổ tiên cũng
chính là hình thức phản ánh hoang đƣờng quyền hành gia trƣởng trong mỗi
gia đình" [78, tr 233]. Rõ ràng là trong quan niệm thờ cúng tổ tiên của
X.A.Tơcarev, mặt tích cực của thờ cúng tổ tiên( nhƣ niềm tự hào, giáo dục
đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa) chƣa đƣợc nêu ra và đánh giá
đúng mức. Thực ra, hoạt động thờ cúng tổ tiên còn là cách thức để ngƣời sống
khẳng định lòng tự hào về những gì của ngƣời đã mất để lại, để giáo dục
những ngƣời đang sống kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của những
22
thế hệ đã khuất, để đặt ra những yêu cầu cho những ngƣời đang sống phải
thực hiện để đền đáp lại cơng lao của ngƣời đã khuất.
Trong xã hội có giai cấp, sự áp bức bóc lột giai cấp, sự tù túng hạn hẹp
khơng có lối thốt hiện thực cũng là nguyên nhân xã hội quan trọng làm nảy
sinh tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, trên cơ sở niềm tin vào sự cứu giúp của tổ
tiên. V.I.Lênin cho rằng sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh
chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lịng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế
giới bên kia. Ở đó tổ tiên có thể che chở bảo vệ, giúp đỡ họ. Trong lịch sử cũng
nhƣ trong xã hội hiện đại, cuộc sống khốn khổ, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh
và xung đột xã hội đã và vẫn đang là những nguyên nhân xã hội không chỉ làm
nảy sinh những ảo ảnh về thế giới bên kia mà còn ngày càng tăng lên xu hƣớng
thế tục hóa, mục đích của thờ cúng tổ tiên nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả
những mục tiêu kinh tế- xã hội của những ngƣời đang sống.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đƣợc hình thành
và tồn tại phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt
Nam, ngay từ thời kỳ thị tộc phụ hệ – thời kỳ xuất hiện giai cấp và đƣợc duy
trì, phát triển cho đến nay.
* Nguồn gốc nhận thức của thờ cúng tổ tiên
Hầu hết giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi hình thành con
ngƣời hiện đại Homơ Sapiens, hay cịn gọi là "con ngƣời thông minh", họ mới
bắt đầu nhận thức đƣợc thế giới, có quan niệm về cái chết và cuộc sống sau
khi chết ở thế giới bên kia. Ý niệm về linh hồn ngƣời chết thể hiện qua lễ nghi
mai táng của ngƣời Homô Sapiens. Ngƣời chết đƣợc chôn ở tƣ thế nhƣ cái
thai trong dạ con, nằm nghiêng, tay chân khép vào thân, xung quanh có các
dụng cụ sinh hoạt và đồ trang sức... Ở đây, niềm tin vào sự tồn tại của linh
hồn ở thế giới bên kia đã giúp ta lý giải đƣợc nguồn gốc của biểu tƣợng về
linh hồn tổ tiên, về sức mạnh và khả năng "phù hộ, độ trì" của tổ tiên. Khi
23
nghiên cứu về quyền thừa kế của ngƣời gia trƣởng ở La mã cổ đại, C. Mác
cho rằng: Có một điều mê tín là khi ngƣời chủ gia đình qua đời, linh hồn của
ơng ta vẫn cịn ở lại trong nhà nhƣ một ngƣời chủ quản sao cho mọi việc đƣợc
thực hiện đúng đắn và trừng phạt những ngƣời sống nếu tiến hành công việc
sai lầm... Dần dần việc thông qua quyền thừa kế theo di chúc để thỏa thuận
với linh hồn này đã trở thành phong tục [49, tr 404].
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ nguồn gốc của một bộ phận ý thức xã hội là tín
ngƣỡng tơn giáo, trong đó có thờ cúng tổ tiên. Ơng cho rằng,tơn giáo sinh ra
trong một thời đại hết sức nguyên thủy, từ những khái niệm hết sức sai lầm,
nguyên thủy của con ngƣời về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên
ngoài, xung quanh họ [49, tr 445]. Tƣ tƣởng tôn thờ tổ tiên đƣợc bắt đầu từ
những quan niệm, nhận thức ngây thơ thời nguyên thủy ấy.
Nhƣng cùng với thời gian và sự tiến bộ của xã hội, con ngƣời lại nhận
thấy ý nghĩa đích thực của các giá trị( vật chất và tinh thần)mà những ngƣời
đã khuất để lại và do đó cũng dần dần đƣa vào tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
những yếu tố duy vật.
* Nguồn gốc tâm lý của thờ cúng tổ tiên
Tâm lý, tình cảm là một yếu tố mang tính chủ quan trƣớc sự tác động
của thế giới khách quan, thờ cúng tổ tiên đƣợc hình thành trên cơ sở tâm lý,
tình cảm của con ngƣời và cộng đồng ngƣời trong xã hội. Một trong những
nhu cầu thiết yếu của con ngƣời là đƣợc tâm sự, gửi gắm, giải tỏa những bức
xúc trong đời sống tinh thần. Ph.Angghen cho rằng: "Tôn giáo vẫn có thể tiếp
tục tồn tại với tƣ cách là một hình thức trực tiếp, nghĩa là một hình thức cảm
xúc trong quan hệ của con ngƣời đối với các lực lƣợng xa lạ, tự nhiên và xã
hội đang thống trị họ" [48, tr 38]. Mà một trong những biểu hiện của hình
thức cảm xúc là niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên. Niềm tin ấy bắt
nguồn từ ƣớc muốn mang tính bản năng - ƣớc muốn trƣờng thọ. Từ đó con
24
ngƣời đã tạo ra hệ thống văn hóa, giá trị truyền thống, thiêng liêng hịa quyện
tình cảm tiếc thƣơng với thái độ kính trọng ngƣời có cơng tạo dựng cuộc
sống. Vì vậy cuộc sống là mơi trƣờng văn hố đặc biệt đƣợc lƣu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Con ngƣời sống trong môi trƣờng ấy, không chỉ tiếp
xúc với cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với cái vơ hình, trừu tƣợng, mơng lung,
khơng lý giải đƣợc bằng lý trí. Điều đó chỉ đƣợc cảm nhận từ tâm thức, tình
cảm của con ngƣời. Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng
trạng thái tâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, giải tỏa nỗi cô đơn, bất hạnh của
con ngƣời trƣớc cái chết. Cái chết ln là nỗi ám ảnh kinh hồng của con
ngƣời, chết đồng nghĩa với sự xa lìa vĩnh viễn thế giới, ngƣời thân. Song quy
luật sinh học khiến cho khơng ai có thể trốn tránh đƣợc nó. Bằng ghi thức thờ
cúng tổ tiên, con ngƣời đã góp phần lý giải về cái chết và cuộc sống sau khi chết,
giải tỏa nỗi kinh sợ khi phải nghĩ đến nó. Rõ ràng là nỗi sợ hãi cái chết đƣợc
giảm bớt thông qua việc thờ cúng ơng bà, cha mẹ mình. Linh hồn tổ tiên sẽ hiện
về hƣởng sự cúng lễ của con cháu, dần dần trở thành tập tục, truyền thống, nghĩa
vụ thờ cúng của mọi gia đình dƣới hình thức giỗ, chạp, xây mồ mả...
Trên đây là những nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý của
tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của nhiều dân tộc trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Nhƣng có một thực tế là nguồn gốc hình thành truyền thống thờ cúng tổ
tiên của ngƣời Việt cũng nhƣ của các dân tộc khác trên thế giới căn bản là
giống nhau, đều phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của con
ngƣời trong xã hội. Nhƣng điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở mỗi
quốc gia, dân tộc, vùng miền lại rất khác nhau, nên khi nghiên cứu tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên cần xem xét những nét đặc thù của thờ cúng tổ tiên của mỗi
dân tộc, mỗi cộng đồng, để từ đó tìm ra đƣợc những nhiệm vụ, giải pháp thích
hợp nhằm giữ gìn và phát huy đƣợc những giá trị tích cực đồng thời hạn chế
25
những mặt tiêu cực của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay
ở nƣớc ta.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên khơng chỉ có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam và
các nƣớc Châu Á khác, mà đã xuất hiện từ lâu đời ở các nƣớc Châu Phi và
Châu Mỹ. Cách đây 2000 năm, ở Ai Cập, ngƣời ta đã tin rằng sau khi linh hồn
lìa khỏi xác, nếu xác ấy khơng bị tiêu biến thì linh hồn trở thành bất tử. Vì
quan niệm nhƣ thế, nên ngƣời Ai Cập đã dùng mọi thứ thuốc ƣớc xác để
nhằm giữ gìn thi thể ngƣời chết. Gần đây, các nhà khảo cổ khi khai quật
những phần mộ ở Ai Cập đã phát hiện những xác chết của vua, chúa, hồng
hậu, cơng nƣơng... cách đây đến 20 thế kỷ mà vẫn cịn ngun vẹn. Qua hiện
tƣợng đó ngƣời ta có thể hiểu tục thờ cúng tổ tiên của họ [43, tr 56].
Ngƣời Hy Lạp vốn rất coi thƣờng ngƣời quá cố. Con cháu thƣờng đem
lễ vật đến cúng trƣớc phần mộ của bố mẹ và tin rằng linh hồn ngƣời mất còn
phảng phất nơi phần mộ và phận sự của con cháu là phải cúng tế. Nếu không
cúng tế để cho linh hồn ngƣời chết phiêu dạt, trở thành quỷ đói thì con cháu
sẽ là kẻ phạm tội.
Ngƣời La Mã coi việc thờ cúng tổ tiên là phận sự thứ nhất của mỗi gia
đình. Vì thế khơng thể giàu sang hay nghèo hèn, quan chức hay thứ dân, khi
gia đình có ngƣời mất, họ đều tổ chức ma chay rất long trọng.
Ở Châu Phi thờ cúng tổ tiên đã hình thành và thịnh hành từ xa xƣa, nơi
đây thờ cúng tổ tiên là một trong những khu vực điển hình nhất thế giới. Nhƣ
vậy là thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện từ lâu, ở nhiều Châu lục và khu vực khác
nhau, với những điều kiện khác nhau. Vì vậy, vị trí, vai trị, ý nghĩa của
nó ở từng quốc gia không giống nhau.