Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

cấy chỉ, ứng dụng chie PDO trong thẩm mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.78 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN CHÂM CỨU

PHAN VIỆT SONG

TIỂU LUẬN MÔN CHÂM CỨU

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ CẤY CHỈ VÀ
ỨNG DỤNG CỦA CHỈ PDO TRONG
CẤY CHỈ THẨM MỸ

HÀ NỘI, NĂM 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỠ ĐẦU
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. Tại Việt Nam
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CẤY CHỈ
2.1.1. Theo y học hiện đại
2.1.2. Theo y học cổ truyền
Chương 3 PHÂN LOẠI, PHƯƠNG PHÁP VÀ ỨNG DỤNG CỦA
CẤY CHỈ
3.1. PHÂN LOẠI
3.1.1. Kết cấu


3.1.2. Kiểu hấp thu
3.2. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA CÂY CHỈ
3.2.1. Chỉ định của cấy chỉ
3.2.2. Chỉ định của chỉ PDO trong thẩm mỹ
3.2.3. Chống chỉ định của cấy chỉ
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CẤY CHỈ
3.3.1. Nguyên tắc chọn huyệt
3.3.2. Chuẩn bị dụng cụ
3.3.3. Chuẩn bị người bệnh
3.3.4. Các bước tiến hành
3.3.5. Liệu trình
3.4. Ứng dụng của cấy chỉ PDO trong thẩm mỹ
3.4.1. Khái niệm lão hóa da
3.4.2. Phân loại và đặc điểm lão hóa da
3.4.3. Phân loại chỉ PDO
3.4.4. Các kỷ thuật cấy chỉ PDO
3.4.5. Nguyên lý cấy chỉ PDO trong thẩm mỹ
3.4.6. Chuẩn bị trước và sau khi cấy chỉ PDO
3.4.5. Tác dụng phụ, biến chứng sau khi cấy chỉ PDO và cách xử lý
3.4.6. Y học chứng cứ cấy chỉ PDO trong thẩm mỹ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
1
3
3
3
5
5

5
10
14
14
14
14
15
15
16
16
17
17
17
18
18
19
20
20
20
21
25
27
29
30
35
37
38




1

CHƯƠNG 1
1.1.MỠ ĐẦU
Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm hay một phương pháp châm cứu đặc
biệt, là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt nhằm duy trì sự kích thích lâu
dài, qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. So với châm cứu kinh điển cấy
chỉ có những ưu điểm là tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn, chỉ được cấy vào huyệt
sẽ liên tục tạo ra kích thích. Do đó, hiện nay cấy chỉ ngày càng được sử dụng
nhiều trên lâm sàng và thực tiễn điều trị. Cấy chỉ được đánh giá là phương pháp
trị liệu có hiệu quả rất cao nhờ kết hợp giữa châm cứu truyền thống với tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Với phương pháp châm cứu thông thường, bác sĩ châm kim
vào huyệt vị và lưu kim 30 phút, kích thích chỉ tạo ra tại thời điểm châm cứu và
kéo dài vài giờ đồng hồ sau đó nên bệnh nhân cần làm châm cứu hàng ngày.
Nhưng với trị liệu cấy chỉ, đoạn chỉ catgut (chỉ tự tiêu) sẽ được đưa vào huyệt vị
và lưu lại nhiều ngày, tạo ra kích thích liên tục nên tác dụng kéo dài hơn và
bệnh nhân khơng phải đến làm thủ thuật hàng ngày nó mang lại một hiệu quả
cao và lâu dài: Trị liệu cấy chỉ cho hiệu quả nhanh chóng. Bệnh nhân có thể
cảm nhận rõ rệt sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh ngay từ những lần trị
liệu đầu tiên. Bên cạnh đó, phương pháp này cịn duy trì được tác dụng lâu dài,
hạn chế tái phát bệnh trở lại. Song song với quá trình phát triển Y học cổ truyền
và đặc biệt các phương pháp chữa bệnh không dùng theo phương pháp y học cổ
truyền ngày càng được nhân rộng và mang lại hiệu quả rất lớn về chữa bệnh và
kinh tế, đây cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của Y học nói chung và y
học cổ truyền nói riêng, và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Cục y dược học cổ
truyền Bộ Y tế đang trình Đề án lên Chính phủ áp dụng các biện pháp y học cổ
truyền chữa bệnh không dùng thuốc cho tuyến cơ sở trước bối cảnh đó nghiên
cứu, tìm hiểu phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc bằng Cấy chỉ là
phương pháp trị chỉ sử dụng duy nhất loại chỉ catgut, kết hợp với dụng cụ kim
châm để đưa chỉ vào cơ thể một phương pháp rất an toàn cho sức khỏe và mang

lại hiệu quả rất lớn về kinh tế, tác dụng chữa và đặc biệt trong những năm gần
đây, số lượng người quan tâm và sử dụng Y học thẩm mỹ tăng lên đáng kể
nhằm kéo dài sự trẻ hóa bằng cách sử dụng các sản phẩm và cơng nghệ chống
lão khác nhau. Các chương trình trẻ hóa bao gồm loại bỏ và làm mờ nếp nhăn,
cải thiện màu da, độ đàn hồi và kết cấu da, phục hồi thể tích da và loại bỏ sự lão
hóa.
Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


2
Hiện nay, các nhà sản xuấ hóa mỹ phẩm rất thường sử dụng các phương
pháp sinh lý để kích thích hoạt trẻ hóa da, bao gồm: Axit hyaluronic, các loại
vitamin, axit amin, peptide, dung dịch vi lượng đồng căn. Những chất này đơi
khi có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Hiệu quả của trẻ hóa từ các cơng nghệ
này là không đáng kể và kéo dài không quá vài tháng vì nó chỉ có 1,5% collagen
mới được tổng hợp ở da.
Để đạt được kết quả trẻ hóa làn da mà mắt thường có thể nhìn thấy, cần
phải làm đáng kể cấu trúc của da bằng phương pháp tân sinh collagen. Cấy chỉ
polydioxanone (PDO) để trẻ hóa da là một phương pháp mới bổ sung hài hòa
cho các kỹ thuật y học thẩm mỹ có sẵn trước đó. Hiệu quả của cấy chỉ đã được
chứng minh rộng rãi trên nhiều nước trên thế giới.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


3
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.2.1. Trên thế giới
Theo Y văn, việc sử dụng chỉ nâng mô mềm được xuất bản năm 1956 bởi
bác sĩ Buttkewit. Đây là sự khởi đầu của kỷ nguyên nâng chỉ. Vật liệu được làm

từ axit polylactic, axit polyglycolic và polydioxanone, xuất hiện vào những năm
70 của thế kỷ XX và dân dần chuyền từ phẫu thuật tổng quát sang thực hành
phẫu thuật thẩm mỹ như kỹ thuật không phẫu thuật để nâng và bọc mô.
Năm 1990, phương pháp cấy chỉ được thực hiện tại Hội điều trị bằng các
phương pháp tự nhiên Hungary. Giáo sư Olah Andor là Chủ tịch lúc bẫy giờ của
Hội đã đề nghị so sánh những ưu điểm của cấy chỉ so với châm cứu. Trong các
buổi giảng và thuyết trình của Hội thì cấy chỉ được xem là phương pháp điều trị
chính thức.
Năm 1992, Viện Châm cứu và Phục hồi chức năng Yamamoto Budapest
đã áp dụng cấy chỉ cho các bệnh nhân nội và ngoại trú.
Năm 1995, bác sĩ người Hàn Quốc Kim Dong Yoon bắt đầu sử dụng kim
châm cứu với các sợi chỉ Polydioxanone (PDO) trong châm cứu các cơ ở lưng.
Nó kích thích các cơ yếu và giảm đau lưng lâu dài. Sau một vài năm phương
pháp này đã được các bác sĩ của Hàn Quốc áp dụng, sau đó xuất hiện ở Trung
Quốc, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, Nga và phát triển vào năm
2013 - 2014.
Năm 1996, trẻ em bị dị tật tại Viện nuôi dưỡng và phục hồi chức năng trẻ
em Debrecen Hungary đã được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.
Năm 2000, bác sĩ Lê Thúy Oanh đã thực hiện nhiều ca cấy chỉ ở Berlin,
Hamburg, Ducandof của Đức.
1.2.2. Tại Việt Nam
Từ trước năm 1980, Khoa Phổi Viện Quân Y 103, Học viện Quân Y đã
cây chỉ điều trị cho bệnh nhân hen phế quản. Năm 1982, Viện Châm cứu Trung
ương đứng đầu là giáo sư Nguyễn Tài Thụ đã cấy chỉ điều trị cho các trẻ em bị
bại liệt.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


4

Năm 1983, Viện Quân Y 91 cấy chỉ điều trị cho các bệnh nhân hen phế
quản, viêm hô hấp.
Năm 1988, Quân Y Tổng cục Chính trị thực hiện phương pháp cấy chỉ
điều trị các bệnh như hen phế quản, chân tay tê bì, bệnh xương khớp, các bệnh
dị ứng, di chứng câm điếc, động kinh ở trẻ em.
Năm 1996, Viện Y học Cổ truyền Hà Nội cấy chỉ cho bệnh nhân bại liệt.
Năm 2013, Quy trình cấy chỉ được đưa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


5

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CẤY CHỈ
2.1.1. Theo y học hiện đại
Cấy chỉ là phương pháp tác động vào huyệt vị và hệ kinh lạc, tuân theo
các nguyên tắc chọn huyệt như khi châm cứu, do đó có cơ sở lý luận và tác
dụng cũng tương tự châm cứu.
* Theo thuyết thần kinh, thần kinh - thể dịch
Khi có bệnh, tổn thương tại các cơ quan là một kích thích tạo cung phản
xạ bệnh lý. Châm hay cứu cũng là một kích thích tạo ra một cung phản xạ mới,
nếu đủ mạnh sẽ ức chế cung phản xạ bệnh lý, có tác dụng giảm đau. Khi nghiên
cứu về cơ chế giảm đau của châm cứu, các tác giả tập trung vào một số thuyết
như thuyết thần kinh – thể dịch, thuyết cơng kiểm sốt, thuyết phản xạ thần kinh
thực vật, trong đó có thuyết thần kinh - thể dịch được nhắc đến nhiều hơn.
*Theo thần kinh thể dịch cho rằng khi tác dụng lên các huyệt thuộc hệ kinh lạc
bằng các biện pháp khách nhau như: xoa bóp, day bấm, chiều tia lazer gây ra

điện thể hoạt động tại đây, sau đó chúng được truyền về hệ thần kinh trung
ương hoạt hóa các cấu trúc thần kinh tiết ra các chất khác nhau. Các chất này
được giải phóng tại các tận cùng sợi trục tiếp xúc với các tế bào thần kinh nằm
trong các trung khu của cơ quan phân tích cảm giác đau. Tại đây sẽ diễn ra các
quá trình ức chế dẫn truyền các xung đau theo cơ chế ức chế trước và sau synáp
(Megack R.etal 1963).
Man P.L và Cheng R.Š (1972), Melzack R. và Wall P.D 1965 đã tìm
thấy tác dụng của enkcphalin, endorphin trong ngăn chặn cảm giác đau, một số
tác giả lại đi sâu vào nghiên cứu so sánh tác dụng của điện châm- châm cứu với
các thuốc tân dược trong phẫu thuật.
Kho H.G.. Eijk R. Ì., Catcllns W,M. và Van Egimond J. 1991 cho biết tác
dụng giảm đau của điện châm tốt hơn Fecntanyl kế cả trong và sau phẫu thuật.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


6
Kết quả được đánh giá thông qua các chỉ số huyệt động học, sự phục hồi khí
máu, lượng nước tiêu của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Chu Vỹ Cường, Từ Chấn Bang đã nêu lên những ưu điểm của châm tê và
bước đầu định lượng cortisol, B-endorphin trong máu bệnh nhân khi mổ bướu
giáp băng châm tê (theo Nguyễn Bá Quang, 2000).
Những năm đầu thế kỷ 21, nghiên cứu của Harbach H. và cộng sự (2006)
chọ thấy có mơi liên quan giữa cortisol, β-endorphin với kỹ thuật điện châm. Cơ
chế giảm đau trong châm cứu ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học trên thế giới.
Vogralic và Kassin (Liên Xơ cũ) căn cứ vào vị trí và tác dụng của nơi
điện châm đề ra ba loại phản ứng của cơ thể (Borpaisuk B., 1978).
-Phản ứng tại chỗ: châm là kích thích cơ học, cứu là kích thích về nhiệt
gây kích thích tại chỗ da, cơ. Châm hay cứu vào huyệt là một kích thích gây ra

một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau,
giải phóng sự co cơ... Tại nơi châm tạo ra những phản xạ đột trục của hệ thần
kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu, làm
thay đổi tính chất của tổn thương, giảm xung huyết, giảm đau... Phản ứng tại
chỗ là cơ sở của phương pháp điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi có tơn
thương.
-Phản ứng tiết đoạn: khi nội tạng có tồn thương thì có những thay đôi
cảm giác vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó, ngược lại nêu có những kích từ
vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ có ảnh hưởng đến nội tạng cùng trên tiết
đoạn đó. Đó là cơ sở để chọn huyệt từ xa (Borpaisuk. B.I, Akynynkmupa —
peprekcomepanuch Topkuu, 1978).
- Phản ứng toàn thân: theo nguyên lý của hiện tượng Ukhtomski thì trong
cùng một thời gian ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương mà có hai
luồng xung động của hai kích thích đưa tới, kích thích nào có luộng xung động
mạnh hơn và liên tục hơn sẽ kéo các xung động của kích thích kia về nó và tiễn
tới dập tắt kích thích kia.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


7
* Thuyết cổng kiểm soát.
Melzack R. và Wall P.D. (1965, 1270) nghiên cứu về đau, về đường dẫn
truyền cảm giác đau, trung tâm đau ở não và đề xuất thuyết cơng kiểm sốt đau,
nêu quan niệm mới về đau làm cơ sở lý thuyết trong nghiên cứu về đau và thực
tiễn điều trị đau, từ đó nâng cao hiệu quả của chống đau, đặc biệt là những
chứng đau mạn tính.
Thuyết này quan niệm rằng sừng sau tủy sống ví như cánh cửa có thể
đóng mở. Cửa đóng khi kích thích lên các thụ cảm thể ngoại biên với nguồn
kích thích thấp khoảng 0,03 + 0,04 V và kích thích đều đặn, nghĩa là tác động

lên những thụ cảm thể xúc giác, áp lực, đó là tận cùng của những sợi thần kinh
Aβ vào tủy sống tạo ra điện trường âm ở sừng sau sẽ ức chế dẫn truyền cảm
giác đau (cửa đóng), khơng cho cảm giác đau đi tiếp nên cảm giác đau được
giảm hoặc mất. Cửa mở nếu các thụ cảm thể đau bị kích thích mạnh và các xung
đau được dẫn truyền vào sừng sau bởi những sợi nhỏ Aδ sợi C tạo ra điện
trường dương giúp cho cảm giác đau tăng lên.
Sau này Chang Hsiang Tung (1973) đã đưa ra thuyết hai cửa, ông đã
chứng minh rằng q trình ngăn chặn cảm giác đau khơng chỉ xảy ra ở tủy sống
mà còn xảy ra trong đồi thị và thể lưới thân não. Thể lưới thân não nhận các
xung động hướng tâm truyền vào theo các dây thần kinh sọ não, nhất là dây V
và dây X. Những xung đau truyền theo các dây thần kinh sọ não có tác dụng
hoạt hóa thể lưới thân não, kéo theo nó là sự hoạt hóa các hệ thơng chồng đau
trong não bộ.
Chen L. etah (107), Man P. Chen C, (1972) chứng minh rằng nơi chủ yếu
ức chế các xung truyền cảm giác đau là đồi thị. Kích thích dịng điện vào nhân
bụng sau của đồi thị có tác dụng làm mất cảm giác đau khi có các tác nhân gây
hại. Các tác giả trên cho rằng khi điện châm các huyệt sẽ tạo ra những thay đổi
tại huyệt và các xung thần kinh theo các sợi thần kinh có kích thước lớn Aα, Aδ
vào đến các cấu trúc trong hệ thần kinh trung ương (tủy sống, thể lưới thân não,
đồi thì), ở đây sẽ hình thành các cơng ngăn chặn các xung đau từ ngoại vi truyền
vào không cho chúng đến vỏ não.
Nghiêm Huệ Xương, Lương Vĩnh Dân đã tiến hành điện châm giảm đau
sau phẫu thuật các vùng trong bán câu đại não cho thấy kết quả giảm đau rất tốt.
Theo các tác giá này để nâng cao hiệu quả giảm đau, việc chọn phác đồ huyệt
theo nguyên tắc “lấy huyệt theo tiết đoạn thần kinh” là rất cần thiết (Nguyễn Bá
Quang, 2000).
Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


8

* Theo thuyết phản xạ thân kinh thực vật
Học thuyết này chú ý đến vai trò của các phản xạ thần kinh thực vật
(H.2.1). Sherback A. E. (1963) xem da như tấm màn hai mặt trong và ngoài, cả
hai mặt đều có các thụ cảm thể, các đám rối thần kinh, mạch máu, đặc biệt có
rất nhiều tận cùng của hệ thần kinh thực vật. Do vậy khi tác động lên bề mặt da
và các điểm có hoạt tính sinh học cao (huyệt) sẽ gây được các biến đôi trong các
trung khu thần kinh thực vật và do đó điều chỉnh được cảm giác đau và các rối
loạn bệnh lý.
Ionescu - Tirgoviste (1973) cũng cho rằng cơ chế tác dụng của châm cứu
liên quan đến hệ thần kinh thực vật. Tác giả nhận xét rằng khi châm vào huyệt
đã tác động, lên cung phản xạ của hệ thần kinh thực vật, tạo ra mối quan hệ qua
lại giữa huyệt và các cơ quan nội tạng. Điểm gặp gỡ của các xung động từ hai
nơi này là trung khu thần kinh thực vật và cơ chế tác dụng của điện châm liên
quan với sự tiết ra các chất trung gian hóa học của hệ thần kinh thực vật.
(Usepsak A.E. Ochobubie ngygbm no)

Hình 2.1. Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


9
Bên cạnh những cơ sở lý luận và tác dụng như trên thì cấy chỉ cịn có tác
dụng tăng chun hóa mạnh mẽ bởi vì chỉ cây vào đóng vai trị là một protein tự
tiêu. Trong q trình chỉ tự tiêu tạo ra các phản ứng hóa sinh tại chỗ như:
- Tăng tái tạo protein và carbonhydrat, giảm dị hóa, tăng đồng hóa, tăng
protein, giảm acid lactic, tăng dinh dưỡng cho cơ.
- Tăng sinh lưới mao mạch, cải thiện tuần hồn máu ở vùng cấy chỉ.
- Đồng thời có thể sản sinh những sợi thần kinh mới trong bó cơ.


Hình 2.2. Phản ứng thần kinh sinh học của cấy chỉ

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


10
2.1.2. Theo y học cổ truyền
Bệnh tật phát sinh do mất thăng bằng âm dương. Sự mất thăng bằng âm
dương phát sinh bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (lục dâm tà khí), hoặc các
tác nhân bên trong (thất tình), do chính khí suy yếu làm rối loạn hoạt động bình
thường của hệ kinh lạc.
Châm cứu có tác dụng điều hịa thăng bằng âm dương, nâng cao chính
khí, đuổi tà khí ra ngồi, điều chỉnh cơng năng hoạt động của hệ kinh lạc, làm
thông kinh lạc, kh huyết hưu thơng. Nêu tạng phủ bị bệnh sẽ có những thay đôi
bệnh lý đường kinh tươnế ứng, dùng các huyệt tên đường kinh đó đê điêu chỉnh
cơng năng các tạng phủ đó. Bộ Y tê, Chương trình quốc gia y học cô truyện
(1997), (Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy, 1997).
Theo lý luận của YHCT thì châm cứu có tác dụng điều khí trong hệ kinh
lạc, làm giảm đau và trấn đau. Sách Linh khu, Thiên “cửu châm” viết: “muốn trị
đau phải làm thông kinh mạch”, Thiên “Bản Thần” viết: “Phàm các phép châm,
trước tiên phải dựa vào thân, thông qua việc chế ngự thần khí để vận hành lưu
thơng”. (Bộ Y tế, chương trình quốc gia YHCT, 1997).
Điện châm hoặc châm cứu là kích thích kim châm cứu sau khí đã châm
vào huyệt vị người bệnh theo phác đồ điều trị từng loại bệnh bằng xung diện.
Kích thích diện là để rung kim thay cho vê kim bằng tay nhằm thông kinh hoạt
lạc và điều hịa khí huyết. Ưu điểm của điện châm lât rung kim đều, kết hợp với
tác dụng của dịng xung điện nhỏ khơng gây dau như (Nguyễn Tài Thu, Trần
Thúy, 1997)
Theo các y văn cổ, cơ sở của châm cứu chính là kinh lạc và huyệt. Sự lưu
thơng của khí huyết trong kinh lạc rối loạn sẽ sinh ra bệnh tật. Châm cứu có tác

dụng về diều khí và giảm đau hoặc hết đau (Bộ Y tế, chương trình quốc gia
YHCT, 1997).
* Tác dụng điều khí
Thiên thích tiết châm tà trong sách Linh Khu viết: “Mục đích và phạm vi
của việc dùng châm cứu là điều hịa khí”. Khí của kinh mạch khi có bệnh có thể
hữu dự (thực) hoặc bất túc (hư). Châm cứu là phả tả cái thực của khí hữu dư và
bổ cái hư của khí bất túc, qua đó điều hịa lại âm dương. Tả cái thực của khí hữu
dư chính là ngăn chặn và đuổi tà khí gây bệnh ra khỏi cơ thể (khu tà). Bồ cái hư

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


11
của khí bất túc nhằm phục hồi và nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính).
Nhờ phù chính, khu tà, châm cứu có thể điều hịa chức năng tồn thân, chữa
khỏi bệnh tật.
Đề châm cứu có thể điều được khí, Thiên cửu châm thập nhị nguyên
trong sách Linh khu viết: “Điều quan trọng của châm là làm cho khí đến mới có
tác dụng, châm mà khí chưa đến thì tiếp tục kích thích” [2]. Thiên bảo mệnh
tồn hình luận trong sách Tố Vấn viết: “phàm châm chưa đúng đầu tiên phải trị
thần”[1]. bởi vì “trị được thần thì làm cho khí dễ hành”[2].
Trong Thiên quan năng của sách Linh Khu nhấn mạnh: “người thầy thuốc
châm cần rõ tác dụng điều khí. Điều quan trọng trong châm là khơng được qn
cái thần của nó”. Khí và huyết có liên quan mật thiết với nhau “khí là sối của
huyết, huyết là mẹ của khí, khí hành thì huyết hành, khí ngưng thì huyết trệ”.
Trong điều khí có bao hàm điều huyết, huyết mạch hịa lợi thì tinh thần cịn.
Huyết hịa thì kinh mạch lưu hành, ni dưỡng lại âm dương, làm khỏe gân
xương, làm lợi quan tiết”[2].
Từ lý luận của người xưa, chúng ta có thể hiểu là châm cứu có tác dụng
thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh của cơ thể này không phải là vô hạn, mà chỉ có

giới hạn ở một mức độ nhất định. Nhất là khi các tổn thương bệnh lý đã trở
thành thực thể thì khả năng của châm cứu là rất hạn chế. Vì vậy châm cứu dùng
trong điều trị các rối loạn chức năng có hiệu quả tốt. Trong bệnh tăng huyết áp,
châm cứu thường có tác dụng tốt ở giai đoạn I và II, khi chưa có tơn thương
thực thể ở tim, thận, não, mắt. Ở giai đoạn I và II, huyết áp tăng chủ yêu do hệ
giao cảm hưng phấn mạnh hơn, gây tăng trưởng lực tiểu động mạch. Trong máu
lượng adrenalin và một số chất khác tương tự tăng lên, ngược lại acetylcholin và
histamin giảm hẳn giữ ở mức bình thường. Sau đợt điều trị bằng châm cứu làm
cho tương quan này trở lại bình thường, thăng bằng hoạt động giữa giao cảm và
phó giao cảm, các tiểu động mạch giãn ra (do trương lực tiểu động mạch giảm)
dẫn đến. hạ huyết áp. Ngồi ra, châm cứu cịn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung
ương.
Do tác dụng của châm cứu nỗi bật trong lĩnh vực điều trị các rối loạn
chức nên nhiều nhà y học xếp châm cứu vào chuyên ngành phục hồi chức năng
của Y học hiện đại. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của châm cứu ngày càng
được mở rộng. Châm cứu được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh hoặc
các rôi loạn chức năng trong hầu hết các bệnh thuộc tất cả các chuyên ngành
Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


12
như nội, sản, nhi, nhưng vẫn có tác dụng rõ nhất trong điều trị rối loạn chức
năng của các hệ thống cơ quan.
* Tác dụng giảm đau
Lý luận YHCT' cho rằng đau có quan hệ mật thiết với “'khí huyết” và
hoạt động của "thần". Châm cứu có tác dụng điều “khí huyệt” và ““trị thần”?
nên có tác dụng giảm đau.
Về nguyên nhân đau, y văn cổ đã ghi: “Khí tốn thương thì đau”[1]. Người
đời sau lại nói: "đau do khơng thơng, khí huyết ủng trệ”, nghĩa là sự vận hành
của “khí huyết trong kinh mạch có trở ngại thì gây nên đau, “khơng thơng thì

đau. Do đó chữa bệnh cân làm thơng kinh mạch, điều hịa khí huyết” [2].
Mặt khác, “tâm tàng thần” và “các loại đau đều thuộc về tâm”. Điều này
có nghĩa đau là một loại chức năng của tâm. Thần nói ở đây chủ yếu là chỉ vào
hoạt động tinh thần va ý thức, mà người xưa thường quy nó vào chức năng của
tâm. Người xưa rất coi trọng tác dụng của thần “điều quan trọng trong châm là
khơng được qn cái thần của nó”, “phàm các phép châm trước tiên phải dựa
vào thần”, “phàm châm đúng đầu tiên phải trị thần”, đều nhấn mạnh phải “trị
thần”, nghĩa là phải xuất phát từ góc độ chức năng nào đó của hệ thần kinh để
chữa các loại bệnh, giảm đau [1], [2]. Vậy châm làm thế nào đề thông qua tác
dụng “trị thần”? đạt được hiệu quả giảm đau. Dựa Vào các y văn cổ, có thể thấy
các thầy thuốc xưa đã thông qua hai phương thức đề thực hiện. Một là “thông
qua châm để thay đổi thần”, hai là “khống chế thần để khí dễ vận hành” [1], [2].
Tóm lại, châm có khả năng làm thay đổi hoặc ức chế hoạt động của “thần”, làm
“khí huyết” lưu thơng và điều hịa nên đạt được hiệu quả giảm đau.
Trên lâm sàng, các thầy thuốc cổ đại đã biết vận dụng tác dụng này của
châm cứu theo nguyên tắc “lấy nơi đau làm huyệt” gọi là A thị huyệt, Thiên ứng
huyệt hay Thống điểm huyệt [1]. Châm vào những huyệt đó và những huyệt của
kinh đi qua nơi bị bệnh làm cho kinh mạch lưu thơng, khí huyết điều hịa sẽ đạt
đến “thơng tất bất thống” có nghĩa là thơng thì khơng đau. Đây là một tác dụng
khá nỗi bật của châm cứu, nhiều khí nó cho ta những kết quả tức thời, kỳ diệu.
Các thầy thuốc cổ đại đều nhấn mạnh châm phải gây được “đắc khí” mới
đạt hiệu quả chữa bệnh. Thiên cửu châm thập nhị nguyên trong sách Linh Khu
viết: “điều quan trọng của châm là khí phải đến” và “châm phải đắc khí, chú ý
giữ khí khơng được để mất”. Các sách chun về châm cứu đời sau cũng ghi
Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


13
“khí đến nhanh thì hiệu quả nhanh, khí đến chậm thì khó chữa”. Các sách cịn
chỉ ra rằng: nếu chưa “đắc khí” thì phải thêm một số thủ pháp để “đợi khí” và

“thúc khí”, khí đã đên phải giữ khí [2]. Vậy “đắc khí” là gì? Đắc khí là cảm giác
kim bị mút chặt, cảm giác nặng chặt ở tay người châm, và cảm giác ê tức, nặng
chướng của người được châm, đặc biệt là cảm giác của người được châm.
Về nguyên nhân “đắc khí” người xưa viết: “Nếu thần khí đến, kim thấy
chặt”, nói lên cảm giác căng nặng sinh ra lúc châm vào huyệt có quan hệ các
hoạt động của “thần khí". “khơng chế thần để khí dễ vận hành”. Tóm lại, châm
có khả năng làm thay đổi hoặc ức chế hoạt động của “Thần”, làm “khí huyết”
lưu thơng và điều hịa nên đạt được hiệu quả giảm đau.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


14
Chương 3
PHÂN LOẠI, PHƯƠNG PHÁP VÀ ỨNG DỤNG CỦA CẤY CHỈ

3.1. PHÂN LOẠI
Các loại chỉ được phân chia dựa vào
3.1.1. Kết cấu
- Chỉ đơn (Monofilament thread) (chỉ PDO)
- Chỉ đa (Polyfilaments thread) (chỉ PGA)
3.1.2. Kiểu hấp thu
3.1.2.1. Không hấp thu: Thường gọi là chỉ không tan
- Chỉ làm từ vàng hay Platinum.
- Chỉ polypropylene
3.1.2.2. Hấp thu lâu: Thường hay gọi là chỉ lâu tan
- Chỉ polyurethane
- Chỉ polyamide
3.1.2.3. Hấp thu: Thường được gọi là chỉ tan
- Chỉ polylactic acid

- Chỉ Polyglycolic acid
- Chỉ polylactic acid + Polyglycolic acid
- Chỉ polydioxanone (chỉ PDO)

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


15
3.1.3. Các loại chỉ thường dùng trong cấy chỉ điều trị cấy chỉ hiện nay
- Chỉ catgut: Là loại chỉ được làm từ ruột của gia súc hoặc cừu. Thời
gian tự tiêu của catgut thường là khoảng 10 ngày. Catgut chromic (có thêm
muỗi chromium) có thời gian tự tiêu khoảng 20 ngày,
- Chỉ polyglycolic acid: Là loại chỉ tự tiêu tổng hợp. Thời gian tự tiêu
khoảng 60 - 90 ngày. Thường được dùng để khâu các tô chức cơ, cân, gân và
lớp dưới biểu bì. So với catgut có độ dai cao hơn và Ít gây phản ứng trong tổ
chức hơn.
- Chỉ polylactic acid: Là loại chỉ tông hợp tương tự chỉ polyglycolic acid
nhưngđộ dai kém hơn. Thời gian tự tiêu khoảng 60 ngày.
- Chỉ polydioxanone: Là loại chỉ đơn sợi tự tiêu tổng hợp có độ dai rất
cao, thời gian tự tiêu lâu, ít gây phản ứng tổ chức. Tuy nhiên nó lại hơi cứng và
khó điều khiển. Thời gian tự tiêu khoảng 6 tháng.
3.2. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA CÂY CHỈ
3.2.1. Chỉ định của cấy chỉ
Quyết định số 2279/QĐ-BYT ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Y Tế, Quyết định về việc ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh,
chữa bệnh Cây chỉ và Laser châm chuyên ngành châm cứu, cây chỉ được chỉ
định rộng rãi trong hầu hết các bệnh lý mạn tính như:
- Thần kinh: Liệt nửa người do đột quỵ, liệt mặt ngoại biên,đau thần kinh
liên sườn, động kinh, bại não…
- Cơ Xương khớp: Hội chứng vai gáy, viêm quanh khớp vai, hội chứng

thắt lưng - hơng, thối hóa khớp…
- Hô hấp: Hen phế quản, viêm phế quản
- Tim mạch: Huyết áp thấp
- Tiêu hóa: Hội chứng dạ dày - tá tràng, táo bón...

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


16
- Tiết niệu -sinh dục: Đau bụng kinh, hội chứng tiền mãn kinh, di tinh,
liệt dương, tiêu không tự chủ...
- Tai mũi họng: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, khan tiếng, giảm
thính lực...
- Da liễu: Mày đay, vảy nến...
- Khác: Mắt ngủ, đau nửa đầu; tự kỷ; cai nghiện ma túy, thuốc lá, rượu
3.2.2. Chỉ định của chỉ PDO trong thẩm mỹ
- Bệnh nhân nhóm tuổi 25-35 tuổi phịng ngừa lão hóa da.
- Bệnh nhân nhóm tuổi 35-75 tuổi điều trị lão hóa da.
- Bệnh nhân có các vấn đề về da gồm:
+ Giãn mạch xa
+ Sẹo sau khi bị mụn và các sẹo khác.
+ Rạn da
+ Béo phì
+ Phì đại cơ bụng
3.2.3. Chống chỉ định của cấy chỉ
- Các bệnh lý truyền nhiễm cấp tính (SARS, cúm...)
- Cơ thể quá suy kiệt, sức đề kháng giảm
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da
- Dị ứng với các loại chỉ cấy Người có cơ địa sẹo lơi

- Ung thư

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


17
- Có xu hướng chảy máu khơng cầm và mắc các bệnh về máu
- Rối loạn tâm thần và tâm lý
- Có vật cây ghép khơng tan tại vùng muốn thực hiện cấy chỉ.
- Thể tích của lớp trung bì và hạ bì tăng quá mức: Biểu hiện bằng dấu
hiệu sưng phông nhô hẳn lên bê mặt da.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CẤY CHỈ
3.3.1. Nguyên tắc chọn huyệt
Chọn huyệt để cây chỉ tuân theo nguyên tắc chọn huyệt tương tự như khi
châm ẹ gốm Các nguyên tắc chọn huyệt như sau:
-Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ (cục bộ thủ huyệt): Ví dụ như chọn A thị
huyệt
- Nguyễn tắc chọn huyệt ở xa (viễn bộ thủ huyệt): Thường dùng nhóm Lục
tổng huyệt,
- Nguyên tắc chọn huyệt theo kinh lạc bị bệnh (Tuần kinh thủ huyệt): Gồm
các nguyên tắc Nguyên - Lạc, Du - Mộ, Khích huyệt, ngũ hành tương sinh, ngũ
hành tương khắc.
-Nguyên tắc chọn huyệt theo tác dụng đặc hiệu: Ví dụ như Bát hội huyệt,
Lục tơng huyệt, Lục hợp huyệt.
Tuy nhiên, thầy thuốc cần khám kỹ lưỡng và chẩn đốn bệnh danh chính xác
trước khi đưa ra cơng thức huyệt.
3.3.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Phòng thủ thuật đạt tiêu chuẩn
- Các dụng cụ: Pince, kéo cắt chỉ, bơng gịn (gạc) vô trùng, găng tay vô
trùng, côn sát trùng, povidine, băng keo cá nhân, lidocain 10% (thuốc xịt ngoài

da)

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


18
- Hộp thuốc chống sốc
- Bộ dụng cụ cấy: Bộ kim cấy chỉ được cung cấp bởi các nhà sản xuất, chỉ
vơ trùng
3.3.3. Chuẩn bị người bệnh
- Giải thích cho người bệnh biết về phương pháp cấy chỉ. Yêu cầu người
bệnh phối hợp với bác sĩ trong khi thực hiện
- Kiểm tra sinh hiệu người bệnh trước khi cấy chỉ
- Người bệnh nằm tư thế thoải mái, sao cho vùng huyệt chọn được bộc lộ
rõ nhất, thở đều để mềm các cơ trong khi bác sĩ thực hiện (tránh đau do cơ co
thắt).
3.3.4. Các bước tiến hành
-Thiết kế kế hoạch tiến hành cấy chỉ (chọn vùng cấy chỉ, kích thước kim
và chỉ, loại chỉ cần cấy, chọn phương huyệt cần cấy)
- Rửa tay sạch, mang găng tay vô trùng
- Cắt chỉ catgut thành từng đoạn khoảng 1 cm, luồn chỉ vào nòng kim
(nêu dùng chỉ Catgut). Hoặc sử dụng bộ kim chỉ được cung câp săn
- Sát trùng vùng huyệt
- Dùng kem hay xịt gây tê tại chỗ trước 20-30 phút (nếu cấy vùng nhạy
cảm hoặc số lượng kim nhiều)
- Sát trùng lại vùng huyệt
- Châm kim nhanh qua da và đẩy từ từ tới huyệt, đây nòng kim để chỉ
nằm vào huyệt.
- Sát trùng lại sau khi cấy chỉ xong
- Khám lại bệnh nhân nếu bệnh nhân có một trong các tai biến được để

cập phía sau

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


19
Lưu ý
- Hướng kim, độ sâu kim khác nhau tùy thuộc huyệt được chọn
- Phải điều chỉnh độ sâu kim, hướng mũi kim trước khi đưa chỉ vào huyệt
- Khi cấy chỉ tại những vùng như hõm cỗ, ngực, quanh mắt, quanh tai,
những vùng có nhiều thân kinh và mạch máu phải hết sức chú ý
- Sau khi cấy chỉ, cần cho người bệnh nằm nghỉ ngơi, theo đõi khoảng 30
phút
3.3.5. Liệu trình
Liệu trình cấy chỉ tùy thuộc vào loại chỉ được cấy, và thời gian chỉ tan.
Cấy lại khi chỉ đã tan hết.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


20

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


21
3.4. ỨNG DỤNG CỦA CẤY CHỈ PDO TRONG THẨM MỸ
3.4.1. Khái niệm lão hóa da
Lão hóa da là q trình sinh hóa phức tạp được đặc trưng bới sự thay đổi
về chuyển hóa, cấu trúc và chức năng trong tế bào của tất cả các lớp da và các

mô xung quanh do sự suy giảm của cơ thể.
Các học thuyết bàn về lão hóa:
- Khái niệm về ngưỡng tích lũy nghiêm trọng của các sai lầm (errors),
lão hóa : chính là tiến trình tích lũy các sai lầm trong q trình phân chia tế bào
trong cơ thể.
- Thuyết về tế bào chết có chương trình. Các tế bào bị hư hại có liên quan
đến sự chết theo chương trình.
- Thuyết gốc tự do: Các gốc tự do hoạt động (oxy hoạt động) phá hủy tế
bào và gây chết tế bào.
- Thuyết về cơ chế lão hóa là đo tăng độ nhạy cảm của vùng dưới đồi với
các tín hiệu cân bằng nội mơi.
3.4.2. Phân loại và đặc điểm lão hóa da
Có hai loại lão hóa: Lão hóa tự nhiên (normal aging) và lão hóa da bệnh
lý hay lão hóa sớm (premature aging).
Lão hóa tự nhiên là kết quả của những thay đổi diễn ra tự nhiên trong cơ
thể. Hầu hết những thay đổi này được xác định trước về mặt di truyền và khơng
thể đừng lại. Dù sao, q trình lão hóa có liên quan đến việc giảm hoạt động
tăng sinh tế bào.
Lão hóa sớm như một căn bệnh có thể được dự đoán bằng phương pháp
xét nghiệm di truyền. Nó có thể phịng ngừa thơng qua thay đổi lối sống và dinh
dưỡng và sử dụng các công nghệ y tế tiên tiến. Trong 90% nguyên nhân gây lão
hóa da sớm là do tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời, nên được gọi là lão hóa
ảnh (photo aging). Lão hóa ảnh gây tổn thương collagen, elastin, tế bào sắc tố
da và hàng rào nước (water barrier).
Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6


22
3.4.3. Phân loại chỉ PDO
Sự độc đáo của kỹ thuật là sợi chỉ được chèn bên trong kim (dây dẫn) và

đầu sợi tự do được gắn vào kim bằng miếng xốp (sponge). Kim được làm bằng
thép đặc biệt và mài sắc bằng laser, linh hoạt và không phá vỡ các mơ. Nó cho
phép kiểm sốt sự thay đổi của hướng (lên - xuống, từ trái sang phải) và cung
cấp chất lượng cao nhất cho việc tái tạo các đường viễn và thể tích của cầu trúc
da. Sau khi tiêm kim kèm chỉ, kim có thể dễ dàng rút ra và chỉ nằm lại trong
mô.
Trong ba năm qua, các nhà sản xuất chỉ PDO đã giới thiệu một loạt các
loại chỉ. Việc phân loại các chỉ PDO dựa vào:
3.4.3.1. Hiệu quả thẩm mỹ
Chỉ kích thích sinh học: Duy trì hiệu quả trẻ hóa bằng phương pháp tăng
cường tái tạo mơ sau khi đâm kim và kích hoạt sự tân sinh collagen trong suốt
quá trình phân hủy Sợi Chỉ.
Chỉ bọc: Thực hiện cố định da và mô dưới da mà không cần chuyển vị
mơ, sau đó tiếp tục kích hoạt sự tân sinh collagen trong suốt quá trình phân hủy
sợi chỉ.
Chỉ làm đầy: Có hiệu quả lấp đầy các mơ mềm tại các vùng bị teo của
lớp trung bì và hạ bì.
Chỉ nâng: Di chuyển và có định mơ mềm, sau đó tiếp tục kích hoạt sự
tân sinh collagen trong suốt quá trình phân hủy sợi chỉ.
Chỉ tạo hình: Thay đổi thể tích và hình dạng của mơ mềm, tiếp theo là
kích hoạt thêm sự tân sinh collagen trong quá trình phân hủy của sợi chỉ.
3.4.3.2. Hình dạng của các loại chỉ PDO
Chỉ trơn (plain threads): Bao gồm một hoặc vài sợi chỉ. Thông thường
hai sợi, bện hoặc xoăn lại với nhau. Các sợi chỉ này gây không tổn thương nhiều
so với sợi đơn và sử dụng chủ yếu đề kích thích sinh học và bọc mô.

Phan Việt Song: 02/11/1978 – Học viên lớp CKII-6



×