Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Van de ve quyen tre em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 6 trang )

VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN TRẺ EM
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
Trẻ em được sống trong tình yêu thương đùm bọc của gia đình, xã hội: biết
“ăn”, “ngủ”, “chơi”. Thế nhưng trên mảnh đất Việt Nam vẫn cịn đâu đó
những cuộc đời bất hạnh: những đứa trẻ sống mồ cơi, bị xâm hại tình dục,
bạo lực gia đình,… Đó là một trong những vấn đề cấp bách mà chúng ta cần
phải giải quyết của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Vì vậy
mà quyền trẻ em đã ra đời để bảo vệ những số phận cơ cực ấy
Vậy quyền trẻ em là gì? Quyền trẻ em là những quyền được nhà nước công
nhận và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, là tất cả những gì trẻ em cần có để được
sống và lớn lên một cách lành mạnh và an tồn. Cơng ước về quyền trẻ em
là luật Quốc tế để bảo vệ trẻ em, bao gồm 54 điều khoản. Các nhóm quyền
của trẻ em: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ,
quyền được tham gia.
Đặc biệt, Quảng Bình là một trong những tỉnh đã và đang thực hiện tốt
quyền trẻ em để trẻ em được sống dưới mái ấm hạnh phúc, được học tập, vui
chơi và biết vươn lên trong cuộc sống. Trong năm 2014 vừa qua, các cá
nhân, cơ quan, tổ chức trên địa phận tỉnh Quảng Bình đã có những giúp đỡ
các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn bằng cách tổ chức các buổi từ thiện, trao
tặng các phần quà , suất học bổng, giao lưu,…
Như tối 3/1/2014, tại thành phố Đồng Hới, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng
Bình phối hợp với Cơng ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Bình (BVNT) tổ chức
lễ trao quà Tết cho trẻ em nghèo với sự tham dự của đại diện Tổng Công ty
BVNT, lãnh đạo Sở, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh cùng hơn 150 em nhỏ từ
Làng trẻ em SOS Đồng Hới, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm Nuôi
dạy trẻ khuyết tật Đồng Hới.



Tiết mục múa của các em nhỏ Nhà Thiếu nhi Quảng Bình
Tại buổi lễ các em nhỏ được tham gia giao lưu trong bữa tiệc ngọt, thưởng
thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc do các em Nhà văn hóa Thiếu nhi
Quảng Bình biểu diễn và cùng chơi các trị chơi thật lý thú.

Hình ảnh các em nhỏ trong bữa tiệc ngọt


Đại diện BVNT và Lãnh đạo tỉnh tặng quà cho các em nhỏ
Một hoạt động khác của tỉnh: Vào sáng ngày 30/05/2014, với sự phối hợp
của Sở Lao Động và Thương Binh - Xã hội và UBND thành phố Đồng Hới,
chúng ta đã tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2014 tại sân
vận động Thành Phố Đồng Hới với chủ đề:”Hành động vì một xã hội không
bạo lực, không xâm hại trẻ em”. Đồng thời trao tặng nhiều suất quà và học
bổng cho trẻ em, học sinh có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập

Lễ trao tặng xe đạp cho các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn
Tháng hành động Vì trẻ em năm 2014, tỉnh Quảng Bình triển khai thực
hiện một số hoạt động nhằm bảo vệ quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em


được sống và phát triển trong mơi trường an tồn, lành mạnh. Bên cạnh đó,
các địa phương khác cũng sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xã hội giúp
đỡ, ủng hộ để xây dựng nên những cơng trình phúc lợi cho trẻ em; tặng quà,
trao học bổng, hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật, nhận đỡ đầu, giúp đỡ
các em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ngay sau lễ phát động, các đoàn viên, thanh niên thành phố Đồng Hới đã tổ
chức diễu hành kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay hành động và dành
tất cả những gì tốt đẹp cho trẻ em.
Bên cạnh mọi nỗ lực của các cơ quan chức trách để bảo vệ trẻ em thì khơng

ít kẻ lợi dung việc này mà gây ra những tội ác khó dung tha như bắt cóc trẻ
em, xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em, bắt chúng làm những cộng việc nặng
nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại,…
Đặc biệt, đối với trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục, bên cạnh
nỗi đau đớn về thể chất, còn là sự khủng hoảng về tinh thần, nỗi ám ảnh suốt
cả cuộc đời và hủy hoại những tương lai tốt đẹp của trẻ thơ. Chính vì vậy,
phía sau mỗi tội ác xâm hại tình dục trẻ em bị phanh phui, đưa ra trước tịa
án, thì chúng – những kẻ mất hết nhân tính phải trả giá đích đáng cho hành
vi của mình bằng các hình phạt đã quy định trong pháp luật. Thế nhưng trẻ
em vẫn là đối tượng cần được quan tâm nhất, nhất là sự hỗ trợ về tâm lý, để
nhanh chóng hồi phục, hịa nhập cuộc sống đời thường. Trường hợp của
cháu H là một minh chứng.
Giữa năm 2014, cháu N.T.H, con gái chị L.T.B, ở Sen Thủy, Lệ Thủy bị
một đối tượng xâm hại tình dục ngay tại nhà khi ở một mình. Đặc biệt, cháu
H. là trẻ em khuyết tật nặng, thuộc diện rối loạn tâm thần, động kinh, thiểu
năng tâm thần. Đối tượng thực hiện hành vi hiếp dâm đã ở tuổi gần 60 và
còn đang tâm xâm hại cháu 2 lần trong vòng 1 ngày. Anh trai của cháu H.
chia sẻ trong nước mắt, sau khi vụ việc xảy ra, mặc dù chưa nhận thức được
hành vi tội ác đối với mình, nhưng trong vịng 1 tháng sau đó, cháu thường
xun biểu hiện sự đau đớn, hoảng loạn.


Bị cáo H.V.S bị tòa án xử phạt
Anh trai cháu H. phải bỏ việc ở nhà chăm sóc em gái, để em vơi bớt nỗi sợ
hãi. Chị B, mẹ của cháu H. cũng thuộc diện người khuyết tật của xã, trình độ
nhận thức hạn chế, hầu như vẫn chưa hiểu được những nỗi đau về thể xác và
tinh thần của con trẻ. Từ sau khi sự việc xảy ra, cháu H. cũng chưa được đến
khám tại các cơ sở y tế chuyên về tâm lý học hay chuyên về trẻ em để được
hỗ trợ điều trị tâm lý. Gia đình cháu H. lại thuộc diện hoàn cảnh đặc biệt, 3
mẹ con sống với nhau, chị B. và chồng chuẩn bị ly hơn, điều kiện kinh tế

khó khăn.
Đặc biệt, gần đây nhất đó chính là vụ bắt cóc trắng trợn bé trai H.Đ.V.H, 6
tuổi, con anh H.Đ.N và chị N.T.M.T, trú ở số 7, đường Trần Hồn (Đồng
Hới, Quảng Bình) khu vực tiểu khu 5, phường Hải Đình (Đồng Hới) vào lúc
19g ngày 12/8. Cháu H đã bị 2 người lạ bắt cóc lên chiếc xe máy, chị H và
một số cơng nhân địa chất phát hiện, hơ hốn và đuổi theo, túm lấy vạt áo
nhưng không kịp. Mấy ngày sau đó, anh N và gia đình đang trong cơn bế
tắc, bất ngờ anh nhận được cú điện thoại của anh T.G.P ở tiểu khu 13,
phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới thơng báo cháu H đang ở với gia
đình mình.

Cháu H.Đ.V.H


Theo lời H, trong q trình tẩu thốt, để buộc H khơng kêu khóc, bọn bắt
cóc đã đánh cháu nhiều lần, làm gãy một chiếc răng của cháu. Và nhốt một
mình cháu trong ngơi nhà hoang trong rừng. Chờ đến buổi sáng, khơng thấy
bọn bắt cóc, cháu mới thị tay ra khe cửa để kéo chốt và mở được dây thép
buộc để thốt ra ngồi. Và cháu đã được cứu.
Qua những sự việc trên, chúng ta thấy rằng vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
đã được các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói
chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng có ý thức đầy đủ và kế hoạch hành động
cụ thể, thiết thực. Đồng thời, đưa ra những công tác tuyên truyền, giáo dục,
chủ động phịng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em. Các bậc phụ huynh
phải luôn đề cao vai trị, trách nhiệm trong bảo vệ con em mình trước những
nguy cơ xấu. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần phải có sự hỗ trợ kịp thời,
hiệu quả về tư vấn tâm lý cho trẻ em và gia đình. Và chúng ta – mỗi học sinh
đnag ngồi trên ghế nhà trường cần phải cố gắng vươn lên trong học tập và
rèn luyện để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Riêng
bản thân em, em xin hứa sẽ cố gắng học thật tốt và biết giúp đỡ những đứa

trẻ bất hạnh hơn mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×