Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Công tác tư tưởng của đảng bộ ban cơ yếu chính phủ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ VĂN HƢỚNG

CƠNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐẢNG BỘ
BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ VĂN HƢỚNG

CƠNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐẢNG BỘ
BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ HIỆN NAY

Ngành:



Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nƣớc

Mã số:

60310203
LUẬN VĂN THẠC SĨ

XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS. Trần Thị Anh Đào

HÀ NỘI - 2017


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng
chấm luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận văn
được hồn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Trần Thị Anh
Đào. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, kết quả
công bố trong luận văn chưa từng cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Lê Văn Hƣớng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐẢNG BỘ CẤP TRÊN CƠ
SỞ THUỘC ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ......................................................................................... 8
1.1. Công tác tư tưởng của Đảng - khái niệm, bản chất, chủ thể, đối
tượng, mục tiêu và nhiệm vụ .................................................................. 8
1.2. Quan niệm, nguyên tắc, nội dung, phương thức và vai trị cơng tác
tư tưởng của đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc đảng bộ Quân đội Nhân dân
Việt Nam. .............................................................................................. 19
Chƣơng 2: CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐẢNG BỘ BAN CƠ YẾU
CHÍNH PHỦ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................................................... 35
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tư tưởng của Đảng bộ Ban
Cơ yếu Chính phủ ................................................................................. 35
2.2. Thực trạng công tác tư tưởng của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ ..... 40
2.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về công tác tư tưởng của
Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ ........................................................... 56
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG ĐẢNG BỘ BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
TRONG THỜI GIAN TỚI ...............................................................................68
3.1. Dự báo xu hướng tác động và phương hướng tăng cường công tác
tư tưởng của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ thời gian tới ................. 68
3.2 Một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác tư tưởng của Đảng
bộ Ban Cơ yếu Chính phủ trong thời gian tới ...................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................. 97



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
C.Mác đã từng nói: “Lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi
nó thâm nhập vào quần chúng”. Cơng tác tư tưởng là một động lực cách
mạng, giải quyết những vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra, đồng thời hình
thành ý chí nhiệt tình cách mạng của quần chúng, hiện thực hoá từng bước lý
tưởng xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sớm ý thức được tầm quan trọng to lớn
của công tác tư tưởng. Người chỉ ra rằng, hoạt động tư tưởng chính là một nội
dung của giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong
q trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: lãnh đạo quan trọng
nhất là lãnh đạo tư tưởng; “tư tưởng thơng suốt thì mọi việc làm điều tốt”; “tư
tưởng khơng đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”. Bác khẳng định: “trong Đảng và
ngồi Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới
thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng 87 năm qua, Đảng ta luôn coi
trọng công tác tư tưởng, xem đây là mặt trận hàng đầu, là bộ phận trọng yếu
của tiến trình cách mạng. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc
tế trên tất cả các lĩnh vực thì cơng tác tư tưởng càng trở nên vô cùng quan
trọng. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tiếp tục khẳng định công tác tư tưởng là lĩnh vực quan trọng trong toàn
bộ hoạt động của Đảng; những nội dung cốt lõi trong dự thảo các văn kiện
trình Đại hội XII của Đảng có đánh giá: “Chất lượng và hiệu quả công tác tư
tưởng, lý luận có bước được nâng lên. Cơng tác tư tưởng được coi trọng và
tăng cường, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã
hội. Tích cực đấu tranh với hoạt động "diễn biến hịa bình" của các thế lực thù
địch, phản động; chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán, ngăn chặn những



2

biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh hơn. Trong nhiệm kỳ đã tiến
hành tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992; tổng kết một số vấn
đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới và tổng kết 20 năm thực hiện
Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 28/3/1992 của Bộ Chính trị khóa VII về
cơng tác lý luận trong giai đoạn hiện nay.
Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên
ngành về cơ yếu, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng,
có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phịng tham mưu cho Đảng, Nhà
nước về công tác cơ yếu, thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu trong phạm vi
cả nước.
Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ là Đảng bộ trực thuộc Quân ủy Trung
ương, Đảng bộ Quân đội. Có 16 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Ban Cơ
yếu Chính phủ, với hơn 1018 đảng viên; các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên,
phụ nữ được thành lập theo mơ hình tổ chức quần chúng của Quân đội.
Phát huy truyền thống trong những năm qua Đảng bộ luôn tập trung
lãnh đạo xây dựng Ngành Cơ yếu Việt Nam vững mạnh. Đã tham mưu cho
Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần
bảo đảm tuyệt đối bí mật, an tồn, chính xác, kịp thời thơng tin phục vụ sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ
trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu
tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong đó, công tác tư tưởng luôn được Đảng bộ quan tâm đặt lên hàng đầu:
Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên, tạo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ; theo dõi nắm bắt tình hình tư

tưởng và tâm trạng xã hội để kịp thời định hướng cho cán bộ, nhân viên góp


3

phần giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin vào chủ trương đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhiệm vụ chính trị của Ban Cơ
yếu Chính phủ, Ngành Cơ yếu Việt Nam trước yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác tư tưởng của
Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ thời gian qua cũng cịn những khó khăn, hạn
chế đó là: việc chủ động, sáng tạo, sắc bén và tính chiến đấu chưa cao; cơng
tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đến với cán bộ, nhân viên cịn hạn chế; cơng tác giáo dục
lý luận chính trị chưa đáp ứng kịp so yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ
"Công tác tư tưởng của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài về công tác tư tưởng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm,
nghiên cứu và nhiều sinh viên chọn làm luận văn tốt nghiệp. Một số cơng
trình nghiên cứu có liên quan như:
*Đề tài khoa học và sách: Đào Duy Tùng (1999), “một số vấn đề về
công tác tư tưởng”, Nxb CTQG, Hà Nội 1999. Hữu Thọ, "Hồ Chí Minh về
cơng tác tư tưởng văn hố", Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
năm 2000. Nguyễn Đức Bình, "Một số vấn đề về cơng tác lý luận, tư tưởng và
văn hố”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Đào Duy Quát (chủ biên),
"Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Hà Học Hợi và Ngô Văn Thạo,"Đổi mới và
nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác tư tưởng", Nxb Chính trị quốc gia, Hà
nội 2002. Lê Bỉnh, “ ăng cư ng s c m nh tư tưởng của


u n đội nh n d n

iệt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Lê Văn Dũng,
“Công tác tư tưởng - văn hoá trong u n đội nhân dân Việt Nam th i kỳ đẩy
m nh cơng nghiệp hố, hiện đ i hoá đất nước”, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2003. TS. Đào Duy Quát, Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng


4

sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004. Trần Trọng Tân, Về cơng tác tư
tưởng văn hố, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005. Lê Minh Vụ,
“Một số vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận trong qu n đội trước tình hình
mới”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2008. Lương Khắc
Hiếu, Ngun lý cơng tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2009. TS.
Trần Thị Anh Đào, Công tác tư tưởng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đ i hóa đất nước, Nxb. CTQG, Hà Nội năm 2009. PGS.TS. Đào Duy Qt
(chủ biên), Cơng tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2010.
Nguyễn Danh Tiên, Đảng lãnh đ o công tác tư tưởng trong th i kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2010. TS. Ngô Huy Tiếp, Những vấn đề
lý luận về công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội năm 2011. PGS.TS Nguyễn Đức Ái, Xây dựng Đảng về chính trị tư
tưởng, Nxb Đồng Nai năm 2013. PGS.TS Trần Thị Anh Đào, Công tác tư
tưởng và vấn đề đào t o cán bộ làm công tác tư tưởng. Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội năm 2014 ..
*Bài đăng trên t p chí: PGS,TS. Đào Duy Quát, Tiếp tục đỏi mới, nâng
cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam (2013). PGS,TS. Đào Duy Quát, “Thước đo đánh giá hiệu quả công tác
ở cơ sở”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt nam (2014). TS. Lương Ngọc
Vĩnh, iêu chí đánh giá chất lượng công tác tư tưởng ở cơ sở, Tạp chí Tuyên

giáo số 8 (2013).
*Các luận văn, luận án: Trần Ngọc Tuệ, Nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng trong u n đội nhân dân Việt Nam, luận án phó tiến sĩ khoa học quân sự,
Hà Nội, 1996. Đinh Quang Tuấn, Nâng cao hiệu quả tuyên truyền tấm gương
đ o đ c Hồ Chí Minh cho đảng viên ở Đảng bộ Hà Nội hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Chính trị học chun ngành Cơng tác tư tưởng Học viện Báo chí và
Tun truyền(2008). Cao Minh Tuấn, Cơng tác tư tưởng của Đảng bộ phư ng
ở quận Hà Đông – Hà Nội hiện nay, luận văn thạc sĩ, Hà Nội (2011). Lương


5

Ngọc Vĩnh: Hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong học viên các
học viện quân sự ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học (2011).
Nguyễn Chí Linh, Cơng tác tư tưởng của Đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh
Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị học chun ngành Cơng tác tư
tưởng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011). Nguyễn Văn Nải, “Cơng tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên ở Đảng bộ Thị xã Long Khánh, tỉnh
Đồng Nai” Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(2014). Nguyễn Thị Nga “Chất lượng cơng tác tư tưởng của Đảng bộ huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ, ngành Xây dựng Đảng và
Chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí và Tun truyền (2015). Nguyễn Mậu
Hạnh, “Cơng tác tư tưởng của đảng bộ E30, Bộ ư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ
Công an hiện nay” Luận văn thạc sĩ, ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà
nước, Học viện Báo chí và Tun truyền (2016).
Nhìn chung các cơng trình trên đều khẳng định: cơng tác tư tưởng ln
là một trong những hoạt động có vai trị quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân đội; dự báo
yếu tố tác động và sự cần thiết phải tăng cường công tác tư tưởng; đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác tư tưởng đáp ứng yêu cầu

của thực tiễn trong tình hình mới. Đây là những cơng trình có giá trị lý luận
và thực tiễn sâu sắc góp phần tăng cường cơng tác tư tưởng của Đảng và công
tác tư tưởng trong quân đội hiện nay.
Các công trình nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu cơng tác tư tưởng của
Đảng, làm rõ vị trí, vai trị, bản chất, nội dung cơng tác tư tưởng của Đảng nói
chung, trong quân đội nói riêng; phản ánh thực trạng từ đó đề xuất các
phương hướng, giải pháp cơng tác tư tưởng của Đảng trong những năm tới.
Tóm l i, các cơng trình nêu trên đã đề cập một cách tồn diện, hệ thống các
vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm Đảng ta về công tác tư tưởng; đã gắn lý luận với thực tiễn cách


6

mạng đất nước và địa phương, phân tích hình tư tưởng và thực trạng công tác
tư tưởng của Đảng, từ đó xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác tư tưởng.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề về công tác tư
tưởng của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tư tưởng của
Đảng bộ Bộ Ban Cơ yếu Chính phủ, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm tăng cường công tác tư tưởng của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính
phủ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng bộ Ban
Cơ yếu Chính phủ.
- Đánh giá thực trạng nguyên nhân, kinh nghiệm công tác tư tưởng của
Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ hiện nay.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác tư tưởng
của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tư tưởng của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát cơng tác tư tưởng của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính
phủ từ năm 2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
về công tác tư tưởng.


7

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân tích - tổng hợp,
lơgíc - lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tư tưởng của
Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ. Tình hình trong cán bộ, đảng viên và quần
chúng, tâm trạng và dư luận trong Ban Cơ yếu Chính phủ, nhất là đối với
người trực tiếp làm công tác mã dịch cơ yếu; những kinh nghiệm về công tác
tư tưởng của Đảng bộ thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác tư tưởng
Đảng bộ trong thời gian tới.
7. Đóng góp mới của luận văn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu
giảng dạy và học tập ngành xây dựng Đảng, chính quyền Nhà nước và ứng
dụng tại các địa phương, đơn vị có liên quan.
8. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


8

Chƣơng 1
CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG CỦA ĐẢNG BỘ CẤP TRÊN CƠ SỞ THUỘC
ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Công tác tƣ tƣởng của Đảng - khái niệm, bản chất, chủ thể, đối
tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ
1.1.1. Khái niệm tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng
* Khái niệm tư tưởng
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung
của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội, ví dụ: đổi mới
tư tưởng, tư tưởng tiến bộ, hệ tư tưởng Nho giáo [ 61, tr. 1372].
Từ điển Triết học định nghĩa: tư tưởng là "sự phản ánh hiện thực trong
ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh".
Tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợi
ích ít nhiều có tính phổ biến của con người, của xã hội. Tư tưởng là hình thức
phản ánh thế giới bên ngồi, được thơi thúc bởi mục đích, bởi ý thức rõ ràng
về những ích lợi, triển vọng của việc nhận thức đó nhằm vào việc cải tạo thế
giới bên ngồi. Là sự phản ánh thế giới khách quan, song không phải là sự
phản ánh hời hợt, bên ngoài sự vật, mà nó có khả năng phản ánh cái bản chất
sâu kín, bên trong sự vật, hiện tượng. Thơng qua những kinh nghiệm do thực
tiễn mang lại, thông qua những tri thức đã được tích lũy trong lịch sử, tư

tưởng có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa để tiến sâu vào bản chất sự
vật, thể hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý…
Như vậy, có thể quan niệm: Tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách
quan vào trí óc con ngư i dưới d ng những khái niệm, pham trù, những
nguyên lý, quy luật… nhằm thỏa mãn các nhu cầu (nhận th c và ho t động
thực tiễn) của con ngư i.


9

Độ chính xác, tính khoa học có thể kiểm nghiệm được của các nguyên
lý, phạm trù, khái niệm là minh chứng đánh giá tính chân lý của các tư tưởng.
Song, tư tưởng không chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan, mà tư tưởng
còn xác định con đường để cải tạo thế giới khách quan phục vụ nhu cầu của
con người.
Trong q trình phản ánh đó, tư tưởng có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, hình thức phản ánh của tư tưởng là chủ quan, nhưng nội
dung phản ánh là khách quan.
Nói cách khác, hình thức của tư tưởng là chủ quan, nội dung của tư tưởng
là khách quan. Não người là khí quan vật chất thực hiện chức năng phản ánh của
tư tưởng, song bản thân tư tưởng lại hồn tồn trừu tượng, vơ ảnh, vơ hình. Ta
chỉ có thể nhận biết tư tưởng của một chủ thể nào đó qua cái vỏ ngơn ngữ của
các khái niệm, được sắp xếp theo các quan hệ giữa chúng. Hình thức sắp xếp các
khái niệm, phạm trù đã biết để xây dựng một luận điểm, một nguyên lý lý luận
nào đó, hay đơn giản chỉ là một tư tưởng đơn lẻ dưới dạng các khái niệm, các
phạm trù…mà họ nói, hoặc viết ra đều là hình thức của tư tưởng. Nội dung tư
tưởng mà các khái niệm phản ánh nằm ở bên ngồi nó, đó là các quan hệ hiện
thực, khách quan diễn ra trong đời sống xã hội, tự nhiên và tư duy. Xét theo mối
quan hệ giữa chủ thể và khách thể của quá trình phản ánh, thì chủ thể phản ánh
là con người có khí quan vật chất đặc biệt là bộ não, thực hiện chức năng nhận

thức - phản ánh. Khách thể của quá trình phản ánh là các quan hệ hiện thực, đời
sống xã hội, các sự vật, sự việc bên ngoài ý thức của chúng ta. Khách thể của
quá trình phản ánh quy định nội dung của phản ánh, còn chủ thể của quá trình
phản ánh quy định hình thức phản ánh.
Hai là, tư tưởng có tính độc lập tương đối so với thế giới khách quan
và có tác động trở lại thế giới khách quan.
Vì tư tưởng có tính độc lập tương đối so với thế giới khách quan, nên tư
tưởng có khả năng “thốt khỏi” tính mn vẻ của cái cụ thể để đi sâu khám


10

phá cái phổ biến, cái bản chất tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.
Trong q trình thốt khỏi cái cụ thể, sự phản ánh của tư tưởng ln bao hàm
hai khả năng: Phản ánh sáng tạo, có tính vượt trước so với thế giới khách
quan và phản ánh sai lạc, máy móc, bảo thủ so với thế giới khách quan đã
biến đổi.
Khi chủ thể nhận thức được cái bản chất, tất yếu và quy luật vận động
của sự vật, hiện tượng, tư tưởng có khả năng dự đoán chiều hướng phát triển
tương lai của các sự vật hiện tượng đó. Ngược lại, khi chủ thể nhận thức có
năng lực phản ánh hạn chế, quan điểm nhận thức không đúng, thái độ định
kiến, chủ quan phiến diện và thiếu thơng tin cần thiết, tư tưởng khó có khả
năng phản ánh đúng tình hình thực tiễn, sẽ phản ánh sai lạc thực tiễn khách
quan, khi đó, nó trở thành lực lượng bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của đời
sống thực tiễn.
Ba là, tư tưởng gắn với lợi ích của con người.
Tư tưởng, về bản chất là sự phản ánh thế giới khách quan vào não
người, song sự phản ánh đó là sự phản ánh của những con người và lực lượng
xã hội cụ thể thực hiện, được thúc đẩy bởi những nhu cầu, động cơ, lợi ích
riêng của các chủ thể nhận thức. Chính do nhu cầu nhận thức thế giới khách

quan phục vụ lợi ích của con người, nên đã thúc đẩy con người không ngừng
khám phá thế giới khách quan xung quanh mình. Lợi ích của con người gắn
với tư tưởng của họ, con người sử dụng những thành tựu tư tưởng do mình tạo
ra để bảo vệ lợi ích của chính mình. Trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng bao
giờ cũng mang tính giai cấp. C.Mác - Ph.Ăng-ghen khẳng định: “Những tư
tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là tư tưởng của giai cấp
thống trị” [ 41, tr. 625 ]. Trong xã hội có giai cấp ln diễn ra cuộc đấu tranh
tư tưởng nhằm truyền bá, thuyết phục, lôi kéo quần chúng nhân dân theo quan
điểm tư tưởng của giai cấp thống trị, nhằm biến tư tưởng thành sức mạnh vật
chất để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp. Do vậy, xây dựng Đảng


11

về tư tưởng địi hỏi các chính Đảng phải coi trọng việc đấu tranh tư tưởng cả
trước và sau khi giành được chính quyền, đặc biệt sau khi giành được chính
quyền, cần phải đấu tranh chống những khuynh hướng, tư tưởng lệch lạc, các
tư tưởng thù địch, phản động để cho ý thức XHCN chiếm ưu thế tuyệt đối
trong tinh thần đời sống xã hội.
Bốn là, tư tưởng ln có chủ thể xác định.
Khơng có tư tưởng chung chung tồn nhân loại, tư tưởng phi giai cấp
trong xã hội còn phân chia giai cấp. Tư tưởng luôn gắn với một chủ thể xác
định, phản ánh những lợi ích của chủ thể mà nó đại biểu. C.Mác – Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống
trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng
vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong
xã hội.” [ 40, tr. 483 ]
Năm là, tư tưởng được phân loại dựa trên những căn cứ khác nhau.
Căn cứ vào tính chất cách mạng và tiến bộ của tư tưởng, có thể phân
loại tư tưởng thành: tư tưởng cách mạng và tư tưởng phản cách mạng; tư
tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, có thể

phân loại tư tưởng thành: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị, tư tưởng tơn
giáo, tư tưởng nghệ thuật, tư tưởng khoa học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng pháp
lý..v.v.
* Hệ tư tưởng
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản,
C.Mác và Ph.Ăng-ghen chỉ ra rằng các giai cấp phải phát triển tư tưởng (hệ
thống hóa, khái qt hóa tư tưởng của giai cấp mình thành lý luận, thành các
học thuyết chính trị - xã hội) thành hệ tư tưởng làm vũ khí lý luận trong đấu
tranh giai cấp. Theo các Ông, hệ tư tưởng cũng là sản phẩm của nhà tư tưởng
trên cơ sở hệ thống hóa, bảo vệ, phát triển các quan điểm tư tưởng phản ánh
lợi ích của giai cấp họ. Ph.Ăng-ghen viết: Hệ tư tưởng là một quá trình do con


12

người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách có ý thức. Như vậy,
để lãnh đạo cách mạng, các Đảng Cộng sản phải được xây dựng trên hệ tư
tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học, phải tiến hành xây dựng Đảng về tư
tưởng một cách kiên trì, bền bỉ, lâu dài, tác động sâu sắc đến đội ngũ đảng
viên của Đảng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội có giai cấp, hệ
tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản ánh những lợi ích giai cấp.
Trong tác phẩm “Làm gì”. V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: Chừng nào trong xã hội còn
giai cấp và đấu tranh giai cấp thì khơng thể có hệ tư tưởng nói chung, khơng
thể có hệ tư tưởng phi giai cấp, vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: Hệ tư tưởng
tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, khơng có hệ tư tưởng trung gian (vì
nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào cả; vả chăng, trong một
xã hội bị những sự đối kháng giai cấp chia xẻ thì khơng bao giờ có hệ tư
tưởng ở ngồi hoặc trên các giai cấp). Vì vậy, mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: hệ tư tưởng (danh từ) là hệ thống tư
tưởng và quan điểm, thường phản ánh quyền lợi cơ bản khác nhau của các
giai cấp, các tầng lớp xã hội [ 61, tr. 561 ].
Như vậy, hệ tư tưởng là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, quan niệm về
chính trị, kinh tế, xã hội, pháp quyền, tôn giáo, đ o đ c, thẩm mỹ, triết học
thuộc ý th c xã hội, mang bản chất giai cấp và là kim chỉ nam cho hành động
của một giai cấp, tầng lớp nhất định trong xã hội. Hệ tư tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được
xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, hệ tư tưởng có những
đặc điểm riêng: chỉ gắn với giai cấp giữ địa vị thống trị, hoặc đại diện cho
một hình thái kinh tế - xã hội; mang bản chất giai cấp thống trị xã hội; phản
ánh lợi ích của giai cấp thơng qua lăng kính của các nhà tư tưởng đại diện cho


13

giai cấp; mang tính khái quát, trừu tượng cao và có tính ổn định tương đối;
bao gồm hệ thống các tư tưởng: chính trị, tơn giáo, đạo đức… trong đó tư
tưởng chính trị là cốt lõi.
Hệ tư tưởng chính trị được hiểu là hệ thống tư tưởng, lý luận, quan
điểm của một giai cấp, một chính đảng nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp đó,
được biểu hiện thành các quan điểm chính trị, cụ thể hóa trong cương lĩnh,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Để hệ tư tưởng của giai cấp thống trị (giai cấp cầm quyền) trở thành hệ
tư tưởng của xã hội, chiếm địa vị thống trị tinh thần xã hội, được nhân dân
ủng hộ, tin theo, các chính đảng phải làm tốt quá trình sáng tạo hệ tư tưởng.
Quá trình sáng tạo hệ tư tưởng gồm ba quá trình chủ yếu: quá trình sản xuất
hệ tư tưởng; quá trình tái sản xuất hệ tư tưởng (quá trình truyền bá, giáo dục
hệ tư tưởng đã được sản xuất vào trong Đảng và trong xã hội); q trình vật

chất hóa hệ tư tưởng (q trình biến tư tưởng thành hiện thực). Các giai cấp,
các nhà nước, các chính đảng, các lực lượng xã hội với tư cách là chủ thể sáng
tạo tư tưởng, phải tiến hành cơng tác tư tưởng của mình.
Vì vậy, cơng tác tư tưởng, theo nghĩa chung nhất là hoạt động của các
chủ thể tư tưởng (các giai cấp, các nhà nước, các chính đảng…) thơng qua các
q trình tư tưởng xác lập, phát triển, truyền bá và định hướng hệ tư tưởng
của mình đối với xã hội nhằm tạo niềm tin, thống nhất tư tưởng, thúc đẩy
quần chúng hành động theo những lợi ích do chủ thể tư tưởng xác định.
Xây dựng Đảng về tư tưởng là công tác xây dựng nội bộ Đảng Cộng
sản, cũng phải trải qua ba q trình đó, nhưng chủ thể tiến hành được xác định
là Đảng và đối tượng được tác động là đội ngũ đảng viên của Đảng.
* Công tác tƣ tƣởng của Đảng
Khái niệm công tác tư tưởng đã được nhiều học giả đề cập đến trong
các sách giáo trình, các sách chun khảo. Điểm qua tình hình nghiên cứu, có
thể dẫn ra một số khái niệm sau đây:


14

Trong cuốn sách “Nguyên lý công tác tư tưởng tập I” do PGS,TS.
Lương Khắc Hiếu (chủ biên) các tác giả quan niệm: “cơng tác tư tưởng là
ho t động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành,
phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng
hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng [ 27 ].
Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là ho t động có mục đích của
Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị
trong đ i sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng t o
của nh n d n trong sự nghiệp x y dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa”[27].

Trong cuốn sách “Một số vấn đề về cơng tác tư tưởng” Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999, tác giả Đào Duy Tùng quan niệm: Công tác tư tưởng
là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động cách mạng của
Đảng, cơng tác tư tưởng cùng với cơng tác tổ chức góp phần xây dựng Đảng
thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp cơng nhân và nhân
dân lao động, có nhiệm vụ: giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương
đường lối chính sách của Đảng cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhằm
nâng cao tính tự giác, chủ động sáng tạo của họ trong việc thực hiện những
nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra, đồng thời nó cũng góp phần vào việc
hình thành chủ trương đường lối của Đảng - một nhiệm vụ không thể thiếu
được của công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng của Đảng cịn góp phần quan
trọng vào việc xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa, vào việc
hình thành thượng tầng kiến trúc mới về mặt hình thái ý thức.
Có thể hiểu: Cơng tác tư tưởng của Đảng là toàn bộ ho t động của
Đảng phát triển hệ tư tưởng của Đảng; nghiên c u lý luận tổng kết thực tiễn,
góp phần hình thành quan điểm, đư ng lối của Đảng; truyền bá giáo dục hệ


15

tư tưởng, đư ng lối chủ trương của Đảng nhằm hình thành thế giới quan,
phương pháp nhận th c khoa học cho cán bộ, đảng viên và nh n d n, t o sự
thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong toàn d n thực hiện mục
tiêu “d n giàu, nước m nh, d n chủ, công bằng, văn minh”.
1.1.2. Bản chất, chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư
tưởng của Đảng
1.1.2.1. Bản chất công tác tư tưởng của Đảng
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích, có tổ chức của một giai cấp,
một chính đảng nhằm hình thành và phát triển hệ tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng đó
vào quần chúng nhân dân, qua đó mà tổ chức các phong trào cách mạng trong quần

chúng nhân dân, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ do chính đảng cầm quyền đề ra.
Cơng tác tư tưởng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Trong các cuộc đấu
tranh giai cấp thì đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng ln diễn ra gay
gắt và quyết liệt. Do vậy, việc tiến hành công tác tư tưởng là một tất yếu
khách quan của các chính đảng, các giai cấp trong cuộc đấu tranh giành và
giữ quyền thống trị cho giai cấp mình, C.Mác đã khẳng định “Tư tưởng thống
trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị”
[5, tr.625].
Thực tiễn các cuộc đấu tranh giai cấp đã minh chứng rằng giai cấp nào mà
chính đảng của nó khơng tích cực tiến hành cơng tác tư tưởng, khơng làm cho hệ
tư tưởng của giai cấp mình ln ln cách mạng, khoa học, giữ vai trị chủ đạo
trong nhận thức và hành động của xã hội thì địa vị thống trị của giai cấp đó, vai
trị của chính đảng, của giai cấp đó khơng thể tồn tại lâu bền, quyền thống trị xã
hội của giai cấp đó sớm muộn sẽ bị thay thể bởi giai cấp khác.
Công tác tư tưởng của Đảng không phải là hoạt động nghiệp vụ đơn
thuần mà là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tư tưởng
chủ yếu như: Hoạt động sản xuất tư tưởng; hoạt động truyền bá, giáo dục tư


16

tưởng; hoạt động hiện thực hóa tư tưởng (biến tư tưởng thành hiện thực). Tất
cả các nước, các chính đảng, các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau đều
phải tiến hành các hoạt động tư tưởng nói trên, nhưng nội dung và phương
thức tiến hành hoạt động tư tưởng của các chính đảng, các nhà nước khơng
giống nhau. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tư tưởng trong
xã hội ta, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, Đảng là người lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức toàn bộ các hoạt động tư tưởng trong xã hội.
Đảng không chỉ là người lãnh đạo các hoạt động tư tưởng, mà còn là
người chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tư tưởng. Nghĩa là Đảng trực tiếp chỉ

đạo và tổ chức các hoạt động: nghiên cứu, phát triển lý luận (sản xuất); truyền
bá, giáo dục lý luận trong các tầng lớp nhân dân; hiện thực hóa lý luận thành
đường lối, chính sách chỉ đạo thực tiễn. Song Đảng là một khái niệm rộng,
bao gồm toàn bộ hệ thống tổ chức, cán bộ, đảng viên của Đảng trên phạm vi
toàn quốc. Trong hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương xuống đến cơ sở
có rất nhiều các cơ quan khác nhau, có cơ quan lãnh đạo, có cơ quan tham
mưu, giúp việc, vậy những cá nhân và tổ chức nào giữ vai trị chủ thể cơng tác
tư tưởng của Đảng với tư cách là người lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt
động tư tưởng
1.1.2.2. Chủ thể công tác tư tưởng của Đảng
Chủ thể công tác tư tưởng của Đảng là: Đại hội Đảng các cấp, Ban
Chấp hành Trung ương mà thường xuyên và trực tiếp là Bộ chính trị, Ban Bí
thư; cấp ủy đảng các cấp; đảng đoàn, ban cán sự và các chi bộ Đảng. Đối với
các cơ quan lãnh đạo của Đảng, trong mối quan hệ này là chủ thể, trong mối
quan hệ khác lại là đối tượng của công tác tư tưởng. Ví dụ, các đảng bộ huyện
là đối tượng trực tiếp của công tác tư tưởng của tỉnh ủy, song huyện ủy lại là
chủ thể công tác tư tưởng của các đảng bộ cơ sở. Dưới sự lãnh đạo của chủ
thể nói trên, tồn bộ hệ thống chính trị; tồn bộ cán bộ, đảng viên của Đảng;
tất cả quần chúng tích cực đều tham gia các hoạt động tư tưởng. Trong đó các


17

cơ quan tham mưu của Đảng về công tác tư tưởng, các cơ quan thơng tin, báo
chí của Nhà nước là lực lượng nịng cốt, có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn,
chỉ đạo và thực hiện các hoạt động công tác tư tưởng của Đảng. Đảng ta chỉ
rõ: “Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên, trước
hết là cấp ủy các cấp và đồng chí bí thư cấp ủy, của cả hệ thống chính trị với
sự tham gia, đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nịng cốt là đội ngũ
chun trách làm cơng tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Đảng” [ 18, tr. 42 ].

1.1.2.3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng
* Đối tƣợng và mục tiêu cơng tác tƣ tƣởng của Đảng
Có hai hướng tác động chủ yếu: tác động ra bên ngoài xã hội và tác động
vào trong nội bộ Đảng. Khi cơng tác tư tưởng của Đảng hướng ra bên ngồi xã
hội, thì các tầng lớp nhân dân... là đối tượng tác động của công tác tư tưởng.
Với đối tượng tác động này, công tác tư tưởng của Đảng hướng tới mục
tiêu: truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng, quan điểm đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước nhằm làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở
thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội, góp phần bồi dưỡng thế giới quan,
phương pháp nhận thức khoa học cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng
thuận tư tưởng giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng và Nhà nước; mặt khác
cơng tác tư tưởng cịn góp phần làm cho nhân dân và các lực lượng xã hội
khác sống và làm việc trên đất nước ta hiểu, tuân thủ chính sách và pháp luật
của Nhà nước. Đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ, với nhân dân các nước
trong cộng đồng quốc tế, công tác tư tưởng của Đảng hướng tới mục tiêu:
quảng bá hình ảnh tươi đẹp và thân thiện của đất nước, con người Việt Nam;
tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước ta đến cộng đồng quốc tế, nhằm làm cho chính phủ và nhân dân các
nước hiểu, tin tưởng, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa của nhân dân ta.


18

Khi hướng vào nội bộ Đảng, công tác tư tưởng có mục tiêu: bảo đảm
xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng. Xây dựng Đảng về tư tưởng là một
trong những mặt hoạt động quan trọng nhất của đảng cách mạng của giai cấp
công nhân.
* Nhiệm vụ công tác tƣ tƣởng của Đảng
Một là, có nhiệm vụ nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận cho đội ngũ

đảng viên, bảo đảm cho đội ngũ đảng viên của Đảng có thế giới quan và
phương pháp nhận thức khoa học, tạo sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và
tổ chức trong toàn Đảng; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trở thành nền tảng của Đảng.
Hai là, nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống những di sản lý luận của
C.Mác- Ph.Ăng-ghen. V.I.Lê-nin, Hồ Chí Minh để thấu triệt, phát triển và vận
dụng cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.
Ba là, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cung
cấp những luận cứ khoa học và góp phần hoạch định đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, nghiên cứu những kinh nghiệm phong phú của các đảng anh
em, tiếp thu tinh hoa trí tuệ nhân loại làm giàu kho tàng lý luận của Đảng,
không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, bảo
đảm cho Đảng ln xứng đáng là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và dân tộc.
Năm là, nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm công tác xây dựng
Đảng, hình thành lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế.
Sáu là, cơng tác tư tưởng có nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ
quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trước
những âm mưu, thủ đoạn phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.


19

1.2. Quan niệm, nguyên tắc, nội dung, phương thức và vai trị cơng
tác tư tưởng của đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc đảng bộ Quân đội Nhân
dân Việt Nam.
1.2.1. Quan niệm công tác tư tưởng của đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc

đảng bộ Quân đội
Công tác tư tưởng của đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc đảng bộ quân đội là
một bộ phận hợp thành công tác tư tưởng của Đảng đối với toàn xã hội; một mặt
cấu thành hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị, góp phần quan trọng bảo
đảm q trình xây dựng, trưởng thành và chiến thắng vẻ vang của Quân đội Nhân
dân Việt Nam. Tiến hành công tác tư tưởng trong quân đội trực tiếp góp phần xây
dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hồn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao.
Công tác tư tưởng của đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc đảng bộ quân đội có
nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng…;
nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội, của đơn vị cho cán bộ, đảng
viên; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và xây dựng cho cán bộ,
đảng viên, người quân nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và các
phẩm chất khác, hình thành và phát triển nhân cách người đảng viên, người quân
nhân cách mạng, “Bộ đội Cụ Hồ”, đấu tranh phịng, chống các quan điểm chính
trị, tư tưởng phản động, sai trái, không để chúng thẩm thấu vào trong đảng bộ,
đơn vị; xây dựng đảng bộ luôn trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang tại đơn vị trong tình hình mới.
Cơng tác tư tưởng là việc sử dụng tổng hợp các thành quả của khoa học cùng
với nghệ thuật và phương pháp đặc thù, tác động vào ý thức, tình cảm, hành động
của con người và xã hội để hình thành, củng cố hoặc làm chuyển biến nhận thức
con người một cách có chủ định, qua đó để định hướng hoạt động của con người.


20

Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành những năm qua của Quân
đội Nhân dân Việt Nam có sự góp sức to lớn của cơng tác tư tưởng. “Cơng tác

tư tưởng - văn hoá trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, bộ phận của công tác
tư tưởng - văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt cơng tác cơ bản
của cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam,
nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, tư tưởng văn hoá, đạo
đức cách mạng, phát triển đời sống tinh thần của lực lượng vũ trang phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng và quân đội, đấu tranh trên mặt trận chính
trị, tư tưởng - văn hố, chống mọi thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch.
Những nội dung chính: nghiên cứu phát triển lý luận khoa học xã hội và nhân
văn; giáo dục chính trị - tư tưởng; tuyên truyền cổ động; chỉ đạo hoạt động
văn hóa - văn nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng trong quân
đội...công tác tư tưởng hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng; sự chỉ đạo
của người chính ủy, chính trị viên; sự hướng dẫn của cơ quan chính trị; kết hợp
chặt chẽ với các mặt cơng tác khác của cơng tác đảng, cơng tác chính trị, công
tác quân sự, hậu cần, kỹ thuật..., trong quân đội và với các cơ quan chính quyền,
đồn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa
phương. Trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội Nhân
dân Việt Nam, công tác tư tưởng - văn hóa trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
đã giữ vai trò quan trọng phát huy nhân tố chính trị tinh thần, một nhân tố hàng
đầu quyết định sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam”.
Có thể hiểu: Cơng tác tư tưởng của đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc đảng
bộ u n đội là một mặt ho t động cơ bản của cơng tác đảng, cơng tác chính
trị ở đơn vị trong qu n đội. Công tác này trực tiếp bồi dưỡng nâng cao trình
độ lý luận, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đ o đ c cách m ng, phát triển đ i
sống tinh thần của cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách
m ng, nhiệm vụ qu n đội, đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý


×