Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Truyền hình khu vực đồng bằng sông cửu long với việc thông tin phát triển kinh tế thủy sản hiện nay (khảo sát các đài phát thanh truyền hình cà mau, kiên giang và cần thơ năm 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN QUỐC TUẤN

TRUYỀN HÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SƠNG CỬU LONG VỚI VIỆC THÔNG TIN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN HIỆN NAY
(Khảo sát các đài phát thanh – truyền hình Cà Mau,
Kiên Giang và Cần Thơ năm 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦN THƠ – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN QUỐC TUẤN

TRUYỀN HÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SƠNG CỬU LONG VỚI VIỆC THÔNG TIN


PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN HIỆN NAY
(Khảo sát các đài phát thanh – truyền hình Cà Mau,
Kiên Giang và Cần Thơ năm 2014)

Ngành : Báo chí học
Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa

CẦN THƠ - 2016


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Nguyễn Trí Nhiệm


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do chính tơi nghiên
cứu, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa. Các số
liệu, trích dẫn, thơng tin trong luận văn rõ ràng và trung
thực. Các kết luận trong luận văn chưa từng công bố trong
bất kỳ các công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Quốc Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của
thầy, cô cùng các anh chị các ban, ngành, các bạn đồng nghiệp. Tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc cùng với sự kính trọng của mình đối với q thầy cơ, các
anh chị và các bạn.
Trước hết xin chân thầy và biết ơn sâu sắc Ban Giám hiệu; Phòng Đào
tạo sau đại học; Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi thuận lợi trong q trình học tập và
hồn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa - Người thầy nhiệt tâm và
kính mến đã hết lịng giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tơi trong q trình làm
luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây tơi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn
về những ý kiến đóng góp q báu giúp tơi hồn chỉnh luận văn của mình.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ; các bạn đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ để tơi có thời gian học tập cũng như giúp tôi rất
nhiều trong q trình khảo sát, hồn thành luận văn.
Trong q trình học tập và làm luận văn chắc chắn còn rất nhiều sai sót;
đồng thời do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên
rất mong được q thầy cơ thơng cảm và có những ý kiến đóng góp để bản
thân có được những kinh nghiệm và thành công hơn trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Quốc Tuấn



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ ..1
Chƣơng 1. THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN
TRUYỀN HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN ................. 12
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ ...................................................................... 12
1.2 Nội dung và phương thức và thơng tin về kinh tế thủy sản trên truyền hình
khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long ............................................................... 24
1.3. Vai trị của truyền hình đối với việc thơng tin phát triển kinh tế nói chung,
kinh tế thủy sản nói riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................ 19
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THƠNG TIN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THỦY SẢN TRÊN TRUYỀN HÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG. .................................................................................................. 30
2.1 Sơ lược về các cơ quan báo chí khảo sát…………… ..................... ……30
2.2 Nội dung thơng tin .................................................................................. 332
2.3. Hình thức thơng tin .................................................................................. 64
2.4 Những ưu điểm, hạn chế của hoạt động thơng tin phát triển kinh tế thủy
sản của truyền hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ............................... 73
Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN CỦA
TRUYỀN HÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG .................85
3.1 Nâng cao chất lượng thông tin phát triển kinh tế thủy sản là nhiệm vụ bức
thiết đang đặt ra ............................................................................................... 85
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin phát triển kinh tế thủy sản trên
truyền hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ............................................ 92
3.3. Những kiến nghị ..................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 113

PHỤ LỤC… ................................................................................................. 120


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thông tin KTTS trong chương trình thời sự .................................. 22
Bảng 1.2: Thơng tin KTTS trong chuyên đề................................................... 22
Bảng 2.1: Thông tin phản ánh thực trạng sản xuất, khai thác và NTTS trong
chương trình thời sự ........................................................................ 33
Bảng 2.2: Thông tin thực trạng khai thác, NTTS trong chuyên đề: ............... 37
Bảng 2.3: Thông tin phản ánh về thị trường tiêu thụ trong chương trình
thời sự .................................................................................... 40
Bảng 2.4: Thông tin về thị trường tiêu thụ trong chun đề:.......................... 42
Bảng 2.5: Thơng tin về những mơ hình sản xuất hiệu quả, những bài học kinh
nghiệm trong phát triển KTTS trong chương trình thời sự ............ 45
Bảng 2.6. Thơng tin về những mơ hình sản xuất hiệu quả, những bài học kinh
nghiệm trong phát triển KTTS trong chuyên đề: ............................ 52
Bảng 2.7: Thơng tin tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong chương
trình thời sự ..................................................................................... 52
Bảng 2.8: Thơng tin tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong chuyên
đề ..................................................................................................... 57
Bảng 2.9: Thông tin về ứng dụng KH-KT trong chương trình thời sự........... 60
Bảng 2.10: Thông tin về ứng dụng KH-KT trong chuyên đề ......................... 62
Bảnh 2.11: Phân chia thể loại đề tài thông tin KTTS của các đài khảo sát (số
lượng đề tài, tỷ lệ) ........................................................................... 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTV


Biên tập viên

GS. TS

Giáo sư, Tiến sĩ

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KH-KT

Khoa học – kĩ thuật

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

NQ

Nghị quyết

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB

Nhà xuất bản




Quyết định

PGS. TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

PT-TH

Phát thanh – Truyền hình

PT&TH

Phát thanh và Truyền hình

PV

Phóng viên

TH

Truyền hình

TP

Thành phố

TS


Tiến sĩ

TW

Trung ương


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng KTTS rất lớn. Lợi thế đó đến từ bờ
biển dài trên 3.400 km, ngư trường rộng hàng triệu km2 với nguồn tài nguyên
thiên nhiên vô cùng phong phú. Ngồi ra, khí hậu và đất đai của nước ta rất
phù hợp với ngành nghề nuôi trồng, KTTS với giá trị sản xuất nội địa và xuất
khẩu lên đến hàng tỷ USD/năm.
Trong cơ cấu KTTS của cả nước, ĐBSCL chiếm vị trí rất quan trọng.
Khu vực này vừa mạnh về khai thác biển, vừa mạnh về lĩnh vực nuôi trồng
chế biến xuất khẩu với hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá da trơn. Trước đây,
ĐBSCL được Chính phủ quy hoạch là vùng trọng điểm sản xuất lương thực
với mệnh danh là “vựa lúa quốc gia”, tuy nhiên, những năm gần đây khi
ngành thủy sản ngày càng khẳng định được hiệu quả kinh tế, cùng với sự
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất ở các tỉnh trong khu vực, KTTS được
quy hoạch trở thành ngành mũi nhọn của vùng. [10, tr.56]
Phát triển KTTS trở thành xu thế chung, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội các tỉnh ĐBSCL khi vài năm trở lại đây, biến đổi khí hậu ngày càng trở
nên gay gắt. Lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về ĐBSCL ngày
càng ít đi, làm cho tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực ven biển diễn ra
gay gắt. Diện tích trồng lúa tại ĐBSCL dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho hoạt
động NTTS. Công tác quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cũng được các
địa phương kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, đồng thời đáp ứng

nhu cầu của thị trường xuất khẩu ngày càng mở ra rộng lớn và đa dạng hơn.
Những năm gần đây, giá trị ngành KTTS ở khu vực ĐBSCL không
ngừng tăng. Khai thác biển với sự tiến bộ về công nghệ đánh bắt, ngư dân đầu
tư phương tiện khai thác xa bờ đã tạo ra sản lượng khai thác cao và ổn định.


2

Về ni trồng, sự phát triển của các mơ hình nuôi tôm mới cùng với đối
tượng nuôi ngày càng đa dạng và sự hỗ trợ về công nghệ tiên tiến đã tạo ra
năng suất và sản lượng ngày càng cao, hướng đến tiêu chuẩn VietGAP. Nghề
nuôi trồng không chỉ phát triển trong nội địa mà còn vươn ra các khu vực ven
biển, xung quanh các đảo.
Đi cùng với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành chế biến xuất khẩu của
khu vực ĐBSCL cũng có sự phát triển vượt bậc. Các nhà máy chế biến thủy
sản ở khu vực này hầu hết đều có cơng nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Từ
hoạt động ban đầu chủ yếu là chế biến thô, đến nay, phần lớn các nhà máy sản
xuất ở khu vực đã sản xuất sản phẩm tinh, sản phẩm giá trị gia tăng, nhiều sản
phẩm có thương hiệu mạnh và xâm nhập vào hàng loạt thị trường nổi tiếng
khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Úc, Canada... theo các tiêu chuẩn ISO
9000, HACCP, ISO 14000, SA 8000…
Xuất phát từ tiềm năng to lớn đó, những năm gần đây, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển KTTS. Trong đó,
lĩnh vực khai thác biển có thể kể đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư, Ban
Chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Ngày 16/9/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 1690/QĐ-TTg “Về
việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020”. Đây
là bước tiến lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối
với việc phát triển KTTS.
Trên tầm vĩ mô, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ:

Phát triển NTTS theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh,
giá trị kinh tế cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, đẩy mạnh áp
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng
suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm. Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực
[54, tr. 5]


3

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đứng trên
lập trường tạo nên tiếng nói để góp phần phát huy thế mạnh của địa
phương, thời gian qua, các cơ quan PT-TH khu vực ĐBSCL đã dành khá
nhiều thời lượng để thông tin về phát triển KTTS. Với lợi thế về mặt hình
ảnh, âm thanh, tiếng động… các thông tin về KTTS trên TH ngày càng
được nhiều người quan tâm.
Hình thức thơng tin KTTS của TH khu vực ĐBSCL khá đa dạng, nội
phong phú. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, tình hình thơng tin phát triển
KTTS của khu vực ĐBSCL vẫn cịn nhiều hạn chế. Đó là hình thức thơng tin
chậm đổi mới, các đề tài chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh chung chung, nêu
mục tiêu ngắn hạn mà chưa tập trung khai thác những điểm mạnh, chỉ ra mặt
hạn chế, yếu kém, nêu giải pháp dài hơi cho sự phát triển của ngành KTTS.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện
nay, vấn đề xây dựng thương hiệu, cạnh tranh thị trường, đòi hỏi về mặt chất
lượng và đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất
quan trọng. Tuy nhiên, chương trình TH của các đài PT-TH khu vực ĐBSCL
vẫn chưa thông tin mảng này một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả chọn thực hiện đề tài “Truyền
hình khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long với việc thông tin phát triển
kinh tế thủy sản” để chỉ ra và phân tích những ưu điểm, hạn chế trong tuyên

truyền mảng đề tài này tại 3 cơ quan: Đài PT-TH Cà Mau, Đài PT-TH Kiên
Giang, Đài PT&TH TP. Cần Thơ. Từ đó, đề xuất những giải pháp khắc
phục, góp phần vào việc hồn thiện, làm phong phú nội dung thơng tin về
KTTS trên các kênh TH khu vực ĐBSCL.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về
các đề tài liên quan đến KTTS. Tuy nhiên, phần lớn các bài báo khoa học, đề


4

tài nghiên cứu thường tập trung đề cập đến khía cạnh kinh tế của ngành thủy
sản, khá ít đề tài đặt ra vấn đề thông tin để ngành KTTS phát triển.
Mới đây, 3 học viên lớp Cao học Báo chí K19 của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền mở tại khu vực Tây Nam Bộ thực hiện luận văn với đề tài: Báo
chí Cần Thơ với việc thơng tin phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn thành
phố hiện nay (học viên Hà Duy Tịnh); “Tuyên truyền phát triển kinh tế ngư
nghiệp trên báo Đảng khu vực ĐBSCL - khảo sát các báo : Cà Mau, Bạc Liêu
và Kiên Giang” (học viên Huỳnh Ngọc Huệ) và “Báo chí Kiên Giang với việc
phát triển kinh tế biển đảo” (học viên Võ Thanh Vũ) đã đề cập đến những
vấn đề liên quan đến việc thông tin phát triển KTTS. Tuy nhiên, các đề tài này
chỉ nghiên cứu trong phạm vi một tỉnh với nhiều loại hình báo chí (đề tài của
học viên Hà Duy Tịnh) ; nghiên cứu theo chiều rộng là khu vực ĐBSCL,
nhưng thiếu chiều sâu, tức chỉ dừng lại ở mức độ “phát triển kinh tế ngư
nghiệp” (đề tài của học viên Huỳnh Ngọc Huệ), hoặc liên quan đến thủy sản,
nhưng chỉ ở khu vực biển đảo của tỉnh Kiên Giang (đề tài của học viên Võ
Thanh Vũ).
Đề cập đến vai trị của báo chí nói chung và các đài PT-TH địa phương
nói riêng trong tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển KT-XH, có thể kể đến
Luận văn thạc sĩ “Vấn đề tuyên truyền “tam nông ” trên sóng truyền hình các

đài PT-TH khu vực ĐBSCL” của tác giả Ngô Thị Ngọc Hạnh, năm 2009. Qua
khảo sát các đài PT-TH Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang từ năm 2008 đến
2009, tác giả đã nghiên cứu vấn đề tam nơng cũng như việc tun truyền vấn
đề này trên sóng TH ĐBSCL. Trong luận văn này, vấn đề KTTS cũng được
tác giả bàn đến, nhưng chưa sâu bởi phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng.
Nếu phân chia từng lĩnh vực nghiên cứu riêng rẽ, về kinh tế biển, năm
2012, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản cuốn “Kinh tế biển Việt
Nam trên đường phát triển và hội nhập” tập hợp các bài viết của tác giả Ngô
Lực Tải – chuyên gia về hàng hải và kinh tế biển. Các bài viết trong cuốn


5

sách đã phân tích vấn đề dựa trên một cái nhìn bao qt cả về khơng gian lẫn
thời gian, trong mối tương quan với lĩnh vực giao thông thủy bộ với tình trạng
biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động lớn đối với đất nước ta hiện nay.
Năm 2006, NXB Tư pháp ấn hành quyển “Chính sách, pháp luật biển
của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững”, do PGS. TS Nguyễn Bá
Diến chủ biên. Cuốn sách đã hệ thống hóa tồn bộ những văn bản pháp luật,
chính sách về biển của Việt Nam; đồng thời giới thiệu về chiến lược phát triển
kinh tế biển của Việt Nam.
Trong cuốn “Hoàng Sa – Trường Sa : Hỏi và đáp”, TS. Trần Nam Tiến
đã nêu rõ vị trí, vai trị và tầm quan trọng của Biển Đơng; đặc biệt, tác giả đã
nhấn mạnh tiềm năng kinh tế biển trong phát triển đất nước.
Sau khi Bộ Thủy sản sáp nhập vào Bộ NN&PTNT, “kinh tế thủy sản”
trở thành một phần của “kinh tế nơng nghiệp”. Từ đây, có thể hiểu là, nói
“kinh tế nơng nghiệp” tức là bao hàm nhiều lĩnh vực, trong đó có “kinh tế
thủy sản”. Năm 2014, NXB Thông tấn xuất bản cuốn “Tái cơ cấu nông
nghiệp, góc nhìn từ vựa lúa quốc gia” của tác giả Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng
Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Đây là cơng trình tập hợp nhiều bài

viết về chủ đề tái cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL, bao gồm cả kinh tế biển, nuôi
trồng và chế biến, xuất khẩu thủy sản. Dưới góc nhìn của một nhà quản lý, tác
giả đã đưa ra những đánh giá rất xác đáng về thực trạng KTTS của vùng. Các
bài viết nhấn mạnh đến yếu tố liên kết, mở rộng hợp tác quốc tế và đổi mới tư
duy để phát triển.
Tháng 10, năm 2014, trên tạp chí Kinh tế và dự báo, TS. Võ Tá Tri có
bài báo khoa học “Giải pháp phát triển bền vững ngành thủy, hải sản Việt
Nam”. Tác giả phân tích ba thách thức đang đặt ra cho ngành KTTS Việt
Nam; đồng thời đề xuất ba nhóm giải pháp tháo gỡ.


6

Cũng trong tháng 10, năm 2014, tạp chí Doanh nghiệp và Đầu tư đăng
bài viết “ĐBSCL cần đòn bẩy để phát triển kinh tế”, nhấn mạnh vai trò, tầm
quan trọng và nêu các giải pháp lớn trong phát triển KTTS của vùng trong
thời gian tới.
Về kiến thức chuyên ngành báo chí, đã có nhiều sách, giáo trình, luận
văn cao học đề cập đến vai trị, chức năng của báo chí, những hoạt động PTTH có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Có thể kể đến tác phẩm
“Truyền thông đại chúng” của GS. TS. Tạ Ngọc Tấn (NXB Chính trị Quốc
gia, 2001), “Truyền thơng – lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, PGS. TS Nguyễn
Văn Dững chủ biên (NXB Chính trị quốc gia, 2012) “Cơ sở lý luận báo chí”
của PGS. TS Nguyễn Văn Dững (NXB Lao động, 2013), “Tác phẩm báo chí”
của GS. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (NXB Thế giới, 1995), “Báo chí, những vấn đề
lý luận và thực tiễn” do GS. Hà Minh Đức chủ biên (NXB Giáo dục, 1994),
“Cơng chúng truyền hình Việt Nam” của TS. Trần Bảo Khánh (NXB Thông
tấn, 2011), “Công tác quản lý, lãnh đạo báo chí trong 25 năm tiến hành sự
nghiệp đổi mới” của TS. Nguyễn Thế Kỷ (NXB Chính trị quốc gia, 2012).v.v.
Qua đó, có thể kết luận, lĩnh vực KTTS cũng như vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của báo chí nói chung, PT-TH nói riêng đã được nhiều cơng trình

nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên, trong lĩnh vực báo chí truyền thơng, đến nay
vẫn chưa có một đề tài hay cơng trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá một
cách tồn diện, đầy đủ, có hệ thống về việc thông tin KTTS của các kênh TH
khu vực ĐBSCL.
Chính vì vậy, việc chọn đề tài “Truyền hình khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long với việc thông tin phát triển kinh tế thủy sản” để nghiên
cứu là một việc làm ý nghĩa, bởi từ lâu, vùng ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về
KTTS, nhưng chưa bao giờ được khai thác một cách đúng mức. Bên cạnh đó,
trong giai đoạn hiện nay, ĐBSCL cũng được Đảng và Nhà nước ta rất quan


7

tâm, ưu tiên đầu tư để phát triển ngang tầm với các khu vực khác trong cả
nước. Đây cũng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược rất trong quan trọng về kinh
tế, chính trị và quốc phịng an ninh quốc gia.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong thông tin phát
triển KTTS trên TH các tỉnh khu vực ĐBSCL (khảo sát chương trình thời sự
và chuyên đề trên các đài PT-TH: Cà Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ). Qua
đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp thay đổi và nâng cao
hiệu quả thơng tin mảng KTTS nói riêng và nội dung, chất lượng thơng tin,
chương trình trên các phương tiện thơng tin đại chúng nói chung trong khu vực.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt những mục tiêu nói trên, trong q trình nghiên cứu, khảo sát đề
tài này, tác giả luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến kiến thức chuyên
ngành về báo chí, về tác phẩm TH hiện đại để làm cơ sở cho việc triển khai
nghiên cứu đề tài.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin phát triển KTTS trong các
chương trình thời sự, chuyên đề của các đài PT-TH Cà Mau, Kiên Giang, TP.
Cần Thơ. Nêu mặt ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những kiến thức lý luận, lý thuyết về
kinh tế, thủy sản; các văn bản pháp quy về phát triển ngành KTTS của Việt
Nam, của các tỉnh trong địa bàn khảo sát.
- Đề xuất giải pháp, các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nội dung,
hình thức và hiệu quả thông tin phát triển KTTS trong các chương trình thời
sự, chuyên đề trên TH của các đài PT-TH: Cà Mau, Kiên Giang, TP. Cần Thơ
cũng như các đài ở khu vực ĐBSCL.


8

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề thông tin phát triển KTTS trong chương
trình TH của các đài PT-TH khu vực ĐBSCL (khảo sát các chương trình thời sự,
chuyên đề của các đài PT-TH: Cà Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát chủ đề thông tin phát triển KTTS phát sóng trong chương trình
thời sự và chuyên đề trên TH các đài: Cà Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ.
Thời gian khảo sát: từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện dựa trên quan điểm, phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà
nước về báo chí, về phát triển KTTS thơng qua các chỉ thị, NQ…có liên quan
đến chủ trương phát triển KTTS của Việt Nam và khu vực ĐBSCL.
Các văn bản, cơng trình nghiên cứu, tài liệu về quy hoạch sản xuất,

xây dựng cơ cấu kinh tế, chiến lược phát triển KTTS của quốc gia và khu
vực ĐBSCL.
Định hướng tuyên truyền của đài PT-TH: Cà Mau, Kiên Giang và TP.
Cần Thơ trong năm 2014.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu báo chí chuyên ngành về
thể loại báo chí, phương pháp thể hiện tác phẩm báo chí hiện đại, các luận văn
trước đây của các tác giả đã thực hiện có nội dung liên quan. Quá trình nghiên
cứu kết hợp cả ba hình thức: đọc – nghe – xem.


9

Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát, thống kê các tin, bài viết,
phóng sự, chuyên đề trên kênh TH của các đài PT-TH: Cà Mau, Kiên Giang
và TP. Cần Thơ liên quan đến vấn đề phát triển KTTS. Qua đó, nghiên cứu
tần suất xuất hiện, nội dung tuyên truyền, phương thức, hình thức thể hiện của
các tác phẩm TH về chủ đề phát triển KTTS.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nhằm hệ thống hóa các vấn
đề lý luận về thơng tin, về KTTS và vai trị của báo chí nói chung, các đài PTTH địa phương nói riêng trong thông tin phát triển KTTS thông qua phân tích
nội dung văn bản, bao gồm phân tích về mặt định tính nội dung các báo cáo,
tài liệu, giáo trình, các cơng trình khoa học có liên quan đến KTTS.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh: sử dụng trong
việc xem xét, đánh giá, phân tích các tác phẩm được khảo sát, nhằm so sánh,
đối chiếu về mặt định lượng thơng tin giữa 3 đài, từ đó rút ra những kết luận
cần thiết.
Phỏng vấn sâu chuyên gia: Phỏng vấn các nhà quản lý, chuyên gia,
lãnh đạo và chuyên viên các ngành có liên quan để lấy ý kiến nhận xét, đánh
giá của họ về việc thông tin phát triển KTTS trên TH các tỉnh: Cà Mau, Kiên

Giang và TP. Cần Thơ. Tham khảo ý kiến của họ về hiệu quả, tác động cũng
như đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin phát triển KTTS trên TH
địa phương.
Gặp gỡ, trao đổi với các PV trực tiếp phụ trách các chuyên đề hoặc
những phóng viên viết tin, bài chuyên sâu về KTTS để nắm bắt tình hình
thuận lợi, khó khăn và các vấn đề có liên quan đến mảng đề này.
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Thu thập ý kiến của 250 công chúng
tại các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ nhận xét về mức độ hài lòng
và những vấn đề cần đề xuất trong thông tin phát triển KTTS thời gian tới
(Trong đó, Cà Mau 100 phiếu, Kiên Giang 100 phiếu và TP. Cần Thơ 50 phiếu)


10

Tổng hợp từ các giải pháp kể trên, tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng thông tin phát triển KTTS trên kênh TH các đài:
Cà Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là cơng trình nghiên cứu vận dụng lý luận báo chí học để giải
quyết một vấn đề thực tiễn. Do đó, luận văn có thể được xem là tài liệu tham
khảo về mặt lý luận báo chí truyền thơng, phục vụ nhiệm vụ phát triển KTTH, mà cụ thể là hoạt động thông tin phát triển KTTS, nhằm chỉ rõ những ưu,
khuyết điểm trong vấn đề này; đề xuất các giải pháp phát huy tích cực, khắc
phục yếu kém trong hoạt động thông tin, tuyên truyền của TH khu vực
ĐBSCL.
Luận văn cũng đóng vai trị là một tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu báo chí, truyền thơng, nhất là lĩnh vực TH.
Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn luận văn sẽ giúp các nhà quản
lý, PV, BTV, những người làm công tác thông tin, tuyên truyền ở các tỉnh: Cà
Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ cũng như các tỉnh khác ở khu vực ĐBSCL

có thêm một tài liệu bổ ích để nghiên cứu, vận dụng hoặc có thêm một góc
nhìn khác, tích cực về hoạt động truyền thơng của địa phương.
6.2 Giá trị thực tiễn
Xét về mặt thực tiễn, luận văn có thể được xem là cơng trình hữu ích để
các nhà quản lý báo chí, truyền thông, PV, BTV… tham khảo, áp dụng trong
hoạch định chính sách và thơng tin nói chung, nhằm phát huy sức mạnh của
báo TH trong hoạt động phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH tại địa phương.
Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn, liên quan đến công tác
thông tin phát triển KTTS tại Đài PT-TH Cà Mau (đơn vị công tác của tác


11

giả); hai đài PT-TH: Kiên Giang, TP. Cần Thơ và các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Qua đó, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể
hiện, phương thức tổ chức sản xuất mảng đề tài thông tin phát triển KTTS nói
riêng, các chương trình thời sự, chun đề nói chung.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn cũng có cơ hội tích
lũy kiến thức cả về chuyên ngành báo chí lẫn lĩnh vực kinh tế, thủy sản và các
chính sách của Đảng, Nhà nước. Qua đó, nâng cao tầm hiểu biết và năng lực
chuyên môn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền tại
đơn vị với tư cách là một nhà báo hoạt động trên lĩnh vực TH.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần như Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
Phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. Cụ
thể như sau:
Chương 1: Thông tin phát triển kinh tế thủy sản trên truyền hình và
những vấn đề về lý luận cơ bản.
Chương 2: Thực trạng thông tin phát triển kinh tế thủy sản trên truyền
hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng
thông tin phát triển kinh tế thủy sản của truyền hình khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long.


12

Chƣơng 1
THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN
TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
1.1.1. Các khái niệm về thông tin
Theo Đại từ điển Tiếng Việt , thông tin là “Truyền tin, đưa tin báo cho
nhau biết”, “Tin tức được truyền đi cho biết” và “Tin tức về các sự kiện diễn
ra trong thế giới xung quanh”. [65, tr. 1587]
Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa thông tin là “Truyền cho nhau để biết”
và “Điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi (nói khái qt)”. [61, tr. 1862]
PGS, TS Đồn Phan Tân, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng:
Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng,
phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành
trong q trình giao tiếp: Một người có thể nhận thơng tin trực tiếp từ
người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân
hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi
trường chung quanh.
Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội
(thế giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn bằng tất
cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. [54, tr. 13]
Theo các định nghĩa này, thì thơng tin được hiểu là hoạt động giao
tiếp giữa từ hai đối tượng trở lên. Trong đó, chủ thể thông tin làm nhiệm
vụ “truyền đi” và khách thể thơng tin đóng vai trị đối tượng “tiếp nhận”.

Nếu đặt khái niệm thơng tin trong mơi trường báo chí thì chủ thể thơng tin
là các cơ quan truyền thơng đại chúng, còn khách thể tiếp nhận rất đa
dạng về thành phần, bao gồm tất cả độc giả, khán – thính giả nghe, xem
chương trình PT- TH.


13

Nhấn mạnh vai trị của thơng tin, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, tác
giả Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh: Báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách
quan của xã hội về thông tin – giao tiếp. Thiếu thông tin – giao tiếp, con
người và xã hội lồi người khơng thể hình thành và phát triển. Thông tin –
giao tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Xã hội càng phát
triển thì nhu cầu thông tin, giao tiếp càng tăng lên [49, tr. 14, 15].
Theo một định nghĩa khác, Thơng tin, nhìn ở góc độ truyền thơng là
cung cấp những kiến thức cơ bản, kiến thức nền, kiến thức chuyên biệt và
những kỹ năng cần thiết, cập nhật những vấn đề phù hợp với đối tượng cần
truyền thông [14, tr. 36]
Thông tin trên báo chí nói chung, TH nói riêng có những chức năng cơ
bản là: thời sự, cơng khai, có mục đích, định kỳ; phong phú, đa dạng, nhiều
chiều; dễ nhớ, dễ thuộc, dễ làm theo; có tính tương tác; có tính đa phương
tiện. Trong đó, TH với ký hiệu, lời nói, hình ảnh động, tiếng động, âm nhạc,
màu sắc sống động tạo cho công chúng cảm giác như đang giao tiếp trực tiếp
với những người trong cuộc. Từ những lợi thế đó, thơng tin trên TH đang có
nhiều lợi thế trong chiếm lĩnh công chúng – thị trường truyền thông, đặc biệt
là trong mơi trường cơng nghệ số. [14, tr. 66]
Nói về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của báo chí cách mạng trong
cơng tác thơng tin, tun truyền, cổ động Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
“Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ
chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung” [33, tr. 625]. Để hồn

thành nhiệm vụ ấy, báo chí ta phải gần gũi quần chúng hơn nữa, đi sâu vào
công việc thực tế hơn nữa.
Xét về luật pháp, vấn đề thơng tin cũng có những định chế cụ thể, rõ
ràng. Trong nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, Điều 6 Luật Báo chí năm
1999 (sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Báo chí 1989) quy định rõ:


14

Thơng tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới, phù hợp với lợi ích
của đất nước và của nhân dân. Ngày nay, phần lớn các cơ quan cơng quyền
đều có người phát ngơn. Đó là những người chịu trách nhiệm cung cấp thơng
tin cho báo chí và các tổ chức, cơ quan khác hoặc quần chúng nhân dân khi có
nhu cầu.
Từ những cơ sở nói trên, có thể rút gọn khái niệm thơng tin dưới góc độ
truyền thông đại chúng như sau: Thông tin là một loại hình hoạt động để
chuyển đi các thơng báo; được dùng để chỉ chất lượng nội dung của thơng
báo nói chung. Thơng tin liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các
phương tiện thơng tin đại chúng, đến những địi hỏi về phương pháp, hình
thức sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc về sự tác động qua lại giữa báo
chí và cơng chúng. [49, tr.22, 23].
1.1.2 Khái niệm truyền hình
Truyền hình, hiểu một cách cơ bản, đơn giản nhất là một bộ phận của
hệ thống báo chí. Theo GS, TS Tạ Ngọc Tấn: Báo chí là một trong những hệ
thống xã hội. Nó ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao
tiếp, bị chi phối bởi trình độ phát triển kỹ thuật, cơng nghệ cũng như trình độ
nền sản xuất vật chất trong từng thời kỳ lịch sử, từng đất nước khác nhau.
Ngày nay, hệ thống báo chí của chúng ta bao gồm các phương tiện thông tin
đại chúng như các xuất bản định kỳ, thơng tấn xã, đài phát thanh, đài truyền
hình và nhiều hoạt động dịch vụ khác về in ấn, phát hành, kỹ thuật phát

sóng… [48, tr. 31]
Như vậy, truyền hình là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống
báo chí. Truyền hình ra đời sau so với một số loại hình báo chí khác, nhưng
vẫn mang những nét đặc trưng cơ bản và hoạt động theo định hướng của
Đảng, Nhà nước Việt Nam.


15

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Dững, TH là kênh truyền thơng chuyển tải
thơng điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng
với lời nói, âm nhạc, tiếng động [14, tr. 118].
Về đặc điểm của TH, theo TS. Tạ Ngọc Tấn, TH chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh động và âm thanh. Nếu so sánh với các loại truyền thông đại
chúng khác, TH sử dụng tổng hợp tất cả các loại thơng tin có trong báo, phát
thanh, phim ảnh.v.v. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình
(television) bắt nguồn từ hai từ: tele (ở xa) và vision (thấy được), tức là “thấy
được ở xa”. [48, tr. 127]
Còn theo tác giả Dương Xuân Sơn, “Truyền hình là một loại hình
truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh về
một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ tuyến điện”[45, tr. 13]
Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong TH là hình ảnh động về hiện thực
trực tiếp. Ngồi ra, TH cịn sử dụng các hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mơ
hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in. Bằng kỹ thuật dựng hình, người ta cịn có thể
dừng một hình ảnh động để nó biến thành hình ảnh tĩnh, nhằm nhấn mạnh,
khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể nào đó. [48, tr. 130]
Sự kết hợp hài hịa giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho TH khả
năng chuyển tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Đặc điểm này tạo
cho TH một khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hóa chức năng, đáp ứng nhu
cầu thông tin của xã hội trên một dải tần rất rộng.

TH có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con người bằng
cả thị giác và thính giác. Nó cho người ta thấy cuộc sống hiện thực. Bản thân
người xem TH có cảm giác như họ có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang gia
vào những sự kiện thực tế đó.
Ngày nay, TH đã trở thành kẻ cạnh tranh khổng lồ, đầy uy lực đối với
các loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng khác. [48, tr. 132]


16

Nói về mức độ phổ biến của TH, trong tác phẩm Cơng chúng truyền
hình Việt Nam, TS. Trần Bảo Khánh nhận định: Thực tế trên thế giới và ở
Việt Nam cho thấy rằng, TH có thể xuất hiện trong điều kiện kinh tế eo hẹp.
TH có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng rộng rãi nhất, thậm chí
đến tận các tầng lớp nằm ngồi ảnh hưởng của các phương tiện thơng tin đại
chúng khác.
TH có khả năng ấy là do các đặc điểm về bản chất vật lý, nó quyết định
tính chất đặc thù của TH với tư cách là phương tiện tạo ra thông tin và chuyển
tải thông tin [31, tr. 34]
Năm 2014, tỉnh Cà Mau có tỷ lệ hộ nghèo gần 7%, nhưng tỷ lệ hộ dân
có phương tiện nghe nhìn (chủ yếu là TH) chiếm đến hơn 95% [62, tr. 3]
TH không chỉ là phương tiện giải trí, mà cịn được người dân sử dụng
để nắm bắt thơng tin, trong đó có thơng tin về KTTS. Trong điều kiện hạ tầng
khu vực ĐBSCL cịn nhiều khó khăn, việc tiếp cận với báo in, ấn phẩm, tạp
chí và báo đa phương tiện cịn trở ngại thì TH trở thành kênh tiếp nhận thơng
tin chủ yếu của phần lớn người dân nông thôn.
Sự phổ biến của TH được chứng minh thơng qua phiếu thăm dị cơng
chúng, thời điểm tháng 6/2014. Trong 250 phiếu thăm dị gửi tại hai tỉnh: Cà
Mau, Kiên Giang và TP. Cần Thơ, kết quả thu về 237 phiếu; trong câu hỏi :
Nhà ơng (bà) có tivi khơng? Kết quả có 237 người chọn câu trả lời Có, chiếm

tỷ lệ 100%.
1.1.3 Các khái niệm về kinh tế
Khái niệm kinh tế: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2, Nxb Từ
điển Bách Khoa thì Kinh tế là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng
người, một nước liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối
và tiêu dùng các sản phẩm xã hội. [54, tr. 10]


17

Cịn TS. Nguyễn Minh Đức, Trường Đại học Nơng lâm TP. Hồ Chí
Minh thì cho rằng: Kinh tế là sự lưu thông tiền tệ thông qua các hoạt động
sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, sự tạo nên giá trị gia tăng có lợi
nhuận cao nhất là tạo nên sản phẩm có giá trị rẻ nhất.
Theo một số học giả quốc tế, Kinh tế là môn học nghiên cứu hành vi con
người như là một mối quan hệ giữa mục tiêu và các nguồn lực khan hiếm được
sử dụng để sản xuất theo những phương thức khác nhau (L. Robbins, 1932)
Kinh tế là môn nghiên cứu các quy luật xã hội, quy định các hoạt động
sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. (O.
Lange, 1963)
Cịn theo E. Malinvalid (1972) thì Kinh tế là môn khoa học nghiên
cứu việc sử dụng các tài nguyên hữu hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu vô hạn
của con người.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa Kinh tế là nói của tắt từ kinh bang tế
thế, tức trị nước giúp đời. Theo nghĩa rộng là: Ngày nay chỉ tất cả các ngành
hoạt động trong nước, nhằm sản xuất, phân phối và cung cấp các vật dụng cần
thiết cho Nhân dân [61, tr. 1110]. Tổng quát lại, kinh tế là tổng hợp những
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của một hình thái KT-XH; là
hoạt động để tạo ra của cải vật chất cho con người và xã hội [65, tr. 948]
Khái niệm phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá

trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong
đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt
của xã hội. [54, tr. 10]
Khái niệm thủy sản: Từ điển tiếng Việt định nghĩa thủy sản là các
sản vật lấy ở dưới nước như: tôm, cá…[61, tr. 1881]. Riêng Đại từ điển
tiếng Việt từ thủy sản được định nghĩa là sản vật ở dưới nước nói chung
[65, tr. 1606]


×