Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phòng tránh bệnh ung thư doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.39 KB, 5 trang )

Phòng tránh bệnh ung thư

Nghiện thuốc, nghiện rượu, thói quen ăn nhậu, lơ là vệ sinh họng miệng là
một trong những yếu tố gây ung thư
Nhiều người nghĩ “ung thư là chuyện trời kêu ai nấy dạ, con người ta có số
cả!”. Thật ra, bệnh ung thư vẫn có thể phòng tránh được vì hiện nay người ta đã
biết nhiều nguyên nhân gây bệnh.
Kim chi là một trong những loại thức ăn "bắt tay" với vi khuẩn HP làm
tăng nguy cơ ung thư bao tử.
Khói thuốc lá vào tận các gien

Khói thuốc lá chứa trên 60 chất gây ung thư. Hằng năm, cứ 100.000 quý
ông thì có khoảng 30 – 40 người mới mắc bệnh ung thư phổi, loại thường gặp nhất
ở đàn ông. Khói thuốc còn gây nhiều ung thư khác: miệng, thanh quản, thực quản
là các nơi khói thuốc ve vuốt; còn tụy tạng, bọng đái, vú, cổ tử cung thì các chất
độc trong khói thuốc theo máu mà tới. Mỗi điếu thuốc là một lò thổi chất độc gặm
nhấm tới các gien trong tế bào. Lâu dần, 15 - 20 năm hoặc lâu hơn, ung thư mới
xuất đầu lộ diện.

Ở nước ta, phụ nữ ít hút thuốc mà ung thư phổi cũng xấp xỉ 1/3 đàn ông. Rõ
ràng, chồng hút thuốc thì vợ hít khói. Thuốc lá gây khoảng 1/3 các loại ung thư.
Khói thuốc gây ô nhiễm toàn cầu, giết người âm thầm mà dữ dội. Vì vậy, không
hút thuốc lá thì lợi ích trước mắt rất nhiều.

Ngoài việc tránh hút thuốc thì cũng chỉ nên uống rượu chút ít thôi. Nhậu
với món nhắm đủ loại làm tăng ung thư gan gấp bội ở người bị viêm gan siêu vi B,
C. Nghiện thuốc, nghiện rượu, thói quen ăn nhậu, lơ là vệ sinh họng miệng là
những yếu tố gây ung thư. Do đó, cũng nên săn sóc thật kỹ răng miệng vì nhiễm
trùng vùng răng miệng là thuận lợi cho ung thư vùng này.

Các bệnh lây nhiễm gây ung thư



Có một số bệnh lây lại gây ra ung thư. Nên lưu ý phòng trị các bệnh lây
nhiễm gây ung thư. Rõ ràng virus HBV (virus viêm gan B) gây ra ung thư gan.
Người bị bệnh viêm gan lâu ngày có một số thành xơ gan, một số ít bị ung thư. Bị
viêm gan nhiều năm sau (10 – 20 năm), bệnh ác tính mới trổ ra. Ung thư gan nhiều
xấp xỉ ung thư phổi. Viêm gan siêu vi C còn dữ dội hơn viêm gan B vì việc điều
trị còn khó khăn và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Nên biết xử lý đúng cách với
viêm gan siêu vi. Cách ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin HBV cho trẻ và người
lớn, tránh quan hệ tình dục không an toàn, phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Hiện đã có thuốc trị hiệu quả HBV.

Còn thủ phạm gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) là virus HPV (virus gây
bướu nhú ở người). Đây là ung thư thường gặp, gây nhiều thương tâm cho phụ nữ.
Virus vào sâu lớp màng nhầy của cổ tử cung, âm thầm hoạt động, 20 – 30 năm
sau, ung thư sẽ xuất đầu lộ diện. Hiện nay, có hai loại vắc-xin ngừa nhiễm HPV
16-18, nhờ đó ngừa UTCTC. Có một số virus HPV khác có khả năng gây ra
UTCTC. Vì vậy, dù được tiêm chủng thì vẫn có khoảng 30% nguy cơ UTCTC.
Vắc-xin UTCTC có hiệu quả tốt nhất với phụ nữ chưa quan hệ tình dục. Dù đã
được tiêm vắc-xin phòng ngừa UTCTC, vẫn không thể bỏ qua việc khám phụ
khoa định kỳ và xét nghiệm UTCTC. Quan hệ tình dục an toàn cũng hạn chế
UTCTC.

Phần lớn người bị viêm loét bao tử - tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter
Pylori (HP) gây ra. HP gây viêm loét lâu ngày có thể thành ung thư bao tử. Ung
thư này thường gặp, khó chữa vì phần lớn biết bệnh trễ. Người bệnh nên xin ý kiến
bác sĩ chuyên khoa về việc điều trị viêm loét bao tử do HP để phòng ngừa ung thư.

Tham thực, cực thân!

Khoảng 30% ung thư là do thức ăn và cách ăn. Thói quen ăn mặn quá và ăn

thường xuyên các món ướp muối mặn để dành làm tăng nguy cơ ung thư bao tử,
ruột và vòm họng. Cá làm khô, làm mắm, rau cải muối dưa, cà pháo mắm tôm,
kim chi “bắt tay” với vi khuẩn HP làm tăng mối nguy viêm bao tử thể teo, ung
thư. Còn ung thư ruột già thì liên hệ với các loại muối mặn theo kiểu phương Tây
như thịt hun khói, giăm-bông, xúc xích Ăn theo kiểu phương Tây là nhiều thịt,
nhiều mỡ, thiếu vận động, thiếu rau trái tươi còn dễ bị các ung thư ruột già, vú,
tuyến tiền liệt. Các loại thức ăn nhanh và nước ngọt khiến dễ béo phì, nguy cơ của
nhiều loại ung thư.

Để giảm nguy cơ ung thư, chỉ cần tránh các thói quen quá đà và sửa đổi
một chút cách ăn uống. Lời khuyên dinh dưỡng này còn ngừa các bệnh khác (tiểu
đường, tim mạch). Nên ăn nhiều loại trái cây, rau, đậu, củ, chất xơ và bớt thịt, mỡ,
calori. Thường ăn rau trái tươi làm bớt nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột,
vú, tuyến tiền liệt. Tránh thức ăn chiên xào quá nóng, các thức ăn chứa hóa chất
độc hại và các thức ăn nhanh, các “làng nướng”. Cố gắng vận động vừa phải ít
nhất nửa giờ mỗi ngày, giữ trọng lượng thân thể hợp lý.

Các tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có liên hệ với ung thư da. Do đó
tránh phơi nắng nhiều. Các bức xạ ion hóa không an toàn thường từ các máy tia X
chẩn đoán.

×