Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Hiểu biết và tận dụng năng lực lõi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.79 KB, 7 trang )

Hiểu biết và tận dụng năng lực lõi

Năng lực lõi là khái niệm do Michael Porter đưa ra đầu tiên khi bàn về
quản trị chiến lược. Theo ông, một doanh nghiệp muốn thành công khi
hoạch định chiến lược kinh doanh phải dựa trên những năng lực lõi của
mình để tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức của môi
trường kinh doanh.

Trong thực tiễn, chính vì sự thiếu nhận thức và vận dụng khái niệm năng lực
lõi trong việc hoạch định và thực hành phát triển doanh nghiệp, nhiều công
ty đã lao theo những cơ hội mà họ cho là hấp dẫn, để rồi sa lầy trong những
lĩnh vực kinh doanh không thuộc sở trường hoặc thậm chí là mình không hề
có sự hiểu biết và nghiên cứu thấu đáo.

Một tư duy khá phổ biến là người ta thường say sưa với những cơ hội kinh
doanh, lạc quan với những dự báo về các cơ hội thị trường mới và hăm hở
muốn làm người hùng đi tiên phong mà ít khi chiêm nghiệm thấu đáo xem
thật sự cơ hội đó có phù hợp với những thế mạnh của mình không.

Có vô số những kinh nghiệm thất bại và đầu tư không phù hợp với năng lực
lõi, nhưng đa số đều được đổ tại cho sự không may mắn, hoặc do đội ngũ
thừa hành yếu kém. Người ta quên rằng đội ngũ đó cũng là một yếu tố thuộc
về năng lực lõi. Yếu tố may mắn thậm chí cũng thuộc về năng lực lõi khác.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp cho bạn biết cách để đi trước đối thủ và
chiếm được vị trí cao nhất bằng việc nhận biết và sử dụng năng lực lõi của
mình.

Bằng việc tập trung những nỗ lực của bạn để đạt đến cấp độ tinh thông nhất
trong những lĩnh vực thực sự liên quan đến khách hàng của bạn và bạn sẽ
nhận được những phần thưởng xứng đáng; Học cách phát triển những kỹ


năng của mình để bổ sung vào năng lực lõi của Công ty. Hoàn thiện kỹ năng
và năng lực theo cách mà Công ty đánh giá cao nhất, thì bạn sẽ có nhiều
thuận lợi trong quá trình thăng tiến nghề nghiệp của mình.

Năng lực lõi: Giá trị của sự độc quyền

Trước tiên để hiểu được năng lực lõi là gì thì bạn hãy thử hình dung: Nếu
mục đích của Công ty là tạo ra những khoản lợi nhuận lớn thì Công ty cần
có những sản phẩm có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và được khách
hàng sẵn sàng trả giá cao hơn.

Theo đó, năng lực lõi, có thể định nghĩa là khả năng làm tốt nhất một việc
nàođó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo
một phương thức nào đó. Nói một cách nôm na, có thể diễn đạt năng lực lõi
như là sở trường, là thế mạnh của doanh nghiệp. Nó bao gồm cả phần
“mềm” lẫn phần “cứng”, nghĩa là cả những nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực
chất xám, ở đây không thể hiểu bằng số lượng hay bằng cấp của lực lượng
nhân sự, mà phải hiểu là khả năng, kỹ năng của những nhân sự đó.

Làm thế nào để doanh nghiệp tạo ra và duy trì được các sản phẩm độc quyền
.

Để làm được điều này các doanh nghiệp phải nỗ lực và tận dụng không
ngừng các năng lực lõi của mình để tạo ra được những sản phẩm độc quyền.

Trong tạp chí Havard Business Review năm 1990 có bài viết “Năng lực lõi
của các tập đoàn” của C.K.Prahalad và Gary Hame, hai ông cho rằng “Năng
lực lõi” là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để tạo nên sự độc
quyền và đây là một lợi thế mang tính chất nền tảng giúp Công ty đứng vững
trên thị trường vì nó rất khó bị các đối thủ cạnh tranh sao chép nhằm gây ảnh

hưởng đến vị thế cạnh tranh của Công ty.

Prahalad và Hamel đã sử dụng những ví dụ để minh chứng cho sự phát triển
chậm chạp và sự thất bại các doanh nghiệp lớn, sai lầm trong việc nhận định
và tư bản hóa sức mạnh của họ. Họ đã so sánh họ với những đại gia của
những năm 1980 (như NEC, Canon và Honda) và đã có những minh chứng
rất rõ về việc họ biết họ giỏi về cái gì và họ đã phát triển rất nhanh.

Điều đơn giản là vì Công ty này đã tập trung vào những năng lực lõi, làm
việc liên tục để phát triển chúng, để sản phẩm của họ mang đến giá trị tăng
thêm hơn những đối thủ canh tranh, và những khách hàng sẵn sàng trả giá
cao hơn. Và họ chuyển nỗ lực của họ ra khỏi những lĩnh vực mà họ thấy yếu
kém, tập trung vào những lĩnh vực mạnh và sản phẩm của họ chiếm lĩnh thị
trường một cách nhanh chóng.

Bây giờ bạn có thể nghĩ đến một loại sản phẩm nào đó mà nếu bạn tập trung
nỗ lực thì bạn có thể làm tốt hơn đối thủ? Tuy nhiên, Hamel và Prahalad đưa
ra ba thử nghiệm dưới đây để thấy rằng liệu chúng có phải là năng lực lõi
hay không:

1. Sự thích hợp: Thứ nhất, năng lực phải mang đến cho khách hàng những
giá trị có sức ảnh hưởng mạnh đến quá trình lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn. Nếu không, nó sẽ không thay đổi được vị trí cạch trạnh của bạn, và
năng lực đó không phải là năng lực lõi;

2. Khó bị sao chép: Thứ hai, năng lực lõi phải khó bị sao chép. Điều này
cho phép bạn cung cấp những sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, khi đối
thủ cạnh tranh của bạn sao chép được sản phẩm của bạn thì bạn đã có đủ
thời gian để cải tiến nó. Điều này có nghĩa là bạn luôn là người dẫn đầu và
giữ vững được vị thế cạnh tranh trên thị trường;


3. Sự áp dụng rộng rãi: Thứ ba, nó là yếu tố giúp bạn xâm nhập được vào
các thị trường lớn nhiều tiềm năng nhưng nếu nó chỉ xâm nhập được một vài
thị trường nhỏ hẹp thì sự thành công trong những thị trường này không đủ
để xem đó là năng lực lõi.

Sử dụng năng lực lõi vào công việc kinh doanh và nghề nghiệp của bạn

Các bước giúp bạn phát hiện ra năng lực lõi của mình.

1. Vận dụng trí não để tìm ra những nhân tố quan trọng đối với khách hàng.
Nếu bạn đang làm việc này cho Công ty thì việc nhận ra các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng là điều rất quan trọng, từ đó
giúp bạn thấy được giá trị gia tăng mong đợi của khách hàng từ sản phẩm
của bạn.

Nếu bạn đang làm việc này cho chính bạn thì hãy cố gắng tìm ra những yếu
tố mà Công ty sử dụng trong việc đánh giá cho mục tiêu thăng chức hằng
năm để bạn tận dụng vàphải triển một cách tối đa năng lực đó.

Tiếp theo là việc phát hiện ra nhân tố này, và nhận ra những năng lực mà
chúng ta có thể có. Ví dụ khách hàng đánh giá những sản phẩm như điện
thoại di động thì các yếu tố mà họ có thể đánh giá là nhiều tính năng, mẫu
mã đẹp và kích thước nhỏ gọn.

2. Cố gắng phát hiện ra tài năng và những việc mà bạn có thể làm tốt.

3. Liệt kê ra các năng lực mà bạn có và kiểm tra chúng bằng các cuộc thử
nghiệm thích hợp, sau đó tìm ra các năng lực mà bạn làm tốt nhất và xem
những năng lực mà bạn đã liệt kê ra năng lực nào là năng lực lõi.


4. Liệt kê những nhân tố quan trọng đối với khách hàng và kiểm tra chúng
bằng việc sử dụng những bước thử nghiệm này để xem nếu bạn có thể phát
triển các nhân tố này thành những năng lực lõi hay không.

5. Xem xét lại hai danh sách bạn vừa liệt kê ở trên.

Nếu bạn nhận ra được những năng lực lõi mà bạn có sẳn, điều đó thật là
tuyệt! Hãy nghiên cứu và phát triển chúng một cách hợp lý.

Nếu bạn không nhận có năng lực cốt lõi trong công việc hiện tại thì nó giống
như thể bạn đang cố gắng làm những việc mà nó không mang đến giá trị
tăng thêm cho khách hàng hoặc khách hàng không cảm nhận được nó thì tốt
nhất hãy nghĩ đến việc tìm kiếm một lĩnh vực khác phù hợp với năng lực của
mình.

Theo Michael Porter, một doanh nghiệp muốn thành công khi hoạch định
chiến lược kinh doanh phải dựa trên những năng lực lõi của mình để tận
dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức của môi trường kinh
doanh.

6. Hãy nghĩ đến những việc làm bạn tốn nhiều thời gian và chi phí nhất.

Đừng tốn quá nhiều thời gian vào những việc không phải là năng lực lõi của
bạn, hãy sử dụng những nhà cung cấp bên ngoài sẽ hiệu quả hơn và bạn có
nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc phát triển năng lực lõi của mình.

Ví dụ, đối với cá nhân bạn, bạn hãy tự hỏi là mình vẫn còn đang làm công
việc như lau chùi nhà cửa, ủi đồ và trang trí hay không? Là một doanh
nghiệp nhỏ, bạn có tự mình làm kế toán, tuyển dụng và trả lương không? Là

một doanh nghiệp lớn, bạn có sản xuất các bộ phận không quan trọng trong
khi gia công bên ngoài sẽ hiệu quả hơn hay không?

Các điểm lưu ý trong phân tích năng lực lõi

1.Luôn vận dụng trí óc để giải quyết vấn đề.

2.Dựa trên những hiểu biết cơ bản của cá nhân trong ngắn hạn rất khó để
phát hiện ra năng lực cốt lõi của mình. Tuy nhiên, hãy giữ những ý tưởng
trong đầu và làm việc để phát triển những năng lực lõi của mình.

3.Bạn có thể nhận ra rằng rất khó để tìm ra được năng lực lõi thực sự trong
kinh doanh. Nếu bạn kinh doanh thành công thì điều đó có thể nói lên phần
nào việc bạn biết sử dụng năng lực lõi của mình, hãy tiếp tục phát huy nó.

4.Nếu bạn đang đặt nhiều nỗ lực vào lĩnh vực này, thì bạn phải đặt ít nỗ lực
vào những lĩnh vực khác. Do đó bạn phải cân bằng thời gian và nguồn lực có
giới hạn để tập trung vào việc phát triển những năng lực lõi của mình.

Theo Công ty Kiểm toán DTL

×