Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.72 KB, 23 trang )

Thư viện điện tử.doc

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
LỚP 3 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
I. TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là một trong những mơn học
quan trọng của cấp Tiểu học nói riêng và các
bậc học khác nói chung. Mục đích của việc
dạy mơn Tiếng Việt ở Tiểu học là: “Hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn
luyện các thao tác tư duy và hình thành nhân
cách con người Việt Nam; bồi dưỡng tình u
tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt”. Các yêu cầu đó
được thể hiện hố qua các phân mơn như:
Chính tả, Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể
chuyện, Tập làm văn… Trong đó phân mơn
Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu
chương trình của mơn Tiếng Việt ở trường phổ
thơng, nhất là trường Tiểu học.
Mặc dù được học tập chính tả dưới hình
thức thực hành là chủ yếu, nhưng nhiều năm
qua chất lượng học tập phân mơn Chính tả vẫn
cịn thấp. Các bài văn, bài kiểm tra của học
1


Thư viện điện tử.doc



sinh đều mắc nhiều lỗi chính tả. Viết sai chính
tả dẫn đến lệch nghĩa, giáo viên đọc, chấm bài
cần phải đọc kĩ mới hiểu được học sinh muốn
viết điều gì. Đây là một thực trạng đặt ra cho
giáo viên dạy Tiểu học, các cấp quản lý cần nổ
lực tìm kiếm những giải pháp thiết thực nhằm
nâng dần chất lượng học chính tả và rèn kĩ
năng viết đúng chính tả cho học sinh.
Trước tình trạng học sinh cấp Tiểu học nói
chung và học sinh lớp 3 nói riêng cịn viết sai
chính tả, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập
của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các
mơn học khác. Vì thế trong q trình giảng
dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy
nghĩ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Làm
thế nào để giảm tỉ lệ học sinh viết sai chính
tả?” hay “Làm thế nào giúp học sinh được học
phân mơn Chính tả một cách khoa học và sử
dụng công cụ này suốt những năm tháng trong
thời kì học tập ở nhà trường cũng như trong
suốt cuộc đời?”. Với ý nghĩ trên, tôi đã mạnh
dạn chọn phân mơn Chính tả trong mơn Tiếng
Việt lớp 3 để nghiên cứu nhằm giúp học sinh
viết đúng chính tả và đúc kết thành đề tài
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết
2


Thư viện điện tử.doc


đúng chính tả” nhằm giúp cho các em học tốt
hơn về phân mơn chính tả.
2. Phạm vi áp dụng đề tài.
Đề tài mà tôi nghiên cứu cũng được các
nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu và đưa
vào áp dụng giảng dạy phân mơn chính tả
trong nhà trường. Tuy đạt được những kết quả
đáng kể, song vẫn còn khơng ít hạn chế với
nhiều ngun nhân khác nhau, trong đó giáo
viên và học sinh đóng vai trị rất quan trọng. Ở
đây tơi đã đi sâu vào điều tra, tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả, từ
đó đề ra một số biện pháp hữu hiệu nhất để rèn
luyện cho học sinh viết chính tả đúng hơn,
chính xác hơn.
Giúp học sinh viết đúng chính tả là vấn đề
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nên ngay từ đầu
năm học tôi đã bắt đầu nghiên cứu và thực
hiện thử nghiệm trên lớp 3 (đây là lớp tôi trực
tiếp chủ nhiệm) với tổng số học sinh là 25 em.
Trong đề tài này tôi nghiên cứu từ khâu
điều tra, xem xét tập viết chính tả của học sinh
để nắm được tình hình chính tả của lớp, phân
tích các ngun nhân viết sai, từ đó đề ra biện
pháp khắc phục thích hợp giúp các em có thể
viết chính tả tốt hơn.
3



Thư viện điện tử.doc

3. Mục đích của việc lựa chọn đề tài.
Đề tài này giúp học sinh nắm vững được
các quy tắc chính tả đơn giản, hạn chế những
sai sót về lỗi chính tả thơng thường. Phát âm
đúng và viết đúng. Hiểu được nghĩa của từ khi
viết. Nâng dần trình độ chính tả để làm nền
tảng cho các mơn học khác.
4. Nội dung.
a. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp
mới so với giải pháp cũ.
b. Thực trạng của đề tài.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng
một số em có chữ viết đẹp rõ ràng, bài viết
sạch sẽ và đúng chính tả thường tập trung ở
những em nổi bật, những em có năng khiếu từ
các lớp dưới. Ngược lại những em viết chữ
chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả tập trung ở
những em học chậm tiến. Qua tìm hiểu thực tế
trên lớp và ở gia đình các em cho thấy nguyên
nhân chủ yếu của tình hình nêu trên là:
* Về phía giáo viên:
- Chưa mạnh dạn áp dụng đổi mới
phương pháp dạy học để giúp học sinh có kĩ
năng viết đúng chính tả.
- Chưa phân loại lỗi chính tả của học sinh.
4



Thư viện điện tử.doc

- Chữa lỗi chính tả cho học sinh chưa
thường xuyên.
* Về phía học sinh:
- Một số học sinh không nắm được nguyên
tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong
Tiếng Việt, không nắm được vị trí phân bổ
giữa
các

hiệu.
- Do các em chưa hiểu nghĩa của từ, chưa
nhớ đầy đủ các quy tắc chính tả vì q trình
học chính tả có liên quan mật thiết với q
trình trí nhớ.
- Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng
đắn trong việc học và rèn luyện viết chính tả,
khi viết các em cịn lơ là, khơng tập trung vào
bài viết, lâu ngày thành thói quen cẩu thả “viết
quen tay”. Vì có nhiều em khi hỏi về quy tắc
viết hoa thì các em trả lời tương đối đầy đủ
nhưng vẫn mắc rất nhiều lỗi về viết
hoa.
- Nhiều em cịn có hồn cảnh gia đình khó
khăn, các em ít có điều kiện học tập, rèn luyện
ở nhà nhiều nên vốn từ ngữ của các em ít được
mở rộng.
Tóm lại: Đa số học sinh của lớp tôi chủ
nhiệm tôi nhận thấy đa số các em chưa có ý

thức về ích lợi của việc viết chữ đẹp, đúng
5


Thư viện điện tử.doc

chính tả cũng như các em chưa thấy được tác
hại của việc viết chưa đẹp, mắc nhiều lỗi chính
tả. Vì vậy giúp các em có ý thức để học tốt
phân mơn chính tả là bổn phận và trách nhiệm
của mỗi người giáo viên nói chung và bản thân
tơi nói riêng.
c. Nội dung cần giải quyết của giải pháp
mới.
Với thực trạng đau lịng trên, tơi đã quyết
tâm vận dụng những kinh nghiệm, những hiểu
biết của mình đã tích luỹ được qua nhiều năm
đứng trên bục giảng tìm ra nhiều biện pháp
phù hợp, nhằm cung cấp cho các em quy tắc
sử dụng hệ thống chữ viết và hình thành kĩ
năng viết thơng thạo Tiếng Việt. Muốn đạt
được điều đó cần giải quyết tốt một số nội
dung sau:
- Phân chia tổ, nhóm học tập, sắp xếp lại
chỗ ngồi phù hợp.
- Giải thích cho học sinh hiểu ích lợi của
việc viết chữ đẹp, đúng chính tả. Từ đó rèn
luyện các em tính cẩn thận, chính xác, thói
quen trình bày vở sạch, viết chữ đẹp và viết
đúng chính tả.

- Khắc phục những hạn chế do lỗi phát âm
của địa phương.
6


Thư viện điện tử.doc

- Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của một số
từ trong bài chính tả một cách rõ ràng, cụ thể.
- Hướng dẫn học sinh nắm vững các quy
tắc viết hoa cơ bản.
- Giúp học sinh chú ý để khắc sâu kiến
thức của từng bài chính tả.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Giáo viên phối kết hợp với gia đình giám
sát việc học ở nhà của học sinh để giúp các em
có hướng học tập đúng đắn.
- Giáo viên phải chú trọng chữ viết của
mình hằng ngày trên lớp.
5. Các giải pháp thực hiện.
a. Phân chia tổ, nhóm học tập.
Nhóm học tập: mỗi nhóm gồm 2 em ngồi
cùng một bàn, tơi khơng qn bố trí ngồi xen
kẻ giữa em nổi bật với em chậm tiến để từ đó
em nổi bật sẽ tác động và kèm những em chậm
tiến. Mỗi tổ học tập tôi chia 6 em. Tổ trưởng là
những em học nổi bật, có giọng đọc chuẩn,
viết chính tả tốt để có thể vừa theo dõi vừa
giúp đỡ các bạn cịn hạn chế chính tả trong tổ.
Song song với việc chia tổ, nhóm học tập tơi

phân cơng các em cùng tổ, cùng nhóm có
nhiệm vụ là nhắc nhở, kiểm tra nhau về những
yêu cầu do giáo viên đặt ra để chuẩn bị cho bài
7


Thư viện điện tử.doc

chính tả sắp học (vào 10 phút đầu giờ). Từ đó
tạo cho học sinh có thói quen tự giác tích cực
học tập.
b. Khắc phục những hạn chế do phát
âm của địa phương.
Ở lớp Ba, chính tả thường là dạng nghe viết, chữ Tiếng Việt là chữ ghi âm, vì thế đọc
đúng sẽ viết đúng. Thực tế học sinh lớp tơi có
rất nhiều em cịn phát âm lẫn lộn giữa những
từ, tiếng có phụ âm đầu “tr / ch”, vần “ăt / ât”;
“ân / ăn”. Theo kết quả điều tra cho thấy trong
lớp đã có đến 5 em mắc phải trường hợp này.
Để giải quyết dứt điểm hạn chế trên, trước tiên
người giáo viên phải đọc chuẩn xác, rõ ràng,
dễ nghe, dễ hiểu để học sinh cảm thụ bài và
đọc đúng. Về phía học sinh, tơi uốn nắn cho
các em một cách thật tỉ mỉ những từ, tiếng này
nhất là trong phân môn Tập đọc. Vào những
giờ luyện đọc tôi đặc biệt lưu tâm đến cách
phát âm của những em này. Mỗi khi các em
phát âm sai tôi liền sửa sai kịp thời, cố gắng
thường xuyên và có nhận xét thật cụ thể về
cách phát âm của từng cá nhân. Dần dần sẽ

hình thành cho các em cách phát âm đúng dẫn
đến việc các em viết đúng. Tôi uốn nắn rèn
luyện cho các em không những ở phân môn
8


Thư viện điện tử.doc

Tập Đọc mà còn cả trong phần viết từ, tiếng
khó của bài chính tả.
Ví dụ: Từ: “trai tráng” các em đọc sai
thành “chai cháng” khi gặp (đọc) từ này tơi
cho học sinh phân tích tiếng “trai” gồm có phụ
âm đầu “tr” ghép với vần “ai” nên phải đọc là
“trai” khơng đọc là “chai” – tiếng “tráng” gồm
có phụ âm đầu “tr” ghép với vần “ang” và
thanh sắc nên phải đọc là “tráng” không đọc là
“cháng”. Khi đọc các em phải uốn cong lưỡi
lên. Nếu các em đọc “chai cháng” thì sẽ bị sai
nghĩa của từ “trai tráng” ≠ “chai cháng”.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng có
dấu thanh hỏi, thanh ngã trước tiên tơi phân
tích cho các em hiểu cách phát âm tiếng mang
thanh hỏi khác với tiếng mang thanh ngã
(tiếng mang thanh hỏi thì phát âm hơi nặng và
ngắn, còn đối với tiếng mang thanh ngã thì
phát âm nhẹ, hơi cao giọng).
Ví dụ: vẻ, trẻ, kỉ...thì phát âm hơi nặng,
ngắn.
vẽ, mỡ, kĩ, sữa…thì phát âm nhẹ,

hơi cao giọng.
Đặc biệt lưu ý là trong giờ chính tả khi đọc
cho các em viết tôi luôn đọc thật to, tốc độ đọc
vừa phải để các em nghe rõ, tơi cịn nhắc các
9


Thư viện điện tử.doc

em phải chú ý lắng nghe cách phát âm của cô
mà viết cho đúng. Ở lớp công việc này tôi
không chỉ dừng lại ở chỗ sửa sai cách phát âm
của các em trong giờ học chính tả, Tập đọc mà
còn sửa sai trong cả những giờ học khác, ngay
cả trong sinh hoạt giao tiếp hằng ngày để hình
thành cho học sinh thói quen phát âm đúng,
viết đúng. Tôi đã làm thường xuyên công việc
này và nhận thấy kết quả có sự chuyển biến rõ
rệt (trước đây 5 em mắc phải nay còn 1 em).
Tuy nhiên, muốn cho học sinh không quên và
khắc phục những hạn chế trên thì địi hỏi giáo
viên phải thực hiện cơng việc đó lặp đi lặp lại
hằng ngày, thường xuyên và phải liên tục để
các em khơng cịn mắc phải những lỗi do thói
quen phát âm sai của địa phương.
c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa
của từ trong bài viết.
Song song với việc luyện đọc chính xác,
hiểu nội dung bài viết là việc hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nghĩa của từ khó trong bài chính

tả. Đây là một việc làm rất cần thiết đòi hỏi
giáo viên phải tiến hành thật kĩ. Khi giới thiệu
nghĩa của từ khó giáo viên nên giới thiệu ngắn
gọn, chính xác, dễ hiểu để học sinh hiểu và ghi
nhớ được nghĩa của một số từ. Khi các em
10


Thư viện điện tử.doc

nắm được nghĩa của từ rồi thì sẽ dễ dàng xác
định chính xác từ mà mình phải viết. Từ đó sẽ
hạn chế việc học sinh viết sai chính tả.
Ví dụ: Trong bài chính tả: “Ơng ngoại” có
các từ cần giải thích như sau:
- Loang lổ: có nghĩa là nhiều mảng màu
đan xen, lộn xộn nên viết là loang (có vần
oang). Sau đó u cầu học sinh tìm từ có chứa
tiếng loang (loang tồng, loang lống…).
-“Ơng” có nghĩa là người đàn ông già, lớn
tuổi viết là “ông” (vần ơng có âm ơ). Sau đó
u cầu học sinh tìm từ có tiếng ơng (ơng nội,
ơng ngoại, ơng cháu, ơng cụ…).
Khi viết giáo viên đặt tiếng trong từ để học
sinh hiểu rõ nghĩa của từ mà nhớ cách viết
đúng.
Ví dụ: không viết “ông” mà viết “ông
cháu” để tránh nhầm lẫn với “ong” (con ong).
d. Giúp học sinh nắm vững các quy tắc
viết hoa cơ bản.

Để giúp học sinh biết cách viết hoa đúng
khơng những trong giờ chính tả mà cịn viết
hoa đúng ở bất kì mơn nào thì điều cần thiết
của giáo viên là:
- Giáo viên phải cung cấp cho học sinh
nắm được các quy tắc viết hoa (tức là khi nào
11


Thư viện điện tử.doc

phải viết hoa). Đối với vấn đề này thì tơi cũng
nhắc cho các em biết khi gặp các tên riêng
trong bài chính tả bắt buộc phải viết hoa.
Ví dụ1: Ơng Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng
mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại
dưới chân. (Hội Vật- Tiếng Việt 3).
Cản Ngũ và Quắm Đen là tên riêng phải
viết hoa.
Ví dụ 2: Đê-rốt-xi và Cơ- rét- ti leo như
hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ
như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không.
(Buổi học thể dục - Tiếng Việt 3).
+ Đối với tên riêng tiếng nước ngồi tơi
hướng dẫn cho các em biết chỉ viết hoa chữ cái
đầu tiên của tiếng đầu mà thôi, giữa các tiếng
cịn lại trong từ phải có dấu gạch nối (Đê-rơtxi, Cơ-rét-ti, Xtác-đi).
+ Trong những bài chính tả có tên riêng
thì tơi viết các từ đó lên bảng, hướng dẫn học
sinh cách viết hoa đúng cũng như giải thích

cho học sinh hiểu vì sao phải viết hoa các từ
này. Gọi học sinh phát âm lại, sau đó cho học
sinh luyện viết vào bảng con để các em ghi
nhớ.
- Giáo viên cần giúp cho học sinh biết viết
hoa khi bắt đầu đoạn văn; sau những dấu câu
12


Thư viện điện tử.doc

như: dấu chấm xuống dòng, dấu chấm hỏi, dấu
chấm than và dấu chấm. Giáo viên cần nhắc
nhở các em thường xun ở mỗi giờ viết chính
tả. Có như vậy thì dần dần các em sẽ trở thành
thói quen.
Ví dụ: Thầy giáo nói: “Giỏi lắm! Thơi, con
xuống đi!” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên
cái xà như những người khác. (Buổi học thể
dục - Tiếng Việt 3).
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh không
nên viết hoa sau những dấu câu như: dấu hai
chấm, dấu chấm phẩy, dấu phẩy.
Ví dụ: Tuy nhiên, tơi với bà, chúng ta đang
sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. (Bác
sĩ Y-ec-xanh - Tiếng Việt 3).
Từ khi vận dụng cách làm trên tôi nhận
thấy học sinh lớp tơi khơng cịn mắc lỗi này
nữa, điển hình như có em lúc đầu cịn viết hoa
tuỳ tiện, chỗ đáng lí phải viết hoa thì em lại

viết thường còn chỗ viết thường lại viết hoa.
Qua một thời gian giúp đỡ đến nay các em này
khơng cịn sai nữa. Đó là điều tơi vơ cùng
phấn khởi.
đ. Giúp học sinh chú ý để học sinh khắc
sâu kiến thức của từng bài chính tả.
13


Thư viện điện tử.doc

Ở mỗi bài chính tả, tơi cho học sinh tự rút
ra từ khó, tìm hiểu nghĩa xong, học sinh tiến
hành phân tích miệng. Sau đó giáo viên giới
thiệu chữ có chữ viết gần giống nhau hay nghe
phát âm giống nhau để học sinh tự so sánh.
Sau đó gọi học sinh nhận xét và cho học sinh
lặp lại. Mỗi lần các em rút ra một từ khó, phân
tích và so sánh, nhận xét và phát âm xong tôi
cho học sinh viết bảng con. Tiếp tục các em rút
ra từ khó thứ hai và cũng làm giống như từ thứ
nhất đến khi hết từ khó trong bài chính tả. Làm
như thế giúp cho các em dễ dàng khắc sâu kiến
thức.
Ví dụ: Bài chính tả “Q của đồng nội” có
các từ:
- (giọt) sữa: sau khi giáo viên hướng dẫn
học sinh hiểu nghĩa của từ, học sinh phân tích
“sữa” gồm có âm ghép với vần ưa và thanh
ngã trên âm ư; giáo viên giới thiệu tiếng sửa

(sửa chữa, sửa đổi, sửa lại, sửa lưng,…). Từ đó
học sinh so sánh “sửa” và “sữa” biết khi nào
cần viết “sửa” và khi nào viết “sữa” (so sánh
dấu thanh hỏi / ngã).
Tương tự tiến hành với các từ khác như:
- (hương) vị so sánh với dị (dạng)
- phảng (phất) so sánh với phản (ánh)
14


Thư viện điện tử.doc

Đến phần luyện tập ở mỗi tiết, tôi cho các
em làm vào vở bài tập Tiếng Việt (phần chính
tả). Sau đó tơi gọi học sinh làm miệng và tơi
trình bày lên bảng (hoặc gọi học sinh lên bảng
làm). Học sinh sẽ đối chiếu bài làm của mình
và nhận xét đúng, chưa đúng. Có như thế mới
làm cho các em thấy được cái chưa đúng của
mình để từ đó khắc phục, sửa chữa. Khơng
những ở mơn chính tả mà các phân môn khác
như Tập làm văn, Luyện từ và câu…tôi cũng
đặc biệt chú ý vấn đề viết đúng chính tả của
các em. Khi nhận xét bài Tập làm văn những
bài nào viết chưa đúng nhiều lỗi chính tả tôi
viết lên bảng chỉ cho các em thấy chỗ chưa
đúng và sửa lại theo cách viết đúng chính tả.
Ngược lại bài nào viết đúng chính tả, sạch sẽ
thì tơi tun dương trước lớp. Có như vậy thì
mới giúp học sinh mau tiến bộ. Từ đó những

em chậm tiến sẽ nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa
để được cô giáo khen.
e. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Ngoài việc rèn luyện cho học sinh trên
lớp, tơi cịn chú trọng đến việc rèn viết chính
tả ở nhà. Để việc rèn viết ở nhà có hiệu quả tơi
u cầu mỗi em trang bị riêng cho mình một
quyển tập luyện viết (tơi thường xuyên kiểm
15


Thư viện điện tử.doc

tra quyển tập này) và hướng dẫn cho các em
cách thực hiện để dễ dàng áp dụng cho việc tự
học ở nhà, cụ thể như sau:
- Hướng dẫn luyện viết từ khó: trước tiên
các em nhìn sách đọc từ khó, sau đó khơng
nhìn sách ghi nhớ từ và viết vào nháp hoặc
bảng con…. Cuối cùng đối chiếu lại sách kiểm
tra lại từ vừa viết đúng hay chưa đúng.
- Luyện viết chính tả: học sinh tự nhìn
sách đọc (hoặc nhờ người thân) đọc từng cụm
từ và viết vào vở luyện viết. Sau đó rà sốt lại,
chữ nào viết sai thì tập viết lại đến khi nào
khơng cịn sai nữa.
- Đối với những bài chính tả trên lớp,
những chữ viết chưa đúng chính tả tơi u cầu
học sinh về nhà viết lại, cứ mỗi chữ một dòng.
Việc này sẽ giúp cho các em nhớ lại các chữ

đã viết chưa đúng để khắc phục ở những bài
sau.
Tất nhiên việc luyện viết này luôn được
kiểm tra chặt chẽ, hàng tuần đến ngày thứ ba,
thứ năm hai em ngồi cùng bàn (đôi bạn học
tập) sẽ đổi vở chéo kiểm tra và báo lại tổ
trưởng của mình. Tổ trưởng sẽ báo cáo lại cho
giáo viên. Ngồi ra tơi cũng thường xun thu
về kiểm tra để theo dõi kịp thời nhắc nhở, uốn
16


Thư viện điện tử.doc

nắn các em. Bên cạnh đó tơi cịn giúp cho các
em hiểu ích lợi của việc luyện viết ở nhà, để
các em có ý thức cao trong việc thực hiện. Tôi
cũng không quên khen ngợi những em thực
hiện tốt để các em nỗ lực phấn đấu hơn. Tơi
cũng thường xun trao đổi với phụ huynh tìm
hiểu việc học ở nhà và thuyết phục gia đình hỗ
trợ tích cực trong việc nhắc nhở, kiểm soát
việc tự học ở nhà, góp phần giúp học sinh viết
đúng chính tả hơn.
f. Giáo viên phải chú trọng chữ viết của
mình hằng ngày trên lớp.
Đặc điểm của học sinh tiểu học là hay bắt
chước, do vậy giáo viên phải thật sự gương
mẫu về mọi mặt trước học sinh. Ở bất kì mơn
học nào giáo viên phải phát âm thật chuẩn,

chính xác, rõ ràng để học sinh nghe đúng thì
mới viết đúng. Cũng như khi viết bài trên
bảng, tôi luôn chú ý đến chữ viết của mình,
viết theo mẫu quy định, nhất là cách cầm phấn,
bỏ các dấu thanh (dấu thanh hỏi bỏ ngay âm
chính của vần). Trước học sinh ta khơng nên
viết cẩu thả hay viết chưa đúng, điều đó sẽ ảnh
hưởng rất lớn đối với học sinh.
Để cho học sinh viết chữ đúng mẫu tơi cịn
treo bảng chữ cái (viết kiểu hoa, viết thường)
17


Thư viện điện tử.doc

trước lớp để học sinh có thể quan sát hàng giờ,
hàng ngày.
6. Kết quả trước và sau khi thực hiện.
Đầu năm học, lớp tơi có 25 học sinh
nhưng đã có 5 em viết chính tả rất hạn chế.
Sau khi tìm hiểu ngun nhân, tơi đề ra biện
pháp khắc phục và áp dụng cho cả lớp.
Gần một năm thực hiện các biện pháp
trên, lớp tôi đã đạt được kết quả rất khả quan.
Các em khơng cịn lười học nữa mà cịn rất
phấn khởi, tích cực học tập làm cho tiết học
trở nên sinh động hơn. Về chất lượng học mơn
chính tả có tiến bộ nhiều, trước hạn chế 5 em,
nay 4 em đều tiến bộ rõ rệt chỉ cịn 1 em viết
chưa đúng hết bài chính tả mà sai khoảng 6, 7

lỗi. Tuy nhiên so với đầu năm học em đã có
tiến bộ rất nhiều. Trong những tháng đầu của
học kì I, em này viết chữ có thể nói là tơi
khơng đọc được cịn đọc chữ thì đánh vần từng
tiếng. Vậy mà qua một thời gian phấn đấu của
bản thân cộng thêm sự giúp đỡ của tôi, của bạn
bè đến nay em đọc chữ tương đối trôi chảy,
chữ viết dễ xem hơn. Tôi tin rằng nếu tiếp tục
vận dụng tốt phương pháp trên đến cuối năm
em sẽ không cịn hạn chế mơn chính tả nữa.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
18


Thư viện điện tử.doc

Như vậy, từ thực tiễn vận dụng đề tài:
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết
đúng chính tả ” với đối tượng học sinh mà tôi
chủ nhiệm. Tôi nghĩ rằng đây là những vấn đề
thiết thực, có tác dụng to lớn trong việc giúp
học sinh học tốt phân mơn chính tả cho các đối
tượng học sinh nhất là đối với học sinh chậm
tiến. Các em đã dần dần viết ít sai lỗi chính tả
trong tiết học Chính tả cũng như trong các bài
viết của phân môn Tập làm văn hay Luyện từ
và câu. Với những kinh nghiệm trên tôi nghĩ
các anh chị dạy lớp 3 ở trong trường, trong
huyện có thể tham khảo để vận dụng vào trong
q trình giảng dạy của mình, từ đó có thể

nghiên cứu rộng hơn để góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học phân mơn Chính tả của
mơn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học.
III. HIỆU QUẢ VỀ MẶT GIÁO DỤC
VÀ XÃ HỘI.
1. Hiệu quả về mặt giáo dục.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề
tài này tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ
rệt so với đầu năm học, đặc biệt là đối với
những đối tượng học sinh chậm tiến trong lớp.
Các em bước đầu biết viết đúng chính tả thơng
19


Thư viện điện tử.doc

qua nghĩa của từ, cũng như các quy tắc chính
tả trong Tiếng Việt.
Muốn đạt được kết quả cao trong giảng
dạy, người giáo viên phải thấy được vị trí quan
trọng của phân mơn chính tả, phải hết sức
gương mẫu trước học sinh, phải biết quan tâm
hết các đối tượng học sinh, phải biết kiên trì,
chịu khó nhẫn nại, giáo viên phải có tâm huyết
với nghề và quyết tâm cao trong việc tìm ra
biện pháp thích hợp nhất cho từng đối tượng
học sinh của lớp mình.
2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Qua việc tiến hành một số hoạt động rèn kĩ
năng viết đúng chính tả trong phân mơn Chính

tả, các môn học khác cũng như trong tiết
Hướng dẫn học Tiếng Việt, tôi thấy học sinh
đã hạn chế được một số lỗi chính tả mà các em
vẫn thường hay mắc phải. Bên cạnh đó, các
em cũng rất tự tin khi thực hành viết các bài
chính tả trong phân mơn Chính tả, cũng như
khi thực hành viết các đoạn văn trong phân
môn Tập làm văn.

20


Thư viện điện tử.doc

21


Thư viện điện tử.doc

MỤC LỤC
Trang
I. TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO:.......................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................1
2. Phạm vi áp dụng đề tài................................1
3. Mục đích của việc lựa chọn đề tài...............2
4. Nội
dung ..................................................................
.........................................2
a. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so
với giải pháp cũ..........................2

b. Thực trạng của đề
tài.......................................................................
..................2
c. Nội dung cần giải quyết của giải pháp
mới.......................................................2

22


Thư viện điện tử.doc

5. Giải pháp thực
hiện....................................................................
........................3
6. Kết quả trước và sau khi thực
hiện....................................................................
7
II. KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG................................................................
...................7
III. HIỆU QUẢ VỀ MẶT GIÁO DỤC VÀ XÃ
HỘI............................................7
1.Hiệu quả về mặt giáo
dục.....................................................................
..............7
2. Hiệu quả về mặt xã
hội......................................................................
................8

23




×