Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Kiến thức y học về chăm sóc bé – Kỳ 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.63 KB, 8 trang )

Kiến thức y học về chăm sóc bé – Kỳ 1
Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi, còi xương?

Thưa bác sĩ, con tôi hiện tại 15 tháng tuổi nhưng cháu mới mọc có 6 răng.
Tôi muốn hỏi xem có phải tại cháu thiếu canxi không? Nếu đúng tôi phải cho cháu
uống thuốc gì?
Trả lời:
Bé nhà bạn được 15 tháng tuổi mà mọc 6 răng có thể nói là trẻ mọc răng
chậm.
Nếu nói trẻ chậm mọc răng là bị còi xương thì chưa hoàn toàn đúng. Chậm
mọc răng chỉ là một trong các biểu hiện của bệnh còi xương. Bình thường trẻ bắt
đầu mọc răng 2 đến 4 răng vào lúc trẻ được 6 tháng, cho đến 5 tuổi trẻ mọc 20
răng sữa. Ở những trẻ còi xương, do cơ thể thiếu vitamin D, thiếu canxi - một loại
khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của mầm răng nói riêng và cho sự phát
triển cốt hoá các sụn đầu xương dài nói chung, nên những trẻ bị còi xương thường
chậm mọc răng. Tuy nhiên, ở những trẻ chậm mọc răng hay chậm biết đi nhưng
chưa hẳn đã là còi xương thì phải xem xét đến các yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ thiếu
tháng (dưới 34 tuần), trẻ có cân nặng thấp (dưới 2500 gam), trẻ không được nuôi
bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, trẻ nuôi nhân tạo bằng nước cháo, ăn bổ
sung quá sớm, và những trẻ hay bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài…
Làm thế nào khắc phục:
- Nếu trẻ thực sự có thêm các triệu chứng khác về xương như trẻ chậm biết
đi, thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh, chậm mọc răng, răng hay
bị sâu, răng mọc lộn xộn, lồng ngực gà, chuỗi hạt sườn, chân vòng kiềng, vòng cổ
tay, da xanh, lòng bàn tay nhợt… thì phải đưa trẻ đi khám và tư vấn để điều trị
cũng như dự phòng bệnh còi xương của trẻ băng cách bổ sung vitamin D, canxi
cho trẻ bằng thuốc và chế độ ăn giàu vitamin D, canxi như tôm cua, cá, trứng
sữa…chú ý bổ sung cả dầu mỡ để tăng cường hấp thu tốt vitamin D.
- Nên cho trẻ tắm nắng để tăng cường hấp thu vitamin D, nơi ở của trẻ cần
thoáng mát sạch sẽ và có nhiều ánh sáng mặt trời. Cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được
18 đến 24 tháng.


- Cho trẻ ăn, uống thêm hoa quả chín
- Không nên quan niệm rằng cho trẻ ăn nhiều xương thì trẻ sẽ không bị còi
xương, vì trong nước xương ninh chỉ có một lượng rất ít canxi vô cơ, trẻ không
hấp thụ được, ngược lại, lại chứa rất nhiều mỡ thoái hoá gây khó tiêu cho trẻ.
- Với những trẻ chậm mọc răng nhưng chưa thực sự còi xương, không nên
quá lạm dụng máy xay sinh tố, để cho trẻ ăn thức ăn quá nhuyễn sẽ không kích
thích xương hàm của trẻ phát triển. Nên cho trẻ ăn thức ăn thô dần, phù hợp với
tuổi của trẻ. Có thể cho trẻ tập nhai, kích thích xương hàm phát triển bắng các loại
bánh qui dành cho trẻ nhỏ.

Bé hay trớ và ra nhiều mồ hôi
"Con tôi 3 tháng tuổi, đầu ra nhiều mồ hôi, bú xong hay trớ. Tôi sợ cháu còi
xương nhưng đang lạnh nên chưa thể cho tắm nắng. Vậy cháu nên ăn gì để tránh
còi xương, việc cháu bị trớ nhiều như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?".
Trả lời:
Khác với nôn, trớ sữa là một hiện tượng sinh lý do các nguyên nhân:
- Bé sơ sinh có dạ dày nằm ngang, đáy dạ dày phẳng, hệ thống thần kinh
chi phối hoặc do cơ thắt môn vị chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gây trớ.
- Phương pháp cho bú chưa đúng, cho trẻ bú quá nhiều, đầu vú mẹ không
nhô ra, cho trẻ bú bình không hoặc đầu vú của bình không đầy sữa, dẫn đến bé
nuốt vào quá nhiều không khí.
Ảnh: Corbis.
Cách khắc phục: Nếu cho trẻ bú bình sữa thì lỗ cần vừa phải, trong đầu vú
phải đầy sữa để tránh cho bé nuốt phải không khí. Nếu đầu vú người mẹ lõm vào
thì phải uốn nắn kéo ra, cho trẻ ngậm đủ trong khuôn miệng. Sau mỗi lần cho bú,
nên bế trẻ, để đầu bé tựa lên vai người bế, vỗ nhẹ vào lưng cho không khí thoát ra.
Nếu con bạn không thể tắm nắng được thì sẽ bị thiếu vitamin D. Một mặt,
bạn phải ăn uống đầy đủ để tạo nguồn sữa tốt cho con. Mặt khác, ngoài việc cho
bé bú đủ sữa mẹ cho đến 6 tháng, có thể cân nhắc sử dụng vitamin D bổ sung. Tuy
nhiên, dùng bao nhiêu và dùng như thế nào, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và tư

vấn, không nên sử dụng vitamin D tùy tiện.
10 hiểu sai về giấc ngủ của bé
Giấc ngủ đặc biệt tốt đối với trẻ em. Ngủ sâu không những giúp các em
khỏe mạnh mà còn giúp trí não phát triển tốt. Dưới đây là những giải đáp thắc mắc
thường gặp.
1. Các em bé phải ngủ 12 tiếng/ngày
Các em phải ngủ nhiều hơn thế. Trẻ mới sinh phải ngủ từ 16 - 17
tiếng/ngày. Đến khoảng 3 tuổi các em sẽ ngủ khoảng 12 tiếng/ngày. Thời gian ngủ
sẽ giảm xuống còn 10 tiếng/ngày khi các em được 6 tuổi và 9 tiếng/ngày khi các
em được 12 tuổi.
Thời gian ngủ này có thể giao động tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi trẻ. Tuy
nhiên đây là thời gian ngủ chuẩn cho các em.
2. Quầng mắt thâm báo hiệu trẻ mất ngủ
Những dấu hiệu để nhận biết trẻ ngủ không ngon hoặc mất ngủ:
- Khó dậy vào sáng hôm sau.
- Mệt mỏi cả ngày
- Ngủ gật
- Hay cáu gắt
3. Không cần phải cho các em ngủ và dậy đúng giờ, chỉ cần cho các em ngủ
đủ số giờ quy định là được
Để có thể giúp các em có một giấc ngủ sâu và liền mạch, điều quan trọng
nhất là phải tạo cho các em thói quen đi ngủ và dậy đúng giờ.
Các bậc phụ huynh hãy cố gắng cho con mình đi ngủ vào giờ “tự nhiên”
(ngủ trưa, ngủ đêm), đồng thời cũng cần tôn trọng nhu cầu ngủ của các em.
Ví dụ như đối với một bé ngủ ít, bạn không nên bắt cháu ngủ quá nhiều vào
buổi trưa và ngủ quá sớm vào buổi tối (trước 21 giờ).
Những trường hợp như ngày lễ tết, tụ họp gia đình , các bậc phụ huynh có
thể cho con đi ngủ muộn hơn thường lệ. Tuy nhiên không nên quá muộn nếu ngày
hôm sau các con phải đến trường.
4. Cha mẹ cần giúp trẻ ngủ lại khi bé tỉnh giấc giữa đêm

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được đặc trưng bởi những lần thức giấc khoảng vài
phút hoặt ít hơn. Một vài lần trong khi ngủ bé thức dậy và khóc. Nếu bạn vội vàng
tới bên bé, bế bé và vỗ về, bé sẽ quen với động tác này của bạn và sẽ không thể tự
ngủ lại ngay cả khi bé đã lớn hơn.
Tuy nhiên, nếu bé khóc nhiều, bạn cũng cần xem bé có vẫn đề gì không.
5. Trẻ ngủ ngáy là bình thường
Tiếng ngáy trẻ em chỉ được coi là bình thường khi các em bị sổ mũi. Tuy
nhiên, nếu các em bị ngáy ngủ kinh niên, có thể là amiđan của các em đang có vẫn
đề nghiêm trọng. Trường hợp này, bạn cần cho con đi khám ngay lập tức.
6. Trẻ em không cần ngủ trưa khi đã được 2 tuổi
Giấc ngủ tuyệt đối cần thiết với các em cho tới khi các em được 4 tuổi.
Giấc ngủ trưa này giúp các em tránh được mệt mỏi và buồn ngủ trong ngày và nó
cũng không làm các em mất ngủ buổi tối.
7. Ban đêm, cần cho bé ăn mỗi khi bé thức giấc
Đến khi bé được 3 hoặc 6 tháng, bé không cần ăn đêm nữa. Các bậc phụ
huynh cần tập cho bé thói quen ngủ ban đêm mà không cần ăn.
8. Một đứa trẻ buồn ngủ thường vươn vai, vươn tay
Dấu hiệu các em buồn ngủ rất đơn giản: chớp mắt, khóc nhè mà không có
lý do Khi có những dấu hiệu này, bạn cần cho bé lên giường đi ngủ.
9. Không nên cho bé ngủ trưa quá 30 phút
Giấc ngủ trưa của các em có thể là 30 phút mà cũng có thể là dài hơn rất
nhiều. Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi em. Tuy nhiên không nên để các
em ngủ hàng giờ và giấc ngủ trưa cần được bắt đầu sau 12 giờ trưa.
10. Nhiệt độ phòng của các bé là 22 độ C
Theo các chuyên gia, nhiệt độ lý tưởng của phòng ngủ của bé là từ 18 - 20
độ C

×