Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Thông điệp truyền thông về phòng cháy chữa cháy trên báo chí quảng ninh (khảo sát chuyên trang chính trị xã hội, báo quảng ninh và chuyên mục 114, đài phát thanh – truyền hình quảng ninh, năm 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ NGỌC ĐẠT

THƠNG ĐIỆP TRUYỀN THƠNG VỀ PHỊNG CHÁY
CHỮA CHÁY TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH
(khảo sát chun trang Chính trị - Xã hội, báo Quảng Ninh và
Chuyên mục 114, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh, năm 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NộI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ NGỌC ĐẠT

THƠNG ĐIỆP TRUYỀN THƠNG VỀ PHỊNG CHÁY
CHỮA CHÁY TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH
(khảo sát chun trang Chính trị - Xã hội, báo Quảng Ninh và


Chuyên mục 114, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh, năm 2018)

Chuyên ngành :Quản lý Báo chí Truyền thơng
Mã số

:80 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung

HÀ NộI - 2019


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Bá Dung. Đề tài luận văn không trùng lặp
với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố trong và ngồi nước. Các kết
quả cơng bố trong luận văn là chính xác và trung thực. Các tham khảo, trích
dẫn đều rõ nguồn. Nếu sai tơi xin chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn


VŨ NGỌC ĐẠT


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, xin chân thành cảm ơn TS. Trần Bá Dung, người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài "Thông điệp truyền thông về
phịng cháy chữa cháy trên báo chí Quảng Ninh"
Xin chân thành cảm ơn các giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, các nhà khoa học, các nhà báo và đồng nghiệp đã hướng dẫn, cung cấp tư
liệu, trả lời phỏng vấn và đóng góp ý kiến quý báu cho luận văn của tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

VŨ NGỌC ĐẠT


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNCH:

Cứu nạn cứu hộ


CTV:

Cộng tác viên

PCCC:

Phịng cháy và chữa cháy

PTTH:

Phát thanh và Truyền hình


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

DANH MỤC BảNG
Bảng 2.1: Số lượt tin bài theo nội dung thông điệp truyền thông xuất hiện trên
báo chí Quảng Ninh .......................................................................... 45
Bảng 2.2: Các thể loại báo chí Báo Quảng Ninh, Đài PTTH Quảng Ninh sử
dụng truyền thông về PCCC .............................................................. 68
Bảng 2.3: Các thể loại báo chí đối với thơng điệp truyền thơng về PCCC .... 72

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ (%) nội dung thông điệp truyền thông về PCCC trên Báo
Quảng Ninh và Đài PTTH Quảng Ninh _______________________46
Biểu đồ 2.2: Nhóm bài viết, phóng sự đăng tải thơng điệp Chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực PCCC (%) ______48
Biểu đồ 2.3: Nhóm bài viết, phóng sự đăng tải thơng điệp thơng tin kịp thời
về lĩnh vực PCCC (%) ____________________________________52

Biểu đồ 2.4: Địa điểm xảy ra cháy phản ánh trong nhóm bài viết thông tin
nhanh về các vụ cháy (%) _________________________________54
Biểu đồ 2.5: Nhóm bài viết, phóng sự đăng tải thơng góp phần tham gia giải quyết các
vấn đề liên quan đến cơng tác xây dựng "phong trào tồn dân PCCC" (%)..... 58
Biểu đồ 2.6: Nhóm cơ sở chính tham gia diễn tập, thực tập các phương án
PCCC (%) _____________________________________________60
Biểu 2.7: Số lượng tin, bài, phóng sự trong mỗi Quý __________________66


DANH MụC HÌNH
Hình 2.1: “Đám cháy bùng phát gây khó khăn cho các lực lượng ứng cứu” được
đăng tải trong bài viết“Thông tin ban đầu về vụ cháy tại Công ty CP Thơng
Quảng

Ninh”trên

báo

điện

tử

Quảng

Ninh

ngày

21/6/2018


(baoquangninh.com.vn)........................................................................ 53
Hình 2.2: “Cháy tàu khách tại Cảng Cái Rồng” trên báo điện tử Quảng Ninh
ngày 23/11/2018 (baoquangninh.com.vn) _____________________53
Hình 2.3: Một bài viết có dung lượng gần 1000 chữ đăng 05/6/2018 ngày trên
báo Quảng Ninh (baoquangninh.com.vn) _____________________70
Hình 2.4: Một khung hình phỏng vấn trong phóng sự mất an tồn PCCC cơ sở
Karaoke – phát sóng tháng 6/2018 trên Chuyên mục 114, Đài PTTH Quảng
Ninh __________________________________________________71
Hình 2.5: Hình ảnh vụ cháy tại Công ty CP Thông Quảng Ninh đăng tải ngày
22/6/2018

trên

Chuyên

trang

Chính

trị

-



hội,

(baoquangninh.com.vn) ___________________________________76



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 10
Chương 1: THƠNG ĐIỆP TRUYỀN THƠNG VỀ PHỊNG CHÁY
CHỮA CHÁY TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ............................................................................................... 10
1.1. Một số khái niệm _____________________________________10
1.2. Sự cần thiết tăng cường truyền thơng về phịng cháy chữa cháy _23
1.3. u cầu nội dung và hình thức thơng điệp truyền thông về PCCC
tỉnh Quảng Ninh hiện nay __________________________________25
Chương 2: THỰC TRẠNG THƠNG ĐIỆP TRUYỀN THƠNG VỀ
PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH ......... 39
2.1. Khái quát về Báo chí Quảng Ninh ............................................... 39
2.2. Thực trạng nội dung thơng điệp __________________________45
2.3. Thực trạng hình thức thơng điệp về PCCC trên báo chí
Quảng Ninh ...................................................................................... 65
2.4. Đánh giá chung ______________________________________77
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ TỐI ƯU HÓA QUẢN LÝ
THƠNG ĐIỆP TRUYỀN THƠNG VỀ PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY
TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH .............................................................. 84
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng và vấn đề đặt ra ...................................... 84
3.2. Giải pháp và khuyến nghị ............................................................ 87
KẾT LUẬN ............................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 104
PHụ LụC ................................................................................................... 108
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... 137


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới Đông Bắc Tổ quốc được ví như "Việt
Nam thu nhỏ”, có vị trí chiến lược về chính trị, quốc phịng, an ninh, kinh tế
và đối ngoại. Những năm qua, kinh tế tỉnh Quảng Ninh đang có những bứt
phá vượt bậc (trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng
Ninh tiếp tục trên 2 con số, ước đạt 10,2%) Quy mô kinh tế của tỉnh ước đạt
122.576 nghìn tỷ đồng, Quảng Ninh đã thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách
để đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng du lịch với hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ
tầng xã hội chất lượng cao... làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị và ngành Du
lịch Quảng Ninh, tạo được cú hích lớn trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của
tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, số lượng cơ sở thuộc diện quản lý
về PCCC ngày càng tăng (hiện có 4340 cơ sở); Quảng Ninh cũng là địa
phương đa dạng về địa có thể chia thành 3 vùnggồm có Vùng núi, Vùng trung
du và đồng bằng ven biển và Vùng biển và hải đảo, chịu nhiều tác động của
biến đổi khí hậu, nguy cơ xảy ra sự cố tai nạn luôn tiềm ẩn, đặt ra nhiệm vụ
công tác PCCC, CNCH rất nặng nề, cấp thiết.
Từ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng đặc biệt của công tác phòng
cháy, chữa cháy, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ này.
Công tác PCCC cũng giống như chữa bệnh, phịng cháy có ý nghĩa quyết định
và chữa cháy chỉ là chốt chặn cuối cùng. Tuy nhiên, một số người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình nhận thức chưa đầy đủ về vị trí,
vai trị, tầm quan trọng của cơng tác phịng cháy chữa cháy. Chưa nhận thức
rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác này. Luật PCCC năm 2001
và Luật PCCC sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định rất rõ: "PCCC là trách
nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt
Nam”. Và tại Điều 4, Luật PCCC năm 2001 cũng quy định: "Huy động sức


2


mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC”. Thực tế tại Quảng
Ninh đã cho thấy, Báo chí đóng vai trị quan trọng trong cơng tác xây dựng
phong trào toàn dân PCCC, phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật về PCCC
nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của công dân trong việc tự giác
thực hiện công tác PCCC; tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến,
những mơ hình, cách làm hay trong cơng tác PCCC; là công cụ của Đảng và
nhân dân trong việc thực hiện có hiệu quả phương châm "dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu
hộ cứu nạn tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai chương
trình cơng tác những tháng cuối năm 2018, trong 6 tháng đầu năm 2018, cả
nước xảy ra hơn 2.024 vụ cháy, làm 65 người tử vong, 133 người bị thương,
thiệt hại về tài sản là hơn 1.302,7 tỷ đồng và 194 ha rừng... là những con số
đáng báo động về tình hình cháy nổ đang có chiều hướng tăng nhanh và hậu
quả ngày càng nghiêm trọng [39].
Theo thống kê Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ninh, trong 2 năm 2013 –
2014, toàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra 75 vụ cháy, làm chết 13 người, thiệt hại về
kinh tế ước tính gần 15 tỉ đồng. Nhiều vụ cháy có tính chất đặc biệt nghiêm
trọng tiêu biểu như vụ cháy kinh hoàng ở tiệm vàng Đức Anh ngày
26/7/2013, làm 5 người chết 4 người bị thương, nguyên nhân do chập điện từ
biển hiệu quảng cáo treo trước mặt tiền, ngơi nhà khơng có lối thốt hiểm. Sự
gia tăng các vụ cháy nổ cho thấy hỏa hoạn đã và đang tiếp tục là nguy cơ đe
dọa tính mạng và tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Phịng
Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (PC66) Cơng an tỉnh Quảng Ninh mặc dù
đã được quan tâm, bước đầu có những kết quả nhất định, nhưng vẫn cịn gặp
rất nhiều khó khăn, bất cập [5].
Cơng tác thơng tin, giáo dục và truyền thông về PCCC luôn là một



3

trong những giải pháp then chốt để giảm thiểu tình hình cháy, nổ ngày một
gia tăng hiện nay; trong đó khơng thể khơng nhắc đến vai trị quan trọng của
truyền thông đại chúng. Nhiều nghiên cứu đều chia sẻ quan điểm cho rằng
truyền thơng có tác động rất lớn tới cơng chúng. Bởi truyền thơng với vai trị
là phương tiện giáo dục nhận thức thông qua việc truyền tải, giải thích, tun
truyền, vận động… góp phần tạo được dư luận xã hội và môi trường thuận lợi
cho việc thay đổi thái độ và hành vi của các nhóm xã hội. Thông điệp truyền
thông là phương tiện, là phương thức đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải
thông tin, là sợi dây liên kết đặc biệt, là tiếng nói của đơng đảo quần chúng
nhân dân. Trước sự diễn biến ngày một phức tạp của công tác PCCC và
CNCH trên địa bàn tỉnh, địi hỏi thơng điệp truyền thơng về PCCC phải luôn
được chú trọng, đổi mới cả về nội dung và hình thức nhằm bắt kịp với sự phát
triển kinh tế cũng như nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong
việc chung tay PCCC và CNCH cũng như tham gia xây dựng các phong trào
hiệu quả thực chất trong thời đại mới.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay ít nghiên cứu ở Việt Nam lấy việc đưa
tin về PCCC trên báo chí làm đối tượng nghiên cứu.Chính bởi vậy, tác giả
quyết định lựa chọn “Thông điệp truyền thông về phịng cháy chữa cháy
trên Báo chí Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về thông điệp truyền thông ở
Việt Nam
- Về các giáo trình, lý luận chung về báo chí có liên quan đến thơng
điệp, có giáo trình Cơ sở lý luận báo chí của PGS. TS Nguyễn Văn Dững
(Nxb Lao Động, 2012); Báo chí truyền thơng hiện đại (PGS.TS Nguyễn Văn
Dững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011); Báo chí – Những điểm nhìn thực
tiễn do PGS. TS Nguyễn Văn Dững chủ biên (Nxb Văn hóa – Thơng tin, 2000



4

và 2001); tác phẩm Báo chí thế giới – Xu hướng phát triển (TS Đinh Thị
Thúy Hằng, Nxb Thông tấn 2008);Tác phẩm báo chí, tập 1, Tạ Ngọc Tấn
(chủ biên) (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995);Tác phẩm báo chí, tập 2, PGS. TS
Nguyễn Văn Dững chủ biên (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)... Đây là những
giáo trình, tài liệu có tính chuyên sâu dùng để làm phương pháp luận, giúp
đưa ra những khái niệm, quan điểm cơ bản cho việc nghiên cứu.
Tại học viện Báo chí và truyên truyền thuộc Học viện chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã có một số đề tài Luận văn Thạc sỹBáo
Chí học liên quan đến việc sử dụng thơng điệp trong báo chí.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành báo chí học "Thơng điệp quảng cáo
trên báo in từ góc nhìn của tâm lý học báo chí”(2012) của Lương Thị Phương
Điệp, Luận văn hướng tới nghiên cứu nội dung thông điệp quảng cáo trên báo
in dưới góc nhìn của tâm lý học báo chí truyền thơng để làm rõ các quy luật
tâm lý tiếp nhận của công chúng và mối liên hệ giữa tâm lý tiếp nhận sản
phẩm báo chí và tâm lý tiếp nhận thông điệp quảng cáo.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ công chúng "Thông điệp về
an tồn giao thơng (Khảo sát năm 2013)”(2014) của Đỗ Hồng Thạch, trên
cơ sở hệ thống hóa khung lý thuyết, Luận văn tập trung khảo sát nội dung
cũng như hình thức truyền tải thơng điệp về an tồn giao thơng, đồng thời chỉ
ra những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó; Từ những
kết quả khảo sát, tác giả luận văn đưa ra các giải pháp đối với các nhà quản lý,
cơ quan ban hành chính sách, cũng như các cơ quan truyền thông, các nhà
báo, nhằm xây dựng những thơng điệp về an tồn giao thơng hiệu quả, góp
phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của công chúng đối với vấn đề
an tồn giao thơng trong thời gian tới..
Luận văn Thạc sỹ chun ngành Xã hội học "Thơng điệp về an tồn thực
phẩm trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”(2015) của Khuất Thị Diệu Linh,



5

Luận văn đi tìm hiểu thực trạng đưa tin của báo điện tử về ATTP thơng qua việc
phân tích nội dung các bài viết về ATTP trên 4 trang báo điện tử, từ đó đề xuất
một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông về
ATTP trên báo điện tử đối với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng
viên và cơng chúng trong lĩnh vực truyền thông về ATTP.
Luận văn thạc sĩ chun ngành Báo chí và truyền thơng của tác giả
Trương Thị Hợp, “Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn
hóa”, bảo vệ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2015. Luận văn đã khảo sát thực trạng, rút ra được mặt tích cực cũng
như những hạn chế của những thông điệp về trẻ em xuất hiện trên 3 tờ báo
điện tử được khảo sát, qua đó đưa ra những đề xuất, giải pháp đối với Đảng,
Nhà nước, các cơ quan báo chí để những thơng điệp về trẻ em trên báo điện tử
thực sự phát huy hiệu quả.
2.2. Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về báo chí đối với lĩnh vực
PCCC
Với lĩnh vực phịng cháy chữa cháy, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu
về báo chí trong lĩnh vực phịng cháy chữa cháy. Chỉ có một số đề tài thuộc
cấp trường do các giảng viên của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
nghiên cứu ở các khía cạnh như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phịng cháy chữa cháy, cải cách hành chính trong lĩnh vực phịng cháy chữa
cháy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy trên từng
địa bàn cụ thể…Có thể dẫn chứng như đề tài khoa học cấp trường “Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy” năm 2011 của TS.
Hoàng Ngọc Hải, đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa
bàn thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng cháy

chữa cháy” năm 2012 của TS. Hoàng Ngọc Hải và Ths.Vũ Thị Thanh Thủy,


6

đề tài cấp nhà nước “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy” do TS. Đào Hữu Dân chủ biên…
Tại trường Đại học phịng cháy chữa cháy cũng đã có một số đề tài
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành PCCC&CNCH bước đầu nghiên cứu về giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về PCCC & CNCH như:
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành PCCC&CNCH có tiêu đề
"Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền về phịng cháy chữa
cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tại các chung cư cao tầng, siêu
cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội " (2016) của tác giả Lê Việt Hải.
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành PCCC&CNCH có tiêu đề "Giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức PCCC-CNCH
tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
"(2016) của tác giảĐỗ Tuấn Anh.
Ngoài ra trên các Báo, tạp chí phịng cháy, báo CAND…trong những
năm qua cũng đã đăng tải khá nhiều bài viết về công tác tuyên truyền xây
dựng phong trào toàn dân PCCC. Tuy nhiên qua nghiên cứu, các cơng trình,
tài liệu thường đi vào vấn đề cụ thể, chuyên ngành PCCC riêng, chưa có
nghiên cứu nào về thơng điệp truyền thơng về PCCC trên báo chí.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đi sâu vào phân tích những
cơ sở lý luận và thực tiễn báo chí đối với thơng điệp truyền thơng về PCCC,
từ đó đề xuất khuyến nghị và giải pháp tối ưu hóa quản lý thơng điệp truyền
thơng về PCCC. Đề tài "Thơng điệp truyền thơng về phịng cháy chữa
cháy trên Báo chí Quảng Ninh" sẽ là một trong những cơng trình nghiên
cứu đầu tiên khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ có hệ thống về vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi tìm hiểu thực trạng đưa tin của báo chí Quảng Ninh về


7

PCCC thơng qua việc phân tích nội dung các bài viết về PCCC trên Báo
Quảng Ninh và Đài PTTH tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông về PCCC đối với cơ
quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên và cơng chúng trong lĩnh
vực truyền thông về PCCC.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu và thao tác
hóa khái niệm: truyền thơng, truyền thơng đại chúng, PCCC, thông điệp,
thông điệp truyền thông về PCCC.
Mô tả sự phản ánh về PCCC trên các báo chí Quảng Ninh được lựa
chọn và mẫu nghiên cứu.Đặc biệt là mô tả thông điệp về PCCC được truyền
tải thông qua ngôn từ, hình ảnh, nội dung, quan điểm… của tác giả bài báo
khi đưa tin và bình luận về PCCC.
Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong quá
trình đưa tin về PCCC đối với giới truyền thơng, đặc biệt là với cơ quan báo
chí, phóng viên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng nội dung và hình thức Thơng điệp truyền
thơng về phịng cháy chữa cháy trên Báo chí Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát Chuyên trang Chính trị - Xã hội, báo Quảng Ninh và Chuyên
mục 114, Đài PTTH Quảng Ninh năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống lý luận, lý thuyết bao
gồm: lý luận báo chí, lý thuyết truyền thơng.Quan điểm về báo chí của Đảng,


8

Nhà nước trong cơng tác xây dựng phong trào tồn dân PCCC.
5.2. Phương pháp cụ thể
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (phân
tích nội dung văn bản) cả định lượng và định tính để mã hóa các thơng tin
được trình bày trong các bài viết về PCCC.
Phần quan trọng cho việc sử dụng phương pháp này là tiến hành lập
bảng mã hóa dựa trên các khái niệm được xác định nhằm lượng hóa một cách
có logic các thơng tin từ những nội dung thơng điệp được đăng tải về PCCC.
Trong đó, mỗi cột trong bảng sẽ là một thơng điệp được mã hóa, các cột sẽ
được đánh số. Mỗi mẫu sẽ dùng cho một bài được mã hóa. Sau đó, các mã
hóa này sẽ được chuyển thành dữ liệu dùng cho việc phân tích bằng phần
mềm thống kê SPSS.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 05 người là các nhà quản lý,
đại diệncáccơ quan chức năng, cảnh sát PCCC tỉnh; đại diện người dân; đại
diện nhà báo.
Phương pháp chọn mẫu: Tất cả các tác phẩm báo chí trên chuyên trang
Chính trị - Xã hội, báo Quảng Ninh và Chuyên mục 114, Đài PTTH Quảng
Ninh năm 2018 có liên quan, đề cập tới PCCC trong khoảng thời gian lấy mẫu
(1/1/2018 - 31/12/2018) đều được lựa chọn (trong vịng 12 tháng tác giả ước
lượng có khoảng 9654 bài về các vấn đề xã hội khác nhau). Các bài báo này
được phân loại theo các tiêu chí sau:
 Loại 1: Nếu những từ ngữ sau xuất hiện trong tên bài hoặc 2 đoạn
đầu của bài báo thì bài báo được lựa chọn để phân tích: "Phịng cháy chữa

cháy", "PCCC", "phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ", "đảm bảo an
tồn phịng cháy chữa cháy", "Cảnh sát phịng cháy chữa cháy".
 Loại 2: Những tin, phóng sự trên Chuyên mục 114, Đài PTTH Quảng Ninh.
Tổng cộng, tác giả tìm thấy 165 tin, bài có liên quan tới PCCC trên


9

chuyên trang Chính trị - Xã hội, báo Quảng Ninh và 17 tin, phóng sự trên
Chuyên mục 114, Đài PTTH Quảng Ninh. Sắp xếp các bài báo này theo thời
gian đăng tải từ cũ nhất (1/1/2018) đến mới nhất (31/12/2018). Tác giả lựa
chọn phân tích tồn bộ nội dung bài báo để có một cái nhìn khái qt nhất về
vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận, giá trị thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận:
- Thơng qua khảo sát, phân tích các tư liệu trên Báo Quảng Ninh và Đài
PT-TH Quảng Ninh, luận văn sẽ góp phần làm rõ vai trị của báo chí trong
cơng tác truyền thơng về PCCC nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng.
- Thơng qua nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nâng cao
chất lượng thông điệp truyền thông về PCCC trên báo chí Quảng Ninh, luận
văn sẽ góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc phân tích nội dung
văn bản trên báo chí.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc thay đổi
cách truyền tải thông điệp truyền thông về PCCC trên báo chí Quảng Ninh; đồng
thời cũng sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Thơng điệp truyền thơng về phịng cháy chữa cháy trên Báo

chí Quảng Ninh – Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng thơng điệp truyền thơng về phịng cháy chữa
cháy trên Báo chí Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lượng
Thông điệp truyền thông về phịng cháy chữa cháy trên Báo chí Quảng Ninh


10

PHẦN NỘI DUNG
Chương1: THƠNG ĐIỆP TRUYỀN THƠNG VỀ PHỊNG CHÁY
CHỮA CHÁY TRÊN BÁO CHÍ QUẢNG NINH – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Truyền thông, truyền thông đại chúng
Truyền thông
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kể từ khi ra đời đến
nay, báo chí ngày càng tăng vai trị và ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của
đất nước. Có thể nói, cả trong nhận thức, quy định pháp lý, chức năng và thực
tế đều khẳng định, báo chí có vai trị quan trọng và là công cụ hàng đầu, hữu
hiệu và phổ biến nhất là cung cấp cho công dân thông tin mà họ có thể trở
thành tự do và dân chủ. Sự trao đổi thông tin trở thành những hoạt động tự
nhiên mà chúng ta gọi chung là ”truyền thông”.
"Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi con người
xã hội. Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác
nhau, tùy theo góc nhìn đối với truyền thơng” [10, tr.12]
Thuật ngữ "Truyền thơng” có gốc từ tiếng Latinh là "commūnicāre”
nghĩa là chia sẻ, là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng,
cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ,

cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác
như thơng qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi
có ý nghĩa của thông tin giữa 2 hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh
vật hoặc các bộ phận của chúng)
Theo John R. Hober, truyền thơng là q trình trao đổi tư duy hoặc ý
tưởng bằng lời.[10, tr11].


11

Theo Frank Dance (1970), truyền thơng là q trình làm cho cái trước
đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc
nhiều người.
Gerald Miler (1996), về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình
huống hành vi, trong đó nguồn thơng tin truyền nội dung đến người nhận với
mục đích tác động đến hành vi của họ.
Trong tác phẩm Sức mạnh của tin tức truyền thông, Michael Schudson đã
nhận địnhrằng "nhiều thông tin đến với người dân nói chungquatruyền thơng
chứ khơng qua chun gia trung gian” [22, tr.272].
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003, truyền
thông được hiểu dưới góc độ động từ: Truyền thơng là truyền dữ liệu theo
những quy tắc và cách thức nhất định như mở rộng mạng lưới truyền thông
đến từng cơ sở, [36,tr.206].
Theo một số học giả trong nước:
Theo GS. TS. Tạ Ngọc Tấn: "Truyền thông là sự trao đổi thông điệp
giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau” [30,tr.26].
PGS. TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng lại đưa ra
định nghĩa: "Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, kiến thức, tư
tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người

nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh
hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng
đồng/xã hội” [10,tr.14].
Có rất nhiều khái niệm về truyền thông, mỗi tác giả lại đưa ra một khái
niệm, quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về truyền thông, song về cơ bản tất
cả các khái niệm đó đều đi về một điểm chung duy nhất, truyền thông là sự
trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi


12

nhận thức.
Từ các quan điểm về truyền thông nêu trên, tác giả cho rằng: "Truyền
thông là một sự tương tác xã hội diễn ra liên tục, trong đó có từ 2 cá thể trở
lên chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm... đưa hiểu biết từ người này sang
người khác thông qua việc nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng,
và học được cú pháp của ngôn ngữ... qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
thay đổi nhận thức. Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố
động lực kích thích sự phát triển của xã hội".
Các yếu tố cơ bản của truyền thông
Trong cuốn sách Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS. TS.
Nguyễn Văn Dững đã chi ra các yếu tố cơ bản của truyền thông [10, tr.14].
Nguồn: Là yếu tố mang tính thơng tin tiền năng và khởi xướng của q
trình truyền thơng. Nguồn phát là một người hay nhóm người mang nội dung
thơng tin trao đổi với một người hay nhóm người.
Thơng điệp: Là nội dung thơng tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối
tượng tiệp nhận. Thơng điệp chính là những tâm tư, tình cảm mong muốn, đòi
hỏi, ý kiến, hiểu biết kinh nghiệm sống, tri thức – khoa học kỹ thuật… được
mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả bên
phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng

giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của
con người được sử dụng để truyền tải thông điệp.
Kênh truyền thông: Là các phương tiện, con đường, cách thức truyền
tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất,
đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thơng thành các loại hình khác nhau
như: Truyền thơng cá nhân, truyền thơng nhóm, truyền thơng đại chúng,
truyền thơng trực tiếp, truyền thông đa phương tiện…
Người nhận: Là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thơng điệp trong


13

q trình truyền thơng. Hiệu quả của truyền thơng được xem xét trên cơ sở
những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng
những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại. Phản hồi/hiệu quả: Là thơng
tin người nhận, là dịng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát.
Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả hoạt động truyền thông. Trong một sổ
trường hợp mạch phản hồi bằng không hoặc khơng đáng kể.Điều đó có nghĩa
là thơng điệp phát ra khơng hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng.
Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch khơng được dự tính trước trong q
trình truyền thơng (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến
tình trạng thơng điệp, thơng tin bị sai lệch.
Truyền thông đại chúng
Bàn về lý thuyết truyền thông, trong cuốn Truyền thông –Lý thuyết và
kỹ năng cơ bản (2012)PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Đỗ Thị Thu
Hằng có nêu khái niệm: Truyền thơng đại chúng có thể được hiểu là hệ thống
(hay mạng lưới) các kênh truyền thông hướng tác động vào đông đảo công
chúng xã hội, vào các nhóm xã hội lớn (các giai cấp, tầng lớp nhân dân các
vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thuyết phục, lôi
kéo và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia

giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra ở thời điểm hiện tại
[10, tr.139].
PGS, TS. Nguyễn Văn Dững có nêu trong cuốn Báo chí giám sát, phản
biện xã hội ở Việt Nam (xuất bản năm 2017): "Truyền thơng đại chúng
thường được nói tới các kênh truyền hình tác động tới đơng đảo cơng chúng –
tập hợp cơng chúng khó xác định tính chất, thành phần (tầng lớp, giai cấp,
trình độ văn hóa, dân tộc, nghề nghiệp…) nó là q trình đại chúng hóa và phi
đại chúng hóa thơng điệp truyền thơng; các tính chất đại chúng của truyền
thơng đại chúng được coi trọng như tính cơng khai (tiềm ẩn sức mạnh xã hội),


14

tính khơng xác định tính chất cơng chúng; tính định hướng của thơng điệp
truyền thơng, tính tổ chức và đại diện của nguồn phát và chủ thể, tính gián
tiếp trong giao tiếp…" [12, tr.146]
Yếu tố tiên trong "Truyền thông đại chúng” là tính chất "đại chúng” –
đó là đơng đảo công chúng xã hội, những quần thể dân cư không phân biệt
trình độ văn hóa, dân tộc, tơn giáo, đảng phái, tuổi và giới tính… Thơng tin
ln đặt lợi ích của công chúng lên hàng đầu với đối tượng tiếp nhận khơng
chỉ có nhóm đối tượng được xác định ban đầu. Những phương tiện này không
chỉ tạo nên dư luận xã hội, mà đến lượt nó, dư luận xã hội cũng tác động trở
lại tới hoạt động truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng là công cụ quan trọng trong việc tuyên truyền
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ
biến các tri thức khoa học về mọi lĩnh vực của đời sống đến đông đảo nhân
dân. Cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, truyền thơng đại
chúng có vị trí, vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; là diễn
đàn, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc

tế.hiện nay.
Xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin của con
người ngày càng cao, truyền thông đại chúng cũng không ngừng cải tiến, đổi
mới, ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để từng bước cho ra đời
nhiều loại hình truyền tải thơng tin hiện đại. Thời đại ngày nay, khi công nghệ
thông tin phát triển với tốc độ nhanh, truyền thông đại chúng lại càng có vai
trị, vị trí quan trọng, đó là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người.
Sóng truyền hình, sóng phát thanh quốc gia và địa phương đã thâm nhập vào
mọi lĩnh vực của cuộc sống, trở thành người bạn thân thiết của người dân.
Theo quan điểm của tác giả, truyền thông đại chúng là: "Quá trình


15

truyền đạt, trao đổi thông tin giữa nguồn phát với công chúng đông đảo trong
xã hộibằng các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thay đổi nhận
thức, lôi kéo, tập hợp đông đảo công chúngtham gia giải quyết các vấn đề
mà xã hội đang đặt ra".
1.1.2. Phòng cháy chữa cháy
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003, "phịng”
được hiểu dưới góc độ động từ: Liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa thảm
họa hoặc lâm thời đối phó với điều khơng hay có thể xảy ra; "phịng hỏa”
được hiểu dưới góc độ động từ là: Đề phịng hỏa hoạn; "lửa” được hiểu dưới
góc độ danh từ: Nhiệt và ánh sáng phát sinh đồng thời từ vật đang cháy, châm
lửa, bị bén lửa, nảy lửa [36, tr.597-783].
Do đó, có thể hiểu "phịng cháy” là tổng hợp các biện pháp, giải pháp
nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ.Trong
lĩnh vực PCCC, việc nghiên cứu tìm ra bản chất, quy luật của quá trình phát
sinh, phát triển đám cháy đối với mỗi chất, mỗi q trình cơng nghệ sản xuất
và trong các hoạt động bình thường khác của đời sống xã hội… là để tìm ra

các giải pháp phịng ngừa có hiệu quả, đó chính là hoạt động phịng cháy.
Việc duy trì tình trạng an tồn cháy, xét về thực chất đó là sự tác động tích
cực của con người nhằm phịng ngừa cháy, nổ. Theo đó phịng cháy là tổng
hợp các biện pháp tổ chức, giải pháp kỹ thuật – công nghệ nhằm loại trừ hoặc
hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan khi xảy ra cháy và cho việc tổ
chức dập tắt đám cháy.
Tuy nhiên, sự cháy phát sinh và phát triển thành đám cháy là một quá
trình hết sức phức tạp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong
đó có những nguyên nhân do sơ suất, bất cẩn hoặc ngồi sự kiểm sốt của con
người như tác động của tự nhiên, sự cố kỹ thuật đã và sẽ tiếp tục tồn tại, gây


16

nên những đám cháy có thể gây tổn hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, việc
phịng cháy phải đi đôi với chữa cháy, hoạt động chữa cháy tồn tại như là một
tất yếu trong các hoạt động chung của xã hội.
Theo Chương I Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có ghi
"chữa cháy" được hiểu là "bao gồm các công việc huy động, triển khai lực
lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài
sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan
đến chữa cháy".
"Tổ chức công tác chữa cháy là việc triển khai thực hiện toàn bộ các
phương pháp, biện pháp nghiệp vụ từ việc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện
phục vụ chữa cháy cho đến việc thực hiện các hoạt động chữa cháy kịp thời
và đạt hiệu quả"
Trong hoạt động hằng ngày, tại nơi làm việc cũng như nơi cư trú, người
dân thường xuyên tiếp xúc với lửa, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt và các chất
dễ cháy, nếu không được tuyên truyền phổ biến những kiến thức về phòng

cháy và chữa cháy, chỉ một sơ suất nhở, một phút lơ là mất cảnh giác là có thể
xảy ra cháy, nổ. Thực tế thời gian qua, ở nước ta mỗi năm xảy ra trên 2.000
vụ cháy, thì khoảng 65% là do con người thiếu kiến thức về phòng cháy, chữa
cháy gây cháy, trong đó có nhiều vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người
và tài sản [2, tr.5].
Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì nguy cơ cháy, nhất là cháy lớn
gây thiệt hại nghiêm trọng cũng ngày càng tăng, đặc biệt nhiều loại nguyên
vật liệu, nhiên liệu, hóa chất, dây chuyền cơng nghệ có tính chất nguy hiểm
cháy, trong khi đó ý thức, kiến thức phịng cháy, chữa cháy của nhiều người
dân còn bất cập, đòi hỏi phải tổ chức truyền thông để mọi người thấy được
nguy cơ cháy, nguyên nhân cháy và các biện pháp đề phòng.
Phòng cháy và chữa cháy là hoạt động mang tính cộng đồng hết sức sâu


×