Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị bỏng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.38 KB, 4 trang )

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị bỏng












Bỏng ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi
sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bội nhiễm. Một vết
bỏng diện tích hẹp nếu không chữa trị đúng cách và kịp


thời có thể gây hoại tử, thậm chí chết do nhiễm trùng.

Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong
những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn
sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Nhưng
hiện nay vẫn có nhiều gia đình chưa có kiến thức hay nói
đúng hơn là hiểu sai về sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng
khiến vết thương của đứa trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.

Theo thống kê của viện bỏng quốc gia thì có tới 2/3 số
người bị bỏng tự sơ cứu sai trước khi đưa tới viện. Đa
phần, khi con bị bỏng, bố mẹ cuống cuồng nghe theo đủ lời
“mách” của hàng xóm dẫn đến những tai hoạ khôn lường.



Do đó, việc phòng tránh các trường hợp có thể gây bỏng ở
trẻ em hoặc thực hiện sơ cấp cứu đúng cách khi có tai nạn
xảy ra sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng tiếc gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Để phòng bỏng ở trẻ, quan trọng nhất là ý thức của cha mẹ
với con cái. Cần thường xuyên để mắt tới trẻ, để đồ đạc
trong nhà gọn gàng, sử dụng các thiết bị bảo vệ an toàn…

Khi trẻ bị bỏng, cần tiến hành sơ cứu nhanh nhưng tuyệt
đối không được theo những cách của dân gian như bôi
mắm, rắc vôi bột, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng….
sẽ gây tác dụng ngược, làm vết bỏng càng nặng hơn, thậm
chí khiến trẻ bị sốc dẫn đến tử vong.

Đối với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng
thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ, đặt
trẻ nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi
trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế, tránh đưa đi
cấp cứu ngay.

Khi trẻ bị bỏng nước, cách sơ cứu đơn giản nhất là ngâm
ngay phần cơ thể bé bị bỏng vào nước lạnh sạch, trong thời
gian từ 15 đến 20 phút, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc
đã vô trùng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Bên cạnh đó, cần phòng sốc bỏng cho trẻ. Thường trẻ bị
sốc bỏng do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn
(giảm lượng máu lưu thông). Biểu hiện sốc là mạch nhanh,

tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm. Cấp
cứu không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Do vậy, một
trong những ưu tiên hàng đầu với cấp cứu, xử trí bỏng sớm
là phòng sốc.

Đơn giản nhất cho bệnh nhân uống nhiều. Trẻ con nếu đang
bú sữa mẹ phải cho bú liên tục, uống thêm nước, đặc biệt
những nước có khoáng, có muối oresol. Giảm đau tại chỗ
bằng ngâm nước mát và băng ép, toàn thân có thể dùng
thuốc giảm đau phù hợp, nhưng phải có chỉ định của bác sĩ.

Stress cũng là nguyên nhân gây sốc cho bệnh nhân. Sau
bỏng sẽ có những hoảng loạn về tinh thần, khi đó phải động
viên, an ủi, đừng để bệnh nhân hoảng loạn.

×