Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MẠNH THẮNG
THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MẠNH THẮNG
THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1.
Lý do chọn đề tài…………………………………………
1
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………
2
3.
Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu……
3
4.
Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu…………………
5
5.
Đóng góp của luận văn…………………………………….
5
6.
Cấu trúc luận văn…………………………………………
6
NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG
1.1.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên……………………………
7
1.2.
Địa bàn cư trú, nguồn gốc của người Cao Lan……………
11
Tiểu kết chương 1…………………………………………
19
Chương 2. THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
2.1.
Thiết chế chính trị…………………………………………
20
2.2.
Thiết chế xã hội…………………………………………….
29
2.3.
Thiết chế chính trị - xã hội truyền thống trong đời sống của
người Cao Lan ở Tuyên Quang hiện nay……………………
38
Tiểu kết chương 2……………………………………………
48
Chương 3. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
3.1.
Tôn giáo, tín ngưỡng……………………………………….
50
3.2.
Phong tục, tập quán…………………………………………
59
3.3.
Văn học, nghệ thuật và lễ hội dân gian…………………….
76
Tiểu kết chương 3…………………………………………
101
KẾT LUẬN…………………………………………………
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………
105
PHỤ LỤC
109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong quá trình phát triển, các dân tộc
luôn có ý thức đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để chinh phục tự nhiên, đấu tranh giữ
nước và dựng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Kinh hay
Thổ,Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Bana và các dân tộc
thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta
sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Giang sơn và
Chính phủ là Giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên, tất cả
các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, ủng hộ
chính phủ ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của
chúng ta không bao giờ giảm bớt.” ( trích trong thư gửi Đại hội các dân tộc
thiểu số miền Nam, Pleiku 19/4/1946).
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta, nơi
hội tụ của 22 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Cao Lan có số dân đông thứ
4 sau các dân tộc Kinh, Tày, Dao. Họ cư trú ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn
và Sơn Dương. Trong quá trình chung sống, luôn tích cực giao lưu, hòa nhập
với các dân tộc nhưng vẫn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng của mình.
Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
để tạo nên sự phong phú và đa dạng về cách thức, tổ chức đời sống nhưng
cũng thống nhất trong sự phát triển chung của cả cộng đồng.
Tìm hiểu về những nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc sẽ làm phong
phú thêm nhận thức của mỗi người đối với từng tộc người. Do vậy, việc
nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của người
Cao Lan ở Tuyên Quang là một vấn đề thiết thực, vừa có ý nghĩa khoa học,
vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Góp phần làm rõ sự tồn tại và vai trò của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
thiết chế chính trị, xã hội truyền thống trong đời sống kinh tế, văn hóa. Là cơ
sở vững chắc vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí và
chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Cao Lan nói riêng và các dân tộc
thiểu số nói chung ở Tuyên Quang. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Thiết
chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan ở tỉnh
Tuyên Quang” làm luận văn thạc sỹ khoa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu về tộc người Cao Lan, tác giả đề tài đã tiếp
cận được với một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài như:
“Du Man Cao Lan”, xuất bản năm 1905, của Bonifacy Monographie,
tài liệu dịch của viện dân tộc học, đã làm rõ về nguồn gốc tộc người, tiếng nói
và các phong tục, tập quán của người Cao Lan (ông còn chia ra thành các loại
Mán khác nhau; Mán tiểu bản, Mán đại bản, Mán quần trắng, , trong đó có
Mán Cao Lan)
Cuốn “Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” do Ban Dân tộc học
Tuyên Quang, xuất bản năm 1972, đã giới thiệu khái quát về đời sống kinh tế,
xã hội và các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang.
“Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam”, xuất bản năm 1978, Viện dân tộc
học, đã giới thiệu khái quát về đời sống, xã hội của các dân tộc ở Việt Nam.
“ Truyện cổ Cao Lan”, xuất bản năm 1983, của Lâm Quý đã giới thiệu
cho chúng ta nhiều câu chuyện nói về sự tích ra đời cũng như tên sông, tên
núi và giải thích những điều kiêng kị trong đời sống hàng ngày của người
Cao Lan.
Trong cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang”, xuất bản năm 1995,
đã giới thiệu một hệ thống các vấn đề lịch sử địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
“ Văn hóa truyền thống Cao Lan”, xuất bản năm 1999, của Phù Ninh –
Nguyễn Thịnh đã nghiên cứu lịch sử tộc người Cao Lan,cơ cấu xã hội, kinh tế
và văn hóa vật chất, tinh thần của người Cao Lan.
“ Văn hóa Cao Lan”, xuất bản năm 2004, của Lâm Quý đã nghiên cứu kĩ
hơn về lịch sử hình thành, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của đồng bào
dân tộc Cao Lan, đồng thời tìm hiểu thêm về sự giao thoa của văn hóa này
trong cộng đồng các dân tộc.
“Đời sống văn hóa phi vật thể của người Cao Lan ở Tuyên Quang”,
(2002-2006), khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm I Hà Nội, của Tống Thị
Mỹ Hường, có viết về nguồn gốc tộc người, văn hóa vật chất và đời sống văn
hóa tinh thần của người Cao Lan ở Tuyên Quang.
“Văn hóa làng Tuyên Quang”, xuất bản năm 2009, kỉ yếu hội thảo văn
hóa làng Tuyên Quang, nói lên một số vấn đề nghiên cứu và đánh giá truyền
thống văn hóa làng và một số biện pháp nhằm khuyến khích phong trào văn
hóa cơ sở, làng, bản.
“Lễ hội đình Giếng Tanh của đồng bào người Cao Lan tại thôn Giếng
Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, (2006-2010), khóa luận
tốt nghiệp, Đại học Đà Lạt của Trần Thế Dương, viết về đời sống văn hóa
truyền thống thông qua lễ hội đầu năm của người Cao Lan của thôn Giếng
Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Những công trình đã được công bố trên là nguồn tư liệu quý giá giúp
chúng tôi hoàn thành Luận văn này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa
truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. Về thiết chế chính trị
bao gồm, cách thức xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy thống trị của dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
tộc Cao Lan. Thiết chế xã hội gồm có, các loại hình tổ chức, hình thức tập
hợp và quy chế vận hành của hình thức đó. Từ đó nghiên cứu vai trò của thiết
chế chính tri, xã hội đối với đời sống kinh tế, văn hóa. Về văn hóa, đề tài
nghiên cứu những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần của
người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. Trong truyền thống và ảnh hưởng của nó
trong thời kì hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài:
- Khái quát về tỉnh Tuyên Quang: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân
cư, các thành phần dân tộc, nguồn gốc, địa bàn cư trú của người Cao Lan ở
Tuyên Quang.
- Nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của
người Cao Lan ở Tuyên Quang trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 và những
giá trị của nó trong đời sống kinh tế văn hóa của tộc người này hiện nay.
3.3 Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần tái hiện lại một số hiện tượng lịch sử, chính tri, xã hội và
văn hóa của người Cao Lan ở Tuyên Quang thời kì trước năm 1945 và những
giá trị truyền thống còn lại cho đến ngày nay.
- Làm rõ về thiết chế chịnh trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân
tộc Cao Lan – một tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta.
3.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa
của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang thời kì trước Cách Mạng tháng 8 năm
1945 và những giá trị văn hóa, lịch sử của nó được bảo lưu đến ngày nay.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung ở tỉnh Tuyên Quang, các
địa bàn có số đông người Cao Lan sinh sống như các xã Kim Phú, Đội Bình
(huyện Yên Sơn); Đại Phú, Đông Lợi (huyện Sơn Dương); Lưỡng Vượng,
Đội Cấn (Thành phố Tuyên Quang); Đức Ninh, Thái Hòa (huyện Hàm Yên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch
sử Đảng bộ các huyện: Huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên. Các công
trình khoa học của các nhà nghiên cứu dân tộc học.
- Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Tỉnh ủy Tuyên Quang, Huyện
ủy các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên được lưu trữ tại Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia III, bộ phận Lưu trữ Thông tin; Phòng lịch sử Đảng thuộc Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.
- Nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra điền dã bao gồm,
quan sát, tham dự, thống kê, phóng vấn sâu đối với những người Cao Lan
hiểu biết, đặc biệt là các cụ già làng và vốn hiểu biết của mình về cuộc sống
đồng bào dân tộc Cao Lan, trong quá trình tiếp xúc giao lưu và cùng chung
sống trên cùng mảnh đất Tuyên Quang.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Từ những nguồn tư trên, tôi đã tiến hành tập hợp các nguồn tư liệu có
cùng nội dung, sau đó đem so sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê và rút ra
kết luận về vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện tác giả đề tài sử
dụng hai phương pháp chính lịch sử và lôgíc. Kết hợp với điền dã dân tộc học
tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp liên ngành
khác như thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế.
5. Đóng góp của luận văn
- Góp thêm nguồn tư liệu điền dã mới về đặc trưng riêng trong thiết chế
chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan ở Tuyên
Quang. Hình thành trong thế hệ thanh niên người Cao Lan niềm tự hào và thái
độ trân trọng đối với những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Trong thực tiễn giáo dục lịch sử hiện nay, việc dạy học lịch sử địa
phương cũng như lịch sử về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn
về tư liệu. Do vậy, tìm hiểu thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống
của dân tộc Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang là nguồn tư liệu quan trọng để học
sinh hiểu được đời sống của các dân tộc trong tỉnh.
- Làm cơ sở khoa học cho hoạch định các chính sách về văn hóa, xã hội
của các cơ quan văn hóa đối với việc gìn giữ, phát triển các giá trị truyền
thống về chính trị, xã hội và văn hóa của dân tộc nói chung, người Cao Lan
nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang. Luận văn có giá trị khoa học, thực tiễn sâu sắc
nghiên cứu về tộc người – dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc của
nước ta.
6. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội
dung được chia làm 3 chương
+ Chương 1: Khái quát về tỉnh Tuyên Quang
+ Chương 2: Thiết chế chính trị, xã hội truyền thống của người Cao
Lan ở tỉnh Tuyên Quang
+ Chương 3: Văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh
Tuyên Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Theo “ Dư địa chí ” của Nguyễn Trãi, Tuyên Quang xưa thuộc bộ
Vũ Định của nhà nước Văn Lang. Dưới các triều đại Lý, Trần, Tuyên
Quang nguyên là vùng đất thuộc xứ Thái, đến thế kỉ XIII chịu sự kiểm
soát của triều đình phong kiến ở thời nhà Trần. Lúc đó, Tuyên Quang gọi
là lộ Quốc Oai, sau đổi thành châu Tuyên Quang. Dưới thời Trần Hiến
Tông châu Tuyên Quang đổi thành trấn Tuyên Quang, sau đó là phủ
Tuyên Hóa ở thời thuộc Minh. Đến triều Lê, đời Lê Thánh Tông, Tuyên
Quang gồm 1 phủ và 5 huyện và trở thành tỉnh Minh Quang. Ở thời vua
Lê Trang Tông đổi thành doanh An Tại cho dòng họ Vũ người Thái làm
doanh trưởng. Đầu thế kỉ XIX, Tuyên Quang gồm 1 phủ là Yên Bình, phủ
này quản lý 1 huyện và 5 châu. Sau đó, vua Gia Long đổi thành trấn
Tuyên Quang, rồi thành tỉnh Tuyên Quang dưới thời vua Minh Mang (sau
cải cách hành chính), trong đó tên gọi Tuyên Quang là tương đối ổn định
và lâu dài.
Từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Tuyên Quang( ngày 31.5.1884)
đến đầu thế kỉ XX, Tuyên Quang bị chia cắt thành hai tỉnh Tuyên Quang và
Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang gồm sáu châu: Yên Sơn, Sơn Dương, Yên
Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang với 194 xã phân chia hành chính
này được duy trì đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau hòa bình lập lại
ở Miền Bắc (1954), Tuyên Quang có một số thay đổi về hành chính. Tháng
7-1956, huyện Yên Bình đã tách khỏi Tuyên Quang sáp nhập vào tỉnh Yên
Bái. Đến năm 1976, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang sáp nhập lại thành
tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, tỉnh Hà Tuyên lại được chia thành hai tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang như ngày nay. Hiện nay, Tuyên Quang bao gồm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Thành phố Tuyên Quang và 6 huyện (Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa,
Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương)[ 1, tr. 16].
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc của
Việt Nam. Phía Đông giáp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên;
phía Tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía Bắc giáp
tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5870,4 km
2
. Trong
đó đất nông nghiệp chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm
76,16%, còn lại là đất ở và đất chưa sử dụng. Phần lớn đất đai không
thấm nước, dễ bị xói mòn, có đất sét và cấu thành Granit, nơi có vôi, đá
xít, là các loại đất tương đối tốt có thể tạo ra những vùng chuyên canh
trồng các loại cây như chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến[ 2, tr. 13].
Địa hình Tuyên Quang bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc,
núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu,chia làm 3 vùng như sau:
Vùng núi cao Phía Bắc chiếm 50% diện tích toàn tỉnh, có độ cao trung
bình là 600m so với mặt nước biển, bao gồm toàn bộ huyện Na Hang,
huyện Lâm Bình, 11 xã thuộc huyện Chiêm Hóa, 2 xã thuộc huyện Hàm
Yên, 3 xã thuộc huyện Yên Sơn Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của các
đồng bào dân tộc ít người, dân cư thưa thớt, kinh tế chủ yếu là khoanh
nuôi rừng tự nhiên, trồng rừng và phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp,
chăn nuôi đại gia súc. Giao thông đi lại không thuận tiện, khó khăn cho
việc giao lưu thông thương với các vùng khác [2, tr. 14-15].
Vùng đồi núi thấp phía Nam của các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn,
Hàm Yên, Sơn Dương. Diện tích của khu vực này chiếm khoảng 40% diện
tích tự nhiên của tỉnh, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây
lương thực lại có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
vùng khác trong tỉnh. Đây là nơi các đồng bào dân tộc tập trung sống với
số đông.
Vùng thung lũng bao gồm 2 thung lũng lớn: Thung lũng Tuyên
Quang và thung lũng Sơn Dương. Với diện tích khoảng 10% diện tích tự
nhiên của tỉnh, đây là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, địa bàn trọng điểm
sản xuất công nghiệp, phát triển các trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh. Cư
dân chủ yếu là người Kinh, Tày Kinh tế của vùng là trồng cây lương
thực, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và khai thác khoáng sản (thiếc,
kẽm, ăngtimoan )[ 2, tr. 15].
Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn như sông Lô, sông Gâm;
Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc sau khi chảy dọc qua địa
phận Hà Giang, chảy qua Tuyên Quang về Phú Thọ và hợp với sông
Hồng ở Việt Trì, đây là đường thủy nối liền Tuyên Quang với Hà Giang,
thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du đồng bằng Bắc Bộ. Sông Gâm cũng
bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng đến Hà Giang rồi chảy vào
các huyện Na Hang, Chiêm Hóa hợp với sông Lô, đây là đường thủy nối
liền các huyện với tỉnh và thành phố Tuyên Quang. Ngoài ra còn rất
nhiều con sông, ngòi khác như; Sông Năng, sông Phó Đáy, ngòi Chinh,
ngòi Cổ Linh Tạo nên hệ thống sông ngòi dày đặc, đây cũng là nguồn
thủy sinh không thể thiếu trong đời sống nhân dân, nó có giá trị kinh tế
rất lớn, vừa là hệ thống giao thông, vừa cung cấp nước, thủy sản phục vụ
đời sống sinh hoạt, sản xuất và chứa đựng nhiều tiềm năng thủy điện,
nhưng do độ dốc cao, lòng sông hẹp lắm thác ghềnh nên thường ngây lũ
lụt vào mùa mưa[ 2, tr.16].
Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
trung bình năm từ 22
0
C đến 24
0
C và lượng mưa trung bình lớn, độ ẩm
cao, lượng chiếu sáng lớn chia thành hai mùa rõ rệt và thay đổi thất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
thường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, điều kiện khí hậu trên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển nhanh, nhất là
rừng, cây dược liệu và cây công nghiệp. Tuy nhiên, Tuyên Quang hay
có lốc mạnh, lũ to, sương muối và ảnh hưởng của gió mùa đông bắc,
đây là một trong những nguyên nhân sinh ra các dịch bệnh như sốt rét,
khớp, bướu cổ[ 2, tr. 16].
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Tuyên Quang có một nguồn tài nguyên,
khoáng sản giàu có. Rừng Tuyên Quang có nhiều cây gỗ quý như: Trầm
Hương, Nghiến, Lát Hoa, Tuế đá vôi, Hoàng Đàn, Pơ Mu, Đinh, Lim,
Sến, Táu ; Nhiều cây dược liệu quý như: Sa Nhân, Ba Kích, Thục Sâm,
và các loại đặc sản khác như Nấm Hương, Mộc Nhĩ, Mật Ong Kết quả
kiểm kê rừng năm 2005, độ che phủ của rừng là 63%, rừng gỗ chiếm 2,3
diện tích rừng toàn tỉnh, trữ lượng 16.116.000 m
3
[2, tr. 17].
Lòng đất Tuyên Quang chứa nhiều khoáng sản. Theo sổ mỏ và điểm
quặng tỉnh Tuyên Quang do Cục Địa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp
biên soạn năm 1994, Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng
sản khác nhau, được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng đầu
về trữ lượng và chất lượng là quặng Sắt, Barít, Cao Lanh, Thiếc,
Manggan, Chì Kẽm, Ăngtimoan
Mỏ kim loại: Quặng Sắt đã phát hiện 17 điểm mỏ với tổng trữ
lượng dự báo khoảng 7 triệu tấn, chủ yếu ở 2 huyện Yên Sơn và Hàm
Yên. Quặng Thiếc có ở 12 điểm tập trung ở huyện Sơn Dương tổng trữ
lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn. Quặng
Mănggan có ở 8 điểm tập trung chủ yếu ở hai huyện Chiêm Hóa và Na
Hang. Chì – Kẽm có ở 24 điểm mỏ tập trung ở Thành phố Tuyên Quang,
Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, Na Hang. Trong đó có 6 điểm mỏ
được đánh giá trữ lượng ở cấp C2 – 195.927 tấn. Ăngtimoan đã phát hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
ở 15 điểm trong đó Chiêm Hóa có 10 điểm, Na Hang có 4 điểm, Yên Sơn
1 điểm.
Mỏ không kim loại: Quặng Barít đã phát hiện ở 24 điểm thuộc các
huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hóa, có trữ lượng trên 2 triệu tấn.
Đá vôi xây dựng, có rất nhiều điểm mỏ đá vôi đạt chất lượng tốt trong xây
dựng, theo tài liệu địa chất đánh giá tại 9 điểm mỏ đá vôi (Tràng Đà,
Thành phố Tuyên Quang) có tổng trữ lượng cấp P2 là 783 triệu m
3
. Mỏ
Đá Trắng Bạch Mã ở huyện Hàm Yên có trữ lượng khoảng 100 triệu m
3
.
Cao lanh – Fenspat có nhiều điểm rải rác ở 3 huyện Yên Sơn, Sơn Dương
và Hàm Yên. Nước khoáng – Nước nóng Có ở 2 điểm đáng chú ý là Bình
Ca và Mỹ Lâm (thuộc huyện Yên Sơn)[2, tr. 18].
Nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú và đa dạng cho phép
địa phương phát triển, làm giàu bằng các ngành công nghiệp khai
thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng, đây là những thế mạnh của
tỉnh để phát triển các ngành kinh tế phục vu đời sống nhân dân trong
và ngoài tỉnh.
1.2 Địa bàn cư trú, nguồn gốc của người Cao Lan
Theo số liệu điều tra 1/4/2009 dân số toàn tỉnh Tuyên Quang là
727. 505 người, với 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó, dân
tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 44,82%; dân tộc Tày có 172.136
người, chiếm 23,66%; dân tộc Dao có 77.015 người, chiếm 10,59%;
dân tộc Sán Chay (Cao Lan) có 54.095 người, chiếm 7,43%; dân tộc
Mông có 14.658 người, chiếm 2,01%; dân tộc Nùng có 12.891 người,
chiếm 1,77%; dân tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,52%; các dân
tộc khác chiếm 8,2%. Ta có thể tổng kết thành phần dân tộc trên địa
bàn tỉnh như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BẢN ĐỒ ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN CÓ NGƯỜI CAO LAN SINH SỐNG Ở
TUYÊN QUANG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Bảng 1.1 THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TUYÊN QUANG
STT
Dân tộc
Số dân
(nghìn người)
Tỷ lệ (%)
Ghi
chú
1
Kinh
326.033
44,82
2
Tày
172.136
23,66
3
Dao
77.015
10,59
4
Cao Lan
54.095
7,43
5
Mông
14.658
2,01
6
Nùng
12.891
1,77
7
Sán Dìu
11.007
1,52
8
Các dân tộc khác
59.670
8,2
( Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2009 )
Người Cao Lan sinh sống chủ yếu ở vùng Đông Bắc nước ta như: Tuyên
Quang (54.095 người ); Thái Nguyên ( 29.229 người ); Bắc Giang ( 23.872
người); Quảng Ninh ( 11.766 người ); Yên Bái ( 7.665 người ); Cao Bằng (
6.051 người ). Tại Tuyên Quang người Cao Lan cư trú ở 37 xã thuộc phía tây
nam của các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và một bộ phận ở ven
Thành phố Tuyên Quang.
Bảng 1.2 THỐNG KÊ VỀ TỘC NGƯỜI CAO LAN Ở CÁC HUYỆN
STT
Tên huyện
Tổng dân số
Số dân (nghìn
người)
Tỷ lệ
(%)
Ghi
chú
1
Yên Sơn
167.000
31.025
18,58
2
Sơn Dương
179.846
17.893
9,95
3
Hàm Yên
109.000
3.781
3,47
4
TP T.Quang
110.119
946
0,86
(số liệu thống kê của các huyện năm 2009)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Mức độ tập trung sinh sống của dân tộc Cao Lan ở các huyện là không
đều nhau, họ sống chủ yếu ở 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương.
Về nguồn gốc của dân tộc Cao Lan, tư liệu cho biết sớm nhất là: “Kiến văn
tiểu lục” của Lê Quý Đôn. Khi viết về xứ Tuyên Quang, trong phần các giống
người, ông cho thấy Cao Lan và Sơn Tử là 2 trong 7 chủng tộc Man: Sơn Trang,
Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán Văn và Bảo Toàn.
Trong “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, xuất
bản năm 1997, Sơn Tử, Cao Lan đều được coi như những nhóm Mán khác.
Trong một số tư liệu khác như: “Phong thổ kí Tuyên Quang, Vĩnh Yên,
Thái Nguyên” đều coi Cao Lan là Mán như: Mán sơn đầu, Mán quần đen,
Mán quần trắng, Mán đại bản, Mán tiểu bản
Một số tác giả nước ngoài cũng có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá về
nguồn gốc của người Cao Lan. Ví dụ, trong “Giản chí người Mán Cao Lan”
A.Bonifacy người Pháp, xuất bản năm 1905 viết: Cao Lan vào nhóm Mán và
coi Cao Lan như một ngành của Mán gọi là Mán Cao Lan. Tên tự gọi là Cao
Lan hay Sơn Tử. Viết về nguồn gốc của người Cao Lan, A.Bonifacy đã ghi lại
như sau:
Khởi thủy, nước và đất đều không có nhưng đất và nước không rời
nhau, dẫu vậy đã có Bàn Vương biết con đường thẳng. Bàn Vương xuống
biển mượn và mang một con kì lân lên trời. Bằng hơi thở, ông đã làm ra 9 mặt
trời bao quanh mặt đất, về sau Thích Ca tiêu diệt 7 mặt trời đủ để chiếu sáng
mặt đất nhưng không đốt cháy. Năm Vĩnh Trinh thứ 3, nạn hồng thủy ngập
trái đất, chỉ còn lại núi Côn Lôn nước không ngập đến, cây cối, người và vạn
vật đều chết hết chỉ còn lại Phục Hy và cô em gái còn sống sót trong vỏ quả
bầu, trốn lên núi này. Họ đi, đi mãi không tìm thấy người nào. Khi rùa đen
hiện lên, bảo họ phải lấy nhau, hai người đánh chết con rùa và cắt thành từng
mảnh, con rùa vẫn không chết và tiếp tục khuyên bảo họ, họ không nghe và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
tiếp tục đi, đi mãi. Lúc bấy giờ, có một cây hiện lên bảo họ phải lấy nhau, họ
lấy dao chặt cây đốt thành hai đống lửa, khói của hai đống lửa bay lên trên
mặt sông gặp nhau quấn quýt lấy nhau tạo thành hình trôn ốc. Từ đó hai
người hiểu ngay rằng trời đã cho phép họ lấy nhau, sau một đêm người con
gái có mang, sau 10 tháng trên đỉnh núi Côn Lôn cô gái đẻ ra một khối thịt
hình mai rùa, khối thịt được phân thành 300 mảnh và trở thành các họ của loài
người, có 50 mảnh trở thành các dòng họ chúa đất và thần thánh. Vậy, nên
các vua chúa, thần thánh đều có cùng một nguồn gốc. Nhưng về sau có nhiều
đàn ông hơn đàn bà, họ không có quần áo, không có thắt lưng, không biết làm
nhà, gieo hạt. Họ ăn sống nuốt tươi, không học hành gì, họ giao cấu bừa bãi
với cả người thân thuộc. Rồi Phục Hy trở lại trái đất, dạy họ biết mặc quần áo,
Lỗ Ban dạy họ làm nhà, Ngọc Hoàng dạy họ dùng lửa, Thần Nông dạy họ cày
ruộng làm nương, Bàn Cổ cấp cho họ các giống lúa. Bàn Cổ có 2 con trai và
12 con gái, người con trai cả là tổ tiên của người Hán, con trai thứ là tổ tiên
của người Kinh, còn 12 người con gái nhà vua không thể gả hết chồng được;
Một trong số các cô con gái đó đã được gả lấy chồng chó, đây chính là tổ tiên
của người Cao Lan, cho nên phụ nữ mặc áo thân hình thang trên bả vai, tượng
trưng cho những vết chó cắn, dưới cánh tay khâu những miếng vải xanh trắng
tượng trưng cho những vết chân chó. Những người Khạ ở Lào đến Hà Nội dự
Đấu xảo, năm 1902 cũng có những bộ trang phục giống như trang phục nữ
của người Cao Lan và họ cắt nghĩa nguyên nhân của bộ trang trí bằng những
lí do tương tự.
Căn cứ vào nội dung ghi chép trong gia phả của các dòng họ lớn người
Cao Lan như Hoàng; Âu; Tiêu; Trần; Lâm;Vi; Phương, tổ tiên của người Cao
Lan trước đây ở vùng phía Tây Hương Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời
Minh do chiến tranh loạn lạc họ rời bỏ quê hương đi đến Quảng Tây, từ Nam
Ninh đi vào Việt Nam. Họ đến sinh cơ lập nghiệp ở Yên Sơn, Sơn Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
(Tuyên Quang), từ năm Giáp Thân năm 1705 đến năm Ất Dậu 1706. Như
vậy, cách đây hơn 300 năm các cụ tổ của các dòng họ nói trên đã đến nơi đây
sinh sống. Theo sử thi của người Dao quần trắng cho thấy họ có một sự
nghiệp chung với người Cao Lan ở một thời kì xa xưa hơn những điều đã nói
trên đây. Có những nơi khi người Cao Lan đến sinh sống và định cư (xã Kim
Phú, huyện Yên Sơn), họ thường gọi mình với cái tên khác là người Sán Chấy
– theo âm hán là Sơn Tử (người ở rừng), họ cũng gọi mình là Trại Cao để
phân biệt với người Sán Dìu (Trại Đất) đây là cách gọi dựa trên sự phân biệt
về nhà cửa. Trại Cao tức là dân tộc Trại ở nhà sàn, còn Trại Đất tức là dân tộc
Trại ở nhà đất [ 7, tr. 11-12].
Tiếng nói người Cao Lan dùng thường ngày có nhiều đặc điểm giống
với tiếng Tày – Nùng, những thanh niên nam nữ hát “sình ca” ( xướng ca)
với nhau lại bằng tiếng dân tộc Sán Chỉ, cho nên người ta gọi dân tộc Cao
Lan là dân tộc có hai ngôn ngữ, ngôn ngữ dùng hằng ngày và ngôn ngữ văn
học. Có thể từ thời xa xưa người Cao Lan và người Sán Chỉ có chung một
nguồn gốc, một dân tộc. Vì họ có tên gọi, ca hát giống nhau, sự kiêng kị,
phong tục tập quán nói chung đều giống nhau, nhưng tách ra thành hai dân
tộc. Một bộ phận tách ra chịu ảnh hưởng của tiếng Tày – Nùng mà sau này
gọi là Cao Lan, còn một bộ phận khác tách ra chịu ảnh hưởng của tiếng Hán
sau này gọi là Sán Chí, điều này cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa.
Về tiếng nói của người Cao Lan, theo Bonifacy, sở dĩ Cao Lan là người
Mán lại nói tiếng Tày là do họ quên tiếng nói của dân tộc mình và vay mượn
tiếng của dân tộc láng giềng. Chúng ta có thể nói rằng, người Cao Lan ở các
huyện trong tỉnh Tuyên Quang nói tiếng Tày, người ta gọi là Cao Lan hay Sán
Chay, Sơn Tử đều được, không phân biệt Cao Lan với Sán Chay hay Sơn Tử.
Dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu những nguồn tư liệu khác nhau, nhìn
chung các tác giả thời phong kiến cũng như thời thuộc Pháp đều cho Cao Lan,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Sán Chí thuộc nhóm Mán (Dao). Sau này cho tới những năm của thập niên
50, 60 và đầu 70 của thế kỉ trước một số tác giả như Bùi Đình, Nguyễn Chắc
Dĩ vẫn dựa vào những ghi chép trên mà cho rằng: Cao Lan cũng là Mán như
các nhóm Mán khác, song về sau đã phân chia thành một dân tộc riêng gọi là
Cao Lan. Đến nay nhiều người đều thống nhất gọi Cao Lan là một dân tộc.
Dân tộc Cao Lan đến nay đã được khẳng định về nguồn gốc của họ là
ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc vào cuối đời Minh, đầu
đời nhàThanh (khoảng những năm 1640 – 1660), những thiết chế cai trị khắc
nghiệt của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã làm cho đời sống của nhân
dân hết sức cực khổ, giặc giã liên miên, họ phải đứng lên đấu tranh chống lại
triều đình phong kiến. Những cuộc nổi dậy khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại,
một bộ phận dân tình hoảng sợ phải đi di cư, một nhóm sang Việt Nam cư trú
và định cư lâu dài cho tới ngày nay[14, tr. 11].
Như vậy, thời điểm tộc người Cao Lan di cư sang Việt Nam là vào
khoảng những năm cuối của thế kỉ XVII nửa đầu thế kỉ thứ XVIII cách ngày
nay khoảng 300 – 400 năm. Họ di cư nhiều nhóm, nhiều đợt bằng nhiều con
đường khác nhau và đến nhiều nơi trên đất nước ta như Lạng Sơn, Hải Phòng,
Phú Thọ, Thái Nguyên Ở Tuyên Quang theo một số gia phả của một số dòng
họ thì được biết người Cao Lan đến Tuyên Quang đã rất lâu rồi. Trong dịp đi
khảo sát thực tế ở thôn Giếng Tanh (xã Kim Phú, Yên Sơn, Tuyên Quang),
theo một số gia phả của dòng họ Hoàng, người Cao Lan đến sinh sống ở vùng
này được khoảng hơn 100 năm. Trong đó, họ Tiêu và họ Hoàng đã đến vùng
này khai phá đầu tiên. Ngày đầu khai phá lập làng vùng này chỉ có khoảng 5 –
6 mái nhà, dần dần đồng bào Cao Lan kéo về quần tụ đông hơn và trở thành
một làng, một bản nhỏ mà theo tiếng Cao Lan gọi là “Bán”[14, tr. 11-12 ].
Hiện nay, các nhóm người Cao Lan ở các vùng như Sơn Dương, Yên
Sơn (Tuyên Quang), Đoan Hùng, Phù Ninh (Phú Thọ), Yên Bình (Yên Bái),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và một số vùng khác hiện đang sinh sống ổn định. Do
những biến cố của lịch sử các nhóm người này đã sống định canh, định cư lâu
dài. Đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày một được nâng cao theo trào
lưu chung của các dân tộc khác trong vùng, mỗi khi đến các dịp lễ hội, ngày tết
những nhóm người Cao Lan này lại tập trung lại với nhau trong các điệu hát
“sình ca”, các điệu múa, thể hiện rõ bản sắc truyền lâu đời của dân tộc mình.
Người Cao Lan có truyền thống ở nhà sàn, nhưng ngôi nhà được xây
dựng khá công phu thể hiện cho tín ngưỡng của dân tộc và cũng thuận tiện
cho việc sinh hoạt gia đình. Trong cách ăn mặc của họ cũng rất đơn giản với
bộ trang phục truyền thống thường ngày của người phụ nữ là chiếc váy chàm,
có cuốn xà cạp đến bắp chân, trên cũng là chiếc áo màu chàm, đầu thường đội
một chiếc khăn bằng vải tự dệt màu chàm, người phụ nữ thường dùng chiếc
dây của bao dao để thay cho dây thắt lưng và gọi là “ Sali lịn”. Trang phục
nam giới khá đơn giản với màu chàm. Nhìn chung, trang phục thường ngày
của người Cao Lan được cắt may hết sức đơn giản, màu sắc dản dị, khác hẳn
với trang phục của một số dân tộc như Mông, Dao với màu sắc sặc sỡ. Đặc
biệt, các cô gái Cao Lan còn có bộ trang phục giành riêng cho ngày cưới gọi
là “Pù đăn đinh”. Trước kia mỗi cô gái thường có hai bộ áo cưới, một bộ có
thể mặc đến khi rách, còn một bộ được cất giữ cẩn thận để đến khi chết người
ta sẽ mặc cho họ khi khâm liệm. Đây là một ý niệm đẹp của người Cao Lan
bởi họ quan niệm rằng quãng đời đẹp nhất của người phụ nữ là lúc đi lấy
chồng và họ sẽ đẹp mãi như thế cho tới lúc từ giã cõi đời. Chiếc áo uyên ương
thường có trang trí hoa văn ở lưng áo, hoa văn chủ yếu thường là ngôi sao tám
cánh. Họ còn có một số trang sức đi kèm như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai.
Ngày nay, để tiện lợi họ ăn vận chủ yếu theo lối Âu phục, trang phục truyền
thống ít được sử dụng, nhất là trang phục lễ hội đến nay thì không mấy người
còn biết đến nữa, nó đang ngày bị mai một đi[7,tr. 12-13 ].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Bữa ăn chính của người Cao Lan chủ yếu là cơm với các loại rau, thực
phẩm của họ có thể là cá, tôm, thịt thú rừng. Trong các dịp tết, họ có làm các
loại bánh như bánh dày, bánh vắt vai, các loại xôi và món bún chua…Đồ
uống ngày thường của họ là nước đun sôi hoặc nước chè tươi, các dịp lễ tết,
hội họp thì họ uống rượu do mình tự nấu từ gạo, ngô, sắn. Đàn ông thì thường
hút thuốc lá do tự trồng lấy hoặc hút thuốc lào….
Tuy nhiên, do nhịp sống phát triển không ngừng của xã hội, đất nước,
điều đáng lo ngại là việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
của cộng đồng dân tộc Cao Lan ngày càng bị mai một, với sự xâm lấn của các
dạng thức văn hóa hiện đại hoặc của các dân tộc khác lấn át, cách ăn mặc,
tiếng nói, lời hát dân ca, điệu vũ dân bị các thế hệ sau dần dần quên lãng.
Tiểu kết chương 1: Có thể nói, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của
tỉnh Tuyên Quang khá thuận lợi cho việc sinh sống và phát triển cho đồng bào
các dân tộc ở nơi đây. Một vị trí tiếp giáp với nhiều tỉnh, có mức độ phát triển
nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội là điều kiện để tiếp thu, giao lưu học hỏi
kinh nghiệm cùng phát triển. Nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú, dồi
dào đảm bảo cho phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau, đây là cơ sở ban
đầu để tập trung dân cư, thu hút nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh.
Chính sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên làm cho dân cư tập trung sinh
sống ngày cành nhiều, có rất nhiều các dân tộc đã sống và làm ăn nơi đây, đặc
biệt là các dân tộc thiểu số. Một trong số nhiều dân tộc đến đây định cư trong
đó có đồng bào dân tộc Cao Lan. Cho dù họ di cư từ Trung Quốc sang đây từ
khá muộn, so với các đồng bào dân tộc thiểu số khác, song khi người Cao Lan
xuất hiện và sinh sống tập trung ở nơi đây, họ đã mang theo lịch sử và lối
sống riêng của dân tộc mình. Họ có một thiết chế chính trị, xã hội riêng và
một nền văn hóa truyền thống rất độc đáo, nhưng cũng rất phong phú, đa
dạng. Điều này được thể hiện qua đời sống sinh hoạt hàng ngày, đan xen và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
hòa vào cùng lối sống chung của cộng đồng các dân tộc tỉnh Tuyên Quang,
tạo lên bức tranh đời sống hết sức sinh động, pha nhiều màu sắc truyền thống
của các dân tộc. Trong đó, đặc biệt là của đồng bào dân tộc thiểu số, mà
người Cao Lan là một ví dụ cụ thể.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì các giá trị của đời sống luôn
được chân trọng và khẳng định, điều chân trọng nhất đối với mỗi một dân tộc,
tộc người đó chính là bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Đối với người
Cao Lan ngoài việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng thôn, bản, dòng họ, gia đình
thì họ cũng có một thiết chế chính trị riêng độc đáo, phù hợp với từng thời kì
lịch sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Chương 2
THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
2.1 Thiết chế chính trị
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Cao Lan cũng như các
dân tộc thiểu số khác ở Tuyên Quang đã tồn tại thiết chế chính trị mang nhiều
nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo nhưng về bản chất thì vẫn được gọi bằng cái
tên chung là chế độ thổ ty. Chế độ thổ ty là một trong những chính sách đối
với vùng dân tộc thiểu số của triều đình phong kiến Việt Nam.
Người Cao Lan ở Tuyên Quang sống trong các thôn, bản về bản chất là
các công xã nông thôn. Cư dân được chia thành các bậc theo quyền lợi và
nghĩa vụ khác nhau:
- Thứ nhất là chức sắc, bao gồm những người từ 50 tuổi trở lên đã thi đỗ tú
tài hoặc là khán thủ, thầy cúng, lão hạng.
- Thứ hai là dân thường, bao gồm những người từ 16 tuổi trở lên đến 49 tuổi,
có nghĩa vụ gánh vác sưu thuế và các công việc chung nặng nhọc trong làng.
- Thứ ba là trẻ em, bao gồm những trẻ nhỏ từ lọt lòng đến khi 16 tuổi, không
được tham dự các hoạt động chủ yếu của thôn, bản.
Về tổ chức bộ máy chính trị của người Cao Lan, ngay từ khi họ di cư
vào Tuyên Quang, cùng với quá trình sinh sống và sản xuất, họ cũng hình
thành một thiết chế chính trị riêng. Mỗi thôn, bản thường có một người đứng
đầu do nhân dân tự nguyện bầu ra đó là Khán thủ (hay chủ làng), để điều
hành, đôn đốc mọi công việc của thôn, bản, kể từ việc lao động sản xuất, cho
đến sinh hoạt lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng. Việc bầu ra người chăm lo cho đời
sống của nhân dân hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ vì thế
trong mọi hoạt động của làng, xã mọi thành viên đều có trách nhiệm và thực