TRƯỜNG
KHOA……………………
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
Nghiên cứu thực trạng các
ngành nghề trong hộ nông
dân trên địa bàn xã Liêm
Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh
Hà Nam
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế hội nhập và phát triển, đất nước ta đang nỗ lực thực hiện thành công
tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để xây dựng nước ta thành một nước
công nghiệp có lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa tương đối phát triển phù hợp với
quan hệ sản xuất với mục tiêu tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn hướng tới dân
giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong chiến lược phát triển kinh tế
quốc dân dài hạn mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, đặc biệt
nông nghiệp và nông thôn với gần 75% dân số và tới 70% lực lượng lao động cả nước
luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu sau nhiều năm chiến tranh tàn phá
nặng nề, gần hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới mà Đại hội VI đã đề ra, bộ mặt
nông thôn Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, kinh tế liên tục tăng
trưởng và phát triển, nền sản xuất gắn dần với thị trường tiêu thụ cơ cấu kinh tế chuyển
biến tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp kém hiệu quả, đời sống nhân dân ngày
càng cải thiện.
Tuy nhiên nông thôn Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thử thách: đất
canh tác trên đầu người thấp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, kinh tế nông thôn chưa
phát triển vững chắc nhiều hộ nông dân chậm phát triển thu nhập thấp. Trong khi đó địa
bàn nông thôn có tỷ lệ sinh cao, hàng năm có thêm hơn một triệu lao động bổ sung, xu
hướng đô thị hoá, sự cách biệt ngày càng xa giữa thành thị và nông thôn.
Xuất phát từ thực tiễn đó cũng như nhiều nước trên thế giới đã gặp phải trong quá
trình phát triển cho thấy phát triển nông thôn tất yếu phải phát triển ngành nghề, các
ngành nghề này bao gồm công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống gia
truyền, đặc biệt là việc chế biến nông sản những điều này sẽ tạo ra lối thoát cho vòng
luẩn quẩn đói nghèo – tăng dân số – thiếu việc làm – tệ nạn xã hội – kém phát triển –
đời sống thấp. Đảng và Nhà nước đang nỗ lực thực hiện thành công nghị quyết VIII mà
ban chấp hành trung ương khoá VII đề ra:” Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đẩy mạnh
công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với phương châm chuyển dịch cơ
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
2
cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp giá trị thấp rủi ro
cao sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có hiệu quả và phù hợp từng vùng từng địa
phương tường đơn vị kinh tế, gắn kết với việc phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng khoa học
kỹ thuật phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có giảm chi phí sản xuất tăng cường năng lực
cạnh tranh chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng ly nông bất ly hướng phát triển
nền kinh tế hàng hoá một cách bền vững, tường bước cải thiện đời sống nhân dân, giảm
dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn “.
Xã Liêm Chính là một xã thuộc địa giới hành chính của thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà
Nam, những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương có sự chuyển biến tích
cực: kinh tế không ngừng tăng trưởng phát triển, lực lượng sản xuất ngày càng lớn
mạnh, cơ cấu kinh tế biến đổi tích cực theo hướng tăng dần vai trò của ngành nghề phi
nông nghiệp, văn hoá đời sống nhân dân tăng lên.Tuy nhiên trong quá trình phát triển
của mình địa phương vẫn chưa tận dụng tốt lợi thế của mình đặc biệt trong phát triển
các ngành nghề công nghiệp,
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước đề ra đã đem lại sự chuyển biến tích
cực bộ mặt kinh tế xã hội cả nước, nền kinh tế nước ta vốn là một nền kinh tế thuần
nông phải nhập khẩu lương thực thường xuyên thì đến năm 1989 không những đủ cung
cấp nhu cầu trong nước mà trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn của thế giới; cơ cấu
kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nền
kinh tế mỗi năm tăng trưởng cao. Nhân dân bây giờ không phải lo thiếu ăn, thiếu mặc
nữa mà lo sao làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, đó cũng là câu hỏi đang
được các cấp các ngành quan tâm cố gắng tìm ra lời giải tốt nhất.
Xuất phát điểm từ một nền kinh tế thuần tuý dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp thì
không thể phát triển nhanh được, không tạo được những tích luỹ cần thiết để tiến hành
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Do đó muốn đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại
hoá phải đẩy nhanh công nghiệp hoá nông thôn mà hộ nông dân là một chủ thể chủ yếu
ở nông thôn điều này đòi hỏi phải:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng xoá dần tính
chất thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Việc phát triển công
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
3
nghiệp nông thôn đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản cho phép nâng cao chất
lượng và sản lượng nông sản, nâng cao giá trị kinh tế của các nông sản hàng hoá cho
tiêu dùng và xuất khẩu.
- Phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và đời sống xã hội như giao thông, thuỷ lợi,
điện, thông tin, cơ sở công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, cơ sở y tế,giáo dục làm thay đổi
bộ mặt nông thôn, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
- Áp dụng các tiến bộ kỹthuật, các phát triển khoa học nhằm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh nâng cao chất lượng, nâng cao lợi thế so sánh trên thị trường tiêu thụ,
giảm lao động thủ công nặng nhọc.
- Phát huy những kinh nghiệm được truyền tụng từ những người trước làm tăng
phẩm chất sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững được truyền
thống của địa phương.
Xây dựng và phát triển nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn là một vấn đề lớn
và phức tạp, nó liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành. Đề tài này nhằm triển khai chiến
lược “Lấy việc khai thác tiềm năng về địa lý gần trung tâm tỉnh, chế biến nông sản –
nghề truyền thống đang có thế mạnh ở địa phương làm trọng tâm phát triển kinh tế
hộ…” mà lãnh đạo địa phương đang hết sức cố gắng thực hiện. Vì vậy đề tài này mang
tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất được một số giải pháp cho sự phát triển của các
ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- Thị xã Phủ Lý-tỉnh Hà Nam
trong thời gian ba năm qua 2001- 2003.
b.Mục tiêu cụ thể
. Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển ngành nghề cho hộ
nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam.
. Đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã
Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam qua ba năm từ 2001G đến 2003.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
4
. Bước đầu đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các ngành nghề trong hộ
nông dân trong địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam ở những năm tới.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn
xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian:Nghiên cứu thực trạng các ngành nghề trong hộ nông dân
trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã
qua ba năm ( 2001- 2003).
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ
ngày 12/01/2004 đến 01/ 05/ 2004.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
5
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ CỦA HỘ NÔNG DÂN
1.1.Vai trò của ngành nghề
Các ngành nghề phi nông nghiệp có vai trò rất to lớn đến sự phát triển của hộ
nông dân. Dưới hình thức là các hoạt động dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công truyền
thống, …Các hoạt động này đã giải quyết những vấn đề rất cơ bản của hộ.Các nhề
truyền thống (làm thêu, mây tre đan, làm đậu, làm bánh …) đã thu hút rất nhiều lực
lượng lao động ở địa phương, nhất là những lúc nông nhàn, đặc biệt đặc điểm địa
phương đất chật người đông, diện tích sản xuất cây lương thực thực phẩm ngày càng thu
hẹp, cộng thêm các dự án về quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị,
chương trình dãn dân là các yếu tố trực tiếp đẩy hộ nông dân vốn sản xuất nông nghiệp
là chính phải xem xét lại phương thức sản xuất của mình cho phù hợp. Từ đó các ngành
nghề phi nông nghiệp được coi là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề dư lao động-
thiếu việc làm ở địa phương. Các nghề truyền thống là các nghề mà một số hộ giữ được
lợi thế tuyệt đối của mình trước ảnh hưởng của dư luận và thời gian mà mấu chốt đó là
các bí quyết sự lành nghề dẫn đến sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu thị hiếu của cầu
tiêu thụ về phẩm chất, hình thức, kiểu dáng, chi phí, hàm lượng chất xám, độ tinh xảo.
Sự lành nghề có kĩ xảo, có năng lực được mang lại kết quả là các sản phẩm làm ra sẽ có
chi phí thấp lại được ưa chuộng tất yếu hộ sản xuất sẽ có thu nhập tốt, có sức ổn định.
Các vấn đề xã hội (như ma tuý, mại dâm, cờ bạc) đặt ra cho địa phương nơi mà cách xa
trung tâm tỉnh lỵ không xa đòi hỏi phải có phương án giải quyết xuất phát từ căn
nguyên của vấn đề: việc làm là vấn đề bức bách mà muốn có nhiều việc làm có thu
nhập, giải quyết sự nhàn nhã thì phát triển các nghành nghề phi nông nghiệp là giải
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
6
pháp hữu hiệu để giúp các thành viên của hộ không xa phải con đường tội lỗi xấu xa.
Việc làm ngoài ngoài nông nghiệp giúp hộ chủ động hơn dưới ảnh hưởng bất trắc (rủi
ro) của thời tiết, thiên nhiên, sâu bệnh.
Quá trình phát triển này sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ của địa phương theo
hướng giảm tỷ lệ nông nghiệp xuống và tăng giá trị ngành nghề phi nông nghiệp lên.
1.2.Một số khái niệm cơ bản
Ngành nghề trong các hộ nông dân bao gồm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và
các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống. Các tổ chức hộ với mức độ khác nhau
đều có thể sử dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương như đất đai lao động, các sản
phẩm từ nông nghiệp và các nguồn lực khác cộng thêm các kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh được tích luỹ kế thừa để làm ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Các ngành
nghề trong hộ được biểu trưng bởi số lượng các ngành nghề với quy mô các yếu tố sản
xuất, trình độ công nghệ được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng được
ưa chuộng và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng như thế nào. Sự phát
triển các ngành nghề trong các hộ nông dân là sự tăng số hộ có ngành nghề và sự
chuyển biến tích cực trong nội tại các ngành nghề mà hộ đảm nhận như công nghệ trình
độ tay nghề, sự lành nghề, sự đa dạng hoá sản phẩm cùng một đầu vào, chất lưọng sản
phẩm tăng lên Các ngành nghề mà hộ nông dân tổ chức có hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh
tế hộ phát triển từ đó phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.3. Đặc điểm ngành nghề nông thôn
Ngành nghề trong các hộ nông dân rất đa dạng: có ngành nghề lấy các sản phẩm
từ nông nghệp thuần tuý qua chế biến phục vụ nhu cầu sống của con người như nghề
làm bún, làm đậu phụ, nấu rượu ; có ngành nghề tận dụng vị trí gần trung tâm kinh tế
văn hoá để phát triển như làm thuê, may, đan, thêu, mộc, cơ khí ; với những hộ nằm
ngay đường trục chính thì có cơ hội tốt để phát triển nghề buôn bán thông thương và
làm dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghệp hay dịch vụ cho đời sống con người. Các
ngành nghề này có một số đặc điểm sau:
- Không hay ít chịu tác động của thời tiết khí hậu hơn nghề nông nghệp truyền thống.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
7
- Đất đai không phải là tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng lại là cơ sở để sản xuất
ngành nghề tồn tại và phát triển.
- Các ngành nghề có sử dụng các sản phẩm đầu vào từ nông nghệp ít nhiều chịu
ảnh hưởng của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Công nghệ dùng cho sản xuất kinh doanh có xen kẽ thủ công thô sơ và cơ khí.
- Quy mô ngành nghề hầu hết đều nhỏ.
- Phụ thuộc rất nhiều vào thị trường đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ nông sản.
- Chất lượng các sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm tích luỹ của hộ.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân
a. Nhân tố nội tại của hộ nông dân: Như tiềm lực về vốn, kinh tế sẵn có, trình độ năng
lực chuyên môn của chủ hộ.Hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình
về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình: Các quyết định đầu tư sản xuất
kinh doanh không phải ai khác mà chính do chủ hộ quyết định do đó trình độ của chủ
hộ, của các thành viên có sức ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển cuỉa
hộ. Chủ hộ mà có kiến thức, có kinh nghiệm trên thị trường, trong xã hội, biết nắm bắt
thời cơ, biết vận động năng động trước rủi ro từ bên ngoài sẽ tạo cho hộ khả năng đứng
vững, phát triển bền vững trước thời cuộc.
b. Nhân tố thị trường: Những hộ chuyên ngành nghề nhất là chế biến các sản phẩm từ
đầu vào nông sản tạo ra sản phẩm có thời gian sử dụng thấp bảo quản khó khăn có yêu
cầu gay gắt về thị trường.
c. Nhân tố địa lý: Hộ nằm trên các trục đường chính, gần khu đông đúc dân cư càng có
điều kiện kinh doanh dịch vụ tốt hơn.
d. Nhân tố kĩ thuật: Các nghề truyền thống như mộc, nề, thiêu, đan, may, sửa chữa máy
móc thiết bị đòi hỏi sự lành nghề đặc biệt các hoạt động chế biến nông sản như làm đậu,
nấu rượu, làm bánh kẹo phải cần có sự tích luỹ kinh nghiệm. Các hoạt động sản xuất
công cụ cho đầu vào của hoạt động khác, các hoạt động sản xuất các vật phẩm tiêu dùng
như sản xuất ra dao, kéo, cày, bừa, máy tuốt lúa đạp chân, cổng sắt… cũng đòi hỏi yêu
cầu phải đáp ứng thị hiếu khách hàng tiêu dùng phải phù hợp với hoàn cảnh ứng dụng
các sản phẩm đó. Những hộ buôn bán nhỏ như hộ buôn bán các sản phẩm nông sản bán
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
8
ra thị trường, bán các hàng hoá tiêu dùng ở chợ hay tại gia đình nơi thuận tiện lưu thông
hàng hoá và dễ kiếm lời buộc hộ phải năng động trong việc phải nắm bắt thị trường để
có phản ứng linh hoạt.
đ. Nhân tố chính sách: Các chính sách của chính phủ đưa ra như chính sách đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế trong hộ nông dân, chính sách đất đai, xoá đói giảm nghèo, cơ sở hạ
tầng nông thôn… tuỳ vào mức độ tác động mà hộ có ảnh hưởng khác nhau. Phần lớn
các chính sách này có độ nhạy cảm với vấn đề phát triển kinh tế của nông thôn mà hộ
nông dân là một chủ thể, vấn đề xoá đói giảm nghèo, phát triển cải thiện cơ sở hạ tầng,
cải thiện các điều kiện sống cho nông dân… Các chính sách mà chính phủ đưa ra luôn
luôn xuất phát từ nhu cầu thực tai khách quan để tháo gỡ những vấn đề nan giải của xã
hội.
e. Nhân tố cộng đồng xã hội: Đó là các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, truyền
thống của cộng đồng gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát triển ngành nghề
trong các hộ nông dân. Nghề làm đậu phụ, nấu rượu, làm bánh đa… sở dĩ tồn tại và phát
triển được do phong tục nuôi lợn để lấy phân bón ruộng cũng do tục lệ uống rượu trong
các ngày lễ. Tâm lý bảo thủ chậm tiến mang nặng tính phong kiến cổ hủ của xã hội
trước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý mở rộng sản xuất kinh doanh trong hộ
ngành nghề do lo sợ bị thua lỗ phá sản.
1.5. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn
Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn mà hộ
nông dân là một chủ thể chủ yếu của nông thôn đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh
tế xã hội nông hộ của đất nước.Đất nước ta là một đất nước xuất phát điểm từ nông
nghiệp trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khi mà đất nước ta nửa thuộc địa nửa phong
kiến bị áp bức bóc lột mất quyền độc lập tự do, xét trên cả nước giai cấp địa chủ chỉ có
3% dân số đã chiếm 41.4% ruộng đất, nông dân lao động lại chiếm tới 97%dân số
nhưng chỉ có 36% diện tích đất, số còn lại thuộc đồn điền của pháp và đất công. Các
nghành kinh tế quan trọng như thương mại, khai thác mỏ… đều do pháp quản lý. Các
thương gia, các nhà doanh nghiệp Việt Nam bị chèn ép cô lập không phát triển được.
Sau khi nước nhà độc lập, công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1956 đa số hộ
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
9
nông dân ít nhiều đều có đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, các nghành sản xuất khác
được khôi phục và khuyến khích phát triển, nét đặc trưng ở giai đoạn này là hộ nông
dân sản xuất hoàn toàn cá thể.
Giai đoạn 1960- 1980 được định hình bởi kinh tế tập thể. Từ năm 1958 tiến hành
hợp tác hoá, đến cuối năm 1960 có 84% nông hộ đã tham gia vào hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, từ đó làm cho môi trường sản xuất kinh doanh của
nông hộ thay đổi căn bản. Hiến pháp năm 1959 đã xác định: Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, mọi quan hệ mua bán trao đổi đất bị cấm nghiêm ngặt. Giai đoạn này hộ nông dân
sản xuất nông nghiệp là chính các nghành khác nhất là buôn bán lưu thông hàng hoá
kiếm lời bị tê liệt hoàn toàn, mọi hoạt động phi nông nghiệp đều thuộc sự quản lý của
nhà nước dưới hình thức hợp tác xã. Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nông hộ
được tập thể giành cho 5% đất canh tác để làm “kinh tế phụ gia đình” hay “kinh tế phụ
xã viên”. Với 5% đất canh tác nhưng đã sản xuất ra 48%giá trị sản lượng nông nghiệp,
50% - 60% thu nhập của hộ. Tuy không công khai nhưng kinh tế nông hộ đã thực sự là
cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại. Nông hộ được chia thành 2 loại:
Loại 1: Gồm các hộ nông dân cá thể ngày càng giảm có phân biệt đối xử sản xuất
luôn bị kìm hãm bó buộc.
Loại 2: Gồm các hộ gia đình xã viên trong hợp tác xã và hộ công nhân viên trong
các lâm trường loai này có nguồn thu nhập từ kinh tế tập thể thông qua ngày công đóng
góp hoặc tiền lương và thu từ đất 5% với số vật tư và lao động còn lại mà hợp tác xã
huy động đến kinh tế nông hộ với sản xuất nông nghiệp là chính chỉ giới hạn 5% phần
đất, kinh tế hợp tác xã đình đốn, kinh tế quốc doanh thua lỗ nên thu nhập từ kinh tế tập
thể trong tổng thu của hộ có sự biến đổi lớn: kinh tế tập thể chiếm 70% - 75% còn kinh
tế nông hộ chỉ chiếm 25% -30%. Do thu nhập từ kinh tế tập thể thấp đã làm cho nông
đân xã viên chán nản, muốn xa nền kinh tế tập thể.
Giai đoạn 1981-1987 trước thực trạng kinh tế tập thể đình đốn, khủng hoảng
lương thực thường xuyên xảy ra nghiêm trọng, nền kinh tế đất nước đình đốn, kinh tế
nông hộ bị hạn chế không phát triển được thì nghị quyết TW6 tháng 9 năm 1979 xác
định “những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách” nhằm tìm giải pháp đưa đất nước thoát
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
10
khỏi khủng hoảng. Xuất phát từ thực trạng đó Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị 100 ngày
13/01/1981 về cải tiến công tác khoán mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao
động trong hợp tác xã. Xã viên được đầu tư vốn, sức lao động được khoán và hưởng
trọn phần vượt khoán, nền kinh tế hộ gia đình được khôi phục và phát triển nhanh
chóng. Năm 1986 -1987 giá cả các mặt hàng tăng vọt, chế độ thu mua hàng hoá theo
nghĩa vụ của nhà nước nặng nề, trong nông nghiệp mà ruộng đất khoán tập thể đảm
nhận 5 khâu; 3 khâu còn lại người lao động chịu trách nhiệm không được ổn định, sản
lượng khoán nâng cao dần từ đó hiệu quả đầu tư giảm, thu nhập của nông hộ cũng giảm
dần.
Giai đoạn từ năm 1988 đến nay. Trước tình trạng trên Nghị quyết 10 Q/ TW ngày
05/ 04/ 1988 của bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nhằm giải phóng mạnh mẽ sức
sản xuất trong nông thôn trong từng hộ nông dân, đậc biệt nghị quyết khẳng định hộ gia
đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển của kinh tế nông hộ. Nghị quyết còn chủ trương giao quyền sử dụng ruộng
đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, xoá bỏ chính sách thu mua theo nghĩa vụ để tạo
điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất. Thực hiện khoán theo nghị quyết 10 đã
làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng. Các thành phần kinh tế và
kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng
nâng cao sức sống nông dân, nền kinh tế được khôi phục và phát triển. Nghị quyết Đại
hội đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đưa ra tiếp những chủ trương về phát triển 5 thành
phần kinh tế, 3 chương trình kinh tế lớn của nhà nước, chiến lược công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.Từ đó hộ nông dân là chủ thể sản xuất với việc ban hành những
chính sách lớn như giao đất lâu dài, mở rộng cho vay tới hộ, thực hiện xoá đói giảm
nghèo, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích khôi phục và phát triển
các nghành nghề truyền thống, khuyến khích kinh tế thị trường phát triển… kinh tế
nông hộ đã có niềm tin mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho nông dân, kinh
tế hộ đã có nhiều thay đổi lớn mà điển hình cơ cấu sản xuất đã có chuyển biến tích cực
từ thuần nông sang các nghành nghề khác nhất là vùng nông thôn giáp danh thành thị.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
11
1.6.Thực trạng tình hình phát triển ngành nghề nông thôn ở một số nước trên thế
giới
Việc phát triển ngành nghề nông thôn được xem là một trong những giải pháp
quan trọng để tháo gỡ những khó khăn, những phát sinh trong việc thúc đẩy sự phát
triển kinh tế- xã hội trên địa bàn nông thôn ở một số nước trên thế giới. Một số nước đã
trải qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn rất thành công,
đó là những bài học kinh nghiệm cho đất nước ta học tập đúc rút và áp dụng linh hoạt
mô hình phát triển nông thôn một cách hiệu quả nhất.
Ở một ngay cạnh nước ta, Trung Quốc thực hiện rất tốt quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá nông thôn trong giai đoạn cải cách (1978- 1992) với phương châm đề ra”
ly nông bất ly hương, nhập xướng bất nhập thành” chủ trương phát triển ngành nghề
nông thôn theo mô hình xí nghiệp Hương Trấn lấy nông thôn làm cơ sở. Bước đi của
Trung Quốc là thận trọng từ thấp lên cao, không chạy theo phong trào không chạy theo
hình thức, không chạy theo thành tích như thời kì “ công xã nhân dân” ; lấy mô hình
phát triển xí nghiệp Hương Trấn vừa là tích luỹ ban đầu vừa là bắt đầu đi vào phát triển
chiều sâu bằng áp dụng công nghệ mới hiện đại và sử dụng nhiều vốn. Nhiều xí nghiệp
như Hương Trấn đã mở rộng về quy mô và phạm vi lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay các
xí nghiệp như Hương Trấn đã hoạt động ở ba cấp: huyện, xã, thôn và tạo ra giá trị sản
lượng ngày càng tăng. Nhờ sự phát triển công nghiệp nông thôn mà Trung Quốc đã
giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp từ 70% (1978) xuống dưới 50% (1992) giảm
áp lực di dân ra thành thị, kinh tế nông thôn phát triển đã cải thiện đời sống nhân dân
vùng nông thôn.
Nằm trong nhóm nước Niss, Đài Loan bắt đầu tiến trình công nghiệp hoá nông
thôn từ những năm 50 bao gồm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề cổ
truyền, các xí nghiệp gia đình sản xuất chế biến lương thực thực phẩm và các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ phục vụ ngành du lịch. Riêng công nghiệp chế biến nông sản rất phát
triển: năm 1991 đã có 5779 xí nghiệp với 100 nghìn lao động đã tạo ra giá trị sản lượng
tới 17.5 tỷ USD . Công nghiệp thực phẩm với 22 chuyên ngành chủ yếu trong đó công
nghiệp chế biến thịt chiếm 15.41% giá trị sản lượng, với chăn nuôi là12.36%, gạo
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
12
9.25%, đồ uống có cồn 7.16%. Riêng xay xát gạo có 2500 nhà máy quy mô nhỏ. Công
nghiệp nông thôn Đài Loan đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ
trọng gia đình thuần nông đã giảm từ 39.9% (1955) xuống còn 8.98% (1985), tỷ trọng
các hộ kiêm tăng từ 60.13% (1955) lên 91.2% (1985). Thu nhập các hộ nông dân ngoài
nông nghiệp tăng từ 43% (1952) lên gần 70% (1992), cơ cấu lao động xã hội cũng thay
đổi năm 1952 lao động nông nghiệp chiếm 51% công nghiệp 16.9% dịch vụ 27% thì
đến năm 1992 lao động nông nghiệp giảm xuống còn 12.9% công nghiệp tăng 40.25%
dịch vụ 49.9%. Nhìn chung Đài Loan thực hiện công nghiệp hoá nông thôn với hình
thức đa dạng đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt góp phần không nhỏ vào sự thành
công quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Nằm trong khối ASEAN, là một nước đang phát triển, Thái Lan công nghiệp hoá
nông thôn trên cơ sở dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương với mục tiêu
trước tiên là cải tạo cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn qua việc cung cấp nguyên liệu
và nguồn lực cho công nghiệp. Do đó Thái Lan đã xây dựng một chiến lược phát triển
nông thôn trên cơ sở khu vực lấy trọng tâm công nghiệp chế biến nông sản thành hàng
hoá. Bởi Thái Lan là một trong số ít nước có lợi thế sản xuất gạo, hải sản, thuỷ sản…
Đầu năm 1990 cả nước có khoảng 32 nghìn xí nghiệp nông phẩm chiếm 62% các ngành
công nghiệp ở Thái Lan thu hút khoảng 60% lao động, hầu hết nguyên liệu đều do nông
nghiệp cung cấp. Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc
đá quý, ngọc trai, đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng
thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ năm 1990 đạt gần 2 tỷ USD. Nghề
gốm sứ cổ truyền trước đây ở Thái Lan chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, gần
đây đã phát triển trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn đứng thứ hai sau gạo, 95% hàng gốm
sứ xuất khẩu là đồ trang trí nội thất và đồ lưu niệm còn lại là những thứ khác. Về cơ khí
nông thôn có 94 vạn cơ sở nhỏ( nhỏ hơn 10 công nhân một cơ sở) chiếm 46%, 72 vạn
cơ sở vừa chiếm 34%; hoạt động của các xí nghiệp này là chế tạo và xửa chữa máy công
cụ nông nghiệp.
Một số con rồng châu Á (Hàn Quốc, Hồng Công, Shingapo) thực hiện sách lược
dồn hết sức lực cho công nghiệp nặng có trọng điểm kết hợp với dịch vụ coi nhẹ phát
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
13
triển nông nghiệp nông thôn để tạo ra sức mạnh kinh tế sau đó mới tiến hành cải tạo đầu
tư cho nông nghiệp nông thôn.
Thông qua thực tế phát triển ngành nghề nông thôn ở một số nước trên thế giới
chúng ta rút ra một số bài học sau:
- Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước phải kết hợp chặt chẽ với công nghiệp
hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà bước đi quan trọng là phải phát triển ngành
nghề nông thôn bao gồm nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, nghề chế biến
nông sản, kinh doanh dịch vụ tạo ra sự chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Phát huy lợi thế tuyệt đối của địa phương,của vùng, của đất nước về mọi mặt để
sản xuất ra các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao.
- Phát triển ngành nghề trong các hộ nông dân sẽ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển,
kinh tế địa phương phát triển, xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân
dân vùng nông thôn tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
thành công.
1.7. Thực trạng tình hình phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam
Kinh tế nông thôn bao gồm hai lĩnh vực: kinh tế nông nghiệp và kinh tế phi nông
nghiệp. Trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ cho sản xuất cho đời sống ở nông thôn. Công nghiệp nông thôn ở
Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm cùng với tiến trình cải cách và phát triển
kinh tế đất nước. Thực hiện đường lối của Đảng và chủ trương chính sách của Nhà
nước, công nghiệp nói chung, công nghiệp nông thôn nói riêng đã chứng kiến biến
chuyển mạnh mẽ trong hơn mười năm qua. Theo tư liệu của hội khoa học kinh tế Việt
Nam, trong thời kì đổi mới công nghiệp nông thôn Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng giá trị
bình quân 7.8%/ năm. Đặc biệt công nghiệp nông thôn có sức tăng trưởng cao vào các
năm 1993-1999 nhờ tác động mạnh mẽ của các chích sách khuyến khích được ban hành
và thực thi vào đầu thập kỉ 90. Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn thể hiện một
số điểm sau:
-Về số lượng hiện nước ta có trên 1350000 đơn vị sản xuất phi nông nghiệp trong
đó có 97.1% là các hộ, số còn lại là dạng tổ hợp và doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
14
-Về quy mô hầu hết các cơ sở sản xuất ngành nghề ở nông thôn có quy mô nhỏ
do đó các cơ sở luôn có nhu cầu lớn hỗ trợ sản xuất kinh doanh như đầu vào thông tin
công nghệ, đào tạo và tín dụng.
- Về nguồn nhân lực và chủ sở hữu của các cơ sở. Chủ sở hữu các cơ sở đóng vai
trò quan trọng ra quyết định và điều hành sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới sự tồn tại
phát triển toàn bộ hộ. Thực tế hiện nay trình độ chuyên môn của các chủ cơ sở và lao
động trong hộ còn thấp cụ thể có 1.3% -1.6% số hộ không biết chữ, 68%- 76% chủ hộ
không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chưa qua trường lớp đào tạo nào, chỉ có 1.9%-
2,8% có trình độ đại học, cao đẳng. Chủ cơ sở là nam chiếm tỷ lệ đa số, nữ chỉ chiếm
3,8%- 5.9%.Quy mô lao động bình quân của hộ ngành nghề từ 3 đến 5 người chiếm đa
số, lao động thuê ngoài ít.
- Về cơ sở vật chất kĩ thuật và vốn, nhìn chung các hộ ngành nghề còn thiếu,yếu,
kém; phần lớn sử dụng ngay nhà mình cho sản xuất kinh doanh. Số cơ sở sử dụng điện
cho sản xuất chiếm 81.6% hộ cơ sở ngành nghề nguyên nhân do giá điện ảnh hưởng tới
giá thành sản phẩm sản xuất ra. Phần lớn công nghệ các hộ sử dụng là thô sơ giản đơn,
trình độ cơ khí hoá còn thấp, vì vậy mà sản phẩm làm ra giá trị thấp mẫu mã không đa
dạng khả năng vươn xa thị trường kém.
- Hiện nay, vốn của các hộ các cơ sở ngành nghề nông thôn còn nhỏ, phần lớn các
cơ sở sản xuất thiếu vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất kinh
doanh. Theo kết quả điều tra ngành nghề nông thôn năm 1997 của Cục chế biến lâm sản
và ngành nghề nông thôn cho thấy: ổ hộ chuyên ngành nghề có vốn sản xuất bình quân
là 25.73 triệu đồng( bằng 3.67%) trong đó vốn cố định chiếm tỷ lệ 57.2%; về quy mô
vốn có tới 86.81% số hộ có vốn dưới 50 triệu đồng, trong đó lại có 37.66% số hộ có vốn
dưới 10 triệu; bình quân vốn đầu tư cho một lao động thường xuyên ở hộ chuyên là 7.75
triệu đồng. Còn đối với hộ kiêm, vốn sản xuất bình quân là16.10 triệu đồng, trong đó
11.3 triệu đồng được dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bình quân vốn đầu tư cho một
lao động là 5.07 triệu đồng.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
15
- Về lĩnh vực hoạt động: tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp nông thôn tồn tại ở
nhiều dạng ngành nghề khác nhau như: công nghiệp chế biến, dệt, may mặc, gốm sứ mỹ
nghệ, mộc, cơ khí nông thôn…
Đối với công nghiệp chế biến có mặt ở hầu khắp các vùng, hoạt động dưới nhiều
hình thức và nội dung khác nhau. Trong đó có nhiều hoạt động mang tính truyền thống
như làm bún, bánh đa nấu rượu…và nhiều hoạt động mang tính hiện đại như chế biến
phục vụ xuất khẩu…
Trong ngành dệt, may mặc và thêu ren…là những ngành thu hút tương đối nhiều
lao động nữ; có nhiều hoạt động mang tính truyền thống, tính lịch sử lâu đời như dệt lụa
ở Hà Đông, dệt vải ở Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh,Bắc Giang…riêng may mặc là
một ngành khá phát triển cùng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội có ở khắp các
vùng quê nông thôn.
Trong nghề gốm sứ, trạm trổ, mỹ nghệ…đây là các ngành chủ yếu phục vụ xuất
khẩu và có yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tương đối cao vì thế mà nó phát triển chủ
yếu ở những làng nghề truyền thống như ở Bình Dương, Bát Tràng, Đồng Nai…
Ngành cơ khí nông thôn, ngành này đã phát triển khá mạnh ở nhiều thời điểm
khác nhau và phát triển mạnh mẽ nhất ở Nam Định, Bắc Ninh,Thanh Hoá, Hà Tây,…
Với thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn hiện nay
còn thấp kém cả về số lượng và chất lượng các ngành nghề. Do vậy Đảng và Nhà nước
cần có những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đối với từng vùng cụ thể; để
mở rộng quy mô lĩnh vực sản xuất, tận dụng lợi thế của mỗi vùng góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn trong thời gian tới.
1.8.Hệ chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng phát triển ngành nghề
trong các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam
a. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đặc điểm địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý-
tỉnh Hà Nam: Mật độ dân số, nhân khẩu/ hộ, lao động/ hộ ngành nghề, lao động/ hộ,
đất canh tác/ hộ phi nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp/ hộ…
b. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích sự tham gia làm ngành nghề trong các hộ
trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ hộ có ngành nghề, tỷ
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
16
lệ hộ sản xuất công nghiệp- xây dựng, tỷ lệ hộ kiêm, tỷ lệ hộ chế biến nông sản( hộ làm
đậu phụ, nấu rượu, làm bánh )/ hộ ngành nghề, tỷ lệ hộ buôn bán/ hộ ngành nghề
c. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật, điều
kiện sản xuất kinh doanh, đầu vào của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính-
thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ nhà xưởng kiên cố, diện tích sử dụng bình quân ở
mỗi hộ ngành nghề, bình quân vốn/ hộ ngành nghề, số lao động thường xuyên/ hộ
ngành nghề, tỷ lệ chủ hộ qua đào tạo…
d. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm trong các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh
Hà Nam: tổng giá trị sản phẩm sản xuất bình quân 1 hộ/ năm, tổng giá trị sản phẩm tiêu
thụ bình quân 1 hộ/ năm, giá trị sản phẩm sản xuất bình quân trong năm/ 1 lao động, tỷ
lệ sản phẩm tiêu thụ/ sản phẩm sản xuất ra.
e. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam:giá
trị tăng thêm tạo ra trong năm tính bình quân trong 1 hộ, giá trị tăng thêm tính bình
quân cho 1 lao động thường xuyên, thu nhập trong năm tính bình quân cho 1 hộ, tỷ suất
thu nhập / 1 đồng chi phí, thu nhập bình quân trong năm tính cho 1 lao động thường
xuyên.
f. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để so sánh ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã
Liêm Chính- thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam với xã Liêm Tuyền-huyện Thanh Liêm-
tỉnh Hà Nam:khoảng cách thu nhập bình quân 1 hộ ở xã Liêm Chính so với xã Liêm
Tuyền, tỷ lệ hộ giàu của xã Liêm Chính so với xã Liêm Tuyền, tỷ lệ hộ nghèo của xã
Liêm Chính so với xã Liêm Tuyền.
g. Hệ thống chỉ tiêu dùng để phân tích tác động của ngành nghề tới kinh tế- xã hội -
môi trường trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ hộ ngành
nghề gây ảnh hưởng xấu tới đất tới nước, tỷ lệ hộ nhận thêm lao động thuê ngoài, tỷ lệ
hộ ngành nghề giàu( trung bình, khá, nghèo) so với hộ trong xã, tỷ lệ hộ đóng góp đáng
kể cho kinh tế địa phương.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
17
k. Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá những khó khăn và kiến nghị của hộ ngành nghề
trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ không có khó khăn, tỷ
lệ có khó khăn về vốn ( lao động, nhà xưởng, kinh nghiệm quản lí).
CHƯƠNG II
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
18
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý - địa hình
Xã Liêm Chính nằm ở phía Đông Nam thuộc địa giới hành chính của thị xã Phủ
Lý – Tỉnh Hà Nam, xã được thành lập sau khi chia cắt xã Thanh Giang – huyện Thanh
Liêm thành xã Liêm Chung và xã Liêm Chính. Phía Đông giáp với xã Liêm Tuyền
thuộc huyện Thanh Liêm, phía nam giáp với xã Liêm Chung, phía Bắc xã ngăn cách
huyện Duy Tiên bởi con sông Châu Giang chạy dài gần 8 km, phía Tây giáp với phường
Hai Bà Trưng và phường Trần Hưng Đạo thuộc thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam. Toàn xã
có ba thôn gồm Thá, Mễ Thượng, Mễ Nội, trước kia có cả thôn Bảo Thôn nhưng mới
được chia cắt nhập vào phường Trần Hưng Đạo. Tính từ uỷ ban xã tới trung tâm tỉnh Hà
Nam chỉ chừng hơn 2 km lại có con đường 62 nối Phủ Lý –huyện Thanh Liêm – huyện
Lý Nhân chạy qua hai thôn Mễ Nội, Mễ Thượng, trong các thôn đều có con đường liên
xã chạy qua, mạng lưới giao thông được bê tông hoá nhựa hoá tạo điều kiện tốt cho
hàng hoá lưu thông, con người qua lại dễ dàng kích thích sự phát triển các hoạt động
buôn bán dịch vụ trao đổi hàng hoá. Xã lại có con sông Châu Giang ngăn cách chạy dài
suốt chiều dài hai thôn Mễ được thông với con sông Đáy nên giao thông vận tải bằng
đường thuỷ cũng rất thuận lợi giữa xã với các địa phương khác trong và ngoài
tỉnh.Được nằm ngay trên trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh Hà Nam, nơi có thị
trường tiêu dùng rộng lớn, có khả năng thanh toán cao ở tất cả các mặt hàng từ hàng
hoá nông nghiệp tới các mặt hàng công nghiệp, dịch vụ nên địa phương có nhiều thuận
lợi để phát triển nền sản xuất đa ngành cung cấp cho thị trường trong và ngoài xã. Lợi
thế về thị trường đem lại là rất lớn, giúp cho hàng hoá sản xuất trong xã được tiêu thụ
phần lớn là ở trong thị xã Phủ Lý, lại có ưu điểm chi phí vận chuyển nhỏ khả năng tiếp
cận thị trường nhanh, đã tạo điều kiện tốt cho phát triển ngành nghề trong hộ nông dân
nói riêng cho toàn xã Liêm Chính nói chung.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1.Tình hình đất đai
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
19
Tình hình đất đai của xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam được thể
hiện qua biểu 1.
Biểu 1: Tình hình sử dụng đất đai ở xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà
Nam qua ba năm( 2001- 2003)
Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 So sánh (%)
Chỉ tiêu
Số
lượng
Cơ
cấu(%)
Số
lượng
Cơ
cấu(%)
Số
lượng
Cơ
cấu(%)
02/01 03/02 BQ
A. Tổng diện tích đất tự
nhiên
332.4 100 332.4 100 332.4 100 100 100 100
I. Đất nông nghiệp
241.3 72.59 232.17 69.85 226.7 68.20 96.22 97.64 96.93
1.Đất canh tác hàng
năm
166.45 68.98 157.59 67.88 154.7 68.23 94.68 98.15 96.40
2.Đất vườn, trồng cây
lâu năm
39.18 16.24 39.15 16.86 39.17 17.28 99.92 100.05 99.99
3.Đất ao hồ
35.68 14.79 35.43 15.26 32.85 14.49 99.30 92.72 95.95
II. Đất chuyên dùng
44.66 13.44 53.95 16.23 58.07 17.47 120.80 107.64 114.03
1. Đất xây dựng cơ
bản
7.95 17.80 11.41 21.15 13.72 23.63 143.52 120.25 131.37
2. Đất giao thông
21.87 48.97 25.88 47.97 27.03 46.55 118.34 104.44 111.17
3. Đất mặt nước thuỷ
lợi
7.13 15.97 7.13 13.22 7.13 12.28 100.00 100.00 100.00
4. Đất nghĩa trang, di
tích văn hoá
4.16 9.31 4.16 7.71 4.16 7.16 100.00 100.00 100.00
5. Đất trường học,
trạm y tế, bệnh viện
3.55 7.95 5.37 9.95 6.03 10.38 151.27 112.29 130.33
III. Đất để ở
30.69 9.23 33.73 10.15 35.09 10.56 109.91 104.03 106.93
IV. Đất đầm vực
12.55 3.78 12.55 3.78 12.55 3.78 100.00 100.00 100.00
B. Các chỉ tiêu đánh giá
Đất canh tác / hộ
1440 1363 1338 94.68 98.15 96.40
Đất chuyên dùng /
khẩu
109 132 142 120.80 107.64 114.03
Đất để ở / hộ
265 288 297 108.59 103.15 105.84
Nguồn số liệu: Ban thông kê xã Liêm Chính
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Liêm Chính là 332.4 ha trong đó diện tích đất
nông nghiệp chiếm đa số tới 226.7 ha chiếm 68.23% tổng diện tích đất của xã năm
2003. Đất nông nghiệp ngày càng giảm do áp lực tăng dân số làm nhu cầu về nhà ở của
người dân tăng lên, hơn nữa quá trình đô thị hoá mở rộng thị xã Phủ Lý cũng là nhân tố
làm giảm đất nông nghiệp. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm 3.07 %
Như vậy đất nông nghiệp vốn rất nhỏ trên một khẩu chỉ có chưa đến 300 m
2
/ khẩu, gắn
bó với nông nghiệp truyền thống thì không thể thì các hộ nông dân trên xã phải làm gì
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh
tế 45C
20
để phát triển kinh tế hộ gia đình mình. Chỉ có tham gia làm ngành nghề phi nông nghiệp
mới giải quyết được vấn đề trên, và thực tế đây là xu thế đang diễn ra trong hộ nông dân
ở Liêm Chính, hộ nông nghiệp ngày càng giảm, hộ ngành nghề ngày càng chiếm số
đông. Nhu cầu đất ở ngày càng tăng, trung bình mỗi năm tăng 6.93 % chiếm 10.56%
tổng diện tích tự nhiên của xã đạt mức độ 297 m
2
một hộ. Tương lai nhu cầu về nhà ở
ngày tăng và trở thành mối lo cho chính quyền xã. Trong diện tích đất của xã, đất
chuyên dùng ngày càng tăng, nguyên nhân do địa phương đang thực hiện đầu tư trọng
tâm vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mở rộng thị xã Phủ Lý đã được hội đồng
nhân dân các cấp thông qua năm 2002, hệ thống giao thông là ưu tiên hàng đầu đang
được hoàn thiện ở xã, dự kiến Liêm Chính sẽ có đường 62 mới chạy qua thay thế đường
cũ tạo điều kiện cho giao lưu vận chuyển hàng hoá và đáp ứng nhu cầu đi lại của người
dân trong tỉnh, mong muốn của lãnh đạo địa phương là khi hệ thóng giao thông hoàn
thiện đồng bộ sẽ tạo cơ hội cho kinh tế địa phương phát triển mạnh hơn nữa.
Trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã Liêm Chính có phần đất đầm vực được
tạo ra do quá trình vỡ đê hình thành đầm, tương lai đây là một khu sinh thái dịch vụ giải
trí của thị xã Phủ Lý.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Lao động là một yếu tố cực kì quan trọng đối với bất kì một nền sản xuất nào,
quy mô cơ cấu cùng với chất lượng lao động góp phần quyết định vị thế của nền sản
xuất đó trong cơ cấu kinh tế tổng thể.Chính vì thế mà khi nghiên cứu tình hình phát
triển ngành nghề hộ nông dân ta cũng phải xem xét tình hình lao động và nhân khẩu của
địa phương.Tình hình dân số và lao động của xã Liêm Chính được thể hiện qua biểu 2.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C
21
`
Biểu 2: Tình hình dân số và lao động của xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam qua ba năm (2001-2003)
Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 So sánh (%)
Chỉ tiêu
Số lợng Cơ cấu(%)
Số lợng Cơ cấu(%)
Số lợng Cơ cấu(%)
02/01 03/02 BQ
I. Tổng số hộ
1156 100 1170 100 1180 100 101.21 100.85 101.03
1. H
ộ thuần nông nghiệp
186 16.09 170 14.53 153 12.97 91.40 90.00 90.70
2. H
ộ phi nông nghiệp
970 83.91 1000 85.47 1027 87.03 103.09 102.70 102.90
II. Tổng số nhân khẩu
4098 100 4137 100 4187 100 100.95 101.21 101.08
1. Kh
ẩu thuần nông nghiệp
1250 30.50 1225 29.61 1173 28.02 98.00 95.76 96.87
2. Kh
ẩu phi nông nghiệp
2848 69.50 2913 70.41 3014 71.98 102.28 103.47 102.87
III. Tổng số lao động
2389 100 2401 100 2423 100 100.50 100.92 100.71
1. LĐ thu
ần nông nghiệp
502 21.01 475 19.78 424 17.50 94.62 89.26 91.90
2. LĐ phi nông nghi
ệp
1887 78.99 1926 80.22 1999 82.50 102.07 103.79 102.92
IV. Các chỉ tiêu đánh giá
1.Mật độ dân số
1232.85 1244.58 1259.63 100.95 101.21 101.08
2. Tỷ lệ LĐ phi NN / tổngLĐ
78.99 80.22 82.50 101.56 102.85 102.20
3. Tỷ lệ khẩu phi NN / tổng khẩu
69.50 70.41 71.98 101.32 102.23 101.77
Nguồn số liệu: Ban thống kê xã Liêm Chính
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Xu©n Kho¸t - Kinh tÕ 45C
22
Xã Liêm Chính cũng như nhiều xã khác xung quanh trong tỉnh Hà Nam được
xem là xã đất chật người đông, dân số hàng năm vẫn tăng lên. Qua ba năm số nhân khẩu
của xã tăng 1.08 % đến năm 2003 đã có 4187 nhân khẩu. Số hộ cũng không ngừng tăng
lên năm 2003 có 1180 hộ nông dân trên toàn xã tăng mỗi năm là 1.03 %. Xét về cơ cấu
dân số, cơ cấu hộ theo ngành nghề hiện nay ở địa phương thì trong ba năm số nhân khẩu
thuần nông nghiệp luôn chiến tỷ trọng thấp nhưng ngày càng giảm: năm 2003 khẩu
thuần nông chỉ chiếm 28.02 % mỗi năm giảm 3.13 % ngược lại khẩu phi nông nghiệp
không ngừng tăng lên và chiếm chủ yếu trong cơ cấu của xã, qua ba năm khẩu phi nông
nghiệp tăng trung bình 2.87 % đạt 71.98% năm 2003. Cơ cấu khẩu thay đổi là xuất phát
từ sự chuyển dịch ngành nghề từ các hộ nông dân trong xã: hộ nông dân đang chuyển
từ làm nông nghiệp truyền thống sang làm ngành nghề có thu nhập cao hơn cho hộ. Xét
về cơ cấu lao động, cũng giống như cơ cấu hộ, cơ cấu khẩu, lao động ngành nghề phi
nông nghiệp vẫy chiếm đa số trong lực lượng lao động những diều đó chứng tỏ ngành
nghề là sự lựa chọn của hầu hết hộ nông dân trong xã và kinh tế ngành nghề ngày càng
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hộ, của địa phương.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất,đời sống nhân dân trong xã Liêm Chính – thị
xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam được thể hiện qua biểu 3.
Trong những năm qua cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật ở xã Liêm Chính được đầu
tư phát triển hoàn thiện không ngừng và đạt được những kết quả sau:
Về hệ thống đường giao thông trong xã: mạng lưới giao thông trong xã dày đặc
chất lượng tốt, đường liên xóm đã được bê tông hoá từ 5 năm nay, đường liên thôn liên
huyện được nhựa hoá gắn kết chặt chẽ với mạng lưới giao thông của các xã xung quanh,
hai con đường trục chính dẫn vào nội thị đã được mở rộng nâng cấp thành con đường
tốt nhất của xã phục vụ đắc lực cho vận chuyển hàng hoá cho đi lại của người dân với
nội thị.
Biểu 3: Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật của xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh
Hà Nam qua ba năm (2001- 2003)
Chỉ tiêu
ĐVT Năm1 Năm2 Năm3
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Xu©n Kho¸t - Kinh tÕ 45C
23
I. Công trình thuỷlợi
Trạm bơm nước
Cái 3 3 3
Trạm bơm tiêu kết hợp
Cái 2 2 2
Kênh mương
Km 21 21 21
II. Côn g trình giao thông
Đường liên xã
Km 11 11 11
Đường liên thôn
Km 18 18 18
Đưòng liên huyện
Km 8 8 8
Đường nội bộ
Km 40 43 46
III. Công trình điện
Trạm biến áp
Cái 4 4 4
Đường dây cao thế
Km 11 11 11
Đường dây hạ thế
Km 54 55 56
Đường dây điện thoại
Km 23 25 26
Đường dây thông tin xã
Km 17 18 18
IV. Tài sản cố định khác
Xe ô tô
Cái 20 27 29
Xe máy
Cái 214 276 305
Máy cày bừa
Cái 5 5 5
Máy xay xát
Cái 14 14 14
Trâu bò kéo
Cái 213 212 208
Xe công nông
Cái 16 17 28
Máy tuốt lúa
Cái 5 5 5
V.Côngtrình phúc lợi
Nhà trẻ
Cái 4 4 4
Trường học
Cái 2 2 2
Trạm y tế
Cái 1 1 1
Nhà văn hoá
Cái 3 3 3
Máy bơm nước sinh hoạt
Cái 1 1 1
Đường nước sạch
Km 10 11 13
Bệnh viện
Cái 1 1 1
Chợ
Cái 3 3 3
Nguồn số liệu: Ban thống kê xã Liêm Chính
Về hệ thống điện, thông tin liên lạc trong xã: hiện tại mạng lưới điện trong xã dày
đặc với mạng lưới điện cao thế hạ thế, điện đã phủ hoàn toàn tới các ngõ xóm trong xã,
mỗi thôn có một trạm biến luôn cung cấp đầu đủ nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất,
cho đời sống nhân dân, không còn tình trạng thiếu điện ngai cả trong giờ cao điểm. Xã
đã được trang bị hệ thống thông tin, loa đài phát thanh công cộng từ lâu, hàng ngày
chuyển tải cho nhân dân xã nhiều thông tin bổ ích tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết
cho người dân trong xã. Mạng điện thoại cũng đang được phủ rộng tới các xóm làng
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Xu©n Kho¸t - Kinh tÕ 45C
24
đến nay đã có 26 km đường dây điện thoại và hàng năm số thuê bao tăng tới 28%, điều
đó chứng tỏ nhu cầu sống của nhiều hộ dân trong xã đã được nâng cao.
Tốc độ phát triển, tốc độ đô thị hoá nông thôn cũng đang diễn ra nhanh ở Liêm
Chính. Năm năm gần đây xã đã được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách toàn
diện, trường học nhà trẻ được đầu tư xây dựng, bệnh viện lao cũng đã hoàn thành đưa
vào sử dụng không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Ba thôn với ba
chợ nhỏ cũng đã được chính quyền đầu tư xây dựng tạo điều kiện tốt cho nhu cầu mua
bán trao đổi hàng hoá.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Vấn đề đặt ra khi nghiên cứu thực trạng phát triển ngành nghề trong các hộ nông
dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam là phải đánh giá một cách
khách quan đầy đủ và cụ thể các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế
biến nông sản, kinh doanh dịch vụ mà các hộ nông dân trong xã tổ chức; như vậy bước
đầu chọn điểm nghiên cứu là việc làm rất quan trọng để từ các số liệu thu thập được qua
điều tra có thể đánh giá được vấn đề quan tâm.
Việc chọn điểm nghiên cứu được tiến hành như sau: xã Liêm Chính với ba thôn
hình thành bởi các xóm nhỏ, trong thôn Thá với 3 xóm các xóm liền kề nhau tôi tiến
hành điều tra các hộ trong xóm đầu làng do ở xóm này hộ có ngành nghề nhiều xóm này
tôi sẽ điều tra 50% hộ trong xóm, nhiều hộ thuần nông kinh tế chậm phát triển tôi sẽ
điều tra các hộ không ngành nghề trong xóm này; thôn Mễ Nội với 4 xóm.
( vực, dốc Mễ, trại giam, bệnh viện) tôi chọn xóm dốc Mễ để điều tra vì xóm này có
thuận lợi khi nằm ở khu vực có nhiều người qua lại xóm nằm trên ngã ba đường liên xã
với đường trục 62 của tỉnh nên nhiều hộ kinh doanh dịch vụ làm cơ khí, xóm dốc Mễ tôi
tiến hành điều tra ở 50% hộ trong xóm và các hộ không ngành nghề; thôn Mễ Thượng
giáp với phường Trần Hưng Đạo lại có địa giới nhỏ ít hộ thuần nông nên tôi tiến hành
điều tra thu thập số liệu ở 40 hộ ngành nghề.
Để thấy được vai trò kinh tế ngành nghề mà các hộ nông dân trên địa bàn xã
thực hiện ảnh hưởng thế nào tới kinh tế- đời sống bản thân hộ và tới địa phương tôi