Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.6 KB, 5 trang )
Hành ta và các công dụng đặc biệt
Cũng như tỏi, hành được dùng để ướp các loại thịt cá, tôm, cua, ức
chế các vi khuẩn gây bệnh, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn. Hành được
dùng để chữa các bệnh thông thường.
Cây hành (Allium fistulosum L.) còn gọi là hành ta, thông bạch. Hành là
một loại gia vị phổ biến, rất cần thiết trong việc chế biến thức ăn. Hầu như tất cả
các món ăn đều sử dụng hành (củ và lá): kho, xào, nấu canh, chiên, chưng, làm
chả…
Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí,
hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hoá, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh,
nhức đầu, sổ mũi, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, lạnh bụng. Dùng ngoài giã nát, đun
sôi để rửa các vết thương, vết loét, chàm (eczema), viêm da. Hiện nay, các nhà
khoa học ghi nhận hành có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng sự bài tiết dịch
tiêu hoá, ngừa ký sinh trùng đường ruột, giúp cơ thể phòng chống ung thư hệ hô
hấp và tiêu hoá, giảm cholesterol trong máu.
Cũng như tỏi, hành được dùng để ướp các loại thịt cá, tôm, cua, ức chế
các vi khuẩn gây bệnh, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn. Hành được dùng để
chữa các bệnh thông thường.
- Đề phòng dịch cúm: Hành 50g, tỏi 25g nấu với 1 lít nước, sôi 10 phút,
chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, sốt không ra mồ hôi, ho có đàm, người
ớn lạnh: Gừng tươi 15 - 20g, hành (củ + lá) 12 - 15g. Hai thứ rửa sạch, nấu với 1/2
lít nước, nấu sôi khoảng 10 phút, uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.