Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở việt nam trong thời kỳ đổi mới vấn đề và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TỔNG QUAN KHOA HỌC
DE TAI CAP BO
Nam 2005

QUAN HE GIUA TANG TRUONG KINH TE

VOl CONG BANG XA HOI0 VIET NAM
THO! KY ĐỐI MI - VAN DE VA GIAI PHÁP

Chú nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Nga
Thư ký đề tài:

Cơ quan chủ trì:

Th.S Đào Hữu Hải

Viện triết học Học viện CTQG Hồ Chí Minh

HÀ NỘI - 2006


DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
1.GS.TS

Nguyén Ngoc Long - Vién Triét hoc

2.GS.TS

Trần Phúc Thăng



- Viện Triết học

3. PGS.TS

Nguyễn Tĩnh Gia

- Viện Triết học

4. PGS.TS

Trần Thành

- Viện Triết học

5. PGS.TS

Nguyễn Thế Kiệt

- Viện Triết học

6. PGS.TS

Nguyễn Hùng Hậu - Viện Triết học

7. PGS.TS

Trần Văn Phòng

- Viện Triết học


8. PGS.TS

Lê Ngọc Tịng

- Vụ Quản lý khoa học

9.TS

Hồng Thị Thành

- Tạp chí lý luận chính trị

10. TS

Vũ Hồng Sơn

- Viện Triết học

11.TS

Tran S¥ Phan

- Vién Triét hoc

12. TS

Hồng Hải Bằng

- Viện Triết học


13. Th.s

Thiều Quang Đồng- Viện Triết học

14. Th.s

Đào Hữu Hải

- Viện Triết học

15. Th.s

Trần Sỹ Dương

- Viện Triết học

16. Th.s

Vũ Thanh Hương

- Viện Triết học

17. CN

Phạm Anh Hùng

- Viện Triết học

18. CN


Đăng Quang Định - Viện Triết học

19.CN

Hoàng Kim Oanh

- Viện Triết học


MỤC LỤC
Trang

DUAN. ..................

¬

Phần mở đầu
Chương 1: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã
hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới - những vấn để lý
1.1. Thực chất của tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. ......

1.2. Một số quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
5ì 0 1.

................

1.3. Quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền


kinh tế thị trường định hướng XHCN - Quan điểm chỉ đạo của
2
1...
................
Chương 2: Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

12
16

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề đặt ra...................

21

tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta hiỆn nãy.........................
con HH HH HH
he

21

2.1. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là yêu cầu

2.2. Một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
trong thời kỳ đối mới............................
cà. St ni
re
2.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.....................
2.4. Một số dự báo xu hướng vận động của tăng trưởng kinh tế

với công bằng xã hội Ở nước ta............................-c
sec
Chương 3: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam - Những giải pháp cơ bản. .........
3.1. Bài học thực tế từ một số mơ hình nước ngoài. .....................

3.2. Một số nguyên tắc để giải quyết vấn để gắn tăng trưởng
kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay. .....................seeeeree
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế
với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay. ..............................

3.4. Một số kiến nghị.....................c cha
.-78.íũ............
Tài liệu tham khởổo...........................à
co
nhe

25
36
24
58
58
67
T6
97
100
104



Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX nhân loại đã đạt đến những bước tiến vượt bậc về khoa
học kỹ thuật và công nghệ, làm cho lực lượng sản xuất có sự phát triển chưa
từng thấy, nhờ đó kinh tế có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Dù vậy, văn
minh và sự tiến bộ xã hội không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển, tăng trưởng

của kinh tế mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các tiêu chí khác như việc phát
triển giáo dục, y tế, thực hiện nhân quyền, bình đẳng giới ... trong đó việc
thực hiện công bằng xã hội là một nhân tố cực kỳ quan trọng. Tăng trưởng
ˆ kinh tế và thực hiện cơng bằng xã hội là đích vươn tới của xã hội văn minh.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, xây dựng một nước Việt

Nam độc lập thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, đân chủ,
văn minh là mục tiêu tổng quát. Không nghi ngờ gì nữa tăng trưởng kinh tế
và thực hiện cơng bằng xã hội là những tiêu chí cần phải đạt tới.
Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế có thể tạo cơ sở để thực hiện
công bằng xã hội và ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng có thể làm cho cơng
bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng hơn, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến các
vấn để khác của xã hội. Cũng như thế, việc thực hiện công bằng xã hội

khơng chỉ thể hiện tính nhân vân của xã hội mà nó cịn có thể thúc đẩy hay
kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, giữa chúng không phải là quan hệ
đồng thuận có tính tự phát. Hiệu quả của mối quan hệ này được phát huy đến

đâu - điều này khơng chỉ phụ thuộc tính tất yếu khách quan của một nền
kinh tế mà cồn phụ thuộc vào sự lựa chọn, định hướng, vận dụng, điều chỉnh

của nhân tố chủ quan ở từng nước, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Trên thế giới và cả ở Việt Nam

có nhiều quan niệm và cách giải

quyết khác nhau về vấn để này song việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa như ở nước ta thời kỳ đổi mới là chưa có tiền lệ. Thực tế này cho thấy
chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, địi hỏi một quá


trình khơng ngừng khảo nghiệm - tổng kết - điều chỉnh. Giải quyết mối quan

hệ này như thế nào để tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không chỉ là
mục tiêu hiện thực mà còn là động lực cho q trình xây dựng xã hội mới.
Đó là vấn đẻ đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Lựa

chon dé tai theo hướng này, chúng tơi mong muốn đóng góp thêm một tiếng

nói vào vấn đề thực tiên đang đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu

Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội những năm đổi mới
vừa qua được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Về sự tăng trưởng kinh tế
- nói chung và sự ảnh hưởng của vấn để này đến các lĩnh vực của đời sống xã

hội được các tác giả đề cập đến qua các cơng trình nghiên cứu. Có thể kể đến
một số cơng trình như: "Tăng trưởng và chính sách xã hội ở Việt Nam trong
q trình chuyển đổi từ 1991 đến nay - kinh nghiệm của các nước ASEAN”
của tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí (Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương), Nxb Hà Nội, 2001; "Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng


kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Vũ Đình Bách (Nxb CTQG, Hà Nội, 1998):
"Việt Nam tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng” của tác giả Tào
Hữu Phùng (Tạp chí kinh tế và phát triển, số 7/1995). Những năm gần đây

vấn để này được để cập đến trong hàng loạt các cơng trình. Có thể kể đến
một số tác giả như: Tào Hữu Phùng, Vũ Hiền, Bùi Hồi Nam...

Vấn để cơng bằng xã hội cũng được một số các nhà nghiên cứu đề

cập đến một cách khá độc lập như một vấn đề xã hội. Có thể kể đến một bài
<

iết đã đăng tải như: "Về công bằng xã hội" của tác giả Lê Hữu Tầng (Tạp

chí cộng sản số 19/1996); "Về phân tầng xã hội và công bang xa hoi 6 nude
ta hiện nay” của tác giả Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cường (Tạp chí xã hội

học số 2/2001); “Cong bằng xã hội và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của tác giả Bùi Đình Thanh (Tạp chí cộng sản số 19/1996). Gần đây có
các

tác giá khác

như

Dương

Xn


Ngọc,

Lương

Việt

Hai,

Tran

Thao

Ngun, Bùi Hồi Nam ... cũng có những cơng trình nghiên cứu vấn để này.

2


Về phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội cũng được một số tắc

giả để cập. có thể kể đến một số các bài viết tiêu biểu: "Bàn về cơng bằng
trong thu nhập và ảnh hưởng của nó đến vấn đề kinh tế” của tác giả Trịnh
Huy Quách trên tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 4/1996;

"Tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam" của tác giá Nguyễn Trần
Quế đăng trên tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 6/1997; "Phát triển
kinh tế và công bằng xã hội, đánh giá thành quả đổi mới và suy nghĩ về
chiến lược phát triển của Việt Nam"
Obirin, Tokyo) va Th.s Hitomi Asano


của tác giả Trần Văn Thọ (đại học
(Tap chí sinh hoạt lý luận

1/1999);

ˆ "Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội ở nước ta" của tác giả Nguyễn Tấn Hùng (Tạp chí
Triết học số 5/1999), Gần đây có một số bài viết của các tác giá Trương
Giang Long, Phạm

Xuân Nam, Nguyễn Tấn Hùng.

Vũ Thị Ngọc Phùng,

Trần Văn Chử cũng trực tiếp đề cập tới vấn đề. Tại Học viện CTQG Hồ Chí
Minh cũng đã thực hiện một đề tài "Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta
(1998) do TS Hoàng Thị Thành làm chủ nhiệm. Các bài viết phần nào khảo
sát việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta thời kỳ

đổi mới.
Qua tham khảo các cơng trình nghiên cứu trên đây chúng tơi thấy
cân thiết có sự khái quát những thành tựu và vấn đề chúng ta phải đối mặt
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với hy vọng
phân tích và tổng kết được một số vấn để có tính phương pháp luận, đưa ra
những giải pháp có tính định hướng để giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt

ra.
3. Giới hạn của đề tài

Đây là vấn đề rất rộng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn
khoa học liên ngành. Ở đề tài này trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết


quả nghiên cứu trước đó. Chúng tơi tiếp tục nghiên cứu vấn đề dưới góc độ
Triết học - qua đó nhằm rút ra một số bài học và hướng giải quyết có tính
phương pháp luận.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để
xem xét sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Cùng với nó, các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt thực tiễn, điều
tra xã hội học ... giúp đề tài chỉ ra những vấn đề có tính ngun tắc, những
giải pháp có tính định hướng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng

-_ kinh tế và công bằng xã hội.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát những thành tựu và những

vấn đề đang đặt ra trong việc kết hợp hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và
thực hiện công bằng xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc kết hợp tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội ở nước ta trong những năm tới.

Để thực hiện được mục tiêu trên dé tài có nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

trong điều kiện kinh tế thị trường - Quan điểm và thực tiễn giải quyết mối

quan hệ này ở một số nước trên thế giới.
+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng trưởng kinh tế và

công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
+ Khái quát một số các thành tựu và vấn để đặt ra trong việc kết hợp

tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn và bài học kinh nghiệm của một số

nước đề xuất một số các nguyên tắc, giải pháp để giải quyết vấn để kết hợp
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.
4


6. Cái mới của đề tài
+ Khái quát một số các thành tựu và vấn đề đặt ra trong việc kết hợp
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Đề xuất một số nguyên tắc, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu kết
hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
7. Nội dung chủ yếu của đề tài: gồm 3 chương
Chương 1: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở

nước ta trong thời kỳ đổi mới - những vấn đề lý luận.
Chương 2: Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay một số vấn đề đặt ra.
Chương 3: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - những

giải pháp cơ bản.
&. Lực lượng nghiên cứu

Chủ nhiệm đề tài:

Thư ký đề tài:

TS Nguyễn Thị Nga

Th.s Đào Hữu Hải

Những người tham gia:

Nguyễn Ngọc Long - Viện Triết học

.GS.IS

Trần Phúc Thăng

- Viện Triết học

.PGS.TS

Nguyễn Tĩnh Gia

- Viện Triết học

- PGS.TS


Trần Thành

- Viện Triết học

.PGS.TS

Nguyễn Thế Kiệt

- Viện Triết học

. PGS.TS.

Nguyễn Hùng Hậu - Viện Triết học

.PGS.TS

Trần Văn Phòng

- Viện Triết học

. PGS.TS

Lê Ngọc Tịng

- Vụ Quản lý khoa học

.TS

Hồng Thị Thành


- Tạp chí lý luận chính trị

Vũ Hồng Son

- Viện Triết học

0

WN
A
HNP
OY

m

.GS.TS

10. TS



3


11.TS

12.TS

Trần Sỹ Phán


- Viện Triết học

Hoàng Hải Bằng

- Viện Triết học

13. Th.s

Thiểều Quang Đồng- Viện Triết học

14. Th.s

Đào Hữu Hải

- Viện Triết học

15. Th.s

Trân Sỹ Đương

- Viện Triết học

16. Th.s

Vũ Thanh Hương

- Viện Triết học

17.CN


Phạm Anh Hùng

- Viện Triết học

18.CN

Dang Quang Dinh - Viện Triết học

19.CN

Hoàng Kim Oanh

- Viện Triết học


Phần hai: Nội dung
Chương 1

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG
THỜI KỲ ĐÔI MỚI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Thực chất của tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là một phạm trù của kinh tế
học. Tuy nhiên phạm trù này cũng thu hút sự chú ý của nhiều lĩnh vực khoa
. học khác nhau, đặc biệt ở nước ta, khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phạm
trù "tăng trưởng kinh tế” trở thành một trong những phạm trù trung tâm của
các khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn.
Hiện nay thuật


ngữ tăng trưởng kinh tế được sử dụng rộng rãi và có

nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tăng trưởng kinh tế là "sự gia tăng sản lượng
thực tế của một nền kinh tế theo thời gian"; là "sự tăng lên của sản lượng
hàng hóa và dịch vụ trong một nước do sự tăng lên của thu nhập quốc dân và

sản phẩm bình quân đầu người"...
Tăng trưởng kinh tế được đo bằng nhiều hình thức khác nhau như:

Tổng sản phẩm quốc đân GNP; tổng sản phẩm quốc nội GDP; GNP/người/
năm; GDP/ngườinăm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức

(%) được tăng

thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người; hay GDP/đầu người của năm
này so với năm trước hay giai đoạn so với giai đoạn trước.
Khái niệm “Tăng trưởng kinh tế” chỉ phản ánh sự gia tăng về mật
lượng của một trạng thái, một nền kinh tế; nó chưa nói lên điều gì về mặt
bản chất xã hội của nền kinh tế đó. Đây là kinh tế "tự thân”; kinh tế vì kinh
tế. Để khác phục tình trạng này, các nhà kinh tế học đưa ra phạm trù thứ hai

phản ánh được cả mặt "lượng” lẫn mặt "chất” của nền kinh tế, phạm trù "phát
triển kinh tế” (economic development).


Phát triển kính tế có một nội hàm rộng hơn "tăng trưởng kinh tế”.
Phát triển kinh tế bao gồm cả tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng về mặt lượng)

và sự đạt được các các chỉ tiêu về chất - trước hết là chất lượng cuộc sống
(mức tiêu dùng vật chất; sự hưởng thụ về phúc lợi xã hội và dịch vụ: sự bình

đẳng về quyển con người v.v...).
Trong báo cáo về phát triển thế giới năm

1992, Ngân hàng thế giới

đưa ra định nghĩa về phát triển kinh tế như sau: "Phát triển là nâng cao phúc
lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và

bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển,
nhưng trong bản thân, nó là một đại điện rất khơng tồn vẹn của sự tiến bộ”".

Như vậy "tăng trưởng kinh tế" là yếu tố hợp thành của phát triển kinh

tế. Khơng có tăng trưởng kinh tế thì khơng có gì để nói vẻ phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện "cần” chứ không phải là điều kiện "đủ" của
sự phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế là quá trình vận động của nền kinh tế từ thấp đến
cao cả về lượng lẫn về chất. Trong bản chất nhân đạo của nó, tăng trưởng

kinh tế và phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
Công bằng xã hội là vấn để được đặt ra từ lâu trong lịch sử xã hội
loài người, ngay từ khi con người ý thức được những bất công trong xã hội.

Ph.Ăngghen từng nhận xét: Công bằng của người Hy Lạp và người La Mã là
công bằng của chế độ nô lệ, công bằng các giai cấp tư sản những năm 1789

là đã xóa bỏ chế độ phong kiến mà nó cho là bất công. Nhận thức của con
người về bất công ở mức độ nào sẽ hướng con người vươn tới sự công bằng ở
mức độ tương ứng. Việc đặt ra và giải quyết vấn để này không chỉ phụ thuộc
vào những điều kiện lịch sử cụ thể mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
nhận thức, đặc biệt sự chi phối lợi ích của các giai cấp, các nhóm chủ thể xã


hội. Công bằng xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, với những thể chế chính
trị khác nhau có những tiêu chí khác nhau.
Từ điển bách khoa triết học định nghĩa: "Công bằng là khái niệm đạo
đức - pháp quyền, đồng thời là khái niệm chính trị - xã hội. Khái niệm cơng

bằng bao him trong nó u cầu về sự phối hợp giữa vai trò thực tiễn của cá
nhân (nhóm

xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những

quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công.
giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự

không phối hợp trong những quan hệ đó được đánh giá là sự bất công" '.
- Như vậy, công bằng xã hội là khái niệm có nội dung kinh tế, chính trị phức
tạp hơn nhiều so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội hiểu
theo nghĩa chung nhất là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa người
và người dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa
cống hiến và hưởng thụ. Từng thành viên gắn bó với cộng đồng xã hội trong
mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thơng qua sự cống hiến theo
khả năng trí tuệ, sức lực của mình cho sự phát triển xã hội và được xã hội bù
đấp, chăm sóc trở lại một cách tương xứng, khơng có sự tương xứng ấy là bất
cơng. Việc thực hiện công bằng xã hội về thực chất, là sự ứng xứ mội cách


hợp lý nhằm điều tiết mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân, các nhóm xã hội,
các vùng, miễn :.. trong q trình tìm kiếm lợi ích.
Do tính phức tạp trong việc điều tiết các mối quan hệ xã hội nên

cơng bằng xã hội được nhìn nhận một cách cụ thể hoặc có thể nói cách khác,
việc giảm bất công bằng xã hội ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào những
yếu tố khác nhau về trình độ kinh tế, chính trị, chế độ xã hội và cả những
quan niệm của các nhóm chủ thể. Nói đến cơng bằng xã hội khơng chỉ nói
tới những tiền dé khách quan mà nó cịn liên quan đến sự cảm nhận cũng

' Từ điển bách khoa triết học, M, 1983, mr.630.

9


như quan niệm của các nhóm chủ thể. Tất cả điều này chỉ mang tính tương
đối.
Do nội hàm của cơng bằng xã hội phức tạp như vậy, nên việc định
lượng mức độ thực hiện công bằng xã hội là rất khó khăn. Người ta đã sử
dụng nhiều thước đo khác nhau, nhưng kết quả cũng chỉ có ý nghĩa tương
đối.

Phương pháp phổ biến nhất để đo mức độ công bằng trong phân phối
thu nhập là tính tỷ lệ thu nhập giữa 20%

số người giàu nhất với 20%

số


người nghèo nhất. Tỷ lệ này càng lớn, mức độ bất công bằng càng cao và
- ngược lại. Để thấy rõ hơn sự phân cực trong thu nhập, người ta còn $0 sánh
mức thu nhập của 5% số người giàu nhất với thu nhập của 5%

số người

nghèo nhất.

Một công cụ để biểu đạt mức độ bất công bằng trong thu nhập được
sử dụng trong kinh tế học là đường cong Lo ren. Đường cong Lo ren được
biểu thị trong một hình vng, cạnh bên trái thể hiện số phần trăm thu nhập,
cạnh đáy là phần trăm dân số xếp từ nhóm có thu nhập thấp đến cao. Đường
chéo của hình vng là đường cơng bằng tuyệt đối. Trong trường hợp bất
công bằng tuyệt đối, đường cong lo ren chạy theo cạnh đáy và cạnh bên phải
(tức là 1% dân số nhận được 100% thu nhập). Thông thường đường cong lo

ren nằm ở khoảng giữa đường công bằng và đường bất công bằng tuyệt đối,
đường cong càng cách xa đường chéo thì mức độ bất cơng bằng càng cao.
Hệ số Gini tính bằng tỷ lệ giữa hình được tạo bởi đường chéo của
hình vng với đường cong lo ren và tam giác vuông được tạo bởi đường
chéo của hình vng với cạnh đáy và cạnh bên phải. Hệ số này tính từ 0 đến
1, trong đó Ø là cơng bằng hồn tồn, 1 là bất cơng bằng hồn tồn. Hiện
nay, theo tính tốn của UNDP, hệ số Gini bằng 0,4 là giới hạn giữa công

bằng và bất công bằng.
Các phương pháp đo mức độ chênh lệch trong thu nhập chưa đủ để

xác định mức độ bất cơng bằng trong một quốc gia, chẳng hạn có thể có sự
10



công bằng trong phân phối thu nhập nhưng xét thêm những yếu tố khác như
điều kiện sống, các dịch vụ được hưởng ... thì có thể mức độ cơng bằng xã
hội lại khác đi. Bởi thế người ta còn đưa ra nhiều tiêu chí xác định khác như:

- Mức độ nghèo khổ: xác định ranh giới tối thiểu về thu nhập để tính
số người nghèo trong một quốc gia, chẳng hạn, những người có mức sống
dưới I USD ! ngày ở các nước đang phát triển và dưới 14 USD

I ngày ở các

nước phát triển được coi là nghèo. Hoặc người ta quy định những chuẩn
nghèo quốc gia để xác định số người nghèo trong từng nước.
- Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người bao gồm mức

_ tối thiểu về đinh dưỡng, sức khỏe, mức sống, nhà ở và các điều kiện đảm bảo
sự phát triển của cá nhân. Những nhu cầu này ở mỗi nước thực hiện khác

nhau. Tuy nhiên một xã hội không thể được coi là công bằng khi dại bộ phận
dan cư không bảo đảm được những nhu cầu tối thiểu.
- Chỉ số phát triển xã hội tổng hợp do Liên hợp quốc đưa ra với 73
chỉ tiêu bao gồm cả các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, về chăm sóc sức khỏe
nhân dân, về văn hóa, giáo dục ...
- Gần đây Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người (HDD và
được sử dụng khá phổ biến để đánh giá sự phát triển của một nước. Chỉ số
này được tính tốn theo 3 tiêu chí có tính bao quát, thể hiện được những yếu
tố quan trọng nhất trong phát triển con người, đó là tuổi tác, trí tuệ và mức

sống. Cụ thể là: GDP bình quân đầu người, tỷ lệ biết chữ của người lớn, tuổi
thọ bình quân của dân số. Chỉ số này được tính theo đãy giá trị từ 0 (mức độ

phát triển con người thấp nhất) đến 1 (mức độ phát triển con người cao nhất).
Trong những năm đổi mới ở nước ta, vấn để công bằng xã hội trở
thành một trong những mục tiêu cơ bản phát triển đất nước. Các tiêu chí về
cơng bằng xã hội được cụ thể hóa trong các văn kiện lớn của Đảng và Nhà
nước. Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: "Công bằng xã hội không chỉ được thực
hiện trong phân phối kết quả sản xuất mà còn được thực hiện ở khâu phân
phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra những điều kiện cho mọi người phát huy

H


tốt năng lực của mình”

!. Như vậy, ở nước ta hiện nay, cơng bằng xã hội

được nhìn nhận ở các khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, Từ góc độ phân phối kết quả san xuất, đó là sự tương xứng
giữa lao động và thu nhập, giữa cống hiến và hưởng thụ. Sự cống hiến ở đây

cũng được hiểu ở nhiều góc độ: cống hiến về lao động (số lao động mà người
lao động bỏ ra cho công việc sản xuất vật chất); Cống hiến về nguồn vốn để
đầu tư cho sản xuất; Cống hiến sức lực và cả xương máu, tính mạng (của
những người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự xã hội); Cống hiến
trong quá khứ (sự đóng góp của đồng bào, chiến sĩ trong chiến tranh); ...
Thứ hai, Từ việc có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp nhận các
nguồn tư liệu sản xuất xã hội như các nguồn vốn, tài nguyên, thông tin, khoa
học - kỹ thuật và các dịch vụ xã hội khác.

Thứ ba, Từ góc độ cơ hội và điều kiện để các cá nhân, các nhóm xã
hội thể hiện phát huy năng lực của chính mình.

1⁄2. Một số quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nên kinh tế thị trường
Trong lịch sử phát triển xã hội thế giới, có nhiều quan điểm khác
nhau dẫn đến cách giải quyết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội cũng rất khác nhau:

- Quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế đối lập với công bằng xã
hội, mà tăng trưởng kinh tế có tính quyết định đến sự sống còn của một đất
nước nên cần ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc
phân phối lợi nhuận từ tăng trưởng kinh tế một cách có lợi nhất cho các nhà

đầu tư là yếu tố bảo đảm cho việc tích lũy vốn để phát triển kinh tế. Bất bình
đẳng trong thu nhập là tiền đề, nguyên nhân và kết quả của tăng trưởng kinh
tế. Thậm chí, bất bình đẳng về thu nhập cịn là động lực cho tăng trưởng kinh

' Dang Cong san Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
CTQG. H.1996, tr.31.

12


tế. Ricácđô (nhà kinh tế học người Anh) cho rằng tăng trưởng kinh tế được
bảo đảm bằng mức tiết kiệm cao của tầng lớp tư sản, do đó ơng chống lại
việc phân phối thu nhập bất lợi cho giai cấp tư sản. Lập luận này có cơ sở từ

thực tế phát triển của CNTB. Thực tế những nước đi theo mơ hình nền kinh
tế thị trường tự đo, chạy theo tăng trưởng kinh tế, hy sinh công bằng xã hội,
cho rằng phân hóa giàu nghèo càng cao, càng tạo được động lực cho tăng

trưởng kinh tế, rằng khi của cải tập trung vào tay một số ít người thì mức độ

đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ cao do mức độ tiêu dùng thấp. Nếu của cải
phân phối cho tồn xã hội một cách rộng rãi thì mức độ tiêu dùng sẽ lớn và

ˆ đầu tư sản xuất sẽ ít đi gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên trong thực tế quan điểm trên đây đã gặp trắc trở. Sản xuất
gia tăng đồi hỏi phải có tiêu dùng mới có tái sản xuất. Nên kinh tế tăng
trưởng cao, nhưng đa số dân cư nghèo, hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ
được do người đân khơng có tiền mua dẫn đến sản xuất bị đình trệ bế tắc,
trong nền kinh tế TBCN đã từng có những cuộc khủng hoảng thừa, hàng hóa
phải tiêu hủy trong khi đời sống nhân dân rất thiếu thốn. Mặt khác nhờ có
quá trình tích tụ tập trung tư bản kéo theo sự bần cùng hóa của đơng đảo dan
cư trong xã hội mà cuộc cách mạng cơng nghiệp có động lực mạnh mẽ. Song

sự bần cùng của đông đảo nhân dân đã dẫn đến những bất ổn về mặt xã hội.
Để vỗ về dân chúng, giai cấp tư sản cho rằng sự bất bình đẳng trong thu nhập
khơng phải là vĩnh viễn, nó chỉ tăng lên trong giai đoạn đầu của quá trình

tăng trưởng, khi nền kinh tế phát triển cao, bất bình đẳng sẽ giảm đi do nên
kinh tế phát triển sẽ có khả năng thu hút hết mọi lao động đư thừa và đồng

thời sẽ có điểu kiện để tăng lương thực tế trên diện rộng. Bất bình đẳng là cái
giá phải trả cho sự thành công, mọi sự phân phối lại vội vã sẽ có nuuy cơ bóp
chết tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm này được chấp nhận rộng rãi ở các nước TBCN, có khi
cịn được thực

hiện một cách cực đoan hơn: tăng trưởng kinh tế bằng mọi

giá, hy sinh cơng bằng xã hội, điển hình là ở Mỹ. Mặc dù kinh tế Mỹ phát


13


triển giầu có nhất thế giới, nước Mỹ ln tự cho là quốc pia có thể chế chính
trị dân chủ tự do, nhưng thực tế xã hội lại đẩy rầy những bất công. Sự bất
công bảng trong thu nhập, trong các quyền cơ bán của công dan và những
cuộc đấu tranh liên miên địi sự cơng bằng xã hội đã khiến cho nước Mỹ
không lúc nào yên ổn. Không phải cứ tăng trưởng kinh tế cao là tự khắc sẽ
có cơng bằng xã hội. Bởi vì khi của cải tập trung trong tay một số ít người

giàu, họ trở thành những người có thế lực khơng chỉ về kinh tế mà cịn về
chính trị. Bất bình đẳng cao độ về kinh tế và chính trị có xu hướng dẫn đến

những thể chế kinh tế và cách thức tổ chức xã hội ưu đãi lợi ích của những
_ người có thế lực lớn. Nhà nước trở thành công cụ phục vụ cho nhóm người
giàu có. Sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội có xu hướng tự tái điễn
qua thời gian và qua các thế hệ, tạo thành "cái bẫy bất bình đẳng”. Người

nghèo chỉ có thể ở trong cái "vịng nghèo khổ khép kín" ấy mà khơng báo
giờ có thể thốt ra được. Số liệu thống kê cho thấy, 1% đân số giàu nhất
nước Mỹ nắm giữ 40% tài sản của cả xã hội. Sự nghèo khổ của số đơng dan
chúng có nguy cơ đe doa đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Vì thế,
CNTB đã tìm cách giảm bớt sự căng thẳng xã hội, chuyển mâu thuẫn ra bên

ngồi bằng cách tìm kiếm thị trường để đầu tư và tiêu thụ sản phẩm và để thu
lợi nhuận từ bóc lột lao động và tài ngun ở các nước khác. Cùng với q
trình tồn cầu hóa do CNTB ch: phối, phân hóa giàu nghèo, bất cơng xã hội
đã trở thành vấn đề tồn cầu giữa một bên là các nước tư bản phát triển chi
phối đại bộ phận của cải của thế giới và một bên là những nước còn lại. Báo
cáo phát triển thế giới năm 2000 của ƯNDP có nêu: các nước phát triển với

1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm 86% GDP tồn cầu, trong khi đó các
nước nghèo nhất cũng với 1/5 dân số thế giới chỉ có 1% GDP toàn cầu. Tỷ lệ
thu nhập của 5% số người giàu nhất so với 5% số người nghèo nhất của thế
giới năm 2000 là 74/1, trong khi tỷ lệ này năm 1913 là 11/1. Chiến tranh để
giành giật thị trường, nạn khủng bố, bệnh tật, thiên tai liên miện đặt cả xã

14


hội lồi người trước nguy cơ hủy diệt nếu khơng có những hành động chung

để giải quyết.
Đối lập với quan điểm trên đây, các nước đi theo con đường XHCN,

thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với lập luận rằng công bằng xã hội là
ước mơ của con người ở mọi thời đại, vì thế cần phải đạt tới một xã hội công

bằng càng nhanh càng tốt. Muốn vậy cần ưu tiên thực hiện công bảng xã hội
trước, từ đó mới tạo được động lực để tăng trưởng kinh tế. Do nơn nóng
muốn

có ngay một xã hội mà ở đó con người được "làm theo năng lực,

hưởng theo nhu cầu”, khơng cịn áp bức bất cơng, mọi người đều được sống
tự do, bình đẳng, các nước XHCN đã khơng tính đến trình độ của lực lượng
sản xuất đã đạt được, bất chấp quy luật phát triển kinh tế - xã hội ở một xã
hội còn chưa phát triển, xóa bỏ sở hữu tư nhân, cơng hữu hóa tồn bộ tư liệu
sản xuất. Càng sai lầm hơn nữa là bỏ qua cả nguyên tắc phân phối theo lao
động, thực hiện phân phối bình quân, cào bằng. Quan niệm về công bằng xã
hội một cách cực đoan như vậy nên nó trở thành lực cản đối với tăng trưởng


kinh tế. Từ đó nên kinh tế các nước XHCN lâm vào khủng hoảng, buộc các
nước muốn đi lên CNXH phải tiến hành đổi mới, chuyển nên kinh tế từ quản
lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, ở đó quan điểm về tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội được tiếp cận theo một hướng khác.
Sau bao nhiêu tháng trầm của lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường
thế giới, ngày nay người ta đã thừa nhận là một xã hội không thể phát triển
được nếu đem đối lập tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Chạy theo
tăng trưởng bằng mọi cách chính là phản phát triển. Tăng trưởng kinh tế
không đồng nghĩa với phát triển. Nhiều năm gần đây, khi môi trường sống
của con người ngày càng bị phá hủy, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, tầng ơ
zơn bị bào mịn

do các khí thải cơng nghiệp, tình trạng đói nghèo, thất

nghiệp và tệ nạn xã hội khơng giảm, thậm chí ngày càng ting lên, nhân loại

đã nghĩ tới "cái ngưỡng' của sự phát triển. Thuật ngữ phát triển bền vững đã
ra đời và trở nên thịnh hành. Phát triển để thỏa mãn các nhu cầu của hôm

l5


nay mà không tổn hại đến sự phát triển của tương lai là đòi hỏi lớn lao đối
với nhân loại khi lựa chọn các quyết sách phát triển nhằm được cả ba mục

tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường.
Bất bình đẳng trên quy mơ tồn thế giới do CNTB

chạy theo lợi


nhuận trước mắt đã dẫn đến chiến tranh, dẫn đến nạn khủng bố, dẫn đến môi
trường bị 6 nhiễm, bị hủy hoại đe dọa đến sự sống còn của cả xã hội lồi
người. Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học trên thế giới khuyến
cáo rằng cần phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện cơng bằng xã hội

bằng cách tăng cường vai trị của nhà nước trong điều tiết thị trường. Nhà
nước phải tham gia điều tiết sao cho nền kinh tế phát triển hợp lý có kế
hoạch, điều tiết thu nhập để sao cho bàn tay của nhà nước phải tạo ra sự cơng
bằng xã hội cho tồn xã hội chứ khơng phải chỉ ở một bộ phận, một khu vực.

Muốn có sự cơng bằng xã hội cho tồn dân, khơng thể dùng chính sách phản
phối bình qn, cào bằng, khơng thể trợ cấp tràn lan bởi đó là cách làm tăng
thêm sự bất cơng. Phải thực hiện làm sao có sự cơng bằng cho mọi người dân

trước những cơ hội để phát triển. Những cơ hội đó bao gồm: các loại hàng
hóa, địch vụ công cộng, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục,

y tế cơng ... Khi đã tiếp cận được các cơ hội phát triển. ai cũng có thể trở
thành thành viên của thị trường hàng hóa, tăng trưởng kinh tế nhờ thế có
thêm nhiều nguồn lực để phát triển.
Tuy nhiên, việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như

thế nào cho có hiệu quả thì các nước tư bản cho dù có những cố gắng ở các

mức độ khác nhau nhưng thực chất vẫn chỉ là những giải pháp nửa vời. Với
một chế độ TBCN, một nền kinh tế thị trường TBCN, nhà nước đại diện cho

quyền lợi của giai cấp tư sản, bất công xã hội chắc chắn không thể giải quyết
được.

1.3. Quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nên

kinh tế thị trường định hướng XHCN - Quan điểm chỉ đạo của Đẳng

lồ


Trước đổi mới nước ta thực hiện một nền kinh tế quản lý kế hoạch
hóa tập trung với hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể về tư liệu sản xuất. Dù có một số thành tựu song nền kinh tế ấy dã
bộc lộ nhiều hạn chế như: "kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất
lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện

tượng tiêu cực trong xã hội” !.
Bước vào thời kỳ đổi mới, để khác phục các hạn chế thiếu sót của cơ
chế quản lý cũ Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của kinh tế kiểu sản xuất
hàng và và kinh tế tư bản tư nhân; thừa nhận tồn tại của nên kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, thừa nhận sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ...có sự
quản lý của nhà nước hướng tới mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công

bang, dan chủ, văn minh". Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa xuyên suốt thời kỳ đổi mới. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội ở đây cần được nhìn nhận như thế nào cho thỏa đáng ?

Cũng có nhiều ý kiến tranh luận về vấn để này. Một số người hồi
nghi tính đúng đắn của sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cho đó là đi
chệch hướng xã hội chủ nghĩa, là xa rời mục tiêu công bằng xã hội. Ngược
lại, một số khác lại cường điệu vai trò của kinh tế thị trường, cho đó là
"trường đấu lý tưởng" để thực hiện công bằng xã hội, không cần đến sự can


thiệp của Nhà nước.
Đối với ý kiến thứ nhất, chúng ta đã có bài học thất bại về một thời
kỳ thực hiện cơng bằng xã hội một cách phiến diện, khơng tính đến trình độ
đã đạt được của nền kinh tế, nên đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã
hội, cả kinh tế cũng không phát triển được mà công bằng xã hội cũng bị biến
dạng, đời sống nhân dân trở nên khó khăn, túng quẫn, xã hội rơi vào khủng
hoảng trầm trọng. Để thốt ra khỏi tình trạng này, chỉ có một con đường là
phải tăng trưởng kinh tế đất nước. Nếu khơng có tăng trưởng kinh tế sẽ
' Đáng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật.
H.1997, tr.61.

17



×