Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

CHUYÊN ĐỀ THAY KHỚP HÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN NGOẠI
----------

CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT
THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN

Học viên:

VŨ CHÍ LINH

Lớp:

BSNT NGOẠI K13

Chuyên ngành: NGOẠI KHOA

Thái Nguyên, 06/2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................1
TỔNG QUAN............................................................................3
1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của khớp háng....................3
1.1. Ổ cối..................................................................................3
1.2. Chỏm xương đùi................................................................4
1.3. Cổ xương đùi.....................................................................5
1.4. Mạch máu nuôi vùng cổ chỏm xương đùi.........................6
2. Các bệnh lý tổn thương khớp háng.................................7
2.1. Bệnh lý thoái hóa khớp háng............................................7


2.2. Hoại tử chỏm xương đùi....................................................9
2.2.1. Hoại tử chỏm xương đùi do chấn thương.......................9
2.2.2. Hoại tử chỏm xương đùi không do chấn thương..........10
2.3. Gãy cổ xương đùi............................................................11
2.3.1. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt
phẳng ngang theo Pauwels....................................................11
2.3.2. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy theo Garden.......12
3. Khớp háng toàn phần.....................................................12
3.1. Sinh cơ học khớp háng....................................................12
3.2. Chất liệu khớp.................................................................15
3.2.1. Khớp háng toàn phần có xi măng................................15
3.2.2. Khớp háng tồn phần khơng xi măng..........................16
3.3. Cấu tạo của khớp háng toàn phần..................................17
3.4. Chỉ định và chống chỉ định thay khớp háng toàn phần...18
3.4.1. Chỉ định phẫu thuật.....................................................18
3.4.2. Chống chỉ định.............................................................19
3.5. Lựa chọn loại khớp háng toàn phần................................19
4. Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay khớp
háng toàn phần....................................................................21


4.1. Tai biến trong mổ............................................................21
4.2. Biến chứng sớm sau mổ..................................................21
4.3. Biến chứng xa sau mổ.....................................................23
KẾT QUẢ................................................................................25
1. Kết quả điều trị...............................................................25
2. So sánh tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật..........................25
3. So sánh kết quả biến chứng..........................................26
4. So sánh chi phí................................................................28
KẾT LUẬN..............................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thay khớp háng là phẫu thuật dùng khớp nhân tạo để
thay thế phần khớp đã hư hỏng nhằm phục hồi những chức
năng vốn có của khớp. Người ta đã có thể thay từng phần
khớp háng hoặc thay tồn bộ khớp háng, cả chỏm xương đùi
lẫn ổ cối. Đây là một thành tựu lớn của chuyên ngành chấn
thương chỉnh hình nói riêng và của y học nói chung.
Kể từ ca mổ đầu tiên do John Charnley thực hiện đầu
những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay thay khớp háng tồn
phần đã là một phẫu thuật chỉnh hình được áp dụng rộng rãi
trên toàn thế giới với 1,5 triệu khớp háng được thay hàng
năm. Riêng tại Mỹ, có 300.000 người được thay khớp háng
toàn phần mỗi năm. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ nhìn nhận và
đánh giá lại, thaykhớp háng tồn phần cũng khơng phải là
cách điều trị tồn mỹ. Đã có những nghiên cứu, thơng báo về
những tai biến và biến chứng của phương pháp điều trị này
như nhiễm khuẩn, chảy máu, liệt thần kinh, thủng ổ cối, lỏng
khớp nhân tạo hay còn đau khớp háng, đau dọc xương đùi sau
mổ [14]...
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
được thực hiện từ
những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng với số lượng ít và khơng
thường xun. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, tuổi thọ và mức sống tăng



2
lên.. phẫu thuật này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều trung
tâm lớn. Các nghiên cứu cho thấy bước đầu đánh giá kết quả
phục hồi chức năng sau mổ đạt tỉ lệ cao, chất lượng cuộc sống
của người bệnh ngày càng được cải thiện. Nhưng các nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, thay khớp háng toàn phần ở Việt Nam
cũng bắt đầu gặp những vấn đề mà thế giới đã và đang gặp
phải. [6]
Hiện nay, có hai loại khớp háng toàn phần được sử dụng
trong phẫu thuật này là loại khi gắn cần có xi măng và một
loại khi gắn khơng cần xi măng. Đã có nhiều đánh giá, so
sánh về hiệu quả điều trị của hai loại khớp này nhưng mỗi loại
đều có ưu điểm nổi bật trong từng trường hợp cụ thể. Dù vậy,
xu hướng của các nước tiên tiến và cả ở Việt Nam đang
nghiêng về sử dụng loại khớp khơng xi măng vì những lợi ích
nhiều hơn cho người bệnh mà loại khớp này mang lại.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổng
quan phương pháp phẫu thuật thay khớp háng toàn
phần” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thay khớp
háng tồn phần.
2. Tổng hợp, phân tích kết quả điều trị phương pháp
phẫu thuật thay khớp háng toàn phần khơng xi măng và có xi
măng.


3


TỔNG QUAN

1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của khớp háng
Khớp háng là khớp chỏm cầu lớn nhất của cơ thể, tiếp
nối đầu trên của xương đùi với ổ cối. Cấu tạo của khớp háng
gồm có các thành phần: ổ cối, đầu trên xương đùi, bao khớp,
dây chằng, mạch máu, thần kinh và các cơ xung quanh [9].
1.1. Ổ cối
Ổ cối hình lõm bằng 2/5 khối cầu do một phần xương
chậu, xương mu, xương ngồi và sụn viền tạo thành. ổ cối
hướng xuống dưới ra ngoài và hơi ra trước. Bờ dưới của ổ cối
hơi vát tạo thành vành khuyết ổ cối, đây là nơi xuất phát của
dây chằng tròn [4]


4
Hình 1.1: Các thành phần của khớp háng
Ổ cối gồm 2 phần: phần tiếp khớp với chỏm đùi gọi là
diện nguyệt có sụn bao bọc, phần cịn lại là hố ổ cối chứa tổ
chức mỡ, mạch máu... quanh ổ cối xương nhơ lên thành viền
ổ cối, phía dưới viền ổ cối có khuyết ổ cối [5].
Nắm được cấu trúc giải phẫu của ổ cối, phẫu thuật viên
khi tiến hành thay khớp háng cần lưu ý tôn trọng lớp xương
nền ổ cối (lớp xương dưới sụn). Lớp này tuy mỏng nhưng có
vai trị quan trọng vì làm nền chắc cho ổ khớp nhân tạo. Trong
các trường hợp tổn thương thối hóa hay khi thay lại khớp, lớp
này bị hỏng thì phải ghép xương hoặc dùng các loại rổ nhân
tạo để làm vững chắc cho khớp mới được thay thế.
1.2. Chỏm xương đùi
Hình 2/3 khối cầu hướng lên trên vào trong và ra trước,

chỏm có sụn che phủ, dày nhất ở trung tâm. Phía sau dưới
đỉnh chỏm có một chỗ lõm khơng có lớp sụn bao phủ gọi là hố
dây chằng trịn, đây là nơi bám của dây chằng trịn. Đường
kính của chỏm xương đùi từ 38 - 60mm.


5

Hình 1.2: Đầu trên xương đùi
Trong bệnh lý thối hóa hay hoại tử vô khuẩn, chỏm
xương đùi bị biến dạng, nếu tiến triển lâu dài sẽ ảnh hưởng
đến ổ cối.
1.3. Cổ xương đùi
Cổ xương đùi là phần tiếp nối giữa chỏm xương đùi và
khối mấu chuyển có hình ống dẹt trước sau hướng lên trên,
vào trong và dài khoảng 30 - 40mm.
Góc nghiêng: là góc hợp bởi trục của cổ xương đùi và
trục của thân xương đùi (góc cổ thân), bình thường là 125 130mm. Nếu góc này bị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các cánh
tay đòn chịu lực trong thay khớp nhân tạo.


6
Góc xiên: là góc hợp bởi trục cổ xương đùi và mặt phẳng
qua hai lồi cầu đùi, bình thường khoảng 10 - 15° có khi lên tới
300.
Hiểu rõ về góc nghiêng, góc xiên sẽ giúp cho việc thực
hiện kỹ thuật thay khớp háng một cách chính xác [5]. Cổ
xương đùi là nơi chuyển tiếp lực từ chỏm tới thân xương đùi
do đó nó có cấu trúc rất đặc biệt. Cấu tạo vùng cổ xương đùi
gồm:

* Được cấu tạo bởi hai hệ thống xương đó là hệ thống
các bè xương và hệ thống vỏ xương đặc. Lớp vỏ xương cứng
đi từ thân xương phát triển lên trên và mở rộng ra giống hình
lọ hoa, vỏ xương cứng dày nhất ở vịng cung của cổ xương gọi
là vòng cung Adam. Lớp vỏ xương cứng ở phía trước, phía trên
và phía sau mỏng, ở phía dưới dày hơn.
* Lớp xương xốp có cấu trúc gồm:
- Nhóm bè chính chịu lực ép xuất phát từ phía dưới cung
Adam hướng thẳng đứng lên trên chỏm xương đùi và kết thúc
ở trước hố dây chằng tròn, bè này dày, sít và vng góc với
lực chống đỡ của chỏm.
- Nhóm bè phụ chịu lực ép đi từ vịng cung Adam tỏa về phía
mấu chuyển lớn. Nhóm bè này mảnh và thưa hơn nhóm bè
chính [5].


7

Hình 1.3: Các bè xương ở đầu trên xương đùi
Giữa các nhóm bè xương này có vị trí khơng có nhóm bè nào
đi qua gọi là tam giác Ward, đây chính là điểm yếu của cổ
xương đùi [4].
1.4. Mạch máu nuôi vùng cổ chỏm xương đùi
Vùng cổ chỏm xương đùi có 3 nguồn mạch ni [3].
- Động mạch mũ đùi ngồi: xuất phát từ động mạch đùi
sâu chạy vịng ra trước và ra ngoài để nối với động mạch mũ
đùi trong.
- Động mạch mũ đùi trong: cũng xuất phát từ động mạch
đùi sâu chạy vòng ra sau để nối với động mạch mũ đùi ngoài
và đi vào vùng cổ chỏm xương đùi. Tất cả các nhánh nhỏ này

đều nằm dưới bao hoạt dịch.
- Động mạch dây chằng tròn: xuất phát từ động mạch
bịt. Động mạch này nhỏ, chỉ cung cấp cho một phần chỏm


8
xương đùi xung quanh hố dây chằng tròn và lại khơng hằng
định.

Hình 1.4: Điểm yếu cổ xương đùi
Do đặc điểm giải phẫu của hệ thống mạch máu nuôi
vùng cổ chỏm xương đùi như đã nêu trên, nên khi gãy cổ,
chỏm xương đùi thì hệ cấp máu này sẽ bị tổn thương. Vì vậy,
khi gãy cổ chỏm xương đùi, đặc biệt là có di lệch nhiều, khả
năng liền xương là rất kém và khả năng khớp giả, hoại tử
chỏm, thối hóa khớp háng là rất cao.
2. Các bệnh lý tổn thương khớp háng
2.1. Bệnh lý thối hóa khớp háng
Thối hóa khớp háng (hay hư khớp háng) là bệnh lý khớp
háng hay gặp nhất. Hậu quả là gây đau, biến dạng khớp, làm
giảm hoặc mất hồn tồn chức năng khớp. Thối hố khớp
háng là một bệnh mạn tính, trước đây hay gặp ở người trung
và cao tuổi, ngày nay đang có xu hướng dần trẻ hóa. Theo
Trần Nguyễn Phương trong nhóm bệnh nhân có chỉ định thay


9
khớp háng tồn phần tỷ lệ gặp bệnh lý thối khớp khớp háng
63,48% [1]
Nguyên nhân có thể do viêm khớp, chấn thương, lao

khớp, những bất thường về giải phẫu và có thể thối hóa
khơng rõ ngun nhân. Về sinh bệnh học của thối hóa khớp
háng: bệnh thối hóa khớp háng bắt đầu từ sự hư hỏng sụn
khớp, các hư hỏng khác chỉ là thứ phát, thương tổn đầu tiên
của sụn khớp là ở chất căn bản

Hình 1.5: Thối hóa khớp háng
Điều trị nội khoa bệnh thối hóa khớp nhằm mục đích
làm giảm nhẹ tổ chức đau, hạn chế q trình thối hóa biến
dạng khớp, duy trì cải thiện chức năng của khớp bằng cách
giảm sức tì đè, cho dùng thuốc giảm đau, tập thể dục, chiếu
tia hồng ngoại, thay đổi cơng việc và thói quen sinh hoạt... Do


10
vậy, điều trị nội khoa giữ một vai trò hết sức quan trọng nếu
phát hiện bệnh sớm và điều trị có hệ thống.
Khi các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả, điều
trị phẫu thuật được đặt ra với bệnh nhân có khớp háng bị
thối hóa. Trước đây có nhiều tác giả thường phẫu thuật
khoan xương giảm áp ở giai đoạn I và II, cắt xương chỉnh trục
xương đùi để làm thay đổi hướng tì nén của chỏm. Nhưng sau
phẫu thuật các bệnh nhân chỉ giảm đau được trong một thời
gian ngắn do làm ngắn cánh tay địn phía trong. Đây chỉ là
cách chữa thối hóa khớp háng một cách thụ động và sẽ gây
khó khăn khi có chỉ định thay khớp háng toàn phần.
Phẫu thuật thay khớp háng ra đời và đã giải quyết được
vấn đề cơ bản của thối hóa khớp háng là làm giảm đau và
phục hồi chức năng vận động của khớp do đó đã cải thiện tốt
chất lượng cuộc sống của người bệnh. [7]

2.2. Hoại tử chỏm xương đùi
Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng thối hóa biến dạng
của chỏm xương đùi do hai loại bệnh lý khác nhau gây nên:
bệnh lý chấn thương gẫy cổ chỏm xương đùi làm tổn thương
các mạch máu nuôi dưỡng chỏm và bệnh lý hoại tử vô khuẩn
chỏm xương đùi. Hoại tử chỏm xương đùi được chia làm 5 độ:
0, I, II, III, IV, V.
Theo Trần Nguyễn Phương trong nhóm bệnh nhân có chỉ
định thay khớp háng toàn phần tỷ lệ gặp bệnh lý hoại tử chỏm
xương đùi là 29,57% [6]


11

Hình 1.6: Hoại tử chỏm xương đùi trên phim Xquang
2.2.1. Hoại tử chỏm xương đùi do chấn thương
Sau chấn thương (gãy xương, sai khớp) bao giờ cũng dẫn
đến hai hiện tượng là tổn thương mạch máu và sự phục hồi
mạch máu tân tạo để bù lại sự thiếu máu. Các động mạch của
tủy xương bị đứt hoàn toàn (Garden 2, 3, 4) hoặc gần như
hoàn toàn (Garden 1), các động mạch cổ lên, vòng mạch bao
hoạt dịch cũng bị tổn thương do đầu gẫy chọc vào làm tổn
thương mạch [11], chảy máu làm áp lực trong bao khớp tăng
gây chèn ép các vịng mạch trong và ngồi bao khớp làm hẹp
hoặc tắc động mạch dây chằng trịn. Chính những lý do trên
mà trong chấn thương, gẫy xương trật khớp thì chỏm và đầu
xa ổ gãy không được cấp máu đầy đủ.
Sự phục hồi của mạch máu theo 3 nguồn:



12
- Mạng mạch còn lại của chỏm sẽ tăng cường tới các
vùng khác nhau của chỏm, đầu xa của cổ xương đùi.
- Mạch máu tủy xương có thể được nối lại từ các mạch
máu ở đầu ngoại vi qua ổ gãy.
- Các mạch máu tân tạo phát triển từ mô xung quanh
phần chỏm không được che phủ bởi sụn.
Khi sự phục hồi này không đáp ứng được đủ lượng máu
tới chỏm, cổ làm cho chỏm bị thiếu máu kéo dài. Hậu quả là
chỏm bị biến dạng thối hóa, xương đùi bị tiêu ở đầu xa, thậm
chí là ở cả hai đầu. Vì vậy tỉ lệ khơng liền và tiêu cổ chỏm cao
mặc dù đã được nắn chỉnh và cố định vững [2].
2.2.2. Hoại tử chỏm xương đùi không do chấn thương
Ngun nhân chính dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi
khơng do chấn thương là do tổn thương vi mạch của chỏm
xương đùi [14]. Tuy nhiên cho đến nay sinh lý về hoại tử chỏm
xương đùi cũng chưa hoàn toàn được rõ ràng.
Về điều trị, các tác giả thường dùng 2 phương pháp:
- Giai đoạn sớm: phẫu thuật cắt xương chỉnh trục đầu
trên xương đùi hay khoan xương giảm áp với mục đích thay
đổi hướng tì nén giữa chỏm và ổ cối làm giảm áp lực vùng
chỏm xương đùi và làm cho bệnh nhân có thể ổn định trong
nhiều năm.
- Giai đoạn muộn: khi chỏm đã biến dạng hoàn toàn
đồng thời với biến dạng của hõm khớp, bệnh nhân đau nhiều


13
khi đi lại và biên độ vận động khớp bị hạn chế thường được
phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.

2.3. Gãy cổ xương đùi
Cổ xương đùi có giới hạn từ sát chỏm tới đường liên mấu
chuyển, hay gặp ở người cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam [14].
Theo Trần Nguyễn Phương trong nhóm bệnh nhân có chỉ định
thay khớp háng tồn phần tỷ lệ gặp bệnh lý thối khớp khớp
háng 6,95% [6]. Có nhiều cách phân loại gãy cổ xương đùi tùy
theo các tác giả như phân loại của Linton, Pauwels, Garden,
Delbet, Boehler L. Hiện nay hay sử dụng cách phân loại như
sau:
2.3.1. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt
phẳng ngang theo Pauwels [6]
Dựa vào góc tạo bởi đường gãy với mặt phẳng nằm ngang để

phân độ
Hình 1.7: Phân loại gãy cổ xương đùi theo Pauwels


14
Pauwels 1: Góc 30°
Pauwels 2: Góc 50°
Pauwels 3: Góc 70°
Góc này càng lớn thì tiên lượng càng nặng, điều trị gặp
khó khăn và thường để lại di chứng. Pauwels cho rằng: khi
bệnh nhân đứng, góc lớn sẽ khơng tạo nên sức nén ép giữa
hai đầu xương gãy và có xu hướng làm toác diện gãy.
2.3.2. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy theo Garden [6]
Năm 1961, Garden đã đưa ra cách phân loại sự di lệch
này dựa vào sự di lệch của các bè xương, chia làm 4 độ:
- Garden 1: Gãy xương khơng hồn tồn, khơng di lệch, ở
các bè xương bị bẻ gấp nhưng không rời cong ra ngồi, loại

này thường có thể là gãy rạn và gãy cài.
- Garden 2: Gãy hồn tồn nhưng khơng di lệch, các bè
xương không rời nhau, hướng vẫn như cũ.
- Garden 3: Gãy hoàn toàn di lệch, bao hoạt dịch phía
trước bị rách, phía sau cịn ngun vẹn, các bè xương ở chỏm
hướng nằm ngang.
- Garden 4: Gãy hoàn toàn di lệch, bao hoạt dịch bị rách,
các bè xương hướng lên trên di lệch hoàn toàn, chỏm trở lại vị
trí bình thường trong ổ cối.


15

Hình 1.8. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Garden
Hiện nay các tác giả chủ trương phẫu thuật kết hợp
xương cho những bệnh nhân trẻ tuổi bị gãy cổ xương đùi di
lệch ít, phẫu thuật thay chỏm cho những bệnh nhân cao tuổi
(trên 75 tuổi) và phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cho
những bệnh nhân gãy phức tạp di lệch nhiều mà tuổi chưa
quá cao.
3. Khớp háng toàn phần
3.1. Sinh cơ học khớp háng
* Các lực tác động lên khớp háng:

Hình 1.9. Các lực tác động lên khớp háng


16
* Vị trí chỏm và ngun tắc cánh tay địn cơ dạng: bình
thường cánh tay địn thể trọng gấp 2,5 lần cánh tay đòn cơ

dạng, khi bị bệnh tỉ lệ này cao hơn nhiều. Có 3 cách để tăng
cánh tay đòn cơ dạng:
- Đặt ổ cối sâu bên trong để chuyển tâm chỏm, theo
Charnley nếu cánh tay đòn thể trọng bằng cánh tay địn cơ
dạng thì lực tải ở chỏm khớp háng tồn phần có thể giảm tới
30%.
- Dùng chi có khoảng cách từ trục của đi tới tâm
chỏm thích hợp, mỗi kiểu khớp có khoảng cách này khác nhau
(khớp Charnley là 40 - 45mm) Trong phẫu thuật nếu có cắt
xương mấu chuyển lớn thì phải kết hợp xương mấu chuyển ở
vị trí xa hơn vị trí cũ để tăng độ dài cánh tay địn cơ dạng.

Hình 1.10. Lập lại cân bằng sinh cơ học khớp háng
- Vị trí chi: Ebramzadch E. cho rằng vị trí chi được
xem là tốt khi góc cổ thân xương đùi khoảng 130 - 140° ở vị


17
trí này khớp nhân tạo sẽ giảm moment bẻ và tăng lực tải dọc
trục do đó làm tăng đáng kể độ bền của khớp nhân tạo.
- Đường kính chỏm: Calandruccio R.A đã nhận xét đối với
khớp nhân tạo có chỏm nhỏ thì biên độ vận động của khớp
kém hơn khớp nhân tạo có đường kính lớn hơn, đồng thời
khớp dễ bị trật khớp hơn [11].

Hình 1.11. Liên quan giữa tầm vận động khớp với đường kính
chỏm Nhưng theo các nghiên cứu của một số tác giả cho rằng
vấn đề trật khớp liên quan đến vấn đề phẫu thuật nhiều hơn
là kiểu khớp được sử dụng.
Lực ma sát ở khớp bình thường người ta đo được là 0,008

- 0,02 N. Theo Walker P.S cho thấy lực ma sát giữa kim loại và
kim loại là 0,08 N, giữa kim loại và Polyethylen có trọng lượng
phân tử siêu cao là 0,02N [15]. Vận hành khớp nhân tạo: trong
quá trình tiếp xúc giữa kim loại và Polyethylen trọng lượng
phân tử cao có hình thành một lớp dịch mỏng, các tác giả gọi
đó là hiện tượng tự bôi trơn. Cơ chế tự bôi trơn này cũng


18
tương tự như bạc đạn trong cơng nghiệp và có tác dụng giảm
nhiều lực ma sát, độ mài mòn, giúp cho khớp hoạt động được
dễ dàng.

3.2. Chất liệu khớp
Cho đến nay, kim loại vẫn là vật liệu chính để làm phần
chỏm và chuôi cắm vào thân xương đùi. Đây là một hợp kim
của sắt với các thành phần như Titan, Chrome, Carbon,
Aluminum. Có 3 nhóm chính:
- Kim loại chủ sắt.
- Kim loại chủ Titan.
- Kim loại chủ cobalt.
Polyethylen có trọng lượng phân tử siêu cao là vật liệu
thường được dùng tạo nên lót ổ cối của khớp háng tồn phần.
Lực ma sát giữa nó với kim loại được đánh giá gần bằng lực
ma sát sinh lý của khớp bình thường, sự dung nạp của cơ thể
người và sức chịu đựng với sự bào mịn của Polyethylen có
trọng lượng phân tử siêu cao cũng được đánh giá rất tốt.
Hiện nay vẫn tồn tại đồng thời hai khuynh hướng sử
dụng vật liệu trong thay khớp háng tồn phần: có xi măng và
khơng xi măng.



19
3.2.1. Khớp háng tồn phần có xi măng
Khớp có xi măng đã có nhiều cải tiến cả về vật liệu lẫn
kỹ thuật nhằm gia tăng khả năng cố định khớp vào xương đùi
và ổ cối. Ngày nay, xi măng xương thường được sử dụng là
một polymer acrylic được gọi là polymethylmethacrylate
(PMMA).
Bệnh nhân sau thay khớp háng có xi măng có thể vận
động sớm, đi lại có tỳ tồn bộ trọng lượng cơ thể ngay sau
mổ, vì vậy khả năng phục hồi nhanh hơn. Mặc dù được ghi
nhận là thành công nhưng khớp háng có xi măng khơng phải
là lý tưởng cho tất cả mọi bệnh nhân.

Hình 1.12: Khớp háng tồn phần có xi măng
Sự gắn kết của xi măng dựa trên sự ổn định trên bề mặt
giữa kim loại và xi măng, xi măng và xương. Chuôi khớp ngày


20
nay được làm bằng loại hợp kim ít có khả năng gãy, chủ yếu
khớp hỏng do lỏng chuôi
Mối quan hệ giữa xi măng và xương nói chung là rất bền
và đáng tin cậy. Thay khớp háng tồn phần có xi măng được
khuyên dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân trẻ hơn
nhưng có tình trạng sức khỏe hoặc chất lượng xương kém.
Những bệnh nhân này đều có tình trạng hoạt động khơng lớn,
ít gây lực nén lên khớp.
3.2.2. Khớp háng tồn phần khơng xi măng

Trong những năm 1980, kiểu dáng khớp mới đã được giới
thiệu, là loại khớp gắn trực tiếp vào xương mà khơng cần xi
măng. Nói chung, loại khớp này được thiết kế có kích thước
lớn hơn và dài hơn so với khớp có xi măng.

Khớp khơng xi

măng đặc biệt chú trọng đến khả năng “mọc” xương vào bề
mặt khớp nhân tạo để tạo sự gắn kết giữa xương và khớp.
Chính vì vậy, cấu trúc bề mặt của khớp khơng nhẵn mịn như
khớp có xi măng mà thơ ráp, có nhiều hốc nhỏ.


21

Hình 1.13: Khớp háng tồn phần khơng có xi măng
Ban đầu người ta hy vọng rằng, khớp không xi măng sẽ
loại trừ được các nhược điểm của khớp có xi măng như lỏng
khớp do tiêu xương, vỡ xi măng. Mặc dù thiết kế khớp không
xi măng được đánh giá là có khả năng mang lại kết quả tuyệt
vời và lâu dài, tuy nhiên lỏng khớp vẫn xảy ra khi sự mọc
xương ăn vào bề mặt khớp không đạt được.
Cũng như khớp có xi măng, khớp khơng xi măng cũng có
phản ứng sinh học dẫn đến tiêu xương khi hiện tượng bào
mịn của khớp xẩy ra. Chính vì vậy, nghiên cứu chất liệu để
hạn chế tối đa sự bào mòn khớp đang là hướng đi hiện tại và
tương lai của các nhà sản xuất khớp.
Gốm hiện nay được sử dụng làm chỏm có độ mài mịn và
lực ma sát ít. Các vật liệu khác: có một vài báo cáo đã sử
dụng khớp nhân tạo bằng xương khớp đồng loại, composite

carbon nhưng kết quả còn rất hạn chế.


22
3.3. Cấu tạo của khớp háng tồn phần
Có 2 bộ phận chính là chi và ổ cối.
- Chi: có 2 loại là chuôi chỏm liền (của Charnley, Muller) và
chuôi chỏm rời (chi Ultimar).

Hình 1.14. Minh họa chi khớp háng tồn phần
- Ổ cối: đường kính trong của ổ cối tương đương với từng cỡ
chỏm.
Viền xung quanh ổ cối thường có vành kim loại để nhìn
thấy trên Xquang. Có nhiều loại ổ cối, có thể là nhựa
Polyethylen có trọng lượng phân tử siêu cao đơn thuần như
Polyethylen có trọng lượng phân tử siêu cao với sợi carbon, vỏ
kim loại và lõi Polyethylen có trọng lượng phân tử siêu cao
hoặc gốm.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×