Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu 7 cách phòng cảm cho dân văn phòng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.1 KB, 6 trang )

7 cách phòng cảm cho dân văn phòng

Khi chứng cảm cúm “hoành hành” thì văn phòng, công
sở là nơi dễ bùng nổ và phát tán virus cảm. Thực tế là
một số thói quen không tốt làm cho vi khuẩn và virus dễ
thâm nhập vào khu vực văn phòng, lây truyền bệnh cho
nhau.


Tiếp xúc gần trong môi trường phòng kín (điều hòa) là
những điều kiện lý tưởng để bệnh cảm cúm "bùng nổ" nơi
công sở.
Chuyên gia về truyền nhiễm và
khống chế bệnh tật của Mỹ
khuyến nghị nên áp dụng một
số cách sau:
1. Thường xuyên rửa tay
Phương pháp tốt nhất giảm
thấp tỉ lệ tiếp xúc với vi khuẩn
gây bệnh là thường xuyên rửa
tay sạch sẽ. Khi đồng nghiệp
hắt xì hơi hoặc ho thì khả năng
nhiễm bệnh lây truyền là rất
cao. Nếu dùng đôi tay chưa
được rửa sạch sờ vào mắt, môi
hay mũi thì virus có thể xâm
nhập vào cơ thể. Các nhà
nghiên cứu của trường ĐH Florida - Mỹ còn nhận thấy:
điện thoại và các nút công tắc điện hoặc nút ấn thang máy
cũng có thể là nguồn phát tán virus. Vì thế, thói quen
thường xuyên rửa tay, đặc biệt trước khi đến và sau khi rời



Luyện tập thể thao và ăn
uống đúng cách giúp cơ
thể bạn tăng sức đề
kháng.
văn phòng, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát tán, lây lan
virus cho đồng nghiệp.
2. Không tiếp xúc trực tiếp với đồng nghiệp mắc bệnh
Né tránh đồng nghiệp hắt xì hơi hoặc ho trong phòng làm
việc là không khả thi nhưng hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giữ
khoảng cách nhất định với những đồng nghiệp mắc bệnh là
hoàn toàn có thể.
Nếu bắt tay hay đưa/nhận đồ vật, cần lập tức rửa tay. Nếu
đồng nghiệp mắc bệnh ngồi bên cạnh, không sờ tay vào
mặt là phương pháp hữu hiệu bảo vệ bạn. Nếu người mắc
bệnh ho trong thời gian dài, bạn nên lấy khăn hoặc khẩu
trang che kín miệng và mũi của mình để tránh lây nhiễm.
3. Mở cửa sổ hoặc dùng máy thanh lọc không khí
Văn phòng kín, dùng máy lạnh là môi trường lý tưởng để vi
khuẩn, virus phát tán. Vì thế, cần có thói quen mở cửa sổ
ngay khi bước vào phòng. Nếu không có cửa sổ thì cần
phải có máy thanh lọc không khí.
Nếu trong phòng có nhiều người cảm cúm, nên yêu cầu tòa
nhà thông khí, làm sạch văn phòng, đồng thời phun thuốc
để tẩy trừ vi khuẩn.
4. Ở nhà khi cảm cúm
Nguyên nhân lớn nhất của cảm cúm thông thường là do
mệt mỏi khiến sức đề kháng suy giảm; hoặc do thời tiết,
nhiệt độ thay đổi lúc nóng lúc lạnh, cơ thể mất đi sức đề
kháng.



Trước khi có biểu hiện bệnh (24 tiếng) thì cơ thể đã kịp
phát tán virus gây bệnh cho nhiều người khác. Vậy nên tốt
nhất xin nghỉ ở nhà , vừa tránh lây nhiễm, vừa nhanh hồi
phục. Nếu buộc phải đi làm thì nên đeo khẩu trang mọi lúc
mọi nơi.
5. Tiêm vắc-xin
Cảm cúm là một bệnh thường gặp và tiêm vắc-xin là một
lựa chọn tốt. Vắc-xin không phải là thuốc vạn năng nhưng
ít nhất có thể làm giảm thấp nguy cơ nhiễm bệnh trong
những môi trường có nguy cơ cao như văn phòng.
Nên tiêm vào tháng 9-10 hàng năm để bảo vệ cơ thể trong
mùa cúm (mùa đông).
6. Luyện tập thể thao
Uống vitamin là một giải pháp nhưng khoa học đã chứng
minh, phương pháp tốt nhất để nâng cao sức đề kháng cho
cơ thể là luyện tập thể thao đều đặn, đặc biệt là các hoạt
động thể thao ngoài trời vào mùa thu và mùa đông. Kiên trì
luyện tập mới là biện pháp hữu hiệu để đối kháng lại với
cảm cúm.
7. Duy trì nếp sống hợp lý
Sức khỏe tốt là tiền đề quan trọng để tránh xa virus, vi
khuẩn gây bệnh, tức là bạn cần có một lối sống lành mạnh,
khoa học; không hút thuốc, không thức khuya, ngủ đủ 8
tiếng/ngày, ăn uống đủ chất, đúng giờ Mặc dù những
phương pháp này không thể đảm bảo là tăng cường sức đề
kháng, nhưng ít nhất cũng giúp ích cho sức khỏe của bạn.



×