ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu hỏi tiểu luận: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản
xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Công Minh
Mã sinh viên: 71DCDT22069
Lớp: 71DCDT21
Khóa: 71
Giảng viên hướng dẫn: Phùng Thị Thuỳ Dung
HÀ NÔI – 2021
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất,
danh nhân văn hóa của thế kỷ XX, sự thừa nhận này được xác lập dựa trên một sự
nghiệp văn hóa đồ sộ mà Người đã cống hiến cho dân tộc, cho nhân loại. Trong
khi tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho quyền
làm người của dân tộc, đưa đất nước ta phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành lại vị trí xứng đáng cho nền văn hóa Việt
Nam trong nền văn hóa thế giới.
Trong khi tồn cầu hóa kinh tế đang tạo ra những thay đổi lớn lao của bộ
mặt thế giới và làm biến đổi nhiều quan niệm truyền thống của con người thì các
vấn đề về văn hóa và chính trị tồn cầu như: Chủ nghĩa nhân đạo, hịa bình, hợp
tác và cùng phát triển cũng nổi lên trở thành nội dung trọng tâm cho các cuộc
đàm phán quốc tế.
Ở nước ta, đầu thế kỷ XXI, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của công cuộc
đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế, vấn đề con người, văn hóa cũng như mối
2
quan hệ trong nền tảng của xã hội được quan tâm khơng ít. Một trong những biểu
hiện cụ thể đó là chủ trương phát triển xã hội đã ghi nhận được sự đổi mới trong
tư duy lý luận của Đảng về vai trị của con người và văn hóa. Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, những biến động sâu sắc trong phạm vi toàn cầu cùng với những
diễn biến và thâm nhập đa chiều vô cùng phức tạp của đời sống xã hội đã tạo ra
nhiều thách thức mới cho văn hóa và chủ thể của nó. Đây là thời điểm, hơn lúc
nào hết, đòi hỏi người Việt Nam chúng ta phải có bản lĩnh dân tộc vững vàng để
vượt qua những cú sốc văn hóa. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc giá trị Người và phát
huy hiệu quả yếu tố con người để vận dụng sáng tạo sức mạnh nội sinh của văn
hóa - nguồn lực trụ cột, cơ bản để thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện, hiệu
quả hiện nay.
Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về các mục tiêu phát triển bền
vững có nhiều điểm tương đồng với mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam của Hồ Chí Minh vạch ra từ giữa thế kỷ trước. Mặc dù, Người sống
trong thời đại nền kinh tế công nghiệp, nghĩa là chưa có nền tảng cho sự phát
triển xã hội bền vững nhưng Người đã chứng tỏ tầm nhìn xa trơng rộng, một trí
tuệ bậc thầy hiếm thấy.
Xuất phát từ di sản tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, thực tiễn văn hóa Việt
Nam trong xu thế hội nhập, đề cao vai trị của văn hố trong sự phát triển bền
vững vì sự tiến bộ xã hội, em xin chọn đề tài: “Quan điểm Hồ Chí Minh về vai
trị của văn hóa đối với sự phát triển đất nước – giá trị lý luận và thực tiễn”
làm chủ đề nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí
Minh học.
-
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Đề tài nghiên cứu, làm rõ nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của
văn hóa đối với sự phát triển đất nước, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp
vận dụng vào phát triển đất nước hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa đối với sự phát
triển đất nước
Tổng kết quá trình phát huy vai trị của văn hố đối với sự phát triển đất nước,
vận dụng những giá trị đó vào việc giải quyết một số vấn đề phát triển đất nước
hài hoà, bền vững.
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*
Đối tượng nghiên cứu:
Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa đối với sự phát triển và hệ
giá trị của nó đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
3
-
-
Về mặt lý thuyết:
Đề tài xoay quanh các quan niệm về văn hóa, quan điểm Hồ Chí Minh về
vai trị của văn hóa trong sự phát triển của đất nước.
Giới hạn thời gian nghiên cứu:
Qúa trình Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực văn hoá, tổng kết thành tựu, hạn chế,
từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp phát huy vai trị của văn hố đối với sự
phát triển đất nước từ sau 1986 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-
Cơ sở lý luận:
-
+ Quan niệm về văn hóa, vai trị của văn hóa đối với sự phát triển lịch sử
trong lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tổng kết tình hình Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực văn hố, từ đó đánh giá giá
trị quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hoá.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là: Logic, lịch sử, so sánh,
thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá…. để hồn thiện đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả của luận văn góp phần làm rõ nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về
vai trị của văn hóa, đồng thời chỉ ra những phương hướng, giải pháp để xây dựng
đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, bao gồm 2 chương:
Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của văn hố trong sự phát triển
đất nước.
Chương 2: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của văn hoá trong
phát triển đất nước ta hiện nay.
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA VĂN HỐ
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
1.1.
Văn hố
1.1.1. Văn hố là gì?
•Văn hố theo quan niệm truyền thống phương Đơng
Khơng phaỉ “Văn hoá” mới được đề cập trong một vài thế kỷ gần đây mà
nó xuất hiện lâu hơn thế với những cách hiểu xuất phát từ hoạt động sản xuất
nơng nghiệp, việc hình thành những nhóm cộng đồng dân cư trên thế giới. Cách
đây hàng chục thế kỷ, ở phương Đơng đã hình thành một cách hiểu “văn hố”
4
mà cách dùng văn hố ngày nay vẫn cịn bị ảnh hưởng khơng ít.
Từ “Văn” trong ngơn ngữ Trung Hoa được hiểu là vẻ bề ngồi, hơn thế nó
cịn là nội dung được thể hiện ra như các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa, gió, bão
…. Nó chính là văn của trời. Theo cách hiểu này, con người cũng có cái “văn”
riêng, đó là: thẩm mĩ, phong tục, đạo đức được biểu hiện trong mối quan hệ giữa
người với người, con người với tự nhiên mà cụ thể đó là sự trật tự trong các mối
quan hệ đó. “Văn” là cái bên ngoài và được thể hiện ra bên ngoài, có nghĩa nó
chứa cả yếu tố nội dung và hình thức. Con người có thể làm cho con người
“thiện”, “mĩ” hơn. Đó cũng chính là tác dụng giáo dục đạo đức của văn chương.
Người Trung Quốc thường quan niệm văn hoá là chế độ, văn trị, giáo hoá, lễ
nhạc, điển chương. Trong lịch sử lâu dài, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu
trên lĩnh vực, nhưng khoa học về văn hố chưa phát triển, nên cách hiểu trên duy
trì mãi đến thời cận đại khi tiếp nhân nghĩa của khái niệm văn hố phương Tây du
nhập sang.
•Văn hố theo quan niệm truyền thống phương Tây
Ở phương Tây, từ “văn hoá” (culture) với tư cách là một từ đã được xuất
hiện trước công nguyên trong hệ ngôn ngữ La tinh nghĩa cấy cày, gieo trồng,
chăm sóc…. từ “văn hố” trong ngơn ngữ Hi Lạp – La Mã cổ đại mang hai nội
dung lớn: sự gieo trồng, chăm sóc cây cối, hoa màu (hoạt động sản xuất vật chất)
và sự phát triển năng lực tinh thần. Các nhà Khai sáng trong thế kỷ Ánh sáng thế kỷ XVIII cũng đã quan tâm đến vấn đề văn hoá và kết quả là đưa ra khơng ít
những phát kiến sáng tạo. Nhìn chung, văn hố trong thời kỳ này mang nhiều âm
hưởng của chính trị và kinh tế, “văn hoá” trở thành một khái niệm được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, phân tích, đề cập trong các nghành khoa học xă hội và
nhân văn đặc biệt là về vấn đề con người, sức mạnh của con người. Cũng chính vì
thế mà “văn hố” trở nên đa nghĩa, phong phú hơn.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một nhà nghiên cứu người Mỹ đã dẫn ra
khoảng 400 định nghĩa về văn hố, nhưng có thể chắc rằng, đây không phải là
con số cuối cùng. Tuy nhiên, tính phiến diện là đặc điểm chung của các định
nghĩa và các nhóm định nghĩa về văn hố
• Văn hố theo quan niệm mác - xít
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng văn hố là tồn bộ những giá trị được tạo ra
nhờ hoạt động sáng tạo và lao động của con người. Nó bao gồm tồn bộ giá trị
vật chất, tinh thần và bản thân sự phát triển của con người. Văn hố khơng chỉ là
nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại mà còn tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển của xã hội lồi người. Do đó, hai ơng đã đi đến khẳng định phải
tiến hành cuộc cách mạng giải phóng xã hội, giải phóng con người, giải phóng
văn hố
Các quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen sau này được V.I.Lênin phát triển
đầy đủ, cụ thể khi bàn về cách mạng văn hoá. Theo V.I.Lênin, văn hoá phải 5là
một bộ phận hữu cơ của cách mạng, văn hoá khơng phải vấn đề ngồi lề, khơng
thể đứng trên xã hội, đứng ngoài cách mạng như một vài quan điểm trước đó
cũng như cùng thời.
•Cách nhìn nhận của thế giới về văn hố
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá theo những lát
cắt cũng như phạm vi rộng hẹp khác nhau nhưng tựu chung lại đều thừa nhận văn
hoá là những giá trị to lớn do con người sáng tạo ra. Năm 1982, Tổ chức
UNESCO đã thống kê (chưa đầy đủ) có khoảng 200 định nghĩa về văn hoá trên
thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong vài thập kỷ gần đây,
con số này chắc chắn nhiều hơn thế. Cũng trong năm này, trong Tuyên bố về
Những chính sách văn hoá, Tổ chức UNESCO đã thống nhất định nghĩa “văn
hoá” như sau: “Trên ý nghĩa rộng nhất, văn hố có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của xã
hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật hay văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá
trị, những tập tục, những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân. Chính văn hố làm cho chúng ta trở thành những sinh vật
đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính
nhờ văn hố mà chúng ta xét đốn được những giá trị và thực thi sự lựa chọn.
Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết
mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
bản th ân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
cơng trình vượt trội lên bản thân”[73.23]
Như vậy, văn hoá là cái được tích luỹ, lựa chọn của con người bằng một q
trình nhận thức, lựa chọn phương thức thích ứng với hoàn cảnh, sáng tạo để lao
động sản xuất, cải thiện hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống, khẳng định sức mạnh của
con người đối với thế giới bên ngoài. Đồng thời, con người tự hồn thiện, làm
mới hoạt động của mình, đem lại hiệu quả nhiều hơn, chất lượng hơn cả về vật
chất và tinh thần.
1.1.2. Văn hoá theo quan niệm của Hồ Chí Minh
Trong tập Nhật ký trong tù (1942 – 1943), Hồ Chí Minh khơng chỉ làm thơ
chữ Hán, mà Người cịn viết thêm vào đó là Mục đọc sách báo ở những trang
cuối cùng, bắt đầu sau bài “Khán thiên gia thi hữu cảm”. Nằm trong những trang
ghi chép đó, Người đã nêu lên khái niệm “văn hố”, Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn , ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố. Văn hố là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sinh sản ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự
sinh tồn”.
6
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hố là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do lồi người sáng tạo ra “Văn hố là sự tổng hoà của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[43.458].
Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần. Người viết: Trong công
cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang
nhau: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá.
Theo nghĩa hẹp nhất, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người
được đánh giá bằng học vấn phổ thông, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh u cầu mọi
người phải học văn hố, phải xoá nạn mù chữ, coi dốt là một thứ giặc nguy hại
của dân tộc, sự phát triển đất nước.
Điều thú vị là định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hố có nhiều điểm gần
giống với quan niệm hiện đại của UNESCO về văn hố theo khía cạnh: Phức thể,
tổng thể nhiều mặt, nét riêng biệt, đặc trưng riêng về tinh thần và vật chất, những
quyền cơ bản của con người, hệ thống các giá trị: cách ứng xử, sự giao tiếp. Tuy
nhiên, quan niệm của Hồ Chí Minh ra đời năm 1943 trong nhà tù của quân phiệt,
khi mà tổ chức UNESCO chưa ra đời. Đó chính là cống hiến lớn của Người vào
kho tàng trí tuệ của nhân loại. Như vậy, cũng đủ cho chúng ta thấy được khí
phách của một nhà văn hố lớn Hồ Chí Minh.
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của văn hoá đối với sự phát triển đất
nƣớc
1.2.1. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội
Về cơ bản, xã hội bao gồm và hiện hữu hai nền tảng: Nền tảng vật chất và
nền tảng tinh thần. Nền tảng vật chất có thể bao gồm các yếu tố như nhà cửa,
phương tiện đi lại, giao thơng …., nói cách khác đó là các yếu tố kinh tế và nền
tảng tinh thần khơng gì khác đó chính là các giá trị văn hoá. Hai bộ phận này bổ
sung cho nhau, cùng phát triển và cùng thúc đẩy xã hội. tảng văn hố.
Nền tảng tinh thần của dân tộc Việt Nam chính là những giá trị truyền thống
do nhân dân ta sáng tạo ra trong hàng nghìn năm lịch sử, được gạn lọc, đúc kết
tạo nên những nét riêng, bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam. Nó được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, được lưu giữ muôn đời, tạo ra một cốt cách Việt
Nam không một dân tộc nào có thể nhầm lẫn được.
Theo Hồ Chí Minh có bốn vấn đề quan hệ mật thiết, cùng tác động lẫn nhau:
• Chính trị, xã hội có giải phóng thì văn hố mới được giải phóng. Chính trị
giải phóng mở đường cho văn hố phát triển
• Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hố.
• Văn hố khơng thể đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hố
phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
7
Văn hoá sẽ càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế và
chính trị. Trong thời kỳ hiện nay, Đảng ta xác định văn hoá vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng là theo
tinh thần đó.
1.2.2. Văn hố là động lực của sự phát triển
Nói văn hố là động lực của sự phát triển chính là nói tới q trình trong đó
con người được và tự trang bị cho mình những kiến thức, hệ giá trị để có thể trở
thành một nhân tố tạo ra sự phát triển. Mục tiêu là cái chúng ta đặt ra để phấn đấu
trên cơ sở những gì đã có, cịn động lực là cơng cụ để đi đến mục tiêu. Khi chúng
ta đạt được mục tiêu, chính nó trở thành hành trang, phương tiện, thành công cụ
để tạo ra nhận thức mới. Đó chính là động lực của sự phát triển.
Văn hoá là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Điều này được thể hiện
trước hết từ khái niệm văn hố của Hồ Chí Minh. Theo Người, vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích sống, loài người mới tạo ra hàng loạt yếu tố cấu thành văn hố cả
vật chất lẫn tinh thần. Hồ Chí Minh là người hoạt động chính trị, cho nên có thể
thấy rõ đường lối chính trị của Người ln thấm đượm tinh thần văn hoá.
Văn hoá là động lực trong tư tưởng Hồ Chí Minh cịn phải được nhìn nhận
bằng chức năng của văn hoá. Văn hoá là động lực mà văn hố có những chức
năng cơ bản mà khơng lĩnh vực nào có được, đó là các chức năng về bồi dưỡng
tư tưởng tình cảm cách mạng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức và phong
cách tốt đẹp, lành mạnh, định hướng các giá trị chân, thiện, mỹ, năng cao dân
trí…Văn hố là động lực thể hiện ở tính hướng đích, định hướng giá trị và chức
năng giáo dục.
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
Hai là, nâng cao dân trí
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp, lành mạnh để
khơng ngừng hồn thiện bản thân.
Coi văn hố là động lực của sự phát triển xã hội là quan điểm khoa học, hiện
đại và mang tính thực tiễn cao, nhất là thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hố gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay. Chúng ta cần đặc
biệt chú trọng nâng cao tầm nhìn, tầm văn hố trpng các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Hiểu biết sâu sắc thời đại
và dân tộc là điểm xuất phát quan trọng để chúng ta đề ra chủ trương và hành
động đúng.
1.2.3. Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển
Phát triển, suy cho cùng, chính là sự tăng trưởng những giá trị của con người
chứ không phải là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo các tiêu chí khác nhau. Văn hố
là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó hàm chứa văn hoá vừa là mục tiêu, vừa
là động lực. Phát triển xã hội bền vững suy cho cùng là xây dựng con người toàn
8
diện, văn hoá là mục tiêu của sự phát triển cũng chính là nhắc tới vai trị quan
trọng của nó trong qua trình hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của
con người. Theo Hồ Chí Minh, vai trị của văn hố đối với sự hình thành và phát
triển con người tồn diện Việt Nam thể hiện
• Củng cố niềm tin cho con người
• Xây dựng lối sống mới
• Đấu tranh chống lại hiện tượng phi văn hố, phản nhân văn, xây dựng những
mối quan hệ tốt đẹp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống văn hoá tốt đẹp, trong lịch sử
cũng như trong hiện tại, các yếu tố đó tác động rất lớn đến sự phát triển đất nước.
Tiếp thu những nhận thức quan trọng vai trị của văn hố trong kho tàng tri thức
nhân loại, lối sống đề cao văn hoá, đạo đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm
khẳng định vị trí nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực phát triển của văn hố.
Văn hố chính là yếu tố cốt lõi trong phát triển đất nước hài hoà, bền vững. Thời
đại chúng ta đang sống là thời đại mới với những thuận lợi và cả những thách
thức mới. Trong bối cảnh đó chỉ có văn hố mới có thể giải quyết các mâu thuẫn
đang tồn tại và ngày càng gay gắt. Văn hố với những vai trị của nó cần được
phát triển hơn nữa vì mục tiêu tiến bộ nhân loại, ổn định và hồ bình thế giới.
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA VĂN
HOÁ VÀO TRONG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Bối cảnh thế giới và trong nƣớc
2.1.1. Tình hình thế giới thế kỉ XXI
Đi vào thế kỉ XXI, cùng với vấn đề
giáo dục, vấn đề con người, nổi lên trên đó là vấn đề văn hố, vấn đề phát triển xã
hội bền vững trong đó mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển xã hội trở
thành cốt lõi. Cũng có thể nói ngược lại, cùng với văn hoá, vấn đề con người
cũng được nổi lên và thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt.
• Những xu thế văn hoá trong thời đại ngày nay
Một là, xu hướng đầu tư cho văn hoá để quảng bá con người
Hai là, xu hướng tôn trọng sự đa dạng, đối thoại và cùng chung sống giữa
các nền văn hoá
Ba là, xu hướng văn hoá đề cao giá trị đạo đức xã hội và gia đình
Bốn là, xu hướng văn hố đề cao lối sống chậm
9
Năm là, xu hướng văn hoá đề cao lối sống quan tâm tới thân phận yếu thế
trong xã hội
Sáu là, xu hướng văn hoá đề cao lối sống thân thiện với thiên nhiên, mơi
trường
Việt Nam là nước có bề dày lịch sử, văn hố độc đáo có nhiều nét riêng hấp
dẫn. Để hình thành nên cốt cách văn hố mới cho dân tộc chúng ta phải tiếp nhận,
chọn lọc ra sao ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đất nước mà hẹp tận cùng
là tư duy con người hôm nay và tương lai.
2.1.2. Tình hình trong nước
Bối cảnh lịch sử trong nước vào những năm đầu thế kỷ XXI, sau gần ba
mươi năm đổi mới nổi lên một số đặc điểm lớn tác động trực tiếp tới việc phát
huy vai trị của văn hố trong sự phát triển.
Trong q trình đổi mới, đất nước đã thu được những thành tựu quan trọng
trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng, quan
hệ quốc tế, tạo cho nước ta những tiềm năng, thế mạnh, vị thế mới để bước vào
thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Điều dễ nhận thấy nhất là cơ sở
vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước ta còn nhiều tiềm
năng lớn về tài nguyên, nguồn lực lao động. Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn
định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực
trên thế giới tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so
sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở
rộng thị trường, phân công lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức nhằm không ngừng cải thiện và nâng
cao đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, đất nước đang phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức, thể
hiện rõ nhất, tập trung nhất ở bốn nguy cơ: Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các
nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy
cơ “diễn biến hồ bình”; nguy cơ tham nhũng, quan liêu.
Cách mạng trên lĩnh vực văn hoá là một quá trình đổi mới sâu sắc bao gồm
bảo vệ, chấn hưng, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp của văn hoá nhân loại, xây
dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá
con người cách mạng trên lĩnh vực văn hố trong bối cảnh tồn cầu hoá là phải
chống lại tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, lai căng trái với truyền thống văn hoá
tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với tư tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là làm cho văn hố phát huy được vai trị
nền tảng tinh thần xã hội của mình. Để làm được những điều đó, sự lãnh đạo của
Đảng ta đóng vai trị cực kỳ quan trọng.
2.2. Thực trạng phát huy vai trị của văn hố đối với sự phát triển đất nƣớc
10
2.2.1. Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực phát huy vai trị của văn hố trong
phát triển đất nƣớc
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xác định mục đích của cuộc cách mạng
là giải phóng dân tộc, giải phóng gia cấp, giải phóng con người gắn với xây dựng
một nền văn hố của dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc làm hồi sinh các giá
trị văn hoá, thúc đẩy văn hố dân tộc phát triển. Đó là văn hoá yêu nước, một nền
văn hoá tiến bộ và giàu giá trị nhân văn, văn hố vì con người. Sự nghiệp giải
phóng dân tộc gắn liền với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá.
Bước đột phá trong quan điểm của Đảng về lĩnh vực văn hoá gắn liền với
Đại hội VI (1986) - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới. Đảng đã khẳng định vị trí
quan trọng của văn hoá trong việc xây dựng nhân cách, xây dựng lối sống cho
con người. Yếu tố tinh thần của văn hoá một lần nữa được nhấn mạnh, hạt nhân
của văn hố tinh thần chính là rèn luyện đạo đức cách mạng, Đảng đã cụ thể hoá
quan ðiểm ấy bằng hàng loạt Nghị quyết và chỉ thị mang tính ðịnh hýớng cho q
trình phát huy hơn nữa vai trị của văn hoá đối với sự phát triển đất nước.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII diễn ra từ
ngày 6-7 đến 16-7- 1998, đã ra Nghị quyết xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết ra đời trở thành văn bản
mang tính pháp lý, việc thể chế hoá Nghị quyết tạo điều kiện thuận lợi cho văn
hoá phát triển sâu rộng, hiệu quả trên các mặt của đời sống xã hội, đóng góp vai
trị nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ổn định. Văn
hoá trở thành nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng cuộc sống, để xây dựng
đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hay nói cách khác,
văn hố trở thành nhân tố không thể thiếu trong mục tiêu phát triển đất nước bền
vững, toàn diện.
Trong Đại hội X, lần đầu tiên, vai trị của văn hố - nền tảng tinh thần của xã
hội thành một mục tiêu riêng, “độc lập” với giáo dục, đào tạo, khoa học công
nghệ. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vì văn hố có chức năng định hình
các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội mà vai trò cốt tuỷ là hệ tư tưởng. Vai
trò này của văn hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả
hơn nữa trong nhận thức cũng như trong hành động của các tổ chức, cá nhân vì
mục tiêu tiến bộ xã hội.
Đại hội XI, nhận định về vai trị của văn hố được đúc kết cơ đọng hơn, cụ
thể hơn, tập trung vào các nội dung cụ thể. Văn hố góp phần củng cố và tiếp tục
xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đinh
hướng việc đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong cưới, việc tang, lễ
hội…; cổ vũ việc triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam, nuôi
dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
2.2.2. Thực trạng
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về các yếu tố hợp thành văn hoá
11
và vai trị của văn hố với sự phát triển, tuy nhiên các quan điểm này đều có tư
tưởng chủ đạo là: Con người làm ra văn hoá và văn hố thúc đẩy sự phát triển,
tiến bộ xã hội vì sự phát triển và hoàn thiện của con người.
Thực trạng Đảng phát huy vai trị của văn hố trong phát triển đất nước
khơng thể nhìn nhận một cách chung chung mà phải được đánh giá qua việc
Đảng phát huy vai trị của các yếu tố hợp thành nền văn hố đối với sự phát
triển, tiến bộ xã hội và phát huy vai trị của văn hố đối với các mặt của đời
sống xã hội. Cụ thể:
• Thành tựu
Một là, văn hoá với sự phát triển kinh tế
Hai là, văn hoá với sự phát triển con người và nguồn nhân lực
Ba là, vai trị văn hố với giáo dục
Bốn là, vai trị của văn hố với chính trị
Thứ năm, văn hố đạo đức
• Nguyên nhân của những thành tựu
• Hạn chế, yếu kém
• Nguyên nhân của những yếu kém
2. 3. Phương hướng, nội dung, giải pháp phát huy vai trò của văn
ho á trong phát triển theo quan điểm Hồ Chí Minh
2. 3. 1. Phương hướng
* Củng cố và tiếp tục phát huy vai trị mơi trường văn hóa, xây dựng nếp sống lành
mạnh, phong phú, đa dạng
* Phát huy vai trò của văn học nghệ thuật trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các
di sản văn hóa truyền thống, cách mạng.
* Phát huy vai trị của thơng tin đại chúng nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh
thần cho nhân dân
* Nâng cao vai trị của văn hố trong hợp tác quốc tế
2.3.2. Những nội dung chủ yếu
Để xây dựng thành cơng nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
huy vai trị của văn hố trong đời sống xã hội, Đảng ta đã đề ra và thực hiện các
nội dung cụ thể như sau:
2.3.2.1. Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
2.3.2.2. Xây dựng mơi trường văn hố
2.3.2.3. Phát triển văn hoá, nghệ thuật
12
2.3.2.4. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá
2.3.2.5. Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ
2.3.2.6. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng
2.3.2.7. Bảo tồn và phát huy, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số
2.3.2.8. Chính sách văn hố đối với tôn giáo
2.3.2.9. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hố
2.3.2.10. Củng cố, xây dựng và hồn thiện các thể chế văn hoá
Những nội dung trên đây đã được tiến hành tương đối đồng bộ, thường
xuyên và phải được cụ thể hoá ở từng giai đoạn, từng địa phương. Tuy nhiên, vẫn
còn những hạn chế trong việc quản lý, giám sát thực hiện, chưa hoàn toàn nhận
được sự chú ý của người dân trong các hoạt động văn hoá. Ở đây, sự gương mẫu
của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã
hội là điều kiện cơ bản để thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng trong
thời kỳ tới.
2.3.3. Một số giải pháp
Sự phát triển đất nước đất nước hiện nay trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí
Minh là sự phát triển được nhìn nhận và giải quyết đồng bộ trên tất cả các lĩnh
vực. Đó là sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, mơi trường, giáo dục
– đào tạo, khoa học – công nghệ, quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế,
lấy con người là mục tiêu động lực sự phát triển. Để thực hiện những quan
điểm chỉ đạo trên, Đảng ta cần thưc hiê ̣các giải pháp lớn:
Một là, thực hiện chiến lược con người
Hai là, tăng cường vai trị của văn hố trên lĩnh vực chính trị
Tăng cường trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, nhân văn trong Đảng
Củng cố vai trị của văn hố trong quản lý nhà nước
Ba là, phát triển kinh tế phải thống nhất với việc giải quyết tốt các vấn đề xã
hội
Bốn là, chính sách văn hoá cần được ưu tiên trong hệ thống chính sách
kinh tế - xã hội.
Năm là, tích cực phịng ngừa và kiên quyết chống tham ơ, tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
13
Vấn đề con người là cốt lõi trong tư tưởng văn hố của Hồ Chí Minh cũng
như trong đường lối văn hố của Đảng; có xây dựng con người tồn diện mới thể
hiện được vai trò to lớn của văn hố. Vì thế, trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, yếu tố văn hoá với những chức năng đặc biệt và vị trí khơng thể thay thế
của nó được Đảng ta nhấn mạnh hơn bao giờ hết.
KẾT LUẬN CHUNG
Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử nhận loại
có đóng góp lớn vào tiến trình phát huy vai trị của văn hố đối với phát triển xã
hội. Sự nghiệp của Người gắn liền với việc nền văn hố mà trong đó các giá trị
của nó được biểu đạt và tác động một cách mạnh mẽ đến những gì tốt đẹp nhất
mà con người tồn nhân loại và các dân tộc trên thế giới khát khao vươn tới. Qúa
trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa đã mang lại nhiều thành tựu
cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng cũng thu nhận được một số kinh
nghiệm quý báu. Những thành tựu và kinh nghiệm trong quá phát huy vai trò của
văn hoá đối với sự phát triển xã hội đã tạo tiền đề để chấn hưng nền văn hóa dân
tộc trong thế kỷ mới.
Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trị của văn hố đối với các mục
tiêu của Đảng đề ra cũng như đối với sự phát triển đất nước, địi hỏi Đảng và Nhà
nước phải kiên trì chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa theo triết lý phát
triển Hồ Chí Minh. Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, trước hết Đảng phải
không ngừng nâng cao văn hố lãnh đạo, phải rèn luyện trí tuệ, bản lĩnh, phẩm
chất đạo đức của mình. Có như vậy, Đảng và Nhà nước ta mới thực hiện mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
14
17