Phát hiện sớm tắc mật bẩm sinh ở trẻ
Nhiều trẻ mắc bệnh này không được bố mẹ đưa đi
khám và điều trị kịp thời, dẫn đến suy gan, xơ gan
nặng, hôn mê, thậm chí tử vong do xuất huyết não, xuất
huyết tiêu hóa nặng.
Tắc mật bẩm sinh là hiện tượng mất sự lưu thông mật từ
gan xuống ruột, gây ứ trệ mật trong gan, máu, hậu quả là
trẻ bị vàng da, viêm gan. Có 2 nguyên nhân gây bệnh
thường gặp: teo đường mật bẩm sinh và nang đường mật
bẩm sinh.
Có thể phát hiện bất thường
gan mật bằng cách quan sát
màu da trẻ.
Teo đường mật bẩm sinh là hiện tượng đường dẫn mật từ
gan xuống ruột bị teo nhỏ hoàn toàn hoặc một phần, gây
cản trở lưu thông mật từ gan xuống ruột. Bệnh nhi vàng da,
vàng mắt liên tục, tăng dần, tình trạng này xuất hiện sớm
ngay sau đẻ và kéo dài. Phân bạc màu (như phân cò, vôi ),
có mỡ nhờn, nước tiểu vàng sẫm. Trẻ đi tiểu gây vàng tã
lót, quần áo. Muộn hơn, có thể thấy bụng chướng tăng dần,
ăn kém, rối loạn tiêu hóa. Đôi khi trẻ bị xuất huyết dưới
nhiều hình thái như xuất huyết dưới da, xuất huyết não,
xuất huyết tiêu hóa
Nang đường mật bẩm sinh là hiện tượng đường mật bị giãn
thành nang, hoặc có một nang nằm trên đường đi của
đường dẫn mật, chèn ép vào đường mật gây tắc một phần
hoặc hoàn toàn. Biểu hiện bệnh là vàng da, xuất hiện sớm
hay muộn tùy theo mức độ giãn đường mật hay mức độ
chèn ép của nang từ ngoài vào, có thể vàng da từng đợt.
Phân trắng hay bạc màu, mắt có thể vàng sớm và kéo dài.
Ngoài ra, bệnh nhi có thể xuất hiện chấm, mảng xuất huyết
trên da, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, gây hiện tượng
co giật tay chân, liệt vận động, thóp căng phồng. Bụng có
thể chướng dần lên.
Ngoài các triệu chứng như trên, chứng tắc mật bẩm sinh
còn có thể gây biểu hiện nhiễm trùng đường mật như sốt
cao, rét run, đau vùng bụng bên phải, rối loạn tiêu hóa
Đây có thể là hậu quả của việc tắc nghẽn đường mật kéo
dài, gây viêm đường mật và có thể nhiễm trùng huyết nặng
nề, điều trị khó khăn và tốn kém.
Để phát hiện sớm chứng tắc mật, cần nhanh chóng
nhận biết triệu chứng vàng da ở trẻ. Sau khi sinh, cần
cho trẻ ở trong phòng thoáng mát, đầy đủ ánh sáng tự
nhiên; không nên để trẻ trong phòng tối, có ánh sáng đèn vì
sẽ rất khó phát hiện những bất thường về màu sắc da, phân,
nước tiểu, mắt Khi trẻ bị vàng da kéo dài trên 1 tuần, cần
đưa đến khám tại trung tâm y tế. Tại đó, bác sĩ có thể làm
các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây vàng da chính
xác và kịp thời.
Bệnh tắc đường mật bẩm sinh có thể điều trị bằng cách
phẫu thuật nối đường mật trực tiếp vào ruột. Phương pháp
này đã được thực hiện từ nhiều năm tại Bệnh viện nhi
Trung ương và tỏ ra có hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu phát
hiện bệnh muộn khi chức năng gan đã bị suy giảm thì hiệu
quả điều trị sẽ có nhiều hạn chế.