Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.87 KB, 13 trang )

Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng, năng lực để
đáp ứng những yêu cầu phát trển càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở
thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong
hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng.
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
giữa kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, ... và vận dụng kết hợp nhiều yếu
tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của
cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản
mà mọi học sinh cần phải có đó là các năng lực chung cốt lõi. Năng lực cốt lõi
bao gồm những năng lực cơ bản: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý bản thân, năng lực giao
tiếp, năng lực tính tốn, năng lực sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông,
năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Trên cơ sở đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10” nhằm
tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng với sự phát triển của xã hội, của
thời đại và đặc biệt là của ngành Giáo dục.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu về vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Tìm giải pháp nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn Tin học lớp 10.
- Đưa ra một số bài dạy tin học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Chương trình Tin học lớp 10
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:
Học sinh lớp 10A, 10B1,10B4, 10B5 trường THPT Bùi Dục Tài năm học
2016-2017, 2017-2018, 2018-2019.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tìm hiểu về dạy học phát triển
năng lực của học sinh, cách vận dụng vào giảng dạy trong bộ môn Tin học 10.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Soạn bài giảng theo hướng phát triển năng
lực của học sinh.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
VI. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Thực nghiệm trong năm học 2017-2018, 2018-2019.
- Lớp thực nghiệm 10A, 10B1, 10B4, 10B5
- Rút kinh nghiệm sau khi đánh giá kết quả học tập của học sinh vào cuối học kỳ.
- Trao đổi, thảo luận, góp ý thơng qua sinh hoạt chuyên môn của tổ tin- trường
THPT Bùi Dục Tài.

Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 1


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Một số vấn đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh:
1. 1 Đối với bộ môn tin học:
- Tăng cường sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học tích
cực để HS vận dụng KTKN vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Năng lực được hình thành, phát triển thơng qua vận dụng kiến thức, kĩ năng vào
giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Kiến thức, kỹ năng thái độ là nguyên liệu để hình thành, phát triển năng lực.
- Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.

- Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.
1.2. Đặc tính:
- Dạy học lấy việc học của HS làm trung tâm.
- Dạy học đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn, hướng nghiệp và phát triển.
- Linh hoạt và năng động trong việc tiếp cận và hình thành năng lực .
- Những năng lực cần hình thành ở người học được xác định một cách rõ ràng.
Chúng được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết quả giáo dục.
1.3. Đặc trưng cơ bản:
- Mục tiêu giáo dục: Kết quả cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh
giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
- Nội dung giáo dục: Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra quy
định , gắn với các tình huống thực tiễn
- Phương pháp dạy học: GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích
cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỷ thuật
dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành.
- Hình thức dạy học: Đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Đánh giá kết quả học tập của HS: tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có
tính đến sự tiến bộ trong q trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng kiến
thức vào các tình huống thực tiễn.
1.4. Ưu điểm:
- Dạy học theo năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: người học sẽ bổ sung
những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình.
- Dạy học theo năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra.
- Dạy học theo năng lực tạo ra những cách thức riêng, linh hoạt, phù hợp với đặc
điểm và hoàn cảnh của cá nhân nhằm đạt tới những kết quả đầu ra.
- Dạy học theo năng lực tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những
gì cần đạt và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả.


Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 2


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

1.5. Một số biện pháp đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực:
- Cải tiến các PPDH truyền thống (đàm thoại, thuyết trình)
- Kết hợp đa dạng các PPDH
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: Học sinh được đặt trong một tình huống có
vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thơng qua việc giải
quyết vấn đề, giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
- Vận dụng DH theo tình huống: việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức
hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống.
- Vận dụng DH định hướng hành động: là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt
động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. HS thực hiện các
nhiệm vụ học tập và hồn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt
giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân.
- Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành
động, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp,
gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản
phẩm có thể cơng bố.
- Tăng cường sử dụng PTDH và CNTT hỗ trợ dạy học: tăng cường tính trực
quan, thực hành trong DH  sử dụng hợp lí.
- Sử dụng các KTDH phát huy tính tích cực và sáng tạo: động não, tia chớp, bể
cá, sơ đồ tư duy
- Chú trọng các PPDH đặc thù bộ mơn: mơ phỏng, thực hành, thảo luận nhóm,
giải quyết vấn đề.

- Bồi dưỡng PP học tập tích cực cho HS: phương pháp nhận thức chung: phương
pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương
pháp làm việc nhóm; những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn
1.6 . Các năng lực chuyên biệt trong từng mơn học:
Stt

Năng lực chung

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân
1 Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề
2
bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm)
3 Năng lực sáng tạo
4 Năng lực tự quản lý
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội
5 Năng lực giao tiếp
6 Năng lực hợp tác
Nhóm năng lực cơng cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình
hình thành các năng lực ở trên)
7 Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
8 Năng lực sử dụng ngơn ngữ
9 Năng lực tính tốn

Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 3


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10


II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
- Dạy học phát triển năng lực học sinh đang được sự quan tâm của giáo viên toàn
tổ Tin Học
- Những bài học trên lớp, bài giảng của thầy cô, nếu được dạy bằng phương pháp
dạy học tích cực làm cho học sinh thích thú bài học, hiểu bài nhanh hơn, phát huy
được các phẩm chất và năng lực của người học.
2. Khó khăn:
- Phần lớn giáo viên vẫn có thói quen với phương pháp dạy học truyền thụ kiến
thức lý thuyết một chiều dẫn tới việc học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức máy
móc, ít vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống.
- Một số giáo viên vẫn chưa nắm bắt được quy trình tổ chức dạy học phát triển
năng lực học sinh một cách cụ thể.
- Học sinh quen với các PPDH cũ nên bỡ ngỡ khi tiếp cận các PPDH tích cực
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Sáng kiến này lựa chọn một số nội dung trong chương trình Tin học 10 để tổ
chức dạy học phát triển năng lực học sinh, một số nội dung có thể trước giờ các
thầy cơ đã thực hiện nhưng mà chưa được gọi tên cụ thể.
III.1. Đề xuất các bước tiến hành xây dựng bài học theo năng lực:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
Căn cứ CTGDPT hiện hành môn tin học cần lựa chọn chủ đề, nội dung dạy
học để trao đổi, đề xuất những năng lực có thể hình thành, phát triển thông qua
chủ đề, nội dung dạy học được lựa chọn.
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
Căn cứ CTGDPT, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác
định yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định trong chương trình.
Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Lập bảng mô tả tường minh các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề, nội
dung dạy học được lựa chọn

Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới
Căn cứ bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt và danh sách các năng lực
môn tin học để đề xuất một số năng lực mà việc dạy học chủ đề, nội dung tin học
này có thể hướng tới.
Ví dụ : Bài tập thuật tốn ( Giáo án minh họa đính kèm ở phụ lục)
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học:
Chủ đề: Bài tập thuật toán
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức:
– Biết cách biểu diễn thuật tốn.
– Hiểu các đặc trưng chính của thuật toán.
Kĩ năng:
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài tốn thơng dụng.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
- Làm việc cẩn thận, khoa học, có tinh thần làm việc nhóm.
Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 4


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu
Nhận biết
hỏi/ bài
tập
Học sinh biết được

mối quan hệ giữa
nội dung bài tập 1
Câu hỏi/
và tình huống khởi
bài tập định
động. Từ đó xác
tính
định được input,
output của bài
tốn.

Thơng
hiểu

Bài tập
định lượng

Bài tập 2
Câu hỏi/
bài tập định
lượng

Hoạt động
luyện tập

Học sinh biết khái
niệm bài tốn,
Câu hỏi/
thuật tốn, các
bài tập định

cách biểu diễn
tính
thuật tốn, các tính
chất của thuật tốn

Giáo viên: Trần Văn Bích

Vận
dụng
cao

Học
sinh
biết sắp xếp
các thao tác,
hoặc
điền
vào các thao
tác cịn thiếu
để có thuật
tốn
hồn
chỉnh
giải
bài tốn.

Học sinh
biểu diễn
được
thuật

toán
bằng 2
cách: liệt


dùng sơ
đồ khối.

Học
sinh
biểu
diễn
được thuật
toán bằng 2
cách: liệt kê
và dùng sơ
đồ khối.

Học sinh
viết được
thuật
tốn giải
bài tốn
trong các
tình
huống
mới.

Học sinh
xác

định
được
ý
tưởng giải
bài toán.

Bài tập 1

Học sinh nhận
thấy được mối
Câu hỏi/ quan hệ giữa bài
bài tập định tập 1 và bài tập 2.
tính
Xác định được
input, output của
bài tốn.

Vận dụng
thấp

Học sinh
xác
định
được
ý
tưởng giải
bài tốn.

Học
sinh

hồn thành
được lược
đồ tư duy về
bài toán và
thuật toán.
Trang 5


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới

Mơ tả mức độ thực hiện trong
bài học
Năng lực giải quyết Tình huống khởi động đặt ra tình
vấn đề
huống có vấn đề. Học sinh tìm
hiểu và giải quyết được vấn đề,
Nhóm năng lực làm
Năng lực sáng tạo
sáng tạo trong tình huống
chủ và phát triển
bản thân
Năng lực tự quản lí
Học sinh làm việc nhóm, tự quản lí
nhóm, tự phân chia cơng việc để
đạt hiệu quả tốt nhất.
Năng lực giao tiếp, Thông qua q trình làm việc
Nhóm năng lực về Năng lực hợp tác
nhóm thể hiện tinh thần hợp tác,

quan hệ xã hội
khả năng giao tiếp giữa các học
sinh.
Năng lực sử dụng ngôn Diễn lại các tình huống giúp học
ngữ
sinh phát triển khả năng sử dụng
Nhóm năng lực
nhơn ngữ.
cơng cụ
Năng lực tính tốn
Học sinh tư duy để giải các bài
toán 1 và 2.
III.2. Định hướng một số bài dạy Tin học 10 theo định hướng phát triển
năng lực học sinh:
1. Nội dung : Tìm hiểu về máy tính.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: 4 bộ máy tính, phân nhóm học sinh.
- Học sinh: Những kiến thức đã biết về máy tính.
* Năng lực hướng tới:
Mơ tả mức độ thực hiện trong bài
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
học
-Hs phân loại thiết bị, nêu chức năng
Năng lực giải quyết
của từng thiết bị
vấn đề
Nhóm năng lực làm
- Tiến hành ráp lại máy tính
chủ và phát triển bản

Năng lực tự quản lí
Học sinh làm việc nhóm, tự quản lí
thân
nhóm, tự phân chia cơng việc để đạt
hiệu quả tốt nhất.
Năng lực giao tiếp,
Thơng qua q trình làm việc nhóm
Nhóm năng lực về
Năng lực hợp tác
thể hiện tinh thần hợp tác, khả năng
quan hệ xã hội
giao tiếp giữa các học sinh.
Năng lực sử dụng Đại diện mỗi nhóm lên trình bày
ngơn ngữ
chức năng từng bộ phận
Nhóm năng lực
cơng cụ
Năng lực CNTT
HS hiểu biết về quy trình tháo lắp
một CPU
Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 6


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10


* Gợi ý tổ chức dạy học:
GV: Hướng dẫn học sinh tháo bộ máy tính mẫu. Cho kể tên các thiết bị mà học
sinh nhận biết được. Tổ chức cho học sinh thảo luận tìm hiểu chức năng của từng
thiết bị và phân nhóm các thiết bị có chức năng tương tự nhau.
HS: Thực hiện nhiệm vụ. Thông thường HS sẽ phân loại ra được nhóm thiết bị
nhớ, đưa thơng tin vào, đưa thông tin ra và CPU.
GV: Yêu cầu đại diện 1 nhóm học sinh lên trình bày, các nhóm bổ sung và khái
quát thành 5 thành phần của máy tính.
HS: Nhận dạng 5 thành phần và tiến hành lắp ráp lại máy tính kiểm tra hoạt động.
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy tính.
GV: Trợ giúp học sinh thảo luận, kết luận.
2. Nội dung : Tìm hiểu về Bài tốn và thuật tốn:
Tổ chức học sinh tìm hiểu thuật tốn tìm kiếm tuần tự
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: phân nhóm học sinh, đưa ra bài tốn tìm kiếm người đạt yêu cầu
trong 1 hàng gồm nhiều học sinh.
- Học sinh: Tìm hiểu thuật tốn tìm kiếm tuần tự
* Năng lực hướng tới:
Năng lực thành
Mô tả mức độ thực hiện trong
Nhóm năng lực
phần
bài học
Năng lực giải quyết - Đưa ra VD về tìm kiếm thơng
vấn đề
tin
- Tìm một bạn có chiều cao bằng
Nhóm năng lực làm
mình

chủ và phát triển bản
- Xây dựng ý tưởng, thuật toán
thân
Năng lực tự quản lí
Học sinh làm việc nhóm, tự quản
lí nhóm, tự phân chia công việc
để đạt hiệu quả tốt nhất.
Năng lực hợp tác
-Hợp tác tổ chức trị chơi bịt mắt
tìm người.
Nhóm năng lực về
Năng lực giao tiếp
- Hs trả lời tìm quy luật của tìm
quan hệ xã hội
kiếm
Nhóm năng lực
Năng lực tính tốn
Mơ phỏng thuật tốn
cơng cụ
* Gợi ý tổ chức dạy học:
GV: Y/c Hs đưa ra một số VD về việc tìm kiếm thơng tin rồi cùng nhau phân tích
- Tìm một từ hay một đoạn văn bản trong SGK
- Tìm kiếm thơng tin trên Internet
- Tìm kiếm thơng tin bài hát
- ……
GV: Tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi: bịt mắt một học sinh và yêu cầu
học sinh đó tìm trong hàng một người có chiều cao bằng chính mình.
HS: Tham gia trị chơi, nhóm sau sẽ đúc rút kinh nghiệm từ lượt tìm của nhóm
trước và rút ra được cách tìm.
Giáo viên: Trần Văn Bích


Trang 7


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

GV: Liên hệ qua dãy số.
HS: Xây dựng ý tưởng, thuật tốn.
GV: Mở rộng sang tìm kiếm trên dãy kí tự.
Tổ chức học sinh tìm hiểu thuật tốn Sắp xếp tráo đổi
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: phân nhóm học sinh, file mơ phỏng q trình sắp xếp, các thẻ số có
thể gắn lên bảng.
- Học sinh: Tìm hiểu thuật tốn sắp xếp tráo đổi
* Năng lực hướng tới:
Năng lực thành
Mô tả mức độ thực hiện trong
Nhóm năng lực
phần
bài học
Năng lực giải quyết - Hs đưa ra VD về nhu cầu sắp
vấn đề
xếp trong thực tế.
- Phân tích các lượt tráo đổi để
Nhóm năng lực làm
tìm quy luật.
chủ và phát triển bản
thân

Nhóm năng lực về

quan hệ xã hội

Năng lực quản lý
Năng lực hợp tác
Năng lực giao tiếp
Năng lực tính tốn

Học sinh làm việc nhóm, tự quản
lí nhóm, tự phân chia cơng tìm ý
tưởng, thuật tốn, mơ phỏng
- Thơng qua làm việc nhóm thể
hiện tinh thần hợp tác, khả năng
giao tiếp giữa các học sinh
Hs biết mơ phỏng thuật tốn

Nhóm năng lực
cơng cụ
* Gợi ý tổ chức dạy học:
GV: Y/c hs đưa ra một số cơng việc có nhu cầu sắp xếp trong thực tế
GV: Cho học sinh xem video mô phỏng q trình sắp xếp (có thể nhiều lần), cùng
học sinh phân tích để tìm ra quy luật, nắm được ý tưởng.
HS: Phân tích các lượt tráo đổi để tìm quy luật.
GV: Sau khi nắm được quy luật sắp xếp, giáo viên gắn dãy thẻ số lên bảng và yêu
cầu học sinh thực hiện tráo đổi theo quy luật đã tìm hiểu để thu được dãy số
mong muốn.
HS: Thảo luận tìm ý tưởng, thuật tốn, rồi mơ phỏng thuật tốn.
3. Nội dung : Giao tiếp với hệ điều hành
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đưa ra video về cách giao tiếp, làm việc với máy tính và các câu hỏi
gợi mở, phân nhóm học sinh.

- Học sinh: Gợi nhớ lại cách làm việc, giao tiếp với máy tính.
* Năng lực hướng tới:

Nhóm năng lực
Nhóm năng lực làm
chủ và phát triển bản
thân
Giáo viên: Trần Văn Bích

Năng lực thành
Mơ tả mức độ thực hiện trong
phần
bài học
Năng lực giải quyết Nhận biết để khởi động, quy
vấn đề
trình nạp hệ điều hành

Trang 8


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

Nhóm năng lực về
Quan sát Video về giao tiếp với
quan hệ xã hội
Năng lực giao tiếp
máy tính rồi trả lời
Nhóm năng lực
Năng lực CNTT
Biết khởi động HĐH Windows

công cụ
* Gợi ý tổ chức dạy học:
GV: Cho HS xem video về cách con người giao tiếp với máy tính từ thời sơ khai
đến hiện tại.
HS: Nhận dạng được 2 cách giao tiếp và gọi tên được 2 cách giao tiếp.
GV: Đưa ra 2 tình huống 1 máy có đĩa khởi động, khơng có đĩa khởi động, để hs
nhận biết đĩa khởi động, quá trình nạp hệ điều hành, kết thúc làm việc.
4. Nội dung : Những ứng dụng của Tin học
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: Một số hình ảnh, video, phân nhóm học sinh.
- Học sinh: Những kiến thức đã biết về ứng dụng Tin học trong cuộc sống.
* Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, CNTT, hợp tác, quản lý,
Năng lực thành
Mô tả mức độ thực hiện trong
Nhóm năng lực
phần
bài học
Nhóm năng lực làm
Năng lực giải quyết - Hs tự tìm hiểu kiến thức từng
chủ và phát triển bản vấn đề
ứng dụng
thân
Thơng qua làm việc nhóm thể
Nhóm năng lực về
Năng lực hợp tac, hiện tinh thần hợp tác, khẳ năng
quan hệ xã hội
Năng lực giao tiếp
giao tiếp giữa các học sinh
Năng lực CNTT và Hs sử dụng phần mềm
Nhóm năng lực

truyền thơng
PowerPoint trình bày nội dung
cơng cụ
tìm hiểu
* Tổ chức dạy học: Theo dự án
GV: Phân chia các nhóm tìm hiểu ở nhà
+ Nhóm 1: Tìm hiểu giải các bài toán khoa học kỷ thuật, Hổ trợ quản lý
+ Nhóm 2: Tự động hóa và điều khiển, truyền thơng
+ Nhóm 3: Tìm hiểu Sọan thảo văn bản, Trí tuệ nhân tạo
+ Nhóm 4: Giáo dục, giải trí
HS: Tìm hiểu và trình bày sản phẩm ( Có video minh họa) ở nhà-> Đại diện lên
trình bày
5. Nội dung : Tin học và xã hội
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chia nhóm, nhận nhiệm vụ tìm hiểu.
- Học sinh: Những kiến thức cơ bản về ứng dụng của Tin học, các chuẩn mực đạo
đức về văn hóa và ứng xử trong xã hội. Bài báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm.
* Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ngơn ngữ,…

Nhóm năng lực
Nhóm năng lực làm
chủ và phát triển bản
Giáo viên: Trần Văn Bích

Năng lực thành
Mơ tả mức độ thực hiện trong
phần
bài học
Năng lực giải quyết - Hs tự tìm hiểu kiến thức ảnh
vấn đề

hưởng của Tin học, văn hóa và
Trang 9


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

pháp luật trong XH tin học hóa.
thân
Năng lực sáng tạo
- Hs sáng tạo trong tình huống
đóng vai
Hs hợp tác đóng vai, khả năng
Nhóm năng lực về
Năng lực hợp tác, giao tiếp giữa các học sinh
quan hệ xã hội
Năng lực giao tiếp
Nhóm năng lực
Năng lực sử dụng Hs sử dụng ngơn ngữ để diễn đạt
công cụ
ngôn ngữ
các vai
* Gợi ý tổ chức dạy học:
Gv: Cho HS sắm vai đóng tình huống vi phạm pháp luật về việc mạng xã hội
facebook trên Internet.
HS: Theo dõi tình huống và thảo luận, phân tích tình huống. Tiếp nhận kiến thức
mới để lí giải tình huống. Liên hệ thực tế tại trường học, địa phương.
6. Nội dung : Các dịch vụ của mạng Internet
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: Mạng máy tính, phịng thực hành.
- Học sinh: Những kiến thức về mạng, cách dùng các dịch vụ Internet.

* Năng lực hướng tới:

Nhóm năng lực
Nhóm năng lực làm
chủ và phát triển bản
thân
Nhóm năng lực về
quan hệ xã hội

Năng lực thành
Mô tả mức độ thực hiện trong
phần
bài học
Năng lực giải quyết - Hs tự tìm hiểu kiến thức về
vấn đề
dịch vụ Internet
-Học sinh làm việc nhóm, tự
Năng lực quản lý
quản lí nhóm, tự phân chia cơng
việc để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Hs hợp tác thực hành
Năng lực hợp tác, - Hs trao đổi cách thực hiện
Năng lực giao tiếp
Năng lực CNTT
Năng lực sử dụng Internet

Nhóm năng lực công
cụ
* Gợi ý tổ chức dạy học:
GV: Tiến hành tại phịng máy. GV giao nhiệm vụ các nhóm HS thực hiện khai

thác các dịch vụ trên Internet:
1. Tạo một trang web đơn giản (nếu học sinh chưa được học ở cấp 2 thì có
thể thay đổi thành truy cập trang web theo địa chỉ có sẵn).
2. Đăng ký một hộp thư điện tử.
3. Tìm kiếm các thơng tin theo u cầu của GV.
4. Tìm kếm các phần mềm diệt virut.
HS: Thực hiện và chia sẻ cách làm với cả lớp. Nhận biết các dịch vụ cơ bản của
Internet hiện nay.
GV: Hỗ trợ, kết luận.

Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 10


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

7. Nội dung : Soạn thảo văn bản
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: phân nhóm học sinh, phịng thực hành, gợi ý một số đề tài cho HS
tìm hiểu và thực hiện: Poster, một số loại sổ sách…
- Học sinh: Những nhu cầu và kiến thức đã biết về soạn thảo văn bản trong thực
tế cuộc sống; chọn đề tài thực hiện, làm việc theo nhóm.
* Năng lực hướng tới:

Nhóm năng lực
Nhóm năng lực làm
chủ và phát triển bản
thân
Nhóm năng lực về

quan hệ xã hội
Nhóm năng lực
cơng cụ

Năng lực thành
Mơ tả mức độ thực hiện trong
phần
bài học
Năng lực giải quyết - Hs tự tìm hiểu kiến thức về
vấn đề
soạn thảo văn bản
- Hs sáng tạo trong trình bày văn
Năng lực sáng tạo
bản
Hs thảo luận để trình bày sản
Năng lực hợp tác.
phẩm
Năng lực giao tiếp
Hs giao tiếp giữa các học sinh
Năng lực sử dụng Hs sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt
ngôn ngữ
sản phẩm của mình
Năng lực CNTT
Hs biết sử dụng phần mềm Word

* Tổ chức dạy học:
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu nhu cầu sử dụng các loại văn bản trong các bộ
phận trong và ngồi nhà trường: văn phịng, thư viện, đội cờ đỏ, đồn trường,...
HS: Phân tích nhu cầu và chọn đề tài mà mình muốn thực hiện: các loại sổ sách
hỗ trợ quản lí (thư viện, văn phòng, cờ đỏ…), các tập san hoạt động, các poster

giới thiệu,…
HS: Tiến hành thực hiện dự án theo từng bước dưới sự hướng dẫn của GV và báo
cáo theo từng giai đoạn.
GV: Theo dõi, hỗ trợ và cùng với HS đánh giá các hoạt động của nhóm và thành
viên nhóm.

Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 11


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

IV . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG:
1. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế:
- Học sinh có hứng thú hơn với tiết học.
- Việc ghi nhớ, khắc sâu kiến thức hiệu quả hơn.
- Học sinh tích cực, sơi nổi trong các hoạt động hơn.
Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh trường THPT Bùi Dục
Tài từ năm học 2017-2018 đến nay. Kết quả tôi thu được như sau:
Trong thời gian 2 năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình tơi đã nhận
thấy kết quả học tập của học sinh đã thay đổi rõ rệt so với những năm đầu chưa
áp dụng. Cụ thể như sau:
Năm đầu chưa áp dụng các giải pháp của đề tài

Kết quả năm học: 2016-2017
10B1

10A
Số HS


đạt điểm

Tỉ lệ
số
TB trở
số
lên
35
22
62,9% 35
Tỉ lệ chung

Số HS đạt
điểm
TB trở lên
18

Tỉ lệ

10B5

số

51,4% 35
53.3%

Số HS đạt
điểm
TB trở lên


Tỉ lệ

16

45,7%

Hai năm sau có áp dụng các giải pháp của đề tài
Kết quả năm học: 2017-2018
10A
10B4
10B5
Số HS
Số HS đạt
Số HS đạt

đạt điểm


Tỉ lệ
điểm
Tỉ lệ
điểm
Tỉ lệ
số
TB trở
số
số
TB trở lên
TB trở lên

lên
35
34
94,3% 35
29
82.9% 37
30
81.1%
Tỉ lệ chung
86.1%
Kết quả năm học: 2018-2019
10A
10B1
10B5
Số HS
đạt điểm
Số HS đạt
Số HS đạt

TB trở

điểm

điểm
số
lên
Tỉ lệ số TB trở lên Tỉ lệ số TB trở lên Tỉ lệ
36
36
100% 31

28
90,3% 32
28
87,5%
Tỉ lệ chung
93%
Với kết quả như trên thì số lượng học sinh có học lực giỏi, khá đã tăng đáng
kể. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều học sinh u thích mơn tin
học hơn .
2. Đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu:
a. Đề xuất:
- Nhà trường cần tạo điều kiện ủng hộ hơn nữa trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học.
Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 12


Một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Tin học 10

- Trường tổ chức đầu tư thêm kính phí mua trang thiết bị phục vụ cho việc
giảng dạy của giáo viên, thực hành của học sinh được tốt hơn.
b. Hướng tiếp tục nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể coi là quyển 1 trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu của tơi vì nó mới chỉ áp dụng cho một số bài ở chương trình Tin học
lớp 10. Đối với học sinh, bước đầu đã có sự cảm tình, u thích mơn học thì đó sẽ
là một nền tảng tốt để các em tiếp cận thuận lợi tới những kiến thức khó hơn. Nội
dung dạy học phát triển năng lực học sinh này tơi có hướng phát triển tiếp theo
chương trình trình tin học 11, 12.
PHẦN III. KẾT LUẬN:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học được xem như một
nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục hiện đại trong xu thế đổi mới căn bản
và toàn diện Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Điểm khác nhau giữa cách dạy này so
với các phương pháp dạy học trước đây là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, địi hỏi người dạy phải
có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây,
việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được
tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con
người.
Thiết nghĩ, với sự chủ động của GV trong việc tạo ra hệ thống câu hỏi, qua
ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với việc linh hoạt vận dụng các phương pháp
thích ứng có tích hợp kiến thức cũ và mới, và nhất là sự chủ động đưa vào các
cách thức giáo dục kĩ năng sống... chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ được cải thiện.
Với học sinh, khi đã chuẩn bị kỹ bài ở nhà, đến lớp chủ động, tích cực xây dựng
bài và nhất là chủ động trong việc rèn luyện, vận dụng thực hành, hiệu quả tiết
học cũng sẽ khả quan và chất lượng được cải thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tấp huấn dạy học và đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh môn Tin học
- Vụ GD Trung học
2. Sách giáo khoa Tin học 10
- Hồ Sĩ Đàm
3. Sách giáo viên Tin học 10
- Hồ Sĩ Đàm
4. Sách bài tập Tin học 10
- Hồ Sĩ Đàm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI

Hải Lăng, ngày 17 tháng 5 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Trần Văn Bích

Giáo viên: Trần Văn Bích

Trang 13



×