Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu vòng tuần hoàn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.43 KB, 7 trang )

VÒNG TUẦN HOÀN

1. Tuần hoàn máu
2. Tuần hoàn bạch
huyết



1. Tuần hoàn máu
a/ Vòng tuần hoàn chính
thức
Máu được vận chuyển trong hệ mạch là nhờ
sự co bóp của tim. Máu từ tim đi vào các ĐM
qua các mao mạch phân bố khắp cơ thể và từ
đó về tim theo đường TM qua 2 vòng tuần
hoàn: Vòng tuần hoàn (TH) lớn và vòng tuần
hoàn nhỏ.
+ Vòng tuần hoàn lớn. Máu đỏ tươi giàu ôxi
và dinh dưỡng từ TTT theo ĐM chủ đến các cơ
quan, tổ chức cơ thể. Sau khi thực hiện trao đổi
chất tại mạng lưới mao tĩnh mạch, máu trở
thành máu đỏ thẫm nghèo ôxi theo TM chủ
(trên, dưới) trở về TNP.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ. Máu đỏ thẫm nghèo
ôxi từ TTP theo ĐM phổi lên phổi. Sau khi
trao đổi khí ở phổi, trở thành máu đỏ tươi giàu
ôxi theo TM phổi trở về TNT.
b/ Vòng tuần hoàn thai nhi
Ở thai nhi, máu mẹ và máu con không tiếp
xúc trực tiếp với nhau. Trao đổi chất được
thực hiện qua màng mao mạch của mẹ và của


con tại nhau thai. Máu mẹ bắt đều nuôi thai từ
tháng thứ hai, khi hệ mạch của thai đã được
hình thành.
Vì thai nhi không hô hấp bằng phổi, vòng
tuần hoàn nhỏ chưa hoạt động nên hệ tim
mạch thai nhi có một số đặc điểm khác hệ
tuần hoàn chính chức.

+ Tim thai nhi cũng có 4 ngăn, nhưng tâm
nhĩ phải và tâm thất trái thông nhau qua một
lỗ bầu dục nằm trên vách liên nhĩ.
+ Giữa thân động mạch phổi và cung động
mạch chủ có một ống nối, gọi là ống Botan.
Mặt khác do máu mẹ và thai nhi không tiếp
xúc trực tiếp với nhau, nên sự trao đổi chất
giữa máu mẹ và máu thai nhi được thực hiện
qua màng mao mạch tại nhau thai.
+ Ở vòng tuần hoàn thai nhi, máu giàu chất
dinh dưỡng và O
2
từ nhau thai tới thai nhi qua
tĩnh mạch rốn. Từ tĩnh mạch rốn chia ra 2
nhánh: một nhánh đi thẳng đến tĩnh mạch chủ
dưới; một nhánh qua gan, rồi tất cả đổ vào
tĩnh mạch chủ dưới để về tâm nhĩ phải của
tim thai. Phần lớn máu từ tâm nhĩ phải qua
“lỗ bầu dục” sang tâm nhĩ trái, rồi xuống tâm
thất trái và được dồn vào động mạch chủ; còn
một phần nhỏ máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm
thất phải rồi vào động mạch phổi. Phần lớn

lượng máu này qua ống Botan vào động mạch
chủ để hoà chung với máu pha từ tâm thất
trái; còn một phần nhỏ lên phổi dùng để nuôi
phổi, rồi về tâm nhĩ trái.
Sau khi cung cấp dinh dưỡng và O
2
cho
các bộ phận, máu trở nên nghèo O
2
, giàu CO
2
, thì một phần máu theo tĩnh mạch chủ dưới
để về tim. Còn phần lớn (2/3) máu tĩnh mạch
theo 2 động mạch rốn đưa máu về nhau thai
để trao đổi với máu mẹ, làm giàu dinh dưỡng
và O
2

Như vậy, máu tuần hoàn trong phôi là máu
pha; máu cung cấp cho phần trên thai nhi là
máu giàu O
2
và dinh dưỡng hơn ở phần dưới.
Khi trẻ ra đời, cuống rốn bị cắt, sự trao đổi
chất và khí với máu mẹ không còn. Khí CO
2

tích luỹ trong máu trẻ tăng lên, kích thích
trung khu hô hấp gây động tác hít vào. Phổi
và các mao mạch phổi được căng ra, máu

được hút vào các mao mạch phổi, lỗ bầu dục
được bịt kín. Đồng thời khi máu từ phổi chảy
về tâm nhĩ trái gây ra một áp lực ngăn cản
không cho máu từ tâm nhĩ phải sang tâm thất
trái nữa.

2. Tuần hoàn bạch huyết
Hệ bạch huyết làm nhiệm vụ thu nhận và
chuyển các yếu tố từ máu thấm ra và các chất
mà tế bào không dùng đến cùng các chất mỡ
hấp thu được ở ruột… vào máu, qua hệ tĩnh
mạch trả về tim. Ngoài ra hệ bạch huyết còn
làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
Hệ bạch huyết bao gồm hạch bạch huyết,
các tuyến hạnh nhân và đường vận chuyển
bạch huyết.
Mạch bạch huyết cấu tạo giống tĩnh mạch.
Tuy nhiên mạch bạch huyết thường chạy song
song với nhau, ít nối với nhau. Trên đường đi,
các mạch bạch huyết thường đi qua các hạch
bạch huyết và tập trung vào hai ống bạch huyết
chính là ống bạch huyết ngực và ống bạch
huyết phải.
Ống bạch huyết ngực rất dài gần bằng 35 -
40 cm. Có nhiệm vụ thu nhận bạch huyết ở
phần dưới cơ hoành và nửa trên trái cơ thể.
Ống bạch huyết phải, dài gần bằng 1- 2 cm.
Có nhiệm vụ thu nhận bạch huyết ở nửa trên
phải cơ thể.


×