Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Những điều cần biết khi chăm sóc răng miệng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.54 KB, 8 trang )

Những điều cần biết khi chăm sóc
răng miệng

Chuyên đề: Răng xinh, nụ cười
xinh



Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là gốc con
người’. Thật vậy, hàm răng trắng đều không chỉ
mang lại nụ cười xinh mà còn là biểu hiện của sự
chỉn chu, sạch sẽ của một người có sức khỏe tốt.
Chúng ta ai cũng mong muốn có một hàm răng
đẹp nhưng có lẽ ít ai biết phải làm thế nào để có
hàm răng luôn trắng sạch và chắc khỏe.

Cần chú ý chăm sóc để "gốc con người" luôn là niềm tự hào của bạn.
Ảnh: Images.
Chế độ ăn uống:

Được ví như một cỗ máy thống nhất và hoàn thiện,
cơ thể của chúng ta chỉ vận hành ổn định khi mọi cơ
quan đều hoạt động tốt. Những gì có lợi cho sức
khỏe đều tốt cho răng. Để có một hàm răng chắc
khỏe, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ
chất dinh dưỡng.

Không nên dùng thức ăn khi chúng còn quá nóng
hoặc quá lạnh. Tránh ăn quà vặt, những thức ăn có
chứa nhiều phẩm màu hay bột dính, không hút thuốc
lá vì rất dễ tạo mảng bám trên răng.



Vệ sinh răng miệng đúng cách:

- Chúng ta thường nghĩ rằng chải răng nhiều lần
trong ngày sẽ giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên,
sự thật không phải như vậy. Răng vẫn có khả năng
bị sâu dù được chải 4-5 lần/ ngày nhưng không đúng
cách.

- Nên chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất hai lần
một ngày vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối
lúc trước khi đi ngủ.

- Cần lưu ý chọn bàn chải phù hợp. Nên chọn loại
bàn chải mềm mại và có đầu ngắn. Thường xuyên
thay bàn chải mỗi 3-6 tháng.

- Kem đánh răng có hàm lượng Flour cao sẽ giúp
bảo vệ răng tốt hơn.

- Thay vì sử dụng tăm xỉa răng theo thói quen thường
ngày, hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn
bám giữa các kẽ răng và những nơi mà bàn chải
không có khả năng làm sạch được.

Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng từ sớm là việc nên làm. Ảnh:
Getty images.
Kiểm tra răng miệng định kỳ:

Tại các nước tiên tiến, kiểm tra sức khỏe định kỳ

thường được thực hiện mỗi 6 tháng đến 1 năm. Bên
cạnh việc đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe và
tầm soát những bệnh lý thường gặp thì kiểm tra răng
miệng là một phần không thể thiếu của chương trình
này. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm những
vấn đề sức khỏe, hạn chế những tình huống đáng
tiếc và giảm thiểu chi phí điều trị đến mức thấp nhất.

Điều kiện kinh tế không phải là một trở ngại lớn để
bạn có thể tìm được một nha sĩ đáng tin cậy để
chăm sóc răng miệng. Hãy để vị nha sĩ này kiểm tra
răng miệng mỗi 6 tháng/ lần ngay cả khi bạn hoàn
toàn không có cảm giác khó chịu nào cả.

Đừng ngần ngại yêu cầu nha sĩ tư vấn khi có các biểu
hiện sau:

- Nghiến răng, khi nhai có cảm giác răng không khớp
vào nhau như trước.

- Đau đầu; ê ẩm vùng cổ, gáy, vai hay đau vùng khớp
hàm hai bên.

- Đau tai không rõ nguyên nhân ( không ù tai, không
chảy mủ tai và không có các bệnh lý về tai trước đó.
Đau có khuynh hướng tăng lên khi nhai, há miệng
hay nghiến răng.

- Mỏi hàm hay ê răng lúc mới ngủ dậy.


- Có răng đau hoặc lung lay.

- Nướu (lợi), răng bị chảy máu trong lúc đánh răng
hoặc sau khi đánh răng.

- Nướu đỏ, sưng tấy hoặc bị đau khi chạm vào hay
đánh răng.

- Thường xuyên bị hôi miệng, giảm vị giác, giảm hay
mất cảm giác ngon miệng.

- Giữa răng và nướu xuất hiện những khe hỗng, sâu.

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp cho răng
trắng đẹp, chắc khỏe và mang lại cho bạn một nụ
cười khả ái đầy tự tin khi giao tiếp.


×