Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Bài giảng về quỹ đầu tư Phần 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.56 KB, 16 trang )

Bài 6: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ QUỸ ĐẦU TƯ

LTS – Trong kỳ trước, chúng ta đã biết rằng quỹ đầu tư là một công cụ đầu tư rất
phổ biến ở những nước có thò trường chứng khoán phát triển. Kỳ này, chúng ta
cùng tìm hiểu bối cảnh thò trường chứng khoán và các cơ hội cho các nhà đầu tư tại
Việt Nam. Trong đó, quỹ đầu tư là một trong những lựa chọn rất đáng quan tâm.

Thò trường chứng khoán Việt Nam

Thò trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được hình thành trong bối cảnh cải
cách kinh tế toàn diện và xu hướng hội nhập. Trung tâm Giao dòch Chứng khoán
(TTGDCK) TP HCM bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2000, ban đầu chỉ có hai cổ
phiếu niêm yết. Đến cuối tháng 5 năm 2006, sau hơn 5 năm, đã có 36 cổ phiếu, 01
chứng chỉ quỹ và khoảng 300 trái phiếu được niêm yết và giao dòch. Chỉ số chứng
khoán VN Index, mặc dù đã trải qua một số giai đoạn biến động, nhưng về tổng
thể, từ năm 2000 đến nay đã tăng khoảng 3 lần.

Đồ thò 1: Chỉ số chứng khoán VN Index (VNI) và khối lượng giao dòch từ 2000
đến giữa năm 2006:
0
100
200
300
400
500
600
700
07/00
12/00
04/01


08/01
12/01
04/02
07/02
09/02
12/02
02/03
05/03
08/03
10/03
01/04
03/04
06/04
09/04
11/04
02/05
04/05
07/05
09/05
12/05
03/06
05/06
-
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
VNI
Khối lượng

(tr đ)


Đầu tháng 3/2005, TTGDCK thứ hai được khai trương tại Hà Nội. Theo chiến lược
phát triển TTCK đến năm 2010 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, TTGDCK TP
HCM sẽ được nâng cấp phát triển thành sở giao dòch chứng khoán hiện đại, kết
nối với các sở giao dòch chứng khoán của các nước trong khu vực. Còn TTGDCK
Hà Nội sẽ đóng vai trò là sàn giao dòch các cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu
OTC.



Cơ hội của TTCK Việt Nam

Mặc dầu quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, nhưng triển vọng phát triển
trong tương lai được đánh giá là khá tiềm năng, dựa trên những cơ sở sau đây:

• Cổ phần hóa các tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước
Chính phủ chủ trương sau khi cổ phần hóa sẽ niêm yết cổ phiếu của các tổng
công ty này trên TTGDCK. Chính phủ đang xúc tiến cổ phần hóa một loạt các
doanh nghiệp lớn như Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Vinaconex, v.v
Những công ty và ngân hàng này đều có quy mô vốn rất lớn, từ vài trăm đến
vài ngàn tỷ đồng.

• Niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín sẽ niêm yết vào tháng 7 năm 2006, và tiếp
theo sẽ có ACB; mỗi ngân hàng có giá trò thò trường hơn 1 tỷ đô la Mỹ.

• Cổ phần hoá và niêm yết các công ty đầu tư nước ngoài
Đây cũng là một nguồn cung quan trọng cho TTCK trong thời gian tới. Công ty

đầu tư nước ngoài đầu tiên đã cổ phần hóa thành công trong tháng 5 năm 2005
là Cáp điện Taya với số vốn điều lệ là 182,67 tỷ đồng. Và công ty thứ hai là
Interfood với số vốn điều lệ 206.3 tỷ đồng.

Những thách thức đối với các nhà đầu tư

Trong quá trình phát triển, TTCK Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách
thức cơ bản sau:
• Tính minh bạch thông tin trên TTCK còn thấp.
• Trình độ quản trò công ty của phần lớn các công ty niêm yết còn hạn chế.
• Thò trường dễ bò chi phối và biến động bởi những yếu tố tâm lý do quy mô thò
trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản thấp, sự tham gia của các nhà đầu tư có
tổ chức vẫn còn hạn chế.
• Còn thiếu các tổ chức chuyên nghiệp tham gia đònh thò trường như các tổ chức
tạo lập thò trường (market maker).

Bên cạnh đó, khác với nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân còn phải đối
mặt thêm với những thách thức sau đây:
• Khả năng tiếp cận thông tin hạn chế hơn so với các nhà đầu tư có tổ chức.
• Thiếu năng lực để bao quát, theo dõi một số lượng lớn công ty.
• Kỹ năng đánh giá, phân tích không chuyên nghiệp bằng nhà đầu tư có tổ chức.
• Với một lượng vốn tương đối nhỏ, mức độ đa dạng hóa đầu tư thấp, nhà đầu tư
cá nhân có xu hướng tập trung vào một số cổ phiếu mà họ quen thuộc, do vậy
làm tăng rủi ro đầu tư khi những cổ phiếu này hoạt động không như mong
muốn.

Để giải quyết những thách thức trên, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân, một
trong những giải pháp hữu hiệu là phát triển các quỹ đầu tư.

Quỹ đầu tư ở Việt Nam


Quỹ đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của TTCK. Với
tính chuyên nghiệp cao và sự đa dạng trong đầu tư, quỹ đầu tư không chỉ có thể
giải quyết những thách thức mà các nhà đầu tư cá nhân gặp phải khi tham gia
TTCK, mà còn tạo sự ổn đònh cao hơn cho hoạt động của TTCK. Việc tập hợp
những nguồn vốn nhỏ, lẻ của các nhà đầu tư cá nhân vào một quỹ lớn hơn, được
quản lý bởi một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp sẽ góp phần làm tăng tính ổn đònh
cho TTCK.

Ngành quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam chỉ mới hình thành từ cuối năm 2003, và
đến nay cũng chỉ đang trong những bước đi ban đầu. Tính đến tháng 6/2006, trên
thò trường có 07 công ty quản lý quỹ được cấp giấy phép là Công ty Quản lý quỹ
Prudential Việt Nam, Vietfund, Thành Việt, Manulife, Công ty quản lý Quỹ VCB,
Vietnam Partners Investment Management (BVIM) và Bảo Việt. Quỹ đầu tư đầu
tiên được lập năm 2004 bởi Vietfund có quy mô 300 tỷ đồng. Công ty Quản lý quỹ
Prudential Việt Nam, chính thức hoạt động từ đầu tháng 6 năm 2005, hiện đang
triển khai kế hoạch lập các quỹ đầu tư khác nhau để có thể sớm đáp ứng nhu cầu
đầu tư của khách hàng Việt Nam.

Với những lợi ích tiềm tàng có thể mang lại cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức,
cũng như khả năng đóng góp vào sự phát triển của TTCK, quỹ đầu tư thật sự đang
đứng trước một cơ hội phát triển to lớn.

Kỳ tới: Quản lý Nhà nước trong lónh vực quản lý quỹ đầu tư và cơ chế bảo vệ quyền
lợi nhà đầu tư



Bài 7: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ
VÀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LI NHÀ ĐẦU TƯ


LTS – Có lẽ một trong những vấn đề khiến bạn quan tâm nhất khi đầu tư vào các
quỹ đầu tư là quyền lợi của bạn được bảo vệ ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu
quản lý Nhà nước về lónh vực này và điểm qua cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
thông qua các quy đònh pháp luật hiện hành.

Quản lý Nhà nước trong lónh vực quản lý quỹ đầu tư

Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) là Cơ quan Quản lý Nhà nước về
hoạt động chứng khoán và TTCK nói chung, cũng như hoạt động quản lý quỹ nói
riêng. Được thành lập vào năm 1996, ban đầu UBCKNN trực thuộc Chính phủ.
Năm 2004, UBCKNN được sáp nhập vào Bộ Tài chính.

Vào thời điểm này, mặc dù Luật Chứng Khoán chưa có hiệu lực, hoạt động quỹ
đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư được UBCKNN quản lý rất chặt chẽ bởi hai
văn bản chính:

- Nghò đònh 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán
và TTCK, quy đònh việc phát hành chứng khoán ra công chúng, niêm yết, kinh
doanh, giao dòch chứng khoán và các hoạt động, dòch vụ về chứng khoán và
TTCK tại Việt Nam;
- Quy chế tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý
quỹ, ban hành theo Quyết đònh 73/2004/QĐ-BTC ngày 3/9/2004 của Bộ Tài
chính.
Quy chế này quy đònh việc tổ chức và hoạt động của các công ty quản lý quỹ,
ngân hàng giám sát, việc huy động vốn, lập và hoạt động của quỹ đầu tư chứng
khoán và hoạt động của các tổ chức cung cấp dòch vụ cho quỹ đầu tư chứng
khoán.

Cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư


Có thể thấy rằng mọi hoạt động liên quan đến quản lý, giao dòch chứng khoán
cũng như hoạt động của các quỹ đầu tư đều được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ,
nhằm đảm bảo sự phát triển ổn đònh của nền kinh tế và bảo vệ tối đa quyền lợi
của các nhà đầu tư.

Quyền được có những nhà quản lý quỹ có năng lực
UBCKNN chỉ cấp phép hoạt động quản lý quỹ cho các tổ chức đáp ứng đủ
các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, và đặc biệt là về năng lực
chuyên môn của đội ngũ nhân viên nghiệp vụ và ban lãnh đạo công ty. Quy
chế 73 dành toàn bộ Chương IV với 20 điều quy đònh rất cụ thể về công ty
quản lý quỹ, từ thành lập đến các yêu cầu buộc phải đảm bảo về tổ chức
và hoạt động.

Quyền được cung cấp thông tin công khai, minh bạch
Trước khi phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng, Công ty quản lý quỹ
phải soạn thảo và trình UBCKNN phê duyệt Bản Cáo Bạch và Dự thảo
Điều lệ Quỹ . Đây là những văn bản thông báo về tình hình tài chính, hoạt
động kinh doanh của quỹ và phương án đầu tư số tiền thu được từ việc phát
hành.

Trong quá trình hoạt động của quỹ, đònh kỳ, Công ty quản lý quỹ phải báo
cáo công khai cho các nhà đầu tư về hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư,
tình hình tài sản quỹ, báo cáo thay đổi giá trò tài sản ròng của quỹ…Qua đó,
các nhà đầu tư có thể nắm rõ tình hình hoạt động của quỹ cũng như hiệu
quả các khoản đầu tư của mình.

Quyền giám sát hoạt động của Quỹ, Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng
giám sát
Nhà đầu tư được quyền tham gia các đại hội nhà đầu tư. Đại hội nhà đầu tư,

được tổ chức đònh kỳ hàng năm hoặc bất thường, để bàn bạc và thông qua
những quyết đònh quan trọng như Điều lệ quỹ, chính sách đầu tư, phân phối
lợi nhuận, lựa chọn Công ty quản lý quỹ, lựa chọn Ngân hàng giám sát và
công ty kiểm toán, v.v. Đại hội bầu ra Ban đại diện quỹ để giám sát thường
xuyên hoạt động của quỹ, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các
bên có liên quan.

Quyền được chia cổ tức
Nhà đầu tư được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ tương đương với tỷ
lệ góp vốn của mình.

Những quy đònh khác nhằm bảo vệ quyền lơi nhà đầu tư

• Tách biệt giữa Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát
Công ty quản lý quỹ ra các quyết đònh đầu tư theo các tiêu chí quy đònh
trong Điều lệ quỹ. Tuy nhiên, mọi tài sản của quỹ được lưu giữ, bảo quản
tại Ngân hàng giám sát, một ngân hàng độc lập với Công ty quản lý quỹ.

• Những quy đònh đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ
Để đảm bảo mức độ đa dạng hóa nhằm giảm rủi ro, các quy đònh pháp luật
hiện hành yêu cầu quỹ công chúng phải tuân theo một loạt các hạn chế
trong đầu tư. Ngoài ra, từng quỹ có thể có những quy đònh bổ sung chặt chẽ
hơn.

• Kiểm soát giao dòch với người có liên quan
Formatted: Dutch (Netherlands)
Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trò của Công
ty quản lý quỹ, Người điều hành quỹ hoặc người có liên quan không được
phép mua tài sản của quỹ công chúng cho công ty hoặc cho chính mình
hoặc bán tài sản của mình cho quỹ công chúng.


Ngoài ra, các công ty quản lý quỹ còn có cơ chế giám sát nội bộ rất chặt chẽ nhằm
đảm bảo mọi hoạt động của công ty quản lý quỹ, của quỹ tuân thủ chặt chẽ m
quy đònh của pháp luật và đúng với Điều lệ quỹ.

Kỳ tới: Prudential - kinh nghiệm và kỹ năng quản lý quỹ

Bài 8: PRUDENTIAL - KINH NGHIỆM VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ QUỸ


Đôi nét về tập đoàn Prudential

Được thành lập năm 1848 ở Anh Quốc, Prudential là một tập đoàn tài chính hàng
đầu thế giới. Quản lý hơn 380 tỷ đô la Mỹ (số liệu cập nhật đến 30/6). và có hơn
20 ngàn nhân viên trên toàn cầu, Prudential hiện cung cấp sản phẩm dòch vụ tài
chính cá nhân cho hơn 18 triệu khách hàng thông qua các đơn vò kinh doanh tạiï
Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ và Châu Á.

Sự kết hợp của nhiều loại hình kinh doanh đa dạng trên toàn cầu giúp tập đoàn
Prudential đáp ứng hoàn hảo nhu cầu tích lũy tài sản và nhu cầu tiết kiệm cho
cuộc sống về hưu đang ngày một gia tăng. Quy mô hoạt động toàn cầu và nguồn
thu đa dạng từ các sản phẩm và các khu vực kinh doanh khác nhau đã mang lại
cho Prudential lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Prudential đã đưa ra thò trường một danh mục sản phẩm dòch vụ tài chính đa dạng,
bao gồm bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí, dòch vụ ngân hàng, quản lý quỹ đầu tư và
bảo hiểm phi nhân thọ.
Tập đoàn Prudential hiện sở hữu các thương hiệu uy tín sau đây:
– Tại Anh Quốc, Prudential là một trong những đơn vò cung cấp dòch
vụ bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí hàng đầu
– M&G, công ty quản lý quỹ đầu tư tại Châu Âu và Vương Quốc Anh

của tập đoàn Prudential, là đơn vò hàng đầu quản lý quỹ đầu tư cá
nhân và quỹ đầu tư cho các tổ chức tài chính tại Anh Quốc.
– Jackson National Life là đơn vò hàng đầu cung cấp những sản phẩm
tiết kiệm dài hạn và tích lũy lương hưu cho khách hàng cá nhân và
khách hàng tổ chức trên toàn nước Mỹ.
– Khởi đầu hoạt động vào năm 1998, Egg là công ty dòch vụ tài chính
sáng tạo cung cấp nhiều sản phẩm dòch vụ tài chính và ngân hàng
qua mạng Internet cho hơn 3 triệu khách hàng tại Anh Quốc.
– Prudential Châu Á (PCA) là công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu
tại Châu Á và cũng là tập đoàn bảo hiểm phát triển nhanh nhất
trong vùng.

Bắt đầu tham gia kinh doanh trên thò trường đầy tiềm năng này từ năm 1923, đến
nay PCA đã có 24 đơn vò kinh doanh thành công và phát triển bền vững ở 12 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Không chỉ thành công trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ,
với tính chuyên nghiệp cao, bề dày kinh nghiệm và cam kết ‘Tất cả vì khách
hàng’, Prudential cũng đã nhanh chóng tạo dựng được vò trí vững chắc trong lónh




vực quản lý quỹ và trở thành một đòa chỉ đáng tin cậy để các nhà đầu tư gửi gắm
niềm tin.

Hoạt động quản lý quỹ của Prudential tại châu Âu

Được thành lập năm 1931, M&G được Prudential mua lại vào năm 1999. Hiện
M&G làø công ty chuyên quản lý quỹ của Prudential ở châu Âu và Vương quốc
Anh, và là một trong những nhà quản lý quỹ hàng đầu ở châu Âu. Tính đến tháng
6 năm 2005, M&G quản lý một tài sản trò giá trên 126 tỷ bảng Anh - (tương đương

230 tỷ đô la Mỹ)- , với nhiều sản phẩm quỹ đầu tư khác nhau đáp ứng tiêu chí
đầu tư đa dạng của khác h hàng.

Năm 2004, M&G được xếp hạng tốp 3 công ty lớn nhất ở Vương Quốc Anh trong
lónh vực quản lý quỹ và cũng là một trong ba công ty quản lý quỹ nhận được giải
vàng của Incisive Media plc. Đầu năm 2005, M&G nhận được giải thưởng là công
ty quản lý quỹ đầu tư có có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ Standard & Poor, một tổ
chức đánh giá mức độ tín nhiệm có uy tín trên thế giới.


Hoạt động quản lý quỹ của Prudential ở châu Á

Tại Châu Á, trong lónh vực quản lý quỹ đầu tư, Prudential đã và đang hoạt động
thành công tại 7 quốc gia và vùng lãnh thổ . Ở những thò trường này, Prudential
đều cung cấp các dòch vụ quản lý quỹ chuyên nghiệp, có uy tín và chất lượng cao
cho các khách hàng, và vì vậy nhanh chóng có được những vò trí hàng đầu.

Tại Hồng Kông: Liên doanh quản lý quỹ Ngân hàng quốc tế Trung Quốc và
Prudential (BOCI Prudential), thành lập năm 1999, là một trong những công ty
quản lý quỹ có tốc độ tăng trưởng tài sản quản lý nhanh nhất ở Hồng Kông và
được xếp hạng tốp 03 công ty hàng đầu về hiệu quả hoạt động. BOCI Prudential
cung cấp nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau như quỹ bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu
trí, các quỹ đầu tư cá nhân. Tính đến tháng 6 năm 2005, BOCI Prudential quản lý
16 quỹ với giá trò là 3 tỷ bảng Anh (tương đương 5.5 tỷ đô la Mỹ).

Tại Malaysia: Công ty quản lý quỹ Prudential (Prudential Unit Trust Berhad -
PUTB) được thành lập năm 2001 và đã nhanh chóng trở thành một thành viên của
nhóm 5 công ty quản lý quỹ hàng đầu ở Malaysia. Tính đến tháng 6 năm 2005,
PUTB quản lý 14 quỹ với giá trò 0,4 tỷ bảng Anh –(tương đương 736 triệu đô la
My)õ. Tại Malaysia, Prudential cũng là công ty dẫn đầu trong việc phát triển các

sản phẩm mới và là một khuôn mẫu phát triển của Prudential ở châu Á trong lónh
vực quản lý quỹ.

Tại Singapore: Công ty quản lý Quỹ Prudential (Prudential Asset Management
Singapore Limited -PAMS) là một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất ở đảo
quốc này. Prudential hoạt động tích cực và năng động trong cả hai lónh vực khách
hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Quỹ đầu tư đầu tiên do PAMS thành lập vào
năm 2001, và tính tới tháng 6 năm 2005 công ty này đang quản lý 8 quỹ, với tổng
số vốn là 9,3 tỷ bảng Anh –( tương đương 17 tỷ đô la Mỹ).

Tại Ấn Độ: Liên doanh quản lý Quỹ Prudential ICICI (Prudential ICICI Asset
Management Company - PIAMC) được thành lập năm 1998, là công ty quản lý
quỹ đầu tiên của Prudential ở châu Á. Hiện PIAMC là một thương hiệu rất có uy
tín và chiếm vò trí số 1 trong số các công ty quản lý quỹ không thuộc sở hữu nhà
nước tại Ấn Độ .Tính đến tháng 6 năm 2005, PIAMC quản lý 21 quỹ với tổng số
vốn là 2,3 tỷ bảng Anh –(tương đương

4,2 tỷ

đô la Mỹ).

Tại Nhật Bản: Công ty Quản lý quỹ Prudential - PCA Asset (Japan) bắt đầu hoạt
động từ năm 1998 và đến năm 2000 thì nhận được giấy phép kinh doanh quỹ đầu
tư. Tính đến tháng 6 năm 2005, PCA Asset (Japan) quản lý 12 quỹ với tổng số vốn
là 4,7 tỷ bảng Anh (tương đương 8,6

tỷ đô la Mỹ).

Tại Hàn Quốc: Công ty quản lý quỹ Prudential - PCA Asset (Korea) được thành
lập trên cơ sở mua lại công ty quản lý quỹ Good Morning Investment Trust

Management Company Ltd vào năm 2002. Hiệân nay Prudential cung cấp rất
nhiều sản phẩm đầu tư đa dạng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Tính
đến tháng 6 năm 2005, PCA Asset (Korea) đang quản lý 2,1 tỷ bảng Anh -(tương
đương 3,9 tỷ đô la Mỹ), và là một trong những công ty quản lý quỹ nước ngoài
hàng đầu ở Hàn Quốc.

Tại Đài Loan: Prudential mua lại một công ty quản lý quỹ ở Đài Loan năm 2000
và thành lập PCA Securities Investment Trust. Prudential đã phát triển nhanh
chóng và trở thành một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu ở Đài Loan.
Tính đến tháng 6 năm 2005, Prudential quản lý 18 quỹ với tổng số vốn là 2,2 tỷ
bảng Anh - ( tương đương 4,0 tỷ đô la Mỹ).

Prudential cũng mới được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc cấp
phép hoạt động kinh doanh quản lý quỹ vào tháng 5 và tháng 8 năm 2005. Các
chuyên gia tài chính cho rằng, ở cả 2 thò trường mới này, Prudential cũng sẽ nỗ lực
để mang lại những sản phẩm và sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng và nhanh
chóng khẳng đònh được tên tuổi của mình trong nghành dòch vụ còn non trẻ này.


Words: 1,490
Article 9:
QUỸ ĐẦU TƯ CÂN BẰNG PRUDENTIAL - QUỸ ĐẦU TƯ CÔNG CHÚNG
ĐẦU TIÊN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ PRUDENTIAL

Khi đầu tư, chắc không ít lần bạn phân vân: làm cách nào để có thể gia tăng giá trò
vốn của mình và đồng thời vẫn có được một nguồn thu nhập đònh kỳ.
Với Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1), bạn có thể vừa đạt được mục tiêu
này vừa được hưởng nhiều lợi thế khác khác so với khi đầu tư đơn lẻ.

Phù hợp với khả năng tài chính của bạn

Một trong những ưu điểm nổi bật của Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential là bạn có thể
tham gia mà không cần phải có nhiều vốn. Chỉ với một số vốn ban đầu là 10 triệu
đồng, bạn đã có thể đăng ký mua chứng chỉ Quỹ PRUBF1.

Vốn đầu tư của bạn được quản lý bởi các chuyên gia
Trong số báo kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu lòch sử phát triển lâu dài và thành
tích trong hoạt động quản lý quỹ đầu tư của tập đoàn Prudential trên toàn thế giới
cũng như trong khu vực. Là một thành viên của tập đoàn Prudential toàn cầu, Công
ty Quản lý Quỹ Prudential Việt Nam (PVFMC) chúng tôi quy tụ đội ngũ những nhà
điều hành quỹ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhạy bén để quản
lý vốn đầu tư của bạn một cách hiệu quả nhất.
Thu nhập đònh kỳ và triển vọng gia tăng giá trò vốn
Quỹ PRUBF1là sự kết hợp giữa các cổ phiếu và các công cụ nợ (tức các loại chứng
khoán có thu nhập cố đònh). Việc đầu tư vào cổ phiếu mang lại triển vọng gia tăng
giá trò vốn trong khi việc đầu tư vào các công cụ nơ ïgiúp giảm bớt ảnh hưởng của sự
biến động trong hoạt động đầu tư cổ phiếu và tạo ra thu nhập đònh kỳ.
Đa dạng hóa hoạt động đầu tư và giảm thiểu rủi ro
Quỹ PRUBF1 đầu tư vào một danh mục đầu tư đa dạng với nhiều loại chứng khoán
khác nhau, giúp bạn đạt được lợi ích từ một danh mục đầu tư đa dạng hơn rất nhiều
so với khi bạn tự đầu tư riêng lẻ. Đây cũng chính là giải pháp giúp bạn có thể giảm
thiểu rủi ro trong đầu tư. Nếu một loại chứng khoán nào đó không mang lại lợi
nhuận như mong đợi thì ảnh hưởng của nó sẽ không nghiêm trọng so với khi bạn chỉ
đầu tư vào một số ít công ty nào đó.
Tỷ suất lợi nhuận chuẩn năng động

Thông thường, Công ty quản lý Quỹ sẽ được hưởng khoản thưởng hoạt động khi tỷ
suất lợi nhuận đầu tư trong năm của Quỹ vượt qua mức lợi nhuận chuẩn đđược qui
đònh trước.

Với PRUBF1, và cũng là lần đầu tiên tại thò trường Việt Nam, một tỷ suất lợi nhuận

chuẩn năng động được áp dụng. Tỷ suất lợi nhuận chuẩn của PRUBF1 được quy đònh
cao hơn 1% so với tỷ suất lợi nhuận so sánh. Tỷ suất lợi nhuận so sánh mà PRUBF1
áp dụng là một tỷ suất biến đổi cùng chiều với sự thay đổi của chỉ số thò trường
chứng khoán Việt Nam và sự thay đổi giá trò của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
Bằng việc áp dụng tỷ suất lợi nhuận chuẩn năng động này, các nhà điều hành quỹ
Prudential sẽ phải mang lại cho bạn một lợi nhuận cao hơn so với thò trường trước
khi họ có thể được nhận bất cứ khoản thưởng hoạt động nào. Cách làm này thật sự
gắn kết quyền lợi và tạo động lực khuyến khích Công ty quản lý quỹ tối đa hóa lợi
nhuận cho Quỹ,
Tính minh bạch
Bạn luôn biết rõ về tình hoạt động của Quỹ và hiệu quả của các khoản đầu tư của
mình nhờ vào tính minh bạch và việc đònh kỳ công bố công khai các yếu tố liên quan
đến Quỹ như chi phí quản lý Quỹ, các khoản phí khác, hiệu quả hoạt động đầu tư,
thu nhập của Quỹ và giá trò tài sản ròng trên một đơn vò Quỹ.

Những thông tin cơ bản về Quỹ PRUBF1
Thông tin tổng quát
Tên quỹ Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential
Loại quỹ Là loại Quỹ đóng; Thời gian hoạt động của Quỹ là 7 năm
Chứng chỉ Quỹ sẽ được niêm yết trên Trung tâm Giao dòch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh. .
Mục tiêu đầu tư Tạo ra một nguồn thu nhập đònh kỳ cùng triển vọng gia tăng giá
trò vốn cho Nhà Đầu Tư
Chiến lược đầu tư Đầu tư vào một danh mục đầu tư cân bằng bao gồm các công cụ
nợ và cổ phiếu.
Cơ cấu đầu tư • 30-100% Giá trò Tài sản Ròng của Quỹ được đầu tư vào
các công cụ nợ như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
Chính quyền Đòa phương, trái phiếu Công ty và tiền gửi
ngân hàng
• 0-70% Giá trò Tài sản Ròng của Quỹ được đầu tư vào cổ

phiếu được niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết trên thò
trường chứng khoán Việt Nam.
Vốn điều lệ dự kiến huy động 500.000.000.000 (năm trăm tỷ) đồng
Mệnh Giá Đơn Vò Quỹ

10.000 (mười ngàn) đồng /đơn vò Quỹ
Phí phát hành 3%/mệnh giá đơn vò quỹ
Giá Phát Hành 10.300 (mười ngàn ba trăm) đồng/đơn vò Quỹ
Mức tối thiểu khi đầu tư ban đầu 1.000 đơn vò hoặc 10.000.000 (mười triệu) đồng
Mức tối đa khi đầu tư ban đầu 2.500.000 đơn vò hoặc 25.000.000.000 (hai mươi lăm tỷ) đồng
Tỉ suất lợi nhuận so sánh (Rb) Rb = (X% của tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá trò Trái phiếu
Chính phủ kỳ hạn 5 năm của năm) + (Y% của tỷ lệ phần trăm thay
đổi của chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam của năm).
Tỷ lệ X% và Y% nêu trên sẽ do Công ty Quản lý Quỹ đề xuất, và
được Ban Đại diện Quỹ và Đại hội Nhà đầu tư quyết đònh hàng
năm.
Tỉ suất lợi nhuận chuẩn (Rh) Rh = Tỷ suất lợi nhuận so sánh (Rb) + 1%
Giá trò tài sản ròng/đơn vò Quỹ Sau khi Quỹ đi vào hoạt động, giá trò tài sản ròng/đơn vò Quỹ sẽ
được xác đònh và công bố hàng tuần.
Phí Quản lý Quỹ 2% Giá trò Tài sản Ròng của Quỹ/mỗi năm. Phí này được tính và
thanh toán hàng tháng cho Công ty Quản lý Quỹ.
Thưởng Hoạt động 20% của phần chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động đầu tư hàng
năm và tỷ suất lợi nhuận chuẩn,với điều kiện:
• Giá trò Tài sản Ròng của 1 đơn vò Quỹ cao hơn Mệnh giá
Chứng Chỉ Quy, và
• Tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư của Quỹ cao hơn mức tỷ suất
lợi nhuận chuẩn.

Phân phối thu nhập
Kỳ cổ tức Hàng năm


Kỳ tới: Hỏi đáp về Quỹ PRUBF1.

Bài 10: Hỏi đáp về Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential

Sau khi đăng bài “Quỹ đầu tư cân bằng Prudential” (PRUBF1) , chúng tôi nhận được rất nhiều
câu hỏi của bạn đọc về cách thức tham gia Quỹ PRUBF1 và các vấn đề liên quan đến Quỹ.
Trong số báo này, chúng tôi xin trả lời một số câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất.


1. Xin cho biết thời hạn phân phối chứng chỉ Quỹ PRUBF1 ra công chúng.

Ngày 19 tháng 7 năm 2006, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã cấp Giấy phép phát
hành chứng chỉ quỹ ra công chúng cho quỹ PRUBF1. Giấy phép này có giá trò từ
ngày ký.

Theo quy đònh trong Bản Cáo Bạch đã được Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước phê
duyệt,
- thời hạn tối thiểu phân phối chứng chỉ Quỹ là 15 ngày làm việc
kể từ ngày
Giấy phép chào bán ra công chúng có hiệu lực (tức là từ ngày 19 tháng 7
đến hết ngày 8 tháng 8 năm 2006)
- thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ ngày Giấy phép chào bán ra công chúng có
hiệu lực (tức từ ngày 19 tháng 7 cho đến hết ngày 16 tháng 10 năm 2006).

Như vậy, thời điểm đóng Quỹ sẽ là bất cứ ngày nào nằm trong khoảng thời gian từ
ngày 8 tháng 8 đến hết ngày 16 tháng 10 năm 2006, khi mà tài khoản phong tỏa của
Quỹ tại Ngân hàng Giám sát đã nhận đủ số Vốn Điều lệ dự kiến huy động.



2. Tôi có thể đăng ký mua chứng chỉ Quỹ PRUBF1 ở đâu?

Quỹ PRUBF1 bắt đầu được chào bán ra công chúng bắt đầu từ ngày 24 tháng 7 năm
2006 thông qua các Nhà phân phối được chỉ đònh cho Quỹ PRUBF1. Vì vậy, bạn có
thể đăng ký mua chứng chỉ Quỹ PRUBF1 tại các văn phòng và các chi nhánh của các
Nhà phân phối theo danh sách đính kèm.

Các Nhà phân phối Quỹ PRUBF1


Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS)

9 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 08 930 2428
Fax: 08 933 0429

6 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: 04 747 0959
Fax: 04 747 0960


Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)

70 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 08 820 8116, máy nhánh 305/306
Fax: 08 820 8117

Tầng 17, VCB Tower
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
ĐT: 04 934 3137, máy nhánh: 2010

Fax: 04 936 0262


Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

180 - 182 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 08 821 8567
Fax: 08 291 0574

25 Trần Bình Trọng, Hà Nội
ĐT: 04 942 6718
Fax: 04 942 6719

Khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ PRUBF1, bạn chỉ cần thực hiện những bước sau
đây:

Bước 1: Đọc kỹ nội dung bản Cáo Bạch và Dự thảo Điều lệ Quỹ;
Bước 2: Điền thông tin vào Phiếu đăng ký mua chứng chỉ quỹ theo hướng dẫn của
Nhà phân phối;
Bước 3: Nộp Phiếu đăng ký cùng các chứng từ cần thiết theo quy đònh;
Bước 4: Nộp tiền vào tài khoản đã được chỉ đònh của Quỹ thông qua Nhà phân phối.
Formatted: Italian (Italy)
Đối với Nhà đầu tư nước ngoài, ngoài việc thực hiên các bước trên, Nhà Đầu tư cần
phải tuân thủ các qui đònh về quản lý ngoại hối trong việc kinh doanh chứng khoán
theo quy đònh của Luật pháp Viêt Nam.
3. Làm thế nào để biết Phiếu đăng ký mua chứng chỉ Quỹ của tôi được chấp
nhận hay không?

Theo quy đònh trong Bản Cáo Bạch Quỹ PRUBF1, trong vòng 15 ngày làm việc sau
khi kết thúc giai đoạn chào bán ra công chúng, Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư

Prudential Việt Nam sẽ gửi Thư xác nhận sở hữu chứng chỉ Quỹ tới từng Nhà đầu tư.
Thông tin về việc kết thúc giai đoạn chào bán ra công chúng cũng sẽ được công bố
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Tại sao Quỹ PRUBF1 quy đònh mức tối thiểu đầu tư ban đầu là 10 triệu đồng?
Như chúng ta đã biết, một trong những ưu thế của quỹ công chúng là khách hàng
không cần có vốn lớn mà vẫn có thể tham gia đầu tư. Theo nghiên cứu của chúng tôi,
10 triệu đồng là mức phù hợp với khả năng tài chính của rất nhiều người. Đồng thời,
10 triệu đồng cũng là mức đầu tư tối thiểu giúp Công ty quản lý quỹ có thể điều phối
và quản lý hoạt động của Quỹ một cách hiệu quả hơn vì quyền lợi của nhà đầu tư.

5. Tại sao Quỹ PRUBF1 quy đònh mức đăng ký tối đa là 25 tỷ đồng?
Trước hết xin được nhắc lại rằng Quỹ PRUBF1 là một quỹ công chúng, thêm vào đó,
với uy tín và thương hiệu Prudential, chúng tôi được biết hiện có rất nhiều khách hàng
quan tâm tới Quỹ PRUBF1. Vì thế, với quy đònh mức đăng ký tối đa là 25 tỷ đồng,
Quỹ PRUBF1 mong muốn tạo điều kiện cho nhiều khách hàng có cơ hội tham gia đầu
tư vào Quỹ.

6. Sư khác biệt giữa Phí phát hành và Phí quản lý Quỹ là gì?
Mỗi quỹ đầu tư đều có quy đònh riêng về các loại phí mà nhà đầu tư phải trả cho
Công ty quản lý quỹ cũng như chi phí mà Quỹ phải thanh toán cho Công ty quản lý
quỹ và các nhà cung cấp dòch vụ cho Quỹ. Tất cả các chi phí này đều được trình bày
rõ ràng, chi tiết trong Bản cáo bạch và Điều lệ Quỹ.

Phí phát hành là phí do Người Đầu tư trả cho Công ty quản lý quỹ để trang trải các
chi phí liên quan đến việc lập và phát hành chứng chỉ quỹ. Phí này chỉ phải trả một
lần ngay khi phát hành chứng chỉ quỹ và sẽ không phát sinh về sau. Đối với Quỹ
PRUBF1, phí phát hành được quy đònh là 3% trên mệnh giá đơn vò Quỹ.

Phí quản lý quỹ là phí mà Quỹ đầu tư thanh toán cho Công ty quản lý quỹ để Công ty

quản lý quỹ cung cấp dòch vụ quản lý Quỹ. Phí quản lý được tính theo tỷ lệ phần trăm
trên giá trò tài sản ròng của Quỹ và được tính và thanh toán đònh kỳ. Đối với PRUBF1,
phí này được quy đònh là 2% /năm, được tính và thanh toán hàng tháng cho Công ty
Quản lý Quỹ.


7. Tại sao Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential phải thanh toán khoản Thưởng Hoạt
Động cho Công ty quản lý quỹ trong khi đã trả phí quản lý 2% mỗi năm?
Khoản Thưởng Hoạt Động nhằm mục đích gắn kết quyền lợi và tạo động lực khuyến
khích Công ty quản lý quỹ tối đa hóa lợi nhuận cho Quỹ đầu tư. Prudential áp dụng
tiêu chuẩn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn hiện hành trên thò trường để tính khoản Thưởng
Hoạt Động này. Khoản thưởng này chỉ được thanh toán cho Công ty Quản lý Quỹ Đầu
Tư Prudential Việt Nam khi:
o Giá trò Tài sản Ròng của 1 đơn vò quỹ cao hơn Mệnh giá Chứng Chỉ Quỹ, và
o Tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư của Quỹ vào cuối năm cao hơn mức tỷ suất lợi
nhuận chuẩn (là tỉ suất lợi nhuận so sánh + 1%).

Việc áp dụng 2 điều kiện này đảm bảo rằng các nhà điều hành Quỹ phải nỗ lực hết
mình để đồng vốn của bạn làm việc hiệu quả hơn so với thò trường trước khi họ có
thể được hưởng bất cứ khoản thưởng hoạt động nào.

×