Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P4) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.46 KB, 8 trang )

Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P4)
Đừng lạm dụng chất chua

Một số phụ nữ cho rằng nếu ăn nhiều đồ chua sẽ giúp giảm cân nhanh và
hiệu quả, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn chua nhiều không giảm cân
mà còn có hại cho sức khỏe.
Trong các món ăn hằng ngày chúng ta thường sử dụng nhiều vị chua,
chẳng hạn như canh chua, nước rau muống vắt chanh, gỏi bóp chanh… Nhưng nếu
lạm dụng các thức ăn có vị chua như giấm, chanh, sấu, khế chua có thể gây bất
lợi cho người ăn.
Bác sĩ Thái Huy Phong, phòng khám đa khoa Tân Định cho biết: Trong các
quả chua, thì quả chanh có chất citrat với đặc tính dễ kết hợp với canxi trong máu,
khiến cho máu không đông trong ống nghiệm. Nếu ăn nhiều chanh trong khi khẩu
phần thức ăn lại thiếu cân đối, không đủ những nguyên liệu cấu tạo nên huyết
tương và các huyết cầu thì có thể bị thiếu máu.
Chị Mai Trang, nhân viên văn phòng luôn tự ti vì mình mập nên chị đã
chọn cách ăn chua thật nhiều với hy vọng giảm béo. Sau thời gian ăn chua quá
nhiều, chị thấy liên tục bị đầy hơi, ợ chua, ăn khó tiêu. Lúc chị bị đau bụng dữ dội
và được gia đình đưa đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán là chị bị tắc ruột phải phẫu
thuật gấp nếu không sẽ ảnh hưởng tính mạng.
Bảo Thủy, sinh viên năm hai trường Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
từng đi cấp cứu vì ăn đồ chua thay cơm. Hằng ngày, Trang đến trường với bữa ăn
là một quả xoài, liên tục thay đổi theo ngày là khế, chanh và me. Đến lúc đi cấp
cứu mới biết mình bị bào mòn dạ dày.
Bên cạnh đó, bác sĩ Đào Thị Yến Thuỷ cho rằng: Ăn chua quá có thể hại
răng vì độ pH hạ xuống trong nước bọt, tiếp xúc với men răng, dễ đưa tới sâu
răng. Ngoài ra, ăn chua có nguy cơ kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị, nhất là
lúc bụng đang đói, không tốt cho những người đã có bệnh viêm loét dạ dày.
Theo bác sĩ Thuỷ, ăn chua hợp lý sẽ kích thích tiêu hoá và ăn ngon miệng
hơn. Để có đủ chất chua, một ngày nên dùng một hộp sữa chua không đường. Đối
với trái cây có độ chua cao như xoài, khế, me dùng từ 1 - 2 lần/tuần.



Đẹp da: 7 loại thực phẩm nên ăn
Hãy thêm những thực phẩm sau đây vào chế độ ăn hằng ngày bởi đó chính
là món quà tặng thiên nhiên ban tặng để trẻ hoá làn da, chống nếp nhăn, hạn chế
mụn
1. Cam chứa rất nhiều vitamin C và được đánh giá như là một “người bảo
vệ” tốt nhất cho làn da của bạn tránh khỏi những tia cực tím có hại. Vitamin còn
giúp ngăn cản những nếp nhăn để làn da trở nên căng mịn hơn.
Mỗi ngày nên ăn một quả cam (không phải nước cam).
2. Hạt hướng dương chứa nhiều axit béo, một loại axit giúp da trở nên trơn
nhẵn và ngăn cản sự mất nước làm khô da. Nó giữ cho da mềm mại, cải thiện mái
tóc và giảm bớt mụn hơn. Ngoài ra bạn có thể dùng dầu hướng dương khi nấu ăn
cũng rất tốt.
3. Quả đu đủ là loại quả chứa calo thấp với lượng carotin giúp giải phóng
vitamin A, chống oxi hoá hiệu quả và bảo vệ làn da trẻ trung hơn.
“Nạp” mỗi ngày khoảng 200 đến 250g quả là đủ.
4. Gạo nguyên cám cung cấp một nguồn vitamin nhóm B rất lớn. Chúng
giúp thay thế những tế bào chết và chống lại sự viêm nhiễm của da. Niacin có
trong gạo nguyên cám có tác dụng thúc đẩy tế bào da hấp thụ dinh dưỡng và giải
phóng năng lượng.
Để cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin nhóm B này, bạn nên thay thế những
bánh mỳ trắng thông thường bằng bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, bánh bích
quy và các sản phẩm làm từ gạo nguyên cám khác.
5. Trà xanh được biết đến như một hương vị yêu thích và thói quen của rất
nhiều người đồng thời còn có tác dụng chống ôxy hoá. Chúng bảo vệ da khỏi tia
UV và các gốc hoá học tự do trong không khí, ngăn chặn sự xuất hiện của những
nếp nhăn trên da.
Uống trà xanh ngày hai lần rất có lợi cho sức khoẻ.
6. Đậu đỗ chứa rất nhiều protein giúp da phát triển. Chúng chứa nhiều
biotin để ngăn cản sự rụng tóc.

Hãy thêm chúng trong chế độ ăn nhé.
7. Lô hội được đánh giá như một loài cây “kì diệu” với những tác dụng tích
cực đa dạng của nó đối với sức khoẻ con người. Nước ép từ cây này rất có ích
trong việc chữa lành da bị tấy đỏ, kích ứng da, giúp ngăn cản mụn và cải thiện
màu sắc da.
Hàng ngày uống khoảng 30 - 40ml nước lô hội sẽ rất tốt cho làn da.
Tuy nhiên không nên uống nước lô hội sống mà dùng loại nước đã đun chín
hoặc đóng gói sẵn. Bởi nước lô hội chưa qua chế biến có thể chứa một số thành
phần có hại đến dạ dày.


Bổ dưỡng như táo đỏ
Táo đỏ được người Trung Quốc gọi là loại quả đến từ thiên đường. Táo đỏ
có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công
dụng phòng, trị bệnh. Trong Đông Y thường dùng táo đỏ để trị các chứng “hư”.
Đông Y quy táo đỏ vào loại thuốc bổ khí, vì táo đỏ có tính hoà, vị ngọt, có
tác dụng ngăn ngừa ho, bổ ngũ tạng, lợi tim phổi, trị các chứng “hư”. Khi chức
năng nhu động dạ dày đường ruột yếu và chức năng tiêu hoá hấp thụ kém, có thể
thường xuyên ăn táo đỏ để cải thiện chức năng không tốt của dạ dày đường ruột và
tăng cường thể lực. Người hay có chứng đầy bụng có thể thêm một ít gừng tươi
vào nấu lên cùng uống, bụng lập tức sẽ hết “trướng khí”.
Táo đỏ và táo đen có thành phần và công hiệu giống nhau nhưng táo đen có
thêm chức năng bổ máu. Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, táo đỏ có tác dụng
tăng cường thể chất, làm khoẻ cơ lực. Táo đỏ có chứa hàm lượng đường cao có thể
sản sinh ra nhiệt lượng lớn, ngoài ra cũng chứa phong phú protein, chất béo và
nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng lớn vitamin C trong táo đỏ có thể được
gọi là “quán quân” trong các loại hoa quả.
Điều đặc biệt nhất là táo đỏ có chứa lượng quercetin (một chất tự nhiên có
trong hoa quả) cao, flavonoid và phytocbemicals trong táo còn giúp đẩy nhanh quá
trình chống oxy hóa, và ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chất quercetin có

thể khuếch trương động mạch vành, tăng cường lực thu co cho cơ tim. Ngoài ra,
chất phytocbemicals giúp chống lại các chất gây ung thư, ngăn chặn nguy cơ ung
thư ngay từ khi chưa hình thành. Điều đó có nghĩa là việc ăn táo mỗi ngày sẽ
phòng trừ nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi hay các bệnh ung thư
khác.
Khi tinh thần hoảng loạn, tim loạn nhịp, ngủ không yên giấc hoặc đang
trong giai đoạn tiền mãn kinh thì trong các loại thuốc sắc của Đông y luôn có vị
táo đỏ. Đó là do táo đỏ có tác dụng an thần. Vì vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi và áp
lực với công việc thì nên cho ít táo đỏ vào trong thức ăn hàng ngày.

Bệnh gút, nên ăn gì ?
Nguyên nhân
Bệnh gút trước đây người ta gọi là bệnh của vua, quan, ngày nay có thể gọi
là bệnh của nhà giàu bởi vì bệnh liên quan đến chế độ ăn nhiều chất đạm (protid).
Bệnh gút thường gây đau và viêm tấy ở khớp xương, đặc biệt là khớp ngón cái,
khớp gối và đau nhiều nhất vào ban đêm. Lý do đau khớp là vì khi acid uric vượt
quá 8 mg/dl trong máu mà khả năng bài xuất theo nước tiểu lại giảm đi thì tinh thể
urat lắng đọng lại trong khớp xương.
Nguyên nhân của bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa chất purin làm tăng
lượng acid uric trong máu. Ở người bình thường lượng acid uric sản xuất ra và
lượng thải trừ chúng luôn luôn cân bằng. Khi các loại thực phẩm có chứa nhân
purin đưa vào cơ thể được phân hủy thành acid uric. Acid uric là loại trung tính
mà cơ thể con người không cần thiết cho nên sẽ bị thận lọc ra khỏi dòng máu, bài
tiết ra ngoài cơ thể theo đường niệu. Khi lượng purin quá nhiều thì lượng acid uric
được tạo ra cũng được tăng theo, cho nên cơ thể không thể đào thải ra hết được.
Biểu hiện của gút - Ảnh: Khánh Vy
Những thực phẩm nên dùng và nên tránh
Thực phẩm có nhiều chất purin (trừ các loại rau xanh nhiều prurin lại
không làm gia tăng bệnh gút) là phủ tạng động vật như óc, thận, gan, tim, thịt đỏ
như thịt chó, thịt bò, trâu và hải sản như tôm, mực. Người ta cũng ghi nhận ăn

thịt chứa nhiều mỡ, sữa có nhiều chất béo, bia, thực phẩm sấy khô (cá khô, mực
khô, thịt hun khói) và các chất ngọt nhân tạo có nguy cơ cao gây mắc bệnh gút.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi một người đã mắc bệnh gút rồi thì rất khó
chữa trị khỏi hẳn mà nên xác định là “sống chung với bệnh gút”. Ngoài việc điều
trị giảm sưng, đau khớp khi lên cơn cấp tính thì những thuốc giúp cơ thể đào thải
acid uric cũng được sử dụng với liều lượng như thầy thuốc chỉ định.
Nên ăn thực phẩm gì và nên kiêng thực phẩm gì đối với người bị bệnh gút?
Nói chung đối với người bị gút nên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ
cốc (gạo, ngô, bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat tươi,
rau, quả. Hạn chế sử dụng thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ. Nên kiêng ăn óc, gan
tim, thận, nấm. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước
lọc đủ lượng hằng ngày.
Khi đang lên cơn đau thì tạm thời chỉ ăn cơm, bánh mì, bột ngũ cốc, trái
cây, rau các loại và không nên ăn nước mắm. Khi hết cơn đau có thể ăn một số
thức ăn có hàm lượng purin vừa như các loại họ đậu, rau dền, ít thịt gà, cá. Đối với
người béo, thừa cân mà bị bệnh gút thì nên có kế hoạch giảm cân từ từ, nếu giảm
nhanh quá hoặc nhịn ăn chẳng hạn thì nồng độ acid uric có thể tăng lên do sự phân
hóa chính các tế bào của cơ thể dẫn đến cơn đau do gút.

×