Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.56 KB, 2 trang )
Nguồn: vietgioitinh.net
Xử trí sớm dị tật hay gặp ở trẻ em
Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em mà nguyên nhân là do còn ống phúc
tinh mạc. Theo các thống kê thì từ 2% - 5% số trẻ em bị thoát vị bẹn và tràn dịch màng
tinh hoàn. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ thiếu tháng. Trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái. Bệnh
bị ở bên phải khoảng 60%, ở bên trái 25%, ở cả hai bên 15%. Khoảng 6% số bệnh
nhân bị thoát vị bẹn bị dị tật ẩn tinh hoàn kèm theo. Đây là một bệnh cần phát hiện
sớm, cần mổ sớm, tránh mổ khi có biến chứng.
Cần phát hiện sớm các bất thường
Hình ảnh thoát vị bẹn.
Trước khi tới bệnh viện để khám bệnh, gia đình thường phát hiện có một khối
phồng ở vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu - môi lớn ở trẻ gái. Khối phồng này
thường có từ nhỏ, có thể có ngay sau đẻ. Khối phồng này to lên khi trẻ ho, khóc, chạy
nhảy và thường tự mất khi nằm yên, khi ngủ. Trẻ thường được đưa đi khám ở tình
trạng đau, nôn kèm theo có khối thoát vị căng phồng.
Nắn vào vùng ống bẹn - bìu để tìm túi thoát vị: sờ được túi thoát vị, bảo bệnh
nhân ho, chạy nhảy thì bao thoát vị lại căng, to và chuyển động dọc theo ống bẹn
xuống bìu. Trong túi thoát vị có chứa một khối mềm, nắn không đau có khi nghe thấy
tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột. Có thể đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được
(bên trong túi thoát vị có mạc nối lớn hoặc ruột hoặc buồng trứng ở trẻ gái). Cũng có
khi không đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được và bệnh nhân đau vùng ống bẹn, kèm theo
có thể nôn, bụng trướng, không trung, đại tiện bởi thoát vị bẹn bị nghẹt.
Bằng khám lâm sàng đơn thuần, có thể phân biệt được với một số bệnh khác
như: Xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tấy vùng ống bẹn - bìu, nang
thừng tinh khi nang ở vị trí cao, tràn dịch màng tinh hoàn, u mỡ... là những bệnh cũng
hay gặp ở vùng bẹn - bìu và phải chữa trị.
Có một số tình huống đặc biệt cần biết để chẩn đoán cho đúng bệnh và biết
cách chữa trị cho đúng như:
Thoát vị bẹn 2 bên ở trẻ gái: cần phải làm nhiễm sắc thể giới tính hoặc gen biệt