Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Báo in với vấn đề xây dựng chính sách công ở việt nam hiện nay (khảo sát các báo in nhân dân, thanh niên, đại biểu nhân dân từ tháng 012015 – 122015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ THỊ THU HUYỀN

BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các báo in: Nhân dân, Thanh niên, Đại biểu nhân dân
từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015)

Chuyên ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN VŨ TIẾN

HÀ NỘI – 2016


Luận văn đã được hiệu chỉnh theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn Thạc sĩ


Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Báo in với vấn đề xây dựng chính
sách cơng ở Việt Nam hiện nay”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm trong quá trình tơi học tập tại Học viện Báo chí & Tun
truyền. Đặc biệt, xin được cảm ơn sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của PGS,
TS. Nguyễn Vũ Tiến.
Cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Tiến sĩ Bùi Phương Đình, Viện
trưởng, Viện Lãnh đạo học và Chính sách cơng, Học viện Hành chính, Quốc
gia Hồ Chí Minh; nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật và Đời sống,
nhà báo Nguyễn Minh Khánh; Phó Tổng biên tập báo Lai Châu, nhà báo
Nguyễn Thị Ngọc Hà; ông Nguyễn Nhật Minh, Giám đốc Trung tâm Truyền
thông và phát triển (Red Communication).
Luận văn “Báo in với vấn đề xây dựng chính sách công ở Việt Nam
hiện nay” là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả. Mặc dù đã
có cố gắng song do hạn chế về trình độ và điều kiện nghiên cứu nên luận văn
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu để luận văn này có thể hoàn chỉnh.
TÁC GIẢ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi dưới sự
hướng dẫn, giúp đỡ của PGS, TS. Nguyễn Vũ Tiến.
Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Những

số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng được chính tác giả thu thập, phân tích
và tổng hợp. Phần tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
Các kết luận của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong
quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Huyền


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng tin, bài liên quan đến chính sách cơng trên 03 tờ báo được
khảo sát ............................................................................................................ 50
Biểu đồ 2.1. Tần suất thông tin về chính sách cơng trên các lĩnh vực............ 51
Biểu đồ 2.2: Số lượng tin, bài liên quan đến chính sách công trên 06 lĩnh vực
ở 03 báo được khảo sát.................................................................................... 52


MỤC LỤC
MỞ ĐÂU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG ............................................................. 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về báo in ........................................................... 9

1.2. Một số vấn đề lý luận về xây dựng chính sách cơng ....................... 16
1.3. Vai trị của báo in trong xây dựng chính sách cơng ....................... 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BÁO IN THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH
SÁCH CƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................. 37
2.1. Những yếu tố tác động đến báo in trong tham gia xây dựng chính
sách cơng ở Việt Nam ................................................................................ 37
2.2. Đánh giá về việc báo in tham gia xây dựng chính sách cơng ......... 49
CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO IN TRONG XÂY
DỰNG CHÍNH SÁCH CƠNG ..................................................................... 68
3.1. Những vấn đề đặt ra .......................................................................... 68
3.2. Một số giải pháp ................................................................................. 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 96
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 101
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 105
NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU .................................................................. 105
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 113


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ANQP

: An ninh, quốc phòng

GD-ĐT & KH-CN

: Giáo dục – đào tạo và khoa học – cơng nghệ


PGS, TS.

: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

TS

: Tiến sĩ


1

MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Báo
chí thơng tin kịp thời, phân tích sâu sắc những diễn biến hằng ngày trên các
lĩnh vực, ở khắp mọi miền của Tổ quốc; phát hiện và phản ánh tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng; phản ánh, tuyên truyền, nhân lên các điển
hình tiên tiến; chủ động đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, trì trệ,
tham nhũng, lãng phí; đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc; tham gia phản bác các luận điệu thù địch, xuyên tạc; bảo vệ quan
điểm, đường lối của Đảng. Báo chí cịn tích cực tham gia giám sát, phản
biện, đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Báo chí góp
cơng lớn trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa Việt Nam đến với bạn
bè thế giới; đóng góp tích cực vào việc quảng bá, giới thiệu đất nước, con
người, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, đồng thời là cầu nối quan
trọng giúp bạn đọc trong nước hiểu biết nhiều hơn về tình hình khu vực và
thế giới.
Ở một giác độ khác, báo chí đang thể hiện một cách tích cực trong
tham gia xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam hoàn thiện, phù hợp với

thực tiễn đời sống và nhu cầu, lợi ích của người dân hơn. Xây dựng chính
sách cơng tốt, phù hợp với lợi ích của đơng đảo quần chúng nhân dân và quốc
gia và tạo điều kiện tốt nhất để Việt Nam tham gia có hiệu quả trong tiến trình
hợp tác quốc tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn cần sự tham gia của tất
cả các nguồn lực trong xã hội, trong đó có báo chí.
Trong bối cảnh đó, báo in, cội nguồn của báo chí nói chung đã chịu tác
động cạnh tranh mãnh liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là báo điện
tử. Tuy nhiên, nhờ những thế mạnh vốn có, báo in vẫn giữ vị trí quan trọng


2

trong làng báo chí và chiếm được lịng tin của độc giả, nhất là góp phần to lớn
trong xây dựng các quyết sách, chính sách lớn của Nhà nước.
Báo in giúp tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; định hướng dư luận; đồng thời tạo ra
diễn đàn xã hội rộng rãi nhằm phát huy dân chủ, giúp nhân dân tham gia các
công việc của đất nước, giám sát và phản biện xã hội về các quyết sách lớn của
đất nước. Báo in cũng trở thành cầu nối giữa Nhà nước và người dân để chính
sách cơng giải quyết một cách tốt hơn và có hiệu quả hơn các vấn đề có ảnh
hưởng đến lợi ích của các nhóm lớn trong xã hội. Bên cạnh đó, chính từ thực
tiễn cuộc sống, báo in còn kịp thời phản ánh và chỉ ra những khiếm khuyết, tồn
tại của các quyết sách đã ban hành; từ đó, đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà
nước cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nguyện vọng
của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” hòa làm một.
Thực tế rằng, hiệu quả báo in tham gia xây dựng chính sách cơng ở
Việt Nam cịn chưa cao. Vì vậy, luận văn “Báo chí với vấn đề xây dựng
chính sách công ở Việt Nam hiện nay” (Khảo sát trên tờ Nhân dân, Tuổi trẻ
và Thanh niên từ tháng 01/2015 – 12/2015) có một ý nghĩa to lớn trong việc
nhận biết, đánh giá và phân tích rõ hơn về vai trị của báo in Việt Nam trong

xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam; đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của báo in Việt Nam vào q trình xây
dựng chính sách cơng ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới, chính sách cơng đã được nghiên cứu từ giữa thế kỷ XX
và dần phát triển thành một bộ mơn khoa học. Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu về chính sách cơng ở nước ta cịn khá khiêm tốn:
Đề tài khoa học của tác giả Nguyễn Duy Gia, Học viện Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh về Chính sách cơng (1998) là một trong những đề tài
đầu tiên của Việt Nam đề cập cụ thể về CSC.


3

Bài Mấy ý kiến bàn về khái niệm chính sách cơng của PGS.TS. Lê Chi
Mai trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số tháng 6/2000 cung cấp những khái
niệm CSC trên thế giới, từ đó, đưa ra cách hiểu chung nhất và quan niệm CSC
tại Việt Nam.
Cuốn sách Khoa học chính sách cơng (năm 2008) của Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia được biên soạn dựa trên các kết quả nghiên cứu và bài
giảng của các giảng viên khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Cuốn sách với 6 chương gồm những hiểu biết chung và kiến thức về
chính sách cơng và khoa học chính sách sách cơng, đặc biệt là quan điểm về
chính sách cơng vả tình hình xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam hiện nay.
Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công (năm 2008) của
Nxb Khoa học và Kỹ thuật là kết quả nghiên cứu của hai giảng viên Học viện
Hành chính: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải và Thạc sĩ Phạm Thu Lan. Tập giáo
trình này cung cấp những kiến thức cơ bản về CSC – một vấn đề mới và khá
phức tạp.
Tập bài giảng Chính sách cơng (2010) của PGS. TS. Nguyễn Vũ Tiến

và TS. Trần Xuân Học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa ra những khái
niệm một cách khoa học, đầy đủ và ngắn gọn về CSC.
Cuốn sách Chính sách cơng – Những vấn đề cơ bản của PGS.TS
Nguyễn Hữu Hải được Nhà xuất bản Sự thật giới thiệu năm 2014 là một cuốn
sách chuyên khảo nhằm cung cấp những kiến thức và lý luận chung về CSC.
Các kỹ năng để áp dụng vào hoạt động thực tiễn ở các cơ quan nhà nước khi
hoạch định và xây dựng CSC.
Đề tài “Những thuận lợi, khó khăn trong phản biện chính sách cơng ở
Việt Nam” trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 167 của tác giả Nguyễn Thị Vân
Hương cung cấp lý luận về các cách thức về phản biện CSC để tác giả luận
văn viết về vai trò của báo in khi phản biện CSC.
Cuốn sách Đại cương về phân tích chính sách cơng (2014) của tác giả
Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa đưa ra những vấn đề cơ bản trong phân tích CSC.


4

Đề tài Nghiên cứu, đánh giá chính sách của tác giả Đặng Ngọc Dinh
đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN số 31 năm 2015 có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn khi nêu lên những chính sách cụ thể về nghiên cứu, đánh giá CSC ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, số lượng đề tài, cuốn sách đề cập trực tiếp về vai trị của báo
chí nói chung và báo in nói riêng đối với việc xây dựng chính sách cơng ở
Việt Nam hiện nay cịn khá khiêm tốn.
Tiêu biểu đó là bài Vai trị của báo chí trong thực thi chính sách cơng ở
Việt Nam trong Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông số tháng 1 năm
2016 của hai tác giả Nguyễn Xuân Phong và Trần Quyết Thắng, Học viện
Báo chí và Tun truyền đã nhấn mạnh vai trị của báo chí trong q trình
thực thi chính sách cơng – khâu quyết định trong chu trình chính sách cơng;
từ hoạch định, thực thi, phân tích đến đánh giá hiệu quả của chính sách cơng ở

Việt Nam.
Chương trình tham vấn Báo cáo kết quả nghiên cứu “Sự tham gia của
báo chí truyền thơng và tổ chức xã hội trong quy trình chính sách Việt Nam”
diễn ra ngày 25/6/2015 tại Hà Nội. Hội thảo là một trong những hoạt động
nghiên cứu nằm trong khuôn khổ dự án “ Hợp tác truyền thông góp phần cải
thiện chính sách kinh tế” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Bộ Ngoại
giao, thương mại và phát triển Canada (DFATD). Báo cáo kết quả nghiên cứu
này được đúc rút từ hoạt động nghiên cứu tiến hành từ tháng 3-6/2015, trong
đó tập trung vào đánh giá về vai trò, năng lực và mức độ tham gia của báo
chí, truyền thơng, tổ chức xã hội cũng như sự tương tác giữa các nhóm trong
q trình xây dựng và giám sát thực thi chính sách tại Việt Nam, qua đó nhằm
góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan nhà nước cũng như
nhận thức của chính 2 nhóm đối tượng (báo chí truyền thơng và tổ chức xã
hội) về vai trị của mình trong việc tham gia vào quy trình xây dựng chính
sách, gợi ra một số cách thức để hai nhóm đối tượng này có thể tham gia hiệu


5

quả hơn trong tất cả các công đoạn của quy trình xây dựng và thực thi chính
sách ở Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đánh giá sự tham gia của báo in trong xây dựng CSC tại Việt Nam hiện
nay. Từ đó, một số giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường hiệu quả, khả
năng tham gia xây dựng CSC tại Việt Nam của báo in Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ các vấn đề lý luận chung về chính sách cơng và vai trị của
báo chí nói chung và báo in nói riêng trong xây dựng chính sách cơng.
- Khảo sát thực trạng của các báo trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

khi tham gia xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của báo
in trong xây dựng chính sách cơng tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu báo in với vấn đề xây dựng chính sách cơng tại
Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát hoạt động của báo in Nhân dân, báo Thanh Niên và
báo Đại biểu nhân dân (từ 1/1/2015 – 31/12/2015).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lênin, lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng,
làm cơ sở cho q trình nghiên cứu.
Luận văn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác báo chí, truyền thơng
làm căn cứ.


6

Luận văn dựa trên các quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và
Nhà nước về chính sách cơng và vai trị của báo chí trong xây dựng chính
sách công tại Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả lập phiếu đọc tài liệu, lựa
chọn nguồn tài liệu là các sách, đề tài nghiên cứu khoa học, Luận văn Thạc sĩ
và Luận án Tiến sĩ, các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý nhà nước,

chính sách cơng và chức năng của báo chí; từ đó hệ thống hóa thành những
vấn đề lý luận phục vụ nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê và đúc rút thực tiễn.
- Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này dùng để phân tích
các bài báo trên ba báo in được lựa chọn khảo sát.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi an-ket dành cho 02
đối tượng là độc giả báo in và những người làm báo. Thứ nhất, điều tra xã hội
học với độc giả nhằm điều tra thái độ, nhận thức của cơng chúng báo in; từ
đó, thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá hiệu quả tham gia của báo in trong
q trình xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam hiện nay. Tác giả luận văn
tiến hành khảo sát với 200 phiếu khảo sát (thu về 173 phiếu) để thăm dị cơng
chúng báo in gồm: học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân,
doanh nhân, tiểu thương. Thứ hai, điều tra xã hội học với người làm báo để điều
tra cách thức nhìn nhận, thái độ của cơ quan báo in và bản thân người làm báo về
sự tham gia của báo in vào quá trình xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam, từ
đó, phân tích, đánh giá về hiệu quả tham gia và sự phối hợp giưa các cơ quan
báo in với các bên liên quan đến chính sách cơng. Tác giả tiến hành khảo sát
với 100 phiếu (thu về 95 phiếu).


7

- Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện với các đối tượng là những
người làm công tác quản lý báo chí và chuyên gia về lĩnh vực chính sách,
chính sách công.
Danh sách những người phỏng vấn sâu:
STT
1

Chức vụ, Đơn vị


Họ và tên
Bùi Phương Đình

Viện trưởng, Viện Lãnh đạo học và Chính
sách cơng, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh

2

Nguyễn Minh Khánh Nhà báo, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật và
Đời sống

3

Nguyễn Thị Ngọc Hà Nhà báo, Phó Tổng biên tập Báo Lai Châu
6. Điểm mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân khi báo in

tham gia xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam hiện nay.
- Hệ thống hóa vai trị của báo in trong xây dựng chính sách cơng.
- Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp đối với các cơ quan có thẩm
quyền, cơ quan báo chí và người làm báo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
báo in trong xây dựng chính sách cơng tại Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn có đóng góp trong việc phát triển lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu về chính sách cơng trên báo in Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
7.2. Giá trị thực tiễn
Qua khảo sát, luận văn tạo dựng bức tranh tổng thể về báo in với vấn đề

xây dựng chính sách cơng ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn tổng
kết, đánh giá vai trị của báo chí nói chung và báo in trong xây dựng chính
sách cơng, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của báo chí trong xây


8

dựng chính sách cơng. Bên cạnh đó, luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan báo chí muốn nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò trong phần xây
dựng chính sách cơng tại Việt Nam hiện nay.
8. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.


9

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN
VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CƠNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về báo in
1.1.1. Khái niệm của báo in
Báo chí là mơt bộ phận của truyền thơng đại chúng, nhưng là bộ phận
chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại
chúng [10, tr.4]. Báo in là một trong bốn loại hình của báo chí (báo in, báo chí
phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử); là những ấn phẩm xuất bản
định kỳ, bằng ký hiệu, chữ viết, hình ảnh và các ngơn ngữ phi văn tự, thông tin
về các sự kiện về thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ cơng
chúng – nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định [12, tr.178, 179].

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” xuất
bản năm 2001, báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thơng tin
mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp
này, thuật ngữ báo in dùng để chỉ hai bộ phận: báo và tạp chí [45].
Qua các quan điểm trên, có thể rút ra khái niệm của báo in: Báo in là
một loại hình báo chí, chuyển tải nội dung các vấn đề, sự kiện bằng văn bản,
chữ viết, ký tự, hình ảnh thông qua trang giấy cung cấp thông tin cho độc giả.
1.1.2. Đặc điểm của báo in
Báo in là sản phẩm mang tính định kỳ về thời gian và định kỳ về nội
dung. Tính định kỳ của báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố
định của sản phẩm báo. Dù cho báo in có thơng tin về một sự kiện mới xảy ra
hay một vấn đề mới nảy sinh trong đời sống xã hội thì nội dung này chỉ đến
với độc giả vào thời gian cố định mà mỗi tờ báo quy định. Chu kỳ xuất hiện
của báo in có ý nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà


10

cơng chúng đón nhận sản phẩm báo in. Ví dụ, cứ 6 giờ sáng hàng ngày cơng
chúng có thể mua các tờ nhật báo buổi sáng ở các quầy bán báo trong thành
phố. Nếu định kỳ của báo in bị phá vỡ thì có nghĩa là phá vỡ thó quen mua
(hay nhận) báo in vào giờ đó của người đọc và người đọc sẽ đi tìm phương
tiện khác để thỏa mãn nhu cầu thông tin. Sản phẩm báo in được phát hành
rộng rãi trong xã hội, từng loại báo, từng tờ báo in đều có đối tượng riêng với
đặc trưng về lứa tuổi, giới tính, sở thích, nghề nghiệp. Ví dụ: báo Nhân dân
dành cho cán bộ, đảng viên, báo Sinh viên dành cho học sinh, sinh viên…
Báo in chuyển tải nội dung thông qua văn bản in gồm: chữ in, hình vẽ,
tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… Tồn bộ các yếu tố thể hiện nội dung thông tin
của tác phẩm báo in xuất hiện trên trang báo thông qua việc trình bày tổ chức
trang báo bao gồm các phần: tên chun mục, tiêu đề, tít, sa pơ hoặc những

dịng chữ gây chú ý, tít phụ và sự hỗ trợ của hình ảnh, hình minh họa, tranh,
sơ đồ, biểu đồ, hộp thơng tin… Tất cả góp phần tạo nên sự hấp dẫn của các
tác phẩm báo in. Việc thể hiện tất cả các thơng tin về nội dung và hình thức
trên cùng một trang báo là một trong những lợi thế của báo in. Độc giả có thể
nắm được thơng tin của cả một bài báo dễ dàng hơn. Vì thế, cơng tác biên tập
nội dung tít, sa pơ và phần chính văn của một bài báo phải được xem xét cẩn
thận nhằm chuyển tải đầy đủ nhất các thông tin cần thiết mà cơng chúng
muốn và cần đón nhận.
1.1.2.1. Thế mạnh của báo in
Thứ nhất, người đọc có thể hồn tồn chủ động trong việc tiếp nhận
thơng tin từ báo in từ việc lựa chọn tờ báo theo nhu cầu đến lựa chọn không
gian, thời gian và cách tiếp nhận. Tùy vào thời gian rảnh rỗi của mỗi người,
họ có thể chọn đọc vào thời gian họ cảm thấy hợp lý. Điều này khơng thể có
được ở phát thanh và truyền hình, người nghe, người xem phải phụ thuộc vào
thời gian phát sóng của nhà đài với trình tự thời gian định sẵn. Mặt khác, cơng
chúng báo in cịn thoải mái lựa chọn cách đọc. Đọc chậm rãi khi họ có thời


11

gian, muốn nghiền ngẫm nội dung bài báo, chú tâm vào các chi tiết đối với
các thông tin họ quan tâm, đọc lướt một cách nhanh chóng để nắm bắt ý
chính. Ở khía cạnh này, báo mạng điện tử dường như có ưu thế hơn báo in;
tuy nhiên, tiếp nhận thông tin trên báo mạng kèm theo một số yêu cầu về thiết
bị như máy tính, điện thoại thơng minh, máy tính bảng và kết nối mạng
internet; q trình đọc trên các thiết bị đó gây nhiều khó khăn cho độc giả khi
theo dõi liên tục trong thời gian dài do sự khác biệt khi mắt tiếp xúc với trang
giấy và vớ màn hình của thiết bị điện tử. Nói chung, sản phẩm báo in được co
là dễ sử dụng vì độc giả có thể mang một tờ báo đi bên người đến bất cứ
không gian, địa điểm nào để đọc mà không bị lệ thuộc vào các điều kiện

ngoại cảnh.
Thứ hai, báo in đưa thơng tin sâu, có nhiều bài bình luận, phân tích sâu
sắc về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp công chúng nhớ lâu hơn so với
các loại hình khác nhờ khả năng lưu trữ thơng tin cao bằng trí não. Khi người
đọc tiếp nhận thơng tin bằng mắt và trí não, sử dụng hầu hết các giác quan
vào tờ báo; do đó, thơng tin lưu lại trong trí não lâu hơn. Trong khi đó, đối với
loại hình phát thanh, truyền hình, do chỉ phát đi một lần, ít lặp lại và phụ
thuộc vào trình tự thời gian nên cơng chúng ít nhớ những gì thơng tin do hai
loại hình báo chí này chuyển tải, cho dù rất nhanh nhạy, kịp thời. Mặt khác do
phụ thuộc vào thời lượng chương trình, nên thơng tin trên phát thanh, truyền
hình khơng sâu hơn so với báo in. Đối với báo điện tử, thông tin tuy nhanh
nhạy, có thể cập nhật liên tục tính theo từng phút, tuy nhiên do công chúng
thường đọc lướt, tiếp nhận không sâu. Độ an tồn thơng tin cũng tương đối
thấp do phụ thuộc vào sự ổn định của server, nguy cơ bị sự cố (virus, tin tặc
tấn công) rất cao.
Thứ ba, nội dung của báo in được kiểm soát chặt chẽ, biên tập công phu
hơn, mức độ sai lệch thông tin được hạn chế ở mức thấp nhất với nhiều khâu
kiểm duyệt trước khi phát hành. Nhiều các bài viết trên báo in đã được thu


12

thập, lưu trữ trở thành nguồn tài liệu đáng tin cậy, được sử dụng như trích dẫn
khoa học. Trong khi, một số trang báo mạng chạy theo thị hiếu, số lượng, tốc
độ nên tình trạng cầu thả khi cung cấp thơng tin xảy ra nhiều. Tin, bài mang
tính giật gân, câu khách, không đúng với bản chất sự kiện xuất hiện thường
xuyên. Đó là lý do, một số báo, trang tin điện tử đã và đang làm mất đi niềm
tin của công chúng. Dù trong thời đại bùng nổ thông tin, cơng chúng ngày
càng có nhiều lựa chọn cách thức tiếp nhận thơng tin nhưng báo in vẫn có một
vị trí nhất định.

Thứ tư, báo in mang lại cảm xúc vật chất cho độc giả: “Cảm giác được
cầm trên tay tờ báo thơm mùi giấy thực sự thấy thân thiện và gần gũ hơn
nhiều khi nhấn chuột hoặc chạm tay trên bàn phím máy tính, điện thoại di
động. Hình ảnh những sạp báo, những người bán báo dạo với tiếng rao ấn
tượng mỗi sớm mai cũng tạo ra sự thú vj, độc đáo gắn với mỗi tờ báo giấy”.
1.1.2.2. Hạn chế của báo in
Thứ nhất, khả năng cập nhật và phát tán thơng tin chưa cao dẫn đến
tính thời sự của thông tin chậm. Lý do là sản phẩm báo in được phát hành vào
một thời điểm cụ thể và nhất định, nội dung thông tin đề cập đến các vấn đề,
sự kiện trong cả một chu kỳ xuất bản sẽ khơng thể cập nhật nhanh chóng theo
dịng sự kiện, dịng thời sự. Bên cạnh đó, việc phát tán thơng tin qua cơng tác
phát hành cịn hạn chế - đây là một hạn chế lớn của báo in so với các loại hình
báo chí khác. Việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, chủ yếu qua hình
thức trao tay, phụ thuộc vào phương tiện vận tải, đường sá giao thông và tác
phong làm việc. Trong khi, đối với phát thanh, truyền hình và báo mạng điện
tử, việc phát hành khá thuận lợi chỉ cần đưa lên mạng, phát sóng là có thể đến
“tận tay” cơng chúng. Hơn hết, do đặc trưng loại hình, chúng cịn có khả năng
đưa thơng tin trực tiếp, cập nhật liên tục, tương tác đa chiều với nhiều đối
tượng. Chính hạn chế này đặt ra thách thức lớn cho báo in khi phải cạnh tranh
vớ các loại hình báo chí khác.


13

Thứ hai, ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình
ảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn từ không cao và kỹ thuật
trình bày, in ấn khơng bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn. Ngồi ra, cơng chúng
báo in cần là người biết chữ, không giống như phát thanh và truyền hình, dù
khơng biết chữ, họ vẫn có thể đón nhận thơng tin thơng qua âm thanh, hình
ảnh họ nghe, nhìn được.

Thứ ba, khả năng tương tác của báo in rất kém. Báo in chủ yếu sử dụng
hình thức tương tác một chiều, gián tiếp qua các hình thức như tập hợp đơn,
thư phản hồi, điều tra theo đơn thư, trả lời trên mặt báo hoặc tổ chức các
chuyên đề chuyên sâu bàn về vấn đề, sự kiện công chúng đang quan tâm.
1.1.2. Chức năng của báo in
Báo in là một loại hình đặc trưng của báo chí; do đó, báo in mang tất cả
các chức năng của báo chí. Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về cơng tác
tư tưởng, lý luận và báo chí trước u cầu mới, chỉ rõ: “Cơng tác tư tưởng, lí
luận, báo chí phải đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,
làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lí tưởng xã hội chủ
nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh
hoa văn hố thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Báo
chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn
đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lí của Nhà
nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng,
tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động
báo chí” [6].
Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát
nhiệm vụ cơng tác tư tưởng, tích cực tun truyền, cổ vũ thành tựu của công
cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố


14

mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước
đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan lieu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản
bác có hiệu quả những thơng tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo
vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng.

Theo PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, báo in gồm các chức năng cơ bản sau:
Một là, chức năng thông tin là chức năng cơ bản của báo chí. Sự ra đời
và phát triển của báo chí là để đáp ứng nhu cầu thông tin – giao tiếp của cơng
chúng và để báo chí thực hiện cac chức năng khác thông qua con đường thông
tin bởi báo chí đưa ra thơng tin để thực hiện vai trị giám sát, quản lý xã hội
hay chức năng tư tưởng. Nhu cầu thơng tin là nhu cầu chính đáng của cơng
chúng, phải được báo chí đáp ứng. Thơng tin trên báo chí phải đáp ứng được
những đặc trưng và tính chất cơ bản, đó là: chân thực, khách quan, thời sự,
nhanh chóng, kịp thời, mới mẻ [11].
Hai là, chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội là một trong
những chắc năng quan trọng, giúp báo chí định hình vị thế của nó trong đời
sống xã hội. Ở nhiều nước phương Tây, báo chí được coi là quyền lực thứ tư,
bên cạnh quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp; tuy nhiên, ở Việt Nam, báo
chí là là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là
cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã
hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân (Luật báo chí).
Báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể
quản lý thơng qua việc duy trì và phát triển dịng thơng tin hai chiều, bảo đảm
cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi. Trong khi, giám sát
bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Giám sát xã hội của báo chí là
q trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc
của đơng đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc
theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều


15

kiện có thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gồm các bình diện khác nhau, như
theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và

nhân rộng; theo nhằm bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng,
pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế [34, tr.21].
Ba là, chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, có tầm quan trọng
đặc biệt của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí
là cơng cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng,
giáo dục lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng lý luận này trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng
của đâng đảo nhân dân [9, tr.39]. Là một binh chủng xung kích, báo đi đầu
trên mặt trận tư tưởng, tạo ra sự thống nhất và liên kết trong xã hội. Trên cơ
sở đưa các thơng tin chính xác, đầy đủ và phong phú về các sự kiện, vấn đề
nảy sinh trong đời sống xã hội, báo chí hướng dẫn và hình thành dư luận xã
hội. Bên cạnh đó, báo chí cịn giúp giáo dục chính trị - tư tưởng, trang bị các
tri thức cần thiết để làm điều kiện, cơ sở cho việc hình thành quan điểm chính
trị, lập trường đúng đắn, nâng cao nhận thức cho công chúng [34, tr.22].
Bốn là, chức năng khai sáng – giải trí được hiểu rằng, báo chí khơng
chỉ là kênh thơng tin - truyền thơng quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức,
giáo dục, giao lưu, truyền tải, tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất mà còn là
diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao
trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Văn hóa là hiện tượng
xã hội đặc biệt. Hệ thống giá trị văn hóa được tồn tại và phát triển trong quá
trình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng đồng này
sang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giải trí cũng là nhu
cầu ngày càng địi hỏi cao trong điều kiện kinh tế thị trường. Báo chí tham gia
và tạo điều kiện giúp công chúng sử dụng thời gian rỗi hợp lý, đáp ứng nhu
cầu cân bằng trạng thái tâm lý để tái sản xuất sức lao động. Giải trí cũng là
cách thức phổ biến, bảo vệ hệ giá trị văn hóa [34, tr.25].


16

Năm là, chức năng kinh tế – dịch vụ xuất phát từ địi hỏi khách quan

của hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường nhằm tăng nguồn thu thông
qua một số các hoạt động khác nhau như quảng cáo, tư vấn dịch vụ… Ở đây,
sản phẩm báo chí được xem như một loại hàng hóa đặc biệt. Có ý kiến lo ngại
rằng, nếu thừa nhận chức năng kinh doanh thì chức năng tư tưởng – chức
năng hàng đầu của báo chí cách mạng Việt Nam có thể bị hạ thấp. Kinh
doanh như một chức năng của báo chí sẽ dẫn đến tình trạng báo chí xa rời tơn
chỉ, mục đích. Sản phẩm báo chí sẽ bị chi phối bởi đồng tiền, quan điểm chính
trị của tờ báo sẽ bị thiên lệch.
1.2. Một số vấn đề lý luận về xây dựng chính sách cơng
1.2.1. Khái niệm chính sách cơng
Khái niệm “chính sách”:
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên sách báo hay các
phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội; tuy nhiên, có nhiều
cách hiểu về chính sách và chưa có quan điểm thống nhất khi nhắc đến khái
niệm chính sách.
Theo James Anderson 2003, chính sách là một q trình hành động có
mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong
việc giải quyết vấn đề mà họ quan tâm [33]. Theo Từ điển Bách khoa Việt
Nam, “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm
vụ. Chính sách được thể hiện trong một thời gian nhất định trên những lĩnh
vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy
thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
[52, tr.475].
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó
tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động


17


của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát
triển của một hệ thống xã hội”.
Khái niệm “chính sách cơng”
Theo tác giả Clarke E. Cochran, thuật ngữ “chính sách cơng” đề cập đến
các hành động của chính phủ và các dự định nhằm thực hiện các hành động đó.
Chính sách cơng cũng chính là kết quả của việc đấu tranh trong chính phủ hơn
là phục vụ đối tượng thụ hưởng [32]. Với Thomas Dye, chính sách cơng đơn
giản là những gì chính phủ lựa chọn làm hoặc không làm. Charles L. Cochran
và Eloise F. Malone lại cho rằng: chính sách cơng bao gồm các quyết định
chính trị về thực hiện các chương trình nhằm đạt được mục đích xã hội nhất
định [36]. Về phía học giả Guy Peters, chính sách cơng, nói một cách đơn giản,
là tập hợp các hành động của chính phủ dù trực tiếp hay thơng qua các chủ thể
và có ảnh hưởng đến đời sống của người dân [55]. William Jenkin cho rằng:
"Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một
nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục
tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó" [54].
Giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách cơng” của Học viện
Hành chính (NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2008) có rút ra khái niệm về
chính sách cơng như sau: “Chính sách công là những hành động ứng xử của
Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [26, tr.13].
Theo cuốn sách Khoa học chính sách cơng (năm 2008) của Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, chính sách cơng là quyết định của các chủ thể quyền
lực nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của
những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội
đặt ra. Đó là tổng thể các chuẩn mực, biện pháp mà nhà nước sử dụng để quản
lý xã hội [27, tr.16].


18


Tác giả Nguyễn Hữu Hải trong cuốn “Chính sách cơng – Những vấn đề
cơ bản” (2014) cho rằng: “CSC là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được
thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm
trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công
trong xã hội” [19, tr.51].
Khái niệm chính sách có rất nhiều nhưng tóm lại, CSC là do một chủ
thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra; được ban hành căn cứ vào đường
lối chính trị chung và tình hình thực tế; chính sách được ban hành bao giờ
cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên
nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính tốn và chủ đích rõ ràng.
Việc xây dựng CSC cần có sự nghiên cứu, tính tốn và cân nhắc để phù hợp
với những biến động trong nước và ngoài nước.
Cách hiểu, định nghĩa và khái niệm về CSC vẫn chưa đi đến thống
nhất, tuy nhiên, CSC bao gồm một số đặc điểm như sau [27, tr.13-16]:
Thứ nhất, CSC là các chính sách do nhà nước ban hành (bao gồm các
cấp có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương) để
thực hiện các chức năng của nhà nước là quản lý, điều hành kinh tế - xã hội
theo những mục tiêu đề ra. Cụ thể hơn, CSC là sản phẩm của hoạt động nhà
nước nhằm giải quyết những vấn đề chung ảnh hưởng đến tồn bộ các cơng
dân trong xã hội. Thơng qua việc sử dụng quyền lực công của nhà nước cùng
các công cụ cưỡng chế hợp pháp với sự điều hành của các cơ quan nhà nước,
chính sách cơng được thực hiện. Bên cạnh đó, CSC ln phản ánh bản chất
của nhà nước, trong đó có tính giai cấp. Nhà nước của giai cấp như thế nào thì
chính sách cơng sẽ phục vụ lợi ích cho giai cấp đó.
Thứ hai, CSC là kết quả của quá trình hoạt động với các bước, các giai
đoạn và các quyết định có liên quan mật thiết với nhau của cơ quan nhà nước
nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong một thời gian dài. Do đó, CSC
thường được thể chế hóa thành một loạt các quyết định có hiệu lực pháp lý



×