Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

HOÀN THIỆN các HÌNH THỨC TIÊU THỤ của sản PHẨM tại TỔNG CÔNG TY BIA rượu nước GIẢI KHÁT sài gòn SABECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động cung ứng cà phê
của Tập đồn Nestlé tại Việt Nam
Nhóm

: 6

Lớp học phần

: 2157BMGM1021

Bộ môn

: Kinh tế doanh nghiệp thương mại

Giảng viên

: Thạc sĩ Lê Trọng Nghĩa

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


Mục lục
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp 5
1.1 Khái niệm, chức năng và mục tiêu của cung ứng hàng hóa Nguyễn Duy
Khánh
5
1.1.1 Khái niệm cung ứng và chức năng của cung ứng


5
1.1.1.1 Khái niệm cung ứng
5
1.1.1.2 Chức năng của cung ứng
5
1.1.2 Mục tiêu của hoạt động cung ứng
7
1.2 Hoạt động mua hàng và quản lý kinh tế dự trữ hàng hóa Đinh Quốc
Khánh
7
1.2.1 Hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp
7
1.2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của mua hàng
7
1.2.1.2 Các hình thức mua hàng
8
1.2.1.3 Lựa chọn nhân viên mua hàng
9
1.2.1.4 Quá trình mua hàng
9
1.2.2 Quản lý kinh tế dự trữ hàng hóa
11
1.2.2.1 Khái niệm và mục tiêu dự trữ hàng hóa
11
1.2.2.2 Các chi phí có liên quan đến dự trữ
12
Chương 2. Thực trạng hoạt động cung ứng cà phê của Tập đoàn Nestlé tại Việt
Nam
13
2.2 Giới thiệu tổng quan về ngành cà phê Việt Nam

13
2.2.1 Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay
13
2.2.2 Quá trình cung ứng cà phê
15
2.2 Giới thiệu về Tập đoàn Nestlé tại Việt Nam
16
2.2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Nestlé và Nestlé Việt Nam
16
2.2.1.1 Lịch sử phát triển của Nestlé Việt Nam
17
2.2.1.2 Một số sản phẩm nổi bật
18
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
21
2.3 Thực trạng hoạt động cung ứng cà phê của Tập đoàn Nestle Việt Nam 22
2.3.1 Hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp
22
2.3.2 Hoạt động quản lý kinh tế dự trữ hàng hóa
24
2.4 Đánh giá chung hoạt động cung ứng cà phê của Tập đoàn Nestlé tại Việt
Nam
25
2.4.1 Đối với các hộ nông dân
25
2.4.2 Đối với hoạt động của cung ứng cà phê của doanh nghiệp ở Việt Nam 25
Chương 3: Hoàn thiện hoạt động cung ứng cà phê của Tập đoàn Nestle tại Việt
Nam
26
3.1 Những định hướng phát triển hoạt động cung ứng cà phê của Nestlé trong



tương lai
26
3.1.1 Những cơ hội và thách thức
26
3.1.1.1 Cơ hội
26
3.1.1.2 Thách thức
26
3.1.2 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
28
3.2 Nhóm giải pháp hồn thiện hoạt động mua hàng của Tập đoàn Nestle tại
Việt Nam
28
3.2.1 Giải pháp về nhân sự của Nestle tại Việt Nam
28
3.2.2 Giải pháp tham gia sớm của bộ phận mua hàng
29
3.2.3 Giải pháp về chủ sở hữu nguồn cung ứng cà phê
29
3.2.4 Giải pháp thứ tư là quản lý và phát triển nhà cung cấp
30
3.3 Nhóm giải pháp hồn thiện hoạt động quản lý dự trữ hàng hóa
30
3.3.1 Giải pháp quản lý chi phí có dự trữ hàng hóa
30
3.3.2 Giải pháp quản lý chi phí do gián đoạn dự trữ
30



Lời mở đầu

Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện
nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng
hoàn chỉnh. Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Do đó, xã
hội ngày càng phát triển, cung ứng càng khẳng định rõ hơn vai trị của mình, trở thành
vũ khí sắc bén, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường quốc nội và
quốc tế.
Cùng với sự phát triển chung của của đất nước và quá trình hội nhập tồn cầu
hóa, đời sống của người dân đang ngày một được cải thiện, nhu cầu thưởng thức các
loại thức uống ngày càng cao. Chính vì vậy thị trường thức uống hiện nay trở nên đa
dạng và phong phú. Các doanh nghiệp không ngừng phát triển sản phẩm của mình để
phù hợp với nhu cầu của xã hội, phù hợp với từng phân khúc thị trường. Và tập đoàn
Nestle là một đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực thức uống hòa tan được các tầng lớp
trong xã hội ưa chuộng. Để có thể đứng vững trên thị trường hiện nay thì tập đồn
Nestle đã phải xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình.
Chính vì vậy nhóm em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cung ứng cà
phê của Tập đồn Nestlé tại Việt Nam” để tìm hiểu về cách thức xây dựng và vận
hành chuỗi cung ứng của tập đoàn Nestle mà sản phẩm tiêu biểu là cà phê, từ đó đưa
ra các giải pháp, định hướng nhằm góp phần hồn thiện hoạt động cung ứng của
doanh nghiệp.


Chương 1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm, chức năng và mục tiêu của cung ứng hàng hóa
1.1.1 Khái niệm cung ứng và chức năng của cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm cung ứng
Cung ứng hàng hoá là việc tổ chức nguồn hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại được bắt đầu từ việc tổ
chức mua hàng, kết thúc là việc bán hàng. Muốn có hàng để bán cho khách hàng, thì
doanh nghiệp ln ln phải được cung ứng hàng hoá.
1.1.1.2 Chức năng của cung ứng
Gồm mua và dự trữ hàng hoá:
- Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp rất cần chú ý đến khâu tiêu thụ
vì có bán được hàng doanh nghiệp mới có thể bù đắp được chi phí và tìm kiếm được
lợi nhuận. Do đó người ta tìm mọi biện pháp để làm sao tiêu thụ được nhiều hàng,
nhưng việc bán hàng lại phụ thuộc vào việc mua hàng. Vì vậy nắm được kiến thức về
mua hàng trong kinh doanh là một điều hết sức cần thiết, để làm tốt khâu mua, doanh
nghiệp cần phải:
+ Hiểu được tình hình thị trường và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ở
đây doanh nghiệp cần nắm được đặc điểm của từng nguồn hàng kinh doanh như đặc
điểm kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, đặc điểm kinh doanh hàng nơng sản...
Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn hàng.
+ Hiểu được quy luật lưu hành hàng hóa trên thị trường (hàng hố đang được
thị trường chấp nhận).
Hàng hố lưu hành thơng thường có hai loại : một là lưu hành trong tầng lớp có
thu nhập cao trước, sau đó chuyển dần sang các tầng lớp thu nhập trung bình và thấp.
Hàng hóa lưu hành theo hình thức này tuổi thọ ít nhất trên hai năm. Hải là hàng hố có
tuổi thọ rất ngắn trên thị trường.
Về khu vực lưu hành cũng có hai hình thức, một là lưu hành ở thành phố lớn
trước, sau đó đến các tỉnh nhỏ - thị trấn - nông thôn. Hai là vừa tung vào thị trường
nhanh chóng phổ cập cả ở thành phố cũng như nơng thơn. Nhìn chung nếu hàng hố
bắt đầu tiêu dùng từ thành phố lớn trước thì thời gian lưu hành sẽ dài hơn. Hàng hoá


nhanh chóng phổ cập ở thành thị và nơng thơn thì thời gian lưu hành ngắn hơn.
Về màu sắc hàng hóa lưu hành phản ánh trình độ phát triển của xã hội - xu

hướng chung là thích nhiều màu và màu trẻ trung, rực rỡ. Màu sắc còn thể hiện cá tính
của khách hàng.
+ Cần làm rõ đặc điểm mới của tiêu dùng. Trong điều kiện thu nhập theo xu
hướng ngày càng tăng thì cơ cấu tiêu dùng sẽ thay đổi.
- Loại bỏ đồ cũ, mua đồ mới, hướng tiêu dùng về văn hố.
- Mua hàng hố có giá trị cao, bền, đẹp.
- Ưa chuộng hàng cao cấp và chú ý đến những hãng sản xuất có tiếng.
+ Nắm chắc tình hình biến động cung cầu trên thị trường nhằm dự đốn một
cách chính xác số lượng cần mua. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tránh được những
trường hợp mua quá nhiều dẫn đến ứ đọng hàng hoá, chi phí cao hoặc mua q ít,
khơng đủ lượng bán làm gián đoạn thời gian lưu thông ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể :
- Khối lượng mua quá nhiều.
Đ - Mua nhiều - đầu tư nhiều vào dự trữ dẫn đến thiếu tiền mặt.
C - Mua nhiều - chi phí cho dự trữ cao.
H - Mua nhiều - hàng hoá ứ đọng - tốc độ chu chuyển chậm.
- Khối lượng mua quá ít.
K - Mua ít - không đủ hàng để bán.
K - Mua ít - không được giảm giá, chịu mua với giá cao.
P - Mua ít - phí tổn vận chuyển, phí tổn đặt hàng tăng.
- Dự trữ hàng hóa nhằm phục vụ bán hàng liên tục, không bị gián đoạn trong
kinh doanh. Như vậy dự trữ hàng hoá cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhưng nếu dự trữ vượt quá yêu cầu của xã hội thì sẽ dẫn đến ứ
đọng hàng hoá, tốc độ chu chuyển hàng hố chậm, chi phí lớn. Vì vậy dự trữ hợp lý
nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.


1.1.2 Mục tiêu của hoạt động cung ứng

a. Mục tiêu của nhà quản trị cấp cao
● Đúng chất lượng
● Đúng nhà cung cấp
● Đúng số lượng
● Đúng thời điểm
● Đúng giá
b. Mục tiêu của bộ phận chiến lược quản trị cung ứng:
● Đảm bảo cho hoạt động của công ty được liên tục, ổn định
● Mua hàng với giá cạnh tranh
● Dự trữ ở mức tối ưu
● Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy
● Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp hiện có
● Tăng cường hợp tác với các bộ phận khác trong công ty
c. Mục tiêu của bộ phận nghiệp vụ cung ứng
● Thực hiện các nghiệp vụ mang tính chất chiến thuật nhằm hồn thành tốt
các kế hoạch mua hàng/cung ứng đã được lập ra
1.2 Hoạt động mua hàng và quản lý kinh tế dự trữ hàng hóa
1.2.1 Hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của mua hàng
● Khái niệm
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của q trình lưu chuyển hàng hố, là quan hệ
trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hố thơng qua quan hệ thanh
tốn tiền hàng, là q trình vốn doanh nghiệp chuyển hố từ hình thái tiền tệ sang hình
thái hàng hố. Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền
sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
● Mục tiêu mua hàng
Mục tiêu của mua hàng là để đáp ứng nhu cầu của dự trữ, đảm bảo hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, liên tục với chi phí thấp nhất. Các
mục tiêu cụ thể:



Mục tiêu chi phí
Trong kinh doanh những hàng hóa chất lượng như nhau, nhưng nếu giá cả thấp
sẽ tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa nhanh hơn. Vì vậy, phấn đấu giảm phí là yếu tố
quan trọng. Muốn thực hiện được mục tiêu này với những mặt hàng đáp ứng yêu cầu
kinh doanh doanh nghiệp cần phải phấn đấu mua với giá rẻ nhất (chỉ phí mua hàng
thấp nhất).
Mục tiêu chất lượng
Chất lượng hàng hoá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ và khả năng
cạnh tranh thành công của các doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay cũng
ln ln có xu hướng lớn hơn cầu. Vì vậy, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng tối ưu
chứ không phải là chất lượng tối đa. Ở đây chất lượng theo quan điểm của người mua
là chất lượng phù hợp nhất với một nhu cầu xác định.
Mục tiêu an toàn
Để tránh gián đoạn dự trữ của doanh nghiệp, cần phải tìm được người cung ứng
đảm bảo giao hàng đầy đủ đều đặn, đúng thời hạn. Giao hàng đúng thời hạn đảm bảo
doanh nghiệp ln ln có hàng để bán. Vì vậy, quan trọng là người cung ứng phải
tuân thủ thời hạn đã dự kiến.
1.2.1.2 Các hình thức mua hàng
Trong q trình mua hàng hố của doanh nghiệp, việc lựa chọn hình thức và
phương pháp mua sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những hình thức thu mua hàng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh là các hình thức
sau:
Tập trung thu mua
Những doanh nghiệp có quy mơ lớn thường có những bộ phận chuyên trách thu
mua theo nhóm hàng, mặt hàng. Phương pháp thu mua này tiết kiệm chi phí nhưng nó
có nhược điểm là mua bán tách rời nhau, nhiều khi mua hàng về khơng bán được.
Hình thức phân tán thu mua
Trong điều kiện doanh nghiệp đặt mức khoán cho từng quầy hàng, họ phải tự lo
vốn và nguồn hàng kinh doanh. Ưu điểm của phương pháp này là nắm chắc được nhu



cầu thị trường mua và bán gắn liền nhau. Nhược điểm: số lượng mua ít, giá cả cao, chi
phí ký kết tăng.
Liên kết thu mua phân tán tiêu thụ
Do điều kiện vốn ít, một số cửa hàng liên kết lại với nhau cùng thu mua hàng hố,
sau đó phân phối lại cho các cửa hàng tiêu thụ. Ưu điểm của hình thức thu mua này là
do mua nhiều nên mua được giá thấp, tiết kiệm chi phí vận chuyển trên một đơn vị
hàng hố, chi phí đi lại của cán bộ thu mua và một số chi phí khác có liên quan.
Nhưng cũng có nhược điểm là do mua nhiều nên phải chi phí bảo quản, hao hụt, tăng
tốc, tốc độ chu chuyển vốn chậm.
1.2.1.3 Lựa chọn nhân viên mua hàng
Việc tuyển chọn nhân viên làm công tác thu mua là một khâu rất quan trọng
trong hoạt động kinh doanh. Một nhân viên thu mua giỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn
sau:
Kiến thức phong phú: Người nhân viên thu mua phải có kiến thức hiểu biết về
hàng hố kinh doanh, phải nắm được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nắm
được chính sách kinh tế của Nhà nước, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong thu
mua, biết phân tích diễn biến thị trường.
Năng động tỉnh táo: Giải khai thác thơng tin, nắm kịp thời tình hình biến động
trên thị trường về nhu cầu tiêu dùng và giá cả..., thông tin đối tác. Có khả năng giao
tiếp tốt: Khả năng giao tiếp tốt là một trong những yếu tố có lợi trong đàm phán cho
doanh nghiệp.
1.2.1.4 Quá trình mua hàng
Để đáp ứng cho kế hoạch bán hàng và dự trữ thì việc đầu tiên phải xác định
nhu cầu, cơ cấu nhu cầu. Kế hoạch mua được tính tốn nhờ cơng thức sau:
Mua vào= Bán ra + Dự trữ cuối kỳ - Dự trữ đầu kỳ
Bước 1: Xác định nhu cầu mua hàng
Ở giai đoạn này của quy trình mua hàng, cơng ty của bạn sẽ xác định các hàng
hóa hoặc dịch vụ cần mua để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó cho cơng ty. Ví dụ

như cơng ty muốn trang trí văn phịng với khơng gian xanh thoáng đãng. Vậy hàng


hóa cần mua lúc này là hệ thống các cây xanh, hoa, tiểu cảnh phù hợp với khơng gian
văn phịng.
Bước 2: Chọn người cung ứng
Tìm kiếm người cung ứng thơng qua các bạn hàng, hội chợ triển lãm, các tạp
chí, các phương tiện truyền thơng,.... Sau khi đã tìm kiếm được người cung ứng,
doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá cẩn thận từng người cung ứng về các mặt sau:
+ Sự tín nhiệm của nhà cung ứng trên thị trường.
+ Khả năng cung ứng bán hàng hoá của nhà cung ứng cho các khách hàng và
cho doanh nghiệp.
+ Chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm. + Khả năng kỹ thuật. + Giá cả hàng
hố.
+ Khả năng thích ứng với thị trường của nhà cung ứng và các lợi thế khác về
địa lý, mối quan hệ v.v....
Bước 3: Thương lượng và đặt hàng
Thương lượng giữ vai trò quan trọng trong q trình quyết định mua hàng hố.
Trong thương lượng cần đặt những mục tiêu sau:
+ Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
+ Xác định giá cả và những điều khoản được xem xét lại khi thị trường có biến
động.
+ Xác định những hình thức trả tiền như trả ngay, trả chậm, trả bằng tiền mặt,
chuyển khoản.
+ Điều kiện giao hàng: giao hàng tại kho của người cung ứng, hay giao hàng tại
nơi mua hàng, thời hạn nên ghi rõ ràng.
+ Chịu trách nhiệm vật chất khi giao hàng không theo đúng những điều ký kết
trong hợp đồng.
Sau khi đã thoả thuận được các điều khoản trong thương lượng, doanh nghiệp
phải tiến hành ký hợp đồng. Hợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc người mua và người

bán. Hợp đồng được in thành nhiều bản để bên mua và bên bán cùng theo dõi và thực


hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
Bước 4: Theo dõi và kiểm tra việc giao hàng, theo dõi thời hạn giao hàng của
người cung ứng.
Hàng hoá nhập kho phải nghiệm thu cẩn thận: làm tốt khâu này hay không sẽ
ảnh hưởng đến kinh doanh sau này của doanh nghiệp, ngăn ngừa thất thoát tài sản,
ngăn chặn các hàng hoá kém phẩm chất vào tay người tiêu dùng, nhằm nâng cao uy
tín doanh nghiệp.
Kiểm tra số lượng: căn cứ vào hợp đồng thu mua, đối chiếu chứng từ, kiểm tra
kiện hàng, kiểm kê số lượng. Nếu khơng có gì sai sót thì ký biên bản nhận hàng.
Kiểm tra chất lượng: căn cứ vào hợp đồng mua hàng và đơn hàng, kiểm tra tên
hàng hóa, mẫu mã chất lượng. Nếu phát hiện hàng hố và đơn hàng khơng phù hợp
như hàng bị hỏng, bao bì bị thủng, từ chối nhận hàng đồng thời lập biên bản và báo
cáo ngay cho người cung ứng.
Sau khi làm các thủ tục nhập hàng hoá xong, người quản lý kho hàng ký vào
biên bản nhập hàng, kho giữ một bản, kế toán giữ một bản và gửi một bản cho người
cung ứng. Đến đây quá trình thu mua kết thúc.
1.2.2 Quản lý kinh tế dự trữ hàng hóa
1.2.2.1 Khái niệm và mục tiêu dự trữ hàng hóa
● Khái niệm:
Dự trữ hàng hóa là tồn bộ hàng hóa được tích lũy lại để chờ sử dụng nhằm
cung cấp dần dần các nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm cho DN để sản xuất hoặc
hàng hóa, nguyên vật liệu, bao gói chờ bán ra được bình thường liên tục.
● Mục tiêu dự trữ:
-

Dự trữ hàng hóa đảm bảo cho doanh nghiệp ln ln có hàng hóa để bán cho
người tiêu dùng.


-

Dự trữ hợp lý giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
1.2.2.2 Các chi phí có liên quan đến dự trữ
Chi phí do có dự trữ hàng hoá:


Đó là những chi phí đầu tư cho hàng hố thực tế ở kho, những khoản chi phí
này tỷ lệ với giá trị hàng hóa dự trữ và thời gian lưu kho của hàng hố. Những khoản
chi phí này bao gồm:
- Chi phí vốn đầu tư: Khi doanh nghiệp dự trữ cần phải đầu tự một khoản vốn
nào đó. Trong đó vốn lưu động của doanh nghiệp thì có vốn dự trữ chiếm tỷ trọng lớn.
- Chi phí kho: Là chi phí cần thiết để bảo quản dự trữ hàng hóa nhằm để bảo
tồn giá trị sử dụng và giá trị hàng hố (như chi phí kho tàng, chi phí tiền lương và bảo
hiểm cho nhân viên coi kho, chi phí cho các cơng cụ lao động, điện nước, thuế đánh
hàng tồn kho).
- Chi phí do giảm giá hàng trong quá trình dự trữ: cần phải phân biệt hai loại
giảm giá.
+ Giảm giá do hàng hoá lỗi thời, chủ yếu hàng hóa về may mặc, hàng thời trang.
+ Giảm giá do hàng kém phẩm chất, hoặc bị hư hỏng do q trình chun chở,
bảo quản sản phẩm,
Chi phí đặt hàng
Đó là những chi phí cho mỗi lần doanh nghiệp bắt đầu quá trình mua để tái dự
trữ bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí tiền lương và bảo hiểm của nhân viên mua hàng, kế tốn, chi phí điện
thoại, chi phí khấu hao th nhà của văn phịng, chi phí điện, chi phí đi cơng tác.
- Chi phí kiểm tra giao nhận hàng hố. Các loại chi phí kể trên cần xác định
thời điểm và số lượng cho mỗi lần đặt hàng thật chi tiết, đồng thời tìm các biện pháp

để giảm chi phí chuẩn bị và phí tổn đặt hàng.
Chi phí do gián đoạn dự trữ khi xảy ra thiếu hụt hàng hóa:
Chi phí do gián đoạn dự trữ hàng hóa khi doanh nghiệp thiếu hụt hàng hóa.
Người tiêu dùng sẽ đi mua sản phẩm của hãng khác. Như vậy, doanh nghiệp đã bỏ lỡ
cơ hội thu lời ( nếu như doanh nghiệp đó đủ hàng mua bán), mặt khác doanh nghiệp
cịn đánh mất hình ảnh đẹp về sản phẩm của mình, làm mất lịng tin u của khách
hàng đối với doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí vơ hình rất khó tính tốn, nhưng lại
có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.


Chương 2. Thực trạng hoạt động cung ứng cà phê của Tập đoàn Nestlé tại Việt
Nam
2.2 Giới thiệu tổng quan về ngành cà phê Việt Nam
2.2.1 Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay
Trong nhiều thập kỷ qua, sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một
ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà
phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80
quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu
(đứng thứ hai sau Brazil). Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm
9,1% thị phần (đứng thứ 5; sau Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ).
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê ở mức đáng khích lệ - đạt 8,2%/năm với
kim ngạch bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2011-2018, chiếm 15% tổng xuất
khẩu nông sản của cả nước. Theo Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, sản lượng cà
phê niên vụ 2019 – 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018-2019. Dự báo
bước sang niên vụ 2020 – 2021, sản lượng cà phê sẽ còn giảm khoảng 15% do ảnh
hưởng bởi đợt mưa lũ hồi tháng 10 và hạn hán hồi tháng 5 – 6.
Việt Nam hiện có 5 vùng sản xuất cà phê chính là Tây Ngun, Đơng Nam Bộ,
Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Tổng diện tích trồng cà
phê của cả nước đến cuối năm 2014 khoảng 641.000 ha. Nhưng riêng Tây Nguyên có
hơn 450.000 ha cà phê, chiếm gần 90% diện tích và sản lượng cà phê cả nước. Như

vậy về cơ bản có thể nói cà phê Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Tây Nguyên. Thống kê
cho biết ngành cà phê đã tạo việc làm cho khoảng nửa triệu hộ với 2,6 triệu nông dân,
chủ yếu là người dân tộc ở Tây Nguyên. Theo số liệu của Bộ nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng
2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn
cho rằng diện tích sẽ còn giảm xuống khoảng 675.000 ha.
Về hoạt động xuất khẩu cà phê Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nơng
sản ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 12 năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt
170 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu
tấn và 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm
2019.


Đức, Mỹ, Italia là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng
đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là:

Trong 11 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh tại các thị trường
Ba Lan Nhật Bản, Malaysia nhưng lại giảm mạnh nhất ở Anh

Theo số liệu tính tốn từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta tháng
11/2020 đạt 70,78 nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm
22,1% về trị giá so với tháng 11/2019.Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê
robusta đạt 1,22 triệu tấn, trị giá 1,82 tỷ USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,9% về
trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến tháng 11/2020 tăng 0,3% so với tháng
11/2019, đạt 46,14 triệu USD. Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2020 kim ngạch xuất
khẩu cà phê chế biến giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 524,84 triệu USD.


Hiện Việt Nam đã thu hoạch thành công 70% lượng cà phê robusta của niên vụ

2020 - 2021. Theo ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – cacao Việt Nam
bước sang niên vụ 2020 – 2021, sản lượng cà phê sẽ còn giảm khoảng 15% so với
niên vụ 2019-2020 do ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ hồi tháng 10 và hạn hán hồi tháng 5
– 6. Trước đó hồi tháng 11/2020, Bộ nơng nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà
phê của Việt Nam niên vụ 2020 - 2021 sẽ giảm 3,5% so với niên vụ 2019-2020, xuống
còn 30,2 triệu bao (mỗi bao 60 kg).
2.2.2 Quá trình cung ứng cà phê
Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác
nhau, nhưng thường bao gồm:
- Người trồng cà phê – thường trồng cà phê trên thửa đất nhỏ chỉ từ 1 hoặc 2
hecta. Nhiều người thực hiện luôn cả khâu sơ chế (phơi khô và tách vỏ).
- Người trung gian – những người trung gian có thể tham gia vào nhiều mảng
của chuỗi cung ứng. Họ có thể mua cà phê ở bất kỳ giai đoạn nào giữa trái cà phê chín
và cà phê non (xanh), sau đó tiến hành sơ chế, hoặc thu gom đủ lượng cà phê từ nhiều
hộ nông dân, rồi vận chuyển bán cho người chế biến, cho trung gian khác hoặc cho
thương lái.
- Người chế biến – là những hộ nơng dân có thiết bị chế biến cà phê, hoặc
nông dân trồng cà phê và người chế biến hợp tác để mua thiết bị chế biến cà phê.
- Đại lý chính phủ - ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm
sốt, có lẽ bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán


đấu giá cho nhà xuất khẩu.
- Nhà xuất khẩu – mua cà phê từ các đối tác hoặc đấu thầu và sau đó bán cho
các thương lái. Kiến thức chuyên môn về khu vực địa phương và nhà sản xuất cho
phép họ đảm bảo chất lượng của chuyến hàng.
- Thương lái – cung cấp trái cà phê cho những người rang cà phê với đúng số
lượng, đúng lúc và mức giá có thể chấp nhận cho người mua và người bán.
- Nhà sản xuất – ví dụ như Nestlé có chuyên gia chế biến hạt cà phê tươi thành
thức uống được khách hàng ưa chuộng. Cơng ty cũng có thể tăng thêm giá trị cho sản

phẩm thông qua các hoạt động marketing, làm thương hiệu và đóng gói.
- Người bán lẻ - là những người bán cà phê trong siêu thị lớn, cho đến khách
sạn và các cửa hàng ăn uống, tạp hóa.
- Khách hàng: người mua cà phê ở các siêu thị hay cửa hàng..
2.2 Giới thiệu về Tập đoàn Nestlé tại Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Nestlé và Nestlé Việt Nam
Nestlé là tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt
tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm các sản phẩm từ sữa,
nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em và cà phê...
Tập đoàn Nestlé được thành lập vào năm 1866 khi Công Ty Sữa Đặc AngloSwiss khánh thành nhà máy sữa đặc Châu Âu đầu tiên tại Thụy Sỹ bởi Ông Henri
Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức. Năm 1867 ông đã phát minh ra một loại
sữa bột dành cho những trẻ sơ sinh không thể bú mẹ , nhằm giảm tỷ lệ trẻ sinh tử vong
vì suy dinh dưỡng. Thành cơng của ông với sản phẩm này là đã cứu sống một trẻ sinh
non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác. Nhờ
vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được phổ biến tại Châu Âu.
Nestle hiện có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau , từ các thương hiệu biểu tượng
toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương được yêu thích, và đang hiện diện tại
191 quốc gia trên tồn thế giới. Nestle không ngừng nghiên cứu và cho ra đời sản
phẩm khơng chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đưa ra những giải pháp dinh dưỡng
cho sức khỏe dành cho mọi lứa tuổi, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.


2.2.1.1 Lịch sử phát triển của Nestlé Việt Nam
Nestle có một lịch sử lâu đời tại Việt Nam khi thành lập văn phòng đại diện đầu
tiên tại Sài Gòn từ năm 1912. Kể từ đó, biểu tượng tổ chim nổi tiếng của Nestle đã trở
nên thân thuộc với biết bao thế hệ gia đình người Việt suốt hơn 100 năm qua.

● 1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập
đồn Nestlé) và Cơng ty thương mại Long An
● 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành

phố Hồ Chí Minh
● 1995: Thành lập Cơng ty TNHH Nestlé Việt Nam và khởi công xây dựng Nhà
máy Đồng Nai
● 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu cơng nghiệp Biên Hịa
II, Tỉnh Đồng Nai. Nhà máy sản xuất các sản phẩm như NESCAFÉ, MAGGI,
MILO, NESTEA, NESVITA
● 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên
● 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai
● 2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An và mua lại Nhà máy Nestlé
Bình An từ Gannon
● 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam
● 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ
● 2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé MILO uống liền trị giá 37 triệu
USD
● 2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu
USD
● 2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị giá 70
triệu USD
● 2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân phối


hiện đại tại Đồng Nai
● 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại
Nhà máy Trị An
● Tháng 3/2019: Vận hành Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen áp dụng công
nghệ kho vận 4.0
● Tháng 9/2019: Hoàn thành Giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé Bông
Sen tại Hưng Yên
● Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn
phịng TP.HCM

● Tháng 9/2021, Nestlé Việt Nam cơng bố đầu tư thêm 132 triệu đô la Mỹ nhằm
tăng gấp đôi cơng suất chế biến các dịng cà phê chất lượng cao tại nhà máy
Nestlé Trị An, tại KCN Amata, Đồng Nai.
Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên
toàn quốc. Với tổng vốn đầu tư gần 730 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện cam kết
phát triển lâu dài của Công ty tại Việt Nam, mà còn mong muốn nâng cao chất lượng
cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia đình Việt.
2.2.1.2 Một số sản phẩm nổi bật
Nestlé hiện cũng là chủ sở hữu của hàng ngàn nhãn hiệu trong đó có nhiều
nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như: Nescafe, Milo, Nestea, Nesvita, Kitkat, Lavie,
Cerelac, Nan,… và nhiều nhãn hiệu khác có trị giá hàng tỷ đơ đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Hiện nay có 3 sản phẩm nổi bật nhất trên thị trường
Việt Nam là:
Thức uống Milo
Thức uống lúa mạch hương socola MILO được giới thiệu lần đầu tại ÚC vào
năm 1934 và sau đó được xuất khẩu sang các thị trường khác nhau sau thành công của
sản phẩm này. Tên gọi MILO được đặt tên theo tên của huyền thoại thể thao đến từ
Crotona có ý nghĩa với sức mạnh phi thường đã đạt chức vô địch liên tiếp ở 6 kỳ
Olympics quốc tế.


Sữa MILO của Nestle đã có mặt và liên tục phát triển tại thị trường Việt Nam
suốt hơn 27 năm qua (từ năm 1994) là nhãn hiệu uy tín dẫn đầu về chất lượng và thị
phần trong ngành hàng thức uống cacao dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tuổi. Từ năm 1994
đến 2019, Nestlé MILO đã đầu tư gần 5.500 tỷ đồng để nghiên cứu, phát triển và sản
xuất các sản phẩm tại Việt Nam.
Nước tương Maggi
MAGGI là thương hiệu thuộc Tập đồn Nestlé (Thụy Sĩ) có bề dày trên 100
năm, được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi tại gần 200 quốc gia trên thế giới. Từ
năm 1947, Công ty Maggi do Julius Maggi sáng lập đã được sáp nhập với Tập đoàn

Nestle. Thương hiệu Maggi với toàn bộ các sản phẩm nối tiếng của mình vẫn được
giữ lại, duy trì và tiếp tục phát triển đến ngày nay.

Sản phẩm nước tương Maggi theo chân người Pháp vào Việt Nam và dần được
mọi người biết đến như một loại “nước chấm màu nâu đen thường làm từ nguyên liệu
có chứa nhiều chất đạm”. Ngày qua ngày, Maggi đã chinh phục người tiêu dùng như
một nguồn bổ sung chất đạm quan trọng trong giai đoạn đất nước cịn nhiều khó khăn.
Ngày nay trong bếp ăn của mỗi gia đình Việt không thể thiếu các sản phẩm của Maggi
như Nước tương MAGGI được sản xuất theo công nghệ lên men tự nhiên, Dầu hào


MAGGI được cô đặc từ hào nguyên chất, Hạt nêm MAGGI.
NESCAFÉ
Thương hiệu Nescafe chính thức có mặt trên thị trường vào năm 1938, sau 7
năm liên nghiên cứu phát triển nghiêm túc cẩn thận trong phịng thí nghiệm ở Thụy Sỹ
của Nestle với cách pha chế cafe hòa tan do chính Nescafe đã cải tiến.
NESCAFÉ được chính thức sản xuất tại Việt Nam khi tập đồn Nestlé chính
thức đưa nhà máy Đồng Nai vào hoạt động vào năm 1998. Kể từ đó, nhãn hàng
NESCAFÉ ngày càng trở nên thân thiết với nhiều gia đình Việt Nam, và NESCAFÉ
ln nỗ lực để mang đến cho người Việt Nam tách cà phê thơm ngon để thưởng thức
hàng ngày.
Hiện nay, để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam,
NESCAFÉ đang có những sản phẩm như sau:

● Các sản phẩm cà phê hòa tan của Nescafé
NESCAFÉ 3in1 với các vị: Đậm đà hài hòa, Đậm vị cà phê, Cà phê sữa đá,
Sánh Đậm, Cà phê Sôcôla.
NESCAFÉ CAFÉ Việt: Cà phê đen đá, NESCAFÉ Café Việt, Cà phê đen hòa
tan.
Cà phê nhập khẩu :NESCAFE Red Cup nhập khẩu từ Thái Lan và NESCAFÉ

GOLD gồm các hương vị: Cappucchino, Latte macchiato
● Các sản phẩm cà phê uống liền


NESCAFÉ Cà phê uống liền được đóng gói ở dạng lon, chai,… tiện lợi và hiện
đại; đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
● Các sản phẩm cà phê pha phin
NESCAFÉ CAFÉ VIỆT Cà phê pha phin là dịng sản phẩm mới nhất của của
cơng ty NESTLÉ Việt Nam, với 02 sản phẩm mới nhất là Vị Nguyên Chất 1 và Vị
Nguyên Chất 2 được làm từ 100% cà phê Robusta Việt Nam tại những vùng cà phê
nổi tiếng Dak Lak, Dak Nong, Lâm Đồng, Gia Lai, và chọn lọc kỹ từ những trái cà
phê sạch chin đỏ khơng nấm mốc và hóa chất độc hại.
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo báo cáo, lợi nhuận ròng của Nestlé đạt 13,5 tỷ USD trong năm 2020, mặc
dù kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Giám đốc điều hành (CEO) của
Nestlé, ông Mark Schneider cho rằng hãng có thể tăng trưởng vượt 4% trong năm nay,
song vẫn tỏ ra thận trọng và viện dẫn những bất ổn hiện thời.
Nestlé dự kiến biên lợi nhuận hoạt động cơ bản trong năm nay sẽ tiếp tục tăng
sau khi tập đoàn cải thiện tỷ suất lợi nhuận lên 17,7% vào năm ngoái, thuộc phạm vi
mục tiêu trung hạn là 17,5-18,5% đã đạt được một năm trước đó.


Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Nestlé Việt Nam lần lượt đạt
11.493 tỷ đồng và 13.154 tỷ đồng, lãi thuần tương ứng ở mức 1.107 tỷ đồng và 1.197
tỷ đồng. Năm 2019, 2 chỉ tiêu trên lần lượt là 15.967 tỷ đồng và 1.844 tỷ đồng, tương
ứng mức tăng trưởng 12% và 22% so với năm 2018.
Tính đến cuối năm 2019, quy mơ tổng tài sản của Nestlé Việt Nam đạt 8.281 tỷ
đồng, giảm 6% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng 12% lên mức 3.106 tỷ
đồng. Tính đến ngày 14/10/2020, Nestlé Việt Nam có vốn điều lệ hơn 1.260 tỷ đồng.
2.3 Thực trạng hoạt động cung ứng cà phê của Tập đoàn Nestle Việt Nam

2.3.1 Hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp
Hằng năm, Nestlé thu mua 20-25% sản lượng cà phê của Việt Nam để chế biến
sâu cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, với tổng giá trị trung bình đạt 600-700 triệu đơ
la Mỹ, duy trì vị trí nhà thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam. Tất cả sản phẩm
NESCAFÉ được sản xuất từ 100% hạt cà phê Việt Nam chất lượng cao với kỹ thuật
NESCAFÉ Plan đang được xuất khẩu đến 25 thị trường nước ngoài và đón nhận sự
u thích từ nhiều người tiêu dùng trên thế giới.
❖ Phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng
Nestle chủ yếu phát triển sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam bởi vì nước ta có
một nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào là cà phê Robusta với sản lượng lớn đứng thứ
2 thế giới và chỉ sau Brazil. Tuy nhiên ngành cà phê Việt Nam đang gặp phải những
vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài.


Sớm nhận thấy điều đó từ năm 2011, Nestlé và Viện Khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) đã phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình
nghiên cứu về giống cà phê, chuyển giao các thiết bị kỹ thuật về sản xuất cà phê để có
những giống cà phê mới thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Tây Nguyên
cho năng suất, chất lượng cao góp phần phát triển cà phê bền vững ở Việt Nam…. Dự
án cũng tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 260.000 lượt nông
dân; đến nay đã có 21.000 nơng hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C; giúp nông dân
tăng 30% thu nhập. Dự án được triển khai ở các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng, Dak
Lak, Dak Nông và Gia Lai và cũng chính Cơng ty TNHH Nestle Việt Nam thu mua
nguồn cà phê từ các hộ nông dân này để phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê của
Nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai.
Năm 2018, Nestlé khánh thành dây chuyền sản xuất viên nén Nescafé Dolce
Gusto tại Nhà máy Nescafé Trị An với nguồn nguyên liệu chính từ các hạt cà phê xanh
chọn lọc của khu vực Tây Ngun.
Những nỗ lực của Nestle khơng chỉ vì chất lượng của tách cà phê, mà cịn vì
những người nơng dân trồng cà phê ở Việt Nam và sự phát triển của cộng đồng địa

phương.
❖ Hoạt động thu mua cà phê tại Việt Nam đáp ứng được các mục tiêu của các
doanh nghiệp kinh doanh nói chung cũng như của Nestle nói riêng là:
Mục tiêu về chi phí
Khi thu mua tại Việt Nam thì sẽ hạn chế việc nhập khẩu cà phê từ các thị
trường lớn như Brazil hay Indonesia. từ đó giảm được các chi phí như phí vận chuyển,
phí thuế quan, việc đánh thuế nhập khẩu, và khi nhập khẩu hạt cà phê đã đi qua nhiều
nước thì giá cả có thể gấp 2-3 lần giá ban đầu. Cùng với việc xây dựng các nhà máy
sản xuất cà phê tại các tỉnh thì cũng đem lại nhiều ưu điểm khác như rút ngắn thời
gian vận chuyển, giảm tiền thuê nhân công, không bị gián đoạn bởi các yếu tố ngoại
cảnh... so với việc nhập khẩu từ nước ngoài.
Mục tiêu về chất lượng và an tồn
Tháng 9/2012, Nestle tìm cách rút ngắn chuỗi cung ứng để đến gần nông dân
cũng như biết rõ nguồn gốc cà phê. Tập đoàn thực phẩm Thụy Sỹ này đã cử 8 chuyên
gia tới khu vực cao nguyên miền Trung của Việt Nam để giúp những nông dân trồng


cà phê ở đây nâng cao chất lượng hạt cà phê và sản lượng thu hoạch. Với sự trợ giúp
của hơn 300 nông dân địa phương, Nestlé đã chuyển giao kỹ thuật gieo trồng cà phê
cho khoảng 21.000 nông dân vào năm 2014.
Sau chương trình dự án tồn cầu Nescafé Plan nhằm phát triển cà phê bền
vững, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cho hạt cà phê Việt Nam thì
năng suất cà phê tại Việt Nam đã đạt 4,5 tấn/ha (cao hơn năng suất bình quân của cả
nước là 2,6 tấn/ha), Indonesia 1 tấn/ha, Philippines 0,8 tấn/ha, Thái Lan 1,7 tấn/ha. Từ
đó tạo ra chuỗi giá trị chung và hướng đến sự phát triển bền vững cho mặt hàng cà
phê, hướng đến việc đưa Việt Nam trở thành nơi tham chiếu cho cà phê Robusta thế
giới.
Bên cạnh đó thơng qua việc tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho
hơn 260.000 lượt nông dân với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp thì đã giúp tiết
kiệm 40% lượng nước tưới; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nhờ ủ

vỏ hạt cà phê làm phân hữu cơ thay phân hóa học. Hợp tác với viện Khoa học Kỹ
thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) Nestle đã phân phối đến người nông
dân cây giống kháng bệnh, năng suất cao. Tài trợ cho nơng dân 30% chi phí cây giống
giúp cho công tác tái canh vườn cà phê, và trong vòng 10 năm Nestlé đã phân phối
hơn 53 triệu cây giống cho nông dân để đảm bảo cho ra những hạt cà phê chất lượng.
Từ đó gia tăng chất lượng và sản lượng cà phê.
Theo ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng Đại diện Nestle Việt Nam tại Tây Nguyên,
cà phê Robusta Việt Nam không theo đuổi mục tiêu số một thế giới về sản lượng hay
năng suất cao nhất mà làm sao để người trồng có được lợi nhuận cao, hạt cà phê Việt
Nam được nhiều người trên thế giới biết đến.
2.3.2 Hoạt động quản lý kinh tế dự trữ hàng hóa
Cũng như các doanh nghiệp khác thì Nestle cũng có những kế hoạch dự trữ cà
phê bởi vì dự trữ đem lại những lợi ích sau:
+ Đầu tiên là đảm bảo cho Nestle ln ln có hàng hóa để bán cho người tiêu
dùng
+ Thứ hai là giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác như Vinacafe, Trung Nguyên….
● Để đạt được hiệu quả cao nhất thì Nestle cũng thực hiện được các mục tiêu cụ


thể:
Mục tiêu an toàn: Để xây dựng được một mạng lưới cung ứng, dự trữ hoàn
hảo tránh bị gián đoạn thì Nestle đã xây dựng các chương trình kết nối với hơn 5 triệu
nông dân tại các khu vực nông thôn để cung ứng nguồn nguyên liệu thô cho hoạt động
sản xuất đảm bảo nguồn cung hàng đầy đủ đều đặn, đúng thời hạn, đúng mùa.
Mục tiêu kinh tế: đảm bảo chi phí dự trữ nguồn hàng cà phê là ít nhất.
Và để đảm bảo lượng hàng dự trữ không tồn kho q lâu thì cơng ty đã áp dụng
ngun tắc JIT giúp cho phép công ty chuẩn bị vừa đủ nguyên vật liệu cho mỗi cuối
tuần để chuẩn bị trước nguồn nguyên liệu đầu vào cho chu kì tiếp theo.
Nestle cũng đã xây dựng được một không gian lưu trữ mới tiếp giáp với kho

thành phần để giảm thời gian vận chuyển. sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công đoạn
sản xuất và vận chuyển đã tiết kiệm được nguồn tài nguyên không gian và thời gian,
đồng thời giúp các nhà quản lý kiểm soát tốt hơn số nguyên liệu tồn kho
2.4 Đánh giá chung hoạt động cung ứng cà phê của Tập đoàn Nestlé tại Việt Nam
2.4.1 Đối với các hộ nông dân
Dự án NESCAFÉ PLAN đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân:
+ Giúp người dân tiết kiệm nước và nâng cao mùa vụ
+ Tăng lượng cà phê thu hoạch và giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
+ Giúp người dân có thu nhập ổn định và tăng cao
+ Hỗ trợ kỹ thuật trồng hiện đại nhằm bảo vệ môi trường.
2.4.2 Đối với hoạt động của cung ứng cà phê của doanh nghiệp ở Việt Nam
Thứ nhất, gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trung gian và sản
xuất cà phê trong nước như Trung Nguyên do việc rút ngắn được nguồn cung ứng đầu
vào và quản lý ổn định nguồn hàng dự trữ.
Thứ hai, nâng cao sản lượng, rút ngắn quá trình chọn nguồn cung ứng từ bên
ngồi. Từ đó giúp Nestlé chủ động trong việc quản lý nguồn cung ổn định. Nhờ dự án
mà cà phê Nestle thu về nguồn nguyên liệu đạt chuẩn theo yêu cầu từ đó nâng cao
chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu đồng thời
giảm giá thành sản phẩm và tối đa hóa việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.


×