Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sáu điều không nên nói với cấp dưới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.38 KB, 5 trang )

Sáu điều không nên nói với cấp dưới


Jeff Wourio, một chuyên gia về quản lý nhân sư, đã chọn lọc ra những
câu nói dở hơi nhất mà các nhà quản lý thường nói với cấp dưới của mình từ
những lá đơn phản ánh của các nhân viên gửi cho các cấp trên của họ.


1. “Hãy làm việc này”

Với mệnh lệnh này, nhân viên hiểu được rằng, họ phải thực hiện nhiệm vụ
đó của cấp trên. Tuy nhiên, việc đưa ra câu nói như vậy có ảnh hưởng rất tiêu cực
đến hiệu quả công việc, bởi khi đó, nhân viên cảm thấy mình bị xúc phạm vì
những mệnh lệnh ngắn gọn như vậy thường được dành cho súc vật.

2. “Anh/chị phải làm việc này tốt hơn!”

Ðưa ra câu nói như vậy, người quản lý muốn thể hiện quyền lực của mình,
song xét về thực chất thì câu nói đó lại phản ánh năng lực yếu kém của ông ta, bởi
ông ta không đưa ra được điều gì cụ thể và có sức thuyết phục.

3. “Anh/chị hành động thật ngu ngốc!”

Trên thực tế, do sơ suất, năng lực có hạn hay vì lý do nào khác mà nhân
viên cấp dưới có thể có những hành động rất dở. Tuy nhiên, trong việc này, chính
người quản lý cũng phải nhận thức được phần trách nhiệm của mình trong công
tác đào tạo và hướng dẫn nhân viên của mình, chịu trách nhiệm cả về việc giám sát
hoạt động của họ. Người quản lý luôn phải giải thích rõ những yêu cầu của mình
và nêu chi tiết về các kế hoạch triển khai khi cần thiết.

Người quản lý tốt là người không để cho cấp dưới của mình hoạt động một


cách độc lập, nếu như những nhân viên này chưa có đủ trình độ chuyên môn cần
thiết để đảm nhận công việc được giao. Như vậy, ta hãy thử ngẫm, ai là người
hành động ngu ngốc?

4. “Tôi không muốn nghe bất cứ lời xin lỗi nào!”

Ðôi khi không nhất thiết phải đưa ra lời xin lỗi. Tuy nhiên, nhân viên cấp
dưới có quyền giải thích cho cấp trên của mình về những lý do dẫn đến hành động
không phải nào đó của mình. Nếu người quản lý đưa ra câu nói trên sau khi cấp
dưới xin lỗi, thì có nghĩa rằng, ông ta đã hiểu chính ông ta cũng có một phần lỗi
trong đó, song ông ta không muốn trung thực trước bản thân mình và trước cấp
dưới của mình.

5. “Anh/chị phải cảm thấy hạnh phúc khi không bi tôi sa thải!”

Hãy sa thải nếu nhân viên đáng bị sa thải, hoặc không sa thải nếu khuyết
điểm không lớn. Vấn đề ở đây là phải nghiêm minh và rõ ràng. Cũng cần nhấn
mạnh thêm rằng, với câu nói trên, người quản lý muốn làm cho mình thêm "oai",
song hiệu ứng chất chắn sẽ ngược lại.

Với câu nói như trên, nhân viên cấp dưới cảm thấy bị xúc phạm và họ sẽ
bất đầu tìm kiếm việc làm mới và trong bối cảnh đó, đương nhiên họ không thể
còn làm việc như bình thường. Nên nhớ rằng, người ta không thể trụ lâu được
trong một môi trường mà số phận của mình nằm trong tay những người lãnh đạo
độc đoán.

6. “Tôi luôn phải theo dõi anh/chị!”

Lãnh đạo không phải là điệp viên, không phải là giám thị, và cũng không
phải là công tố viên. Người lãnh đạo tốt là người luôn cố gắng tạo ra những điều

kiện thuận lợi để nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn mà không cần phải
theo dõi hay kiểm soát. Ngoài ra, người lãnh đạo tất còn tạo ra bầu không khí
minh bạch và cởi mở trước những thành tích và khuyết điểm của nhân viên.

Nếu như người quản lý đe dọa theo dõi nhân viên, thì điều đó có thể được
hiểu rằng, trước đó ông ta hoàn toàn không kiểm soát hoạt động của cấp dưới và
như vậy thì có thể trong tương lai cũng sẽ vẫn vậy thôi. Tóm lại, câu nói trên tác
động rất tiêu cực đến kỷ luật lao động.

×