Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Vai trò của báo điện tử trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VĂN HẢI

VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC
CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VĂN HẢI

VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC
CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học
Chuyên ngành: Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa


Mã số: 8310201

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG NGỌC VĨNH

HÀ NỘI - 2019


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn cao học

Hà Nôi, ngày

tháng

năm 2019

CHủ TịCH HộI ĐồNG


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Lương Ngọc Vĩnh, Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
Các số liệu, trích dẫn đều rõ nguồn và trung thực. Các kết quả nghiên
cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả

NGUYỄN VĂN HẢI


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài “Vai trò của báo điện tử
trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện
nay” tác giả luận văn trân trọng cảm ơn các thầy, cơ giáo trong Học viện Báo
chí và Tuyên truyền và Khoa Tuyên truyềnđã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hồn thành Luận văn
thạc sĩ.
Tác giả trân trọng cảm ơnTS. Lương Ngọc Vĩnh - Người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành
Luận văn.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo các cơ quan báo chí đã nhiệt tình hỗ trợ,
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát, nghiên cứu đề tài và hoàn
thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích
tác giả trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả

NGUYỄN VĂN HẢI



DANH MụC BảNG,BIểU Đồ
BảNG
Bảng 2.1. Số lượng bài viết đấu tranh phản bác về thông tin sai trái, thù địch
về dự án Luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt ............................. 39
Bảng 2.2. Số lượng bài viết đấu tranh phản biện về thông tin sai trái, thù địch
liên quan đến Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương tập trung
bàn về công tác quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ Đại hội XIII ........... 43
Bảng 2.3. Số lượng bài viết đấu tranh phản biện liên quan đến cơng cuộc đấu
tranh, phịng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta ................ 46

BIểU Đồ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ bài viết đấu tranh phản biện về thông tin sai trái, thù địch về
dự án Luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt .................................. 39
Biểu đồ 2.2.Tỷ lệ bài viết đấu tranh phản biện về thông tin sai trái, thù địch
liên quan đến Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương tập trung
bàn về công tác quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ Đại hội XIII ........... 44
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ bài viết đấu tranh phản biện liên quan đến cơng cuộc đấu
tranh, phịng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta ................ 46


MụC LụC
MỞ ĐẨU ....................................................................................................... 1
Chương 1:VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG ĐẤU TRANH PHẢN
BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN .................................................................................................. 9
1.1. Báo điện tử và quan điểm sai trái, thù địch .................................... 9
1.2. Vai trò của báo điện tử trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch ....................................................................................... 20
1.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của báo điện tử trong đấu tranh,

phản bác các quan điểm sai trái, thù địch............................................ 30
Chương 2:VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG ĐẤU TRANH,
PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA..................................... 34
2.1. Tổng quan tình hình phát triển của báo điện tử ở Việt Nam......... 34
2.2. Vai trò của báo điện tử trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch - Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân .......................................... 38
2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của báo điện tử
trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch .................. 74
Chương 3:QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
BÁO ĐIỆN TỬ TRONG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM
SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI ....................... 79
3.1. Quan điểm về phát huy vai trò của báo điện tử trong đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch............................................ 79
3.2. Giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của báo điện tử trong đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái thù địch ở Việt Nam trong thời gian tới ............ 85
KẾT LUẬN ............................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 105
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... 109


1

MỞ ĐẨU

1. Lý do chọn đề tài
Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng là cơng cụ, phương tiện, vũ
khí sắc bén của một giai cấp, một chế độ chính trị để truyền bá tư tưởng, bảo vệ
lợi ích và duy trì địa vị thống trị của mình trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Báo chí là phương tiện thơng tin, phản ánh, bình luận, giải thích một cách
nhanh chóng, hiệu quả và rộng rãi cho cơng chúng về tất cả các hiện tượng, quá

trình, nhân vật…xảy ra trong xã hội, hàng ngày. Báo chí là cơng cụ tạo dựng và
định hướng dư luận xã hội một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất và có vai trị
giám sát và phản biện xã hội, tích cực đóng góp ý kiến để các nhà hoạch định
chính sách đưa ra những quyết sách đúng đắn, cũng như giám sát việc đưa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.
Trong những năm qua, báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng đã có
sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, từng bước đổi mới để
thích ứng với xu thế phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện
đại. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo điện
tử đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cơng cuộc đổi
mới đất nước; trở thành lực lượng hùng hậu, thông tin nhanh nhạy, toàn diện
về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc
tế; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn
của nhân dân.
Thực hiện tốt chức năng tư tưởng, báo điện tử nước ta đã chủ động, tích
cực và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc truyền bá, bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Bên cạnh
khẳng định những thành tựu to lớn, toàn diện của sự nghiệp đổi mới đất nước
do Đảng lãnh đạo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an


2

ninh và đối ngoại, báo điện tử còn đi đầu trong đấu tranh với những hành vi vi
phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, tệ nạn xã hội…Qua đó, góp phần
quan trọng vào cơng tác tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về
xây dựng Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Có thể khẳng định rằng, báo điện tử đã quan tâm, xử lý tốt mối quan hệ giữa
tính định hướng chính trị, tư tưởng và việc đáp ứng nhu cầu thông tin của

công chúng; phát huy được vai trị, vị thế trong việc thơng tin, tuyên truyền,
định hướng tư tưởng, dư luận xã hội.
Trong công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, báo
điện tử cũng đóng vai trị hết sức quan trọng.Báo điện tử là lực lượng nòng
cốt, chủ lực của báo chí; là cơng cụ, phương tiện, vũ khí sắc bén để tuyên
truyền, đấu tranh, phản bác, đáp trả mạnh mẽ với những luận điệu sai trái,
xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, phản động; là lực lượng xung kích
đi đầu, đấu tranh trực diện và là diễn đàn huy động được đông đảo lực lượng
tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong thời gian qua, công tác đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các báo điện tử còn chưa thực
sự chủ động, nhạy bén, sắc sảo. Một số sự việc bị kẻ xấu lợi dụng, lan truyền
nhưng chưa được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hình thức tiến hành chủ yếu
vẫn là chia sẻ các bài viết có sẵn, trong khi đó chưa có nhiều bài viết có chiều
sâu về lý luận và thực tiễn để đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái,
thù địch nên tính định hướng và sức lan tỏa khơng cao. Đáng chú ý là một số
nhà báo và cơ quan báo chí có biểu hiện thờ ơ chính trị, thiếu quan tâm đến
những vấn đề lớn, những sự kiện quan trọng của đất nước; chưa thực sự đặt
lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu; thông tin sai sự thật, thiếu nhạy bén
chính trị, lộ lọt bí mật nhà nước để các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi
dụng chống phá; tung ra các quan điểm sai trái, thù địch, luận điệu xuyên tạc,
hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của


3

Đảng, phê phán chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; phủ nhận lịch sử và thành quả cách mạng, kích động tư tưởng “ly
khai, tự trị”, đòi “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”. Những quan điểm sai trái,
thù địch đó đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta mất phương hướng

về chính trị, tư tưởng,tạo điều kiện cho các thế lực thù địch dễ dàng thực hiện
chiến lược “diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ.
Trong thời gian tới, các thế lực thù địch sẽ triệt để lợi dụng internet,
không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta;
triệt để lợi dụng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta chủ động đấu tranh
phịng chống suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã hội để bóp méo, bịa
đặt với mục đích cản trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới.
Do vậy, để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng
thìvấn đề cấp thiết đặt ralà phải phát huy vai trò của báo điện tử trong đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Vai trò của báo điện
tử trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện
nay” làm luận văn thạc sỹ, ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt
động tư tưởng – văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
Hồng Hải Yến (2011), Đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” trên lĩnh
vực tư tưởng - văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang hiện
nay. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng đấu tranh chống “diễn
biến hồ bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của các thế lực thù địch, đề tài đề
xuất một số giải pháp đấu tranh chống “diễn biến hồ bình” trên lĩnh vực tư tưởng
- văn hoá đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang hiện nay.


4

Hồng Kim Huệ (2012), Giáo dục ý thức chính trị, tạo “sức đề kháng”
của sinh viên đối với các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet hiện

nay. Luận văn đưa ra những khái niệm, quan niệm cơ bản về ý thức chính trị,
giáo dục ý thức chính trị, tạo sức đề kháng của sinh viên đối với các quan
điểm sai trái, thù địch. Chỉ ra phương thức, thủ đoạn truyền bá những quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng internet và tác động của quan điểm sai trái,
thù địch với sinh viên hiện nay. Phân tích, luận giải, chỉ ra thực trạng cơng tác
giáo dục ý thức chính trị, tạo sức đề kháng cho sinh viên trước những quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng internet hiện nay. Trên cơ sở thực trạng, đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giáo dục ý
thức chính trị, tạo sức đề kháng của sinh viên đối với các quan điểm sai trái,
thù địch trên mạng internet hiện nay.
Nguyễn Văn Thông (2013), Đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hồ
bình” của các thế lực thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Luận văn Làm rõ các khái niệm, bản chất, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn
biến hồ bình" và “diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực
tư tưởng chính trị; đánh giá thực trạng đấu tranh, chỉ rõ nguyên nhân những
thành công, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong đấu tranh
chống âm mưu “diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch; đề xuất một số
giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hồ bình" của các thế lực
thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Nguyễn Hạnh Nguyên (2013), Báo Đảng với việc đấu tranh chống luận
điệu sai trái, thù địch. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực
tiễn về báo chí đấu tranh chống luận điệu sai trái, thù địch; làm rõ thực trạng
báo Đảng với việc đấu tranh chống luận điệu sai trái, thù địch qua khảo sát
các báo Báo Nhân dân, báo Hà NộiMới, Tạp chí Cộng sản và Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ ra những thành công, ưu điểm và những hạn
chế, nhược điểm của báo Đảng trong việc đấu tranh chống luận điệu sai trái,


5


thù địch; nêu các vấn đề đặt ra về báo Đảng với công tác đấu tranh chống luận
điệu sai trái, thù địch; đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả báo chí đấu tranh chống luận điệu sai trái, thù địch đối với các báo trong
diện khảo sát nói riêng và đối với các cơ quan báo chí ở Việt Nam nói chung.
Huỳnh Thị Thanh Tú (2014),Cơng tác tun truyền chống “diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh
Bình Phước hiện nay. Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
về cơng tác tun truyền chống “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch
đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, khảo sát, đánh giá thực
trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp góp phần tăng cường cơng tác
tun truyền chống “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch đối với đồng
bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Thị Mai Hương (2016), Báo quân đội nhân dân với cuộc đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay (khảo sát năm 2015).
Trên cơ sở khái lược những vấn đềlý thuyết cơ bản về đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch trên báo chí, luận văn khảo sát, phân tích thực trạng
đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch của báo Quân đội nhân dân
trong năm 2015, luận văn rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành
công, hạn chế, từ đó, tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên báo Quân đội nhân
dân hiện nay.
Hoàng Văn Vân (2018), Giải pháp đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, thù địch trên internet và mạng xã hội trong quân đội hiện nay, Tạp chí
Cộng sản. Bài viết nhận định sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng
dụng trên không gian mạng đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội; internet và
mạng xã hội có tầm ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến người dân Việt
Nam, trong đó có cán bộ, đảng viên, nhân viên, hạ sỹ quan, binh sỹ trong
quân đội. Các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng sự phát triển của internet,



6

mạng xã hội để tăng cường hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước,
quân đội...
Quốc An (2019), Tăng cường công tác phịng, chống quan điểm sai trái,
thù địch trong tình hình hiện nay, Tạp chí Tun giáo. Bài viết khẳng định dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta và với những thành tựu đã đạt được
trong công tác này những năm qua, chúng ta tin tưởng rằng, những năm tới,
nước ta sẽ thực hiện thành công công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu
tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, thù địch đối
với đất nước.
Đỗ Duy Ánh (2019), Góp phần đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên Internet,mạng xã hội, Tạp
chí Quốc phịng Tồn dân. Theo tác giả bài viết, Nghị quyết 35-NQ/TW, ngày
22-10-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) xác định: “Bảo vệ vững chắc nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai
trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống cịn của cơng tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tồn Đảng, tồn
qn, tồn dân”. Để làm được điều đó, việc đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trên môi trường internet và mạng xã hội là một giải pháp
quan trọng.
Tuy nhiên hiện nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu về
vai trị của báo điện tử trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của
báo điện tử trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đề xuất
quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của báo điện tử trong đấu tranh, phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam trong thời gian tới.



7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của báo điện tử trong đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng vai trò của báo điện tử và những vấn đề đặt ra đối
với việc phát huy vai trò của báo điện tử trong đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo điện tử
trong công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam
trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Vai trò của báo điện tử trong đấu tranh, phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn,
luận văn chỉ khảo sát trên 4 tờ báo: Vietnamnet, Vnexpress, Báo Đầu tư, Báo
Công an nhân dân điện tử. Thời gian từ năm 2015 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa kết
quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: lôgic - lịch sử; phân
tích - tổng hợp; nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm phong phú
thêm cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai


8

trái, thù địch ở Việt Nam.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy
về đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địchtrong các trường chính trị
tỉnh, thành phố, các trung tâm chính trị quận, huyện, các trường Cơng an nhân
dân, Quân đội nhân dân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.


9

Chương 1
VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC
CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

1.1. Báo điện tử và quan điểm sai trái, thù địch
1.1.1. Báo chí và báo điện tử
1.1.1.1.Báo chí
Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về báo chí tùy theo cách
tiếp cận khác nhau.Theo quan điểm của các học giả phương Tây, báo chí là
phương tiện giao tiếp xã hội, là nguồn cung cấp thông tin cho nhân loại,
không phụ thuộc vào bất cứ lực lượng chính trị nào, do đó báo chí truyền tải

bất cứ thơng tin gì mà xã hội có nhu cầu, được đơng đảo độc giả chấp nhận.
Có quan điểm cho rằng báo chí là cơng cụ tư tưởng của một chính đảng, một
lực lượng chính trị. Theo quan điểm này, báo chí được coi là cơng cụ để tun
truyền quan điểm, tư tưởng, chính trị của các giai cấp, các tổ chức chính trị
đối lập trong xã hội. Báo chí là sản phẩm thuộc kiến trúc thượng tầng, nó ra
đời và phát triển do nhu cầu thông tin của xã hội. Vì thế, một mặt báo chí
được sử dụng như một phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân,
mặt khác nó trở thành diễn đàn của mọi người về các lĩnh vực của đời
sống.Khơng có một đảng phái, tổ chức, lực lượng kinh tế xã hội nào không sử
dụng báo chí với tư cách như một phương tiện thơng tin để phục vụ các mục
tiêu của mình.
Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam:“Báo chí là tiếng nói của Đảng, vừa là diễn đàn của nhân dân lao
động”[7,tr2]. Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 2016: “Báo chí là sản phẩm
thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội, thể hiện bằng chữ viết,
hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn


10

đến đơng đảo cơng chúng thơng qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình,
báo điện tử”.
Báochí gồm các loại hình: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Trong
đó:Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng
phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, bao gồm báo in, tạp chí in; Báo nói
là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng
trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau; Báo hình là loại
hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ
viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ
khác nhau; Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm

thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử và tạp chí
điện tử[34].
1.1.1.2. Báo điện tử
- Khái niệm
Trên thế giới người ta sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ loại
hình báo chí hoạt động trên mơi trường mạng internet như: online newpaper
(báo chí trên mạng/trực tuyến), e-journal (Electronic journal- báo chí điện tử),
e-zine (Electronic magazine- tạp chí điện tử),…
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng
hạn báo Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Thanh niên điện tử,… ngồi ra
cịn nhiều tên gọi khác như: báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến, báo
mạng điện tử,…
Theo Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính
phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên
mạng, báo điện tử là một trong 5 loại của trang tin điện tử, gồm: Báo điện tử,
Trang thông tin điện tử tổng hợp, Trang thông tin điện tử nội bộ, Trang thông
tin điện tử cá nhân và Trang thông tin điện tử ứng dụng chun ngành.
Báo điện tử là một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp thơng


11

tin sống động bằng chữ viết và âm thanh chỉ trong vài phút đến vài giây, với
số trang không hạn chế. Báo điện tử là hình thức báo chí được khai sinh ra từ
sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố cơng
nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông
tin dựa trên nền tảng mạng Internet tồn cầu
Theo Điều 3, Luật báo chí 2016 thì báo điện tử là loại hình báo chí sử
dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên mơi trường mạng,
gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

Như vậy, ở Việt Nam có ít nhất bốn khái niệm được dùng thông dụng
là: báo điện tử, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo Internet. Việc phân tích
và sử dụng các khái niệm này gắn với nhận thức và tư duy tổ chức, tư duy tác
nghiệp loại hình báo chí này. Trong luận văn này, tác giả quan niệm: Báo điện
tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của mộttrang web,
phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thơng tin một cách
nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.
- Phân biệt báo điện tử và một số khái niệm có liên quan
Theo Luật báo chí 2016, báo điện tử là thuật ngữ mô tả không đầy đủ
và có phần thiếu chính xác khi vẫn giữ quan điểm về tính “định kỳ” của báo
chí cũ. Ngồi ra, trước đây đã có thời gian chúng ta đã sử dụng thuật ngữ báo
điện tử để chỉ phát thanh và truyền hình nên gây ra sự hiểu lầm và tranh cãi
trong xã hội. Ngoài ra cùng xuất hiện đồng thời với q trình phát triển của
báo chí gắn với sự phát triển của mạng internet toàn cầu cũng xuất hiện một
số loại hình được gọi bằng các thuật ngữ khác như:
Một là, thông tin điện tử trên internet là thông tin được sản xuất trên
nền tảng internet
Hai là, trang thông tin điện tử trên internet là Web cung cấp thông tin
điện tử trên internet trên nền tảng internet
Ba là, trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính


12

chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp
trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn
nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ.
Bốn là, trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá
nhân thiết lập để cung cấp, trao đổi thông tin về các sự kiện, các vấn đề, quá

trình xã hội trên quan điểm cá nhân.
Năm là, cổng thông tin điện tử là điểm try cập tập trung và duy nhất;
tích hợp các kênh thơng tin dịch vụ, ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống
phần mềm được phát triển dựa trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi, thực
hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện
cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống
nhất trên nền tảng web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.
- Ưu thế của báo điện tử
Một là, tính tức thời và phi định kỳ, cho phép cập nhật thông tin tức
thời, thường xuyên và liên tục.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trị của
mạng tồn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng xâm nhập sự kiện,
nhanh chóng viết bài và gửi về tồ soạn thơng qua hệ thống thư điện tử. Với tốc
độ đường truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc với sự
kiện, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá, hay một cuộc họp báo…
Không chỉ tức thời, báo điện tử cịn cho phép nhà báo thường xun
cập nhật thơng tin. Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí
khác ở chỗ nhà báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải
chờ đến giờ lên khn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí
khác. Chính vì thế mà người ta còn cho báo điện tử một đặc trưng là tính phi
định kì.
Đặc điểm này giúp cho báo điện tử dễ dàng vượt trội hơn so với các


13

loại hình báo chí khác về tốc độ thơng tin, lượng thơng tin, đảm bảo tính thời
sự và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả. Nhiều người tìm đến báo điện tử để cập
nhật thơng tin cũng là vì lí do này.
Hai là, tính tương tác cao.

Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí.
Khi mà mọi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về
thông tin, cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng.
Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng được những người
làm báo lưu tâm. Đối với báo điện tử, nhờ có những đặc trưng nổi trội về
cơng nghệ mà dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại hình
cịn lại.
Khơng dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với tồ soạn, ở báo điện tử,
chúng ta cịn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo,
độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.
Q trình tương tác trên báo điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn
nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng
trên trang báo điện tử đều có mục phản hồi, ngồi ra cịn có rất nhiều kênh
tương tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc giả dễ dàng
đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay
báo giấy.
Ba là, tính đa phương tiện.
Người ta nói báo điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều
công nghệ (multimedia). Trên một tờ báo điện tử, thậm chí ngay trong một tác
phẩm báo điện tử có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.
Khi đọc báo điện tử, độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm
mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in. Đồng thời cũng được trực
quan những hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị
phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian.


14

Sự tích hợp này giúp cho báo điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của
các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Bốn là,khả năng liên kết lớn.
Báo điện tử có khả năng liên kết vơ cùng lớn nhờ vào các siêu liên kết
(hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ…Từ một bài báo, độc giả có thế dễ
dàng tìm kiếm những thông tin liên quan thông qua các liên kết để tìm hiểu
sâu hơn về vấn đề quan tâm.Hoặc từ một trang báo, có thể dễ dàng đi đến các
web liên kết khác chỉ với một thao tác click chuột.Khả năng liên kết của báo
điện tử thật sự mở ra một kho thông tin vô hạn cho độc giả.
Năm là, khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng.
Báo điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với một
lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm dễ dàng
nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khố được đính kèm trên mỗi trang báo
điện tử. Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề… Nếu khơng có
điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo điện tử có thể lưu bài viết lại để đọc
sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hồn
tồn đơn giản. Điều này với truyền hình hay phát thanh là vơ cùng khó.
Sáu là, tính xã hội hố cao, khả năng cá thể hố tốt
Nhờ vào sự phủ sóng của mạng tồn cầu Internet, báo điện tử khơng có
giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có
thể thấy tính xã hội hố rất cao ở loại hình báo chí này.
Tuy nhiên, báo điện tử lại cũng có khả năng cá thể hoá tốt. Điều này
thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hồn tồn khơng phải. Tính cá thể
hố được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo,
bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.
Ngồi ra, báo điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí
thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị sử
dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.


15


1.1.2. Quan điểm sai trái, thù địch và đấu tranh, phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch
1.1.2.1. Quan điểm sai trái, thù địch
- Quan điểm sai trái
Theo Từ điển tiếng Việt thì thuật ngữ “Quan điểm” là điểm xuất phát
quy định hướng suy nghĩ, cách xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào
đó hoặc cách nhìn, cách suy nghĩ; “Sai trái” nghĩa là không đúng, không phù
hợp với lẽ phải. Thể hiện ở việc làm sai trái, hành động sai trái.
Quan điểm sai trái thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội: Khoa
học tự nhiên, khoa học kinh tế, chính trị, xã hội, thẩm mỹ, tơn giáo…
Xét ở khía cạnh tư tưởng chính trị, quan điểm sai trái hay đúng đắn cịn
ln mang tính lịch sử cụ thể. Trong xã hội có giai cấp, quan điểm sai trái
luôn biểu hiện ở hai cấp độ khác nhau và từ chủ thể nhận thức khác nhau;
được thể hiện ở hai cấp độ cơ bản: Quan điểm sai trái và quan điểm thù địch.
Quan điểm sai trái trước hết bản thân của nó đã chứa đựng những quan điểm
không đúng đắn, sai lầm về thực tiễn và khoa học…tính chất của sai trái có
thể do ngun nhân hạn chế về trình độ nhận thức quy định do đó có nơi, có
lúc, chủ thể của nó khơng hồn tồn là những kẻ thù địch.
Như vậy, có thể khẳng định quan điểm sai trái là nhận thức, suy nghĩ,
thái độ... của một cá nhân hay một nhóm xã hội không đúngvới hiện thực
khách quan; với chuẩn mực giá trị của tự nhiên và xã hội, nhất là vấn đề thuộc
về bản chất, những quy luật và tính quy luật của các sự vật, hiện tượng, gắn
với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể.
- Quan điểm thù địch
“Thù địch” theo từ điển tiếng Việt là những kẻ ở phía đối lập, có mối
hận thù một cách sâu sắc; những phần tử thù địch; chống đối lại một cách
quyết liệt vì lẽ sống cịn; thái độ thù địch.
Quan điểm thù địch trước hết bản thân nó đã chứa đựng những quan



16

điểm sai trái, đối lập về lợi ích và lập trường giai cấp và chủ thể của nó
thường là những kẻ đối lập về lậptrường tư tưởng và đối lập về lợi ích giai
cấp, quốc gia dân tộc. Đó là những kẻ thù về tư tưởng trong đấu tranh giai cấp
trên lĩnh vực tư tưởng chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam luôn lấy chuẩn mực là
lợi ích, lập trường của giai cấp cơng nhân để xác định, đánh giá; lợi ích giai
cấp – dân tộc là chuẩn mực thực tiễn để xác định và phê phán các quan điểm
sai trái.
Như vậy, quan điểm thù địch là những quan điểm đối lập về lợi ích và
lập trường giai cấp, đối lập với hệ tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược mục
tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, lợi ích của dân tộc Việt Nam.
- Quan điểm sai trái, thù địch
Thực tiễn chính trị - xã hội Việt Nam, chúng ta thường sử dụng định
ngữ kép “quan điểm sai trái, thù địch” để chỉ các quan điểm đối lập với lập
trường, lợi ích của giai cấp cơng nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc
Việt Nam. Trong trường họp này, thuật ngữ sai trái được sử dụng để nhấn
mạnh tới phương diện phản khoa học, phi thực tiễn của loại quan điểm
trên.Còn thuật ngữ thù địch sử dụng để nhấn mạnh tới sự đối lập với lợi ích,
lập trường giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam.
Khi nhận diện quan điểm sai trái cũng cần phân biệt, không đánh đồng
lập trường tư tưởng chính trị với nhận thức tư tưởng, nhận thức lý luận. Nhiều
khi do nhận thức chưa sâu sắc, tồn diện mà sai lầm về chính trị thì khơng nên
vội chính trị hóa và quy kết là “tự diễn biến”.
Như vậy có thể hiểu trên phạm vi rộng, quan điểm sai trái, thù địch là
những nhận thức, suy nghĩ, thái độ... đối lập với lập trường, lợi ích của hệ
thống chính trị, lợi ích dân tộc và sự ổn định, phát triển của xã hội đó, được
thể hiện bằng phát ngôn, tài liệu...phổ biến qua các kênh dư luận xã hội.



17

Xét phạm vi hẹp, ở Việt Nam, quan điểm sai trái, thù địch có thể hiểu là
những nhận thức, quan điểm đối lập, thù địch hoặc xuyên tạc về bản chất của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; sự ổn định của xã hội và hệ thống chính trị... Các thơng tin, quan
điểm sai trái, thù địch được bộc lộ qua các hành vi tuyên truyền xuyên tạc,
đăng tải thông tin xấu, độc hại; bịa đặt, vu cáo, tung tin sai sự thật, gây hoang
mang, ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội, gây mất ổn định an ninh chính trị,
trật tự, an tồn xã hội của Việt Nam.
- Phân biệt quan điểm sai trái, thù địch với ý kiến khác
Trong nhận thức những vấn đề liên quan đến đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách của Nhà nước, cịn có những ý kiến, quan điểm khác
nhau.Đây là điều tất yếu, bởi nhận thức và đi tới chân lý là một quá trình
xuyên suốt. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ những ý kiến khác với
đường lối, quan điểm của Đảng với những quan điểm sai trái, thù địch. Theo
đó, có thể phân biệt quan điểm sai trái, thù địch và ý kiến khác qua các yếu tố
như sau:
Thứ nhất, về khái niệm:Theo nghĩa rộng: ý kiến khác có thể hiểu là
những nhận thức, suy nghĩ...có một vài điểm khác biệt với lập trường của hệ
thống chính trị, nhưng về căn bản vẫn cùng nền tảng tư tưởng, thừa nhận, ủng
hộ sự tồn tại và lãnh đạo của hệ thống chính trị đó.
Theo nghĩa hẹp, ở Việt Nam, ý kiến khác là những nhận thức, suy nghĩ
có một vài điểm khác biệt với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam, song về cơ bản những nhận thức, suy nghĩ đó vẫn dựa
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thừa nhận, ủng
hộ sự tồn tại và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, về động cơ, mục đích: Quan điểm sai trái, thù địch: Các thế
lực thù địch, phản động và phần tử xấu ln có âm mưu, ý đồ chống đối, tấn
cơng vào nền tảng tư tưởng, vai trò lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ


18

nghĩa nhằm phá hoại tư tưởng, gây tâm lý hoang mang, hỗn loạn trong các
tầng lớp nhân dân. Còn ý kiến khác là phê phán bất cập, yếu kém gay gắt...
nhưng bản chất, động cơ là góp ý, xây dựng.
Thứ ba, về nội dung:Các quan điểm sai trái, thù địch thường nêu các
nội dung phổ biến là: (1) Xuyên tạc bản chất chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp danh dự, uy tín của lãnh đạo Đảng. Đòi từ bỏ lý
tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. (2) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, bới móc khuyết điểm; lợi dụng những sai lầm,
khiếm khuyết của Đảng để cơng kích. Lợi dụng những vấn đề bất cập để phán
xét, quy chụp trách nhiệm cho Đảng. (3) Khoét sâu những tồn tại, hạn chế
trong điều hành đất nước, quản lý kinh tế, xã hội... để hạ uy tín, bơi nhọ lãnh
đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. (4) Tung tin thất thiệt nhằm gây
bất ổn hoặc phức tạp trong dư luận. Còn ý kiến khác: Nội dung thường phản
ánh những khó khăn, tồn tại, bất cập trong quản lý kinh tế và xã hội nhằm góp
ý, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
Thứ tư, về phương pháp, cách thức: Tổ chức, cá nhân thù địch: sử dụng
mọi thủ đoạn để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chủ yếu sử dụng các
trung tâm phá hoại tưởng và các tổ chức phản động bên ngoài kết hợp với số
đối tượng phản động, chống đối trong nước tuyên truyền các thông tin, quan
điểm sai trái, thù địch. Chúng sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã
hội và các dịch vụ tiện ích trên mạng Intenet để tuyên truyền theo chiến dịch
hoặc các vụ việc cụ thể. Còn ý kiến khác: chủ yếu thơng qua các bài viết trên
báo chí trong nước hoặc các trang blog, mạng xã hội cá nhân, có đề tên, tuổi

rõ ràng với mục đích góp ý.
1.1.2.2. Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Hiện nay, trong hệ thống lý luận chưa có một định nghĩa cụ thể, mang
tính chính thống về đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Tuy
nhiên, từ những tiếp cận những nội dung về quan điểm sai trái thù địch đã nêu
ở phần trên, có thể hiểu:Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch


×