TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Viết bài viết số 6 (Tiết 121 - 122)
CHÍNH
ThờiĐỀ
gian:
90 phút (THỨC
khơng kể thời gian giao đề )
--------------------- --------------------------
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1:
Suy nghĩ của em về câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Đề 2:
Phân tích diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng.
*************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề 1:
I. Yêu cầu về nội dung:
* Nội dung bài làm có thể là những ý sau:
+ Nhận thức được công lao to lớn của cha mẹ -> Làm con phải có thái độ như thế
nào?
+ Giải thích nội dung và nhận xét về hình ảnh so sánh trong câu ca dao:
- Giải thích hình ảnh so sánh núi Thái Sơn, nước trong nguồn để thấy câu
ca dao ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ: bền vững không vơi cạn.
- Từ đó dẫn đến lời khuyên: làm con phải có hiếu với cha mẹ -> lời khun
này rất thấm thía.
+ Vì sao phải hiếu với cha mẹ?
- Công lao của cha mẹ vô cùng lớn lao: Mẹ mang nặng đẻ đau...Cha sinh thành và
dưỡng dục...Tình cảm của cha mẹ dành cho con khơng sao kể xiết.
- Đó là đạo lý của con người mn thuở.
- Đó là đạo lí, nền tảng của đời sống xã hội.
+ Ta phải làm làm gì để giữ được đạo hiếu.
- Khi còn nhỏ: lễ phép, vâng lời, ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành... (dẫn chứng)
- Khi lớn lên: kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ chu đáo, chăm sóc đến tình cảm
cha của cha mẹ...(dẫn chứng)
- Phê phán những hiện tượng sai trong đạo làm con của một số người.
+ Mở rộng chữ hiếu trong thời đại mới.
+ Câu ca gợi nhớ công lao của cha, mẹ -> Nhắc nhở mọi người lòng biết ơn -> Đó là
đạo hiếu.
II. u cầu về hình thức:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấ đề tư tưởng, đạo lý.
- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần.
- Diễn đạt tốt.
- Lập luận mạch lạc, biết mở và chốt ý, dẫn chứng chính xác.
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
- Điểm 9 - 10: Hiểu đề, đảm bảo đầy đủ các ý nêu trên. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết
cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 7 - 8: Bài viết khá, đảm bảo phần lớn các ý nêu trên, kết cấu bài viết khá chặt
chẽ, hành văn mạch lạc, mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 - 6: Bài viết còn sơ lược, đề cập được nữa số ý nêu trên, kết cấu bài viết
chưa rõ, mắc khá nhiều lỗi.
- Điểm 3 - 4: Bài viết còn lộn xộn, khó hiểu, đề cập được 1/3 ý nêu trên, mắc nhiều lỗi
diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Chưa giải quyết được các yêu cầu đề bài, kiến thức, kỹ năng kém.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn hoặc để giấy trắng.
* Lưu ý: Cần lưu ý cách nêu, giải quyết vấn đề, khả năng lựa chọn dẫn chứng phù
hợp có sức thuyết phục để đánh giá bài làm của học sinh.
Đề 2:
I/ Yêu cầu về nội dung:
- Đề bài yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm
tự sự để phân tích làm rõ diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trước và sau khi nhận
ra ông Sáu là cha.
- Yêu cầu học sinh lí giải những hành động có vẻ khác thường, ương ngạnh của bé
Thu và sự thay đổi đột ngột trong hành động của em trước lúc phải từ biệt cha.
1/ Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha.
- Thoạt đầu khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ
vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
- Thái độ vùng vằng, vụt chạy, nói trống “vơ ăn cơm”, hành động quyết liệt không trả
lời, không gọi ông Sáu là ba. Bé Thu đã có thái độ ương ngạnh, thậm chí đã hỗn xược
với ông Sáu. (d/c).
- Sự ương ngạnh và hành động của bé Thu không đáng trách, cô bé khơng nhận ơng
Sáu là cha vì cơ bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với
má. Ơng Sáu có thêm vết sẹo trên má khi bị thương nên khác người trong ảnh. Đó thực
sự là tình yêu thương sâu sắc cảm động của Thu dành cho người cha của mình.
2/ Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra người cha.
-Được bà ngoại trị chuyện, tìm ra lí do Thu khơng nhận ông Sáu là cha và khuyên
nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ba lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “Ba” và
thể hiện tình cảm yêu quí một cách mãnh liệt
-Diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu cho thấy tình cảm của em thật sâu sắc,
mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch rịi. Ở em cịn có nét cá tính cứng cỏi, một
bản lĩnh riêng đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng bé Thu vẫn là một đứa trẻ với tất
cả vẻ hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.
II/ Yêu cầu về hình thức
Bố cục đủ 3 phần.
Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú, tiêu biểu.
Ngơn ngữ phân tích chính xác, biểu cảm.
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy. Nội
dung phong phú, văn viết có cảm xúc, có khái quát được vấn đề.
- Điểm 7 -8: Đáp ứng khá tốt các yêu cấu nêu trên. Có thể cịn mắc ít sai sót nhỏ về
dùng từ. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy. Nội dung khá phong phú, văn viết ít
nhiều có cảm xúc.
- Điểm 5-6 : Bài làm cơ bản trình bày được các yêu cầu trên ở mức độ trung bình .Bố
cục tương đối hài hòa, cân đối, diễn đạt được.Còn mắc một số lỗi dùng từ, câu.
- Điểm 3-4: Nội dung sơ sài, không xác định được yêu cầu cơ bản, diễn đạt yếu.
- Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, lan man có sai sót nghiêm trọng (về kiến thức, kĩ
năng)
- Điểm 0 : Sai lạc hoàn toàn hoặc để giấy trắng.
********************************************************