Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) trong đánh giá và lựa chọn đất đai quy hoạch xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.19 KB, 10 trang )

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP)TRONG ĐÁNH GIÁ
VÀ LỰA CHỌN ĐẤT ĐAI QUY HOẠCH XÂY DỰNG
(Lấy địa bàn tỉnh Quảng Ninh làm khu vực nghiên cứu)
Ths.Ks. Đặng Thị Nga
Khoa kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Email:

Tóm tắt
Bài viết trình bày phương pháp phân tích, lựa chọn đất xây dựng trong quá trình lập
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngồi
2050. Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System – GIS) với
phương pháp phân tích thứ bậc (Analytical Hierachy Process – AHP) sẽ góp phần đánh giá
tổng hợp đất đai xây dựng trên cơ sở các yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên, môi trường,
kinh tế, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật…cho toàn tỉnh, nhằm
phát huy giá trị đất đai trên cơ sở tận dụng tối đa quỹ đất phát triển đơ thị hạn hẹp trên tồn
tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là Bản đồ khoanh vùng tổng thể đánh giá
tiềm năng và quỹ đất xây dựng. Đây chính là một trong những cơ sở đề xuất phát triển quy
hoạch không gian tối ưu cho tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
Từ khóa: GIS, AHP, Hệ thống thông tin địa lý, Analytical Hierachy Process, phân
tích thức bậc, đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị,
tỉnh Quảng Ninh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, là tỉnh duy nhất
của Việt Nam có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Có vị trí tại điểm
đầu của khu vực hợp tác kinh tế Việt –Trung , nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hình 1. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh Quảng Ninh
Nguồn:[2]
469




Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện tự nhiên khơng được thuận lợi, quỹ đất phát triển
đô thị hạn hẹp chủ yếu tập trung dọc theo khu vực đường Quốc Lộ 18 do địa hình bị chia
cắt mạnh với 3 dạng địa hình là trung du, miền núi và ven biển, đọa hình có hướng nghiêng
dần theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam. Các khu vực đồi núi cao ở phía Bắc, với độ dốc
lớn, chủ yếu phục vụ phát triển du lịch và khai thác khoáng sản. Các khu vực thấp trũng
ở ng Bí, Quảng n, Tiên n... chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của các
sông Bạch Đằng, Tiên Yên, Ba Chẽ. Tại các khu vực này, năm 2008 với mức ngập trung
bình từ 2-5m. Ngồi ra, đối với các khu vực ven biển của tỉnh như (thị xã Quảng Yên,
huyện Vân Đồn, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái...) sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp của biến đổi khí hậu với mực nước biển dâng cao.
Hiện trạng dân số khoảng 1,17 triệu người, phát triển đất xây dựng chủ yếu tập
trung dọc theo trục đường giao thơng chính như: QL18, QL10... thuộc các khu vực có địa
hình tương đối bằng phẳng. Theo dự báo dân số trên toàn tỉnh đến năm 2030 sẽ tăng lên
khoảng 2 triệu người, với mục tiêu phát triển hiện đại các đô thị Quảng Ninh, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng phải gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi
trường, cân bằng sinh thái, bảo tồn di sản và bảo đảm an ninh, quốc phịng.

Hình 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh
Nguồn:[2]
Xuất phát từ những thực tế và những nhiệm vụ trên của đồ án thì nhóm chun gia
của chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu Tích hợp hệ thống thơng tin địa lý (GIS) với
phân tích thứ bậc (AHP) trong đánh giá và lựa chọn đất lập Quy hoạch dựng vùng
tỉnh Quảng Ninh nhằm phân nhóm và xác định các tiêu chí đánh giá đất xây dựng dựa
trên các đặc điểm điều kiện tự nhiên về địa hình, mức độ ngập lụt, bảo vệ môi trường sinh
thái, khai thác khống sản, phát triển hạ tầng...Sau đó sẽ xác định trọng số hay tầm quan
470



trọng của các yếu tố theo phương pháp phân tích tầng bậc (AHP). Từ trọng số xác định
cho từng tiêu chí đánh giá sẽ được phân tích tổng hợp bằng phương pháp chồng ghép bản
đồ GIS. Kết quả phân tích cuối cùng là bản đồ phân vùng các khu vực phát triển đô thị
với các mức độ khác nhau từ Rất thuận lợi đến khơng thn lợi góp phần làm cơ sở cho
việc định hướng phát triển không gian trên toàn tỉnh trong tương lai.
II. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu chung tỉnh về Quảng Ninh
2.1.1 Giới thiệu chung
Tỉnh Quảng Ninh có dân số 1.320.324 người (tháng 4 năm 2019) với tổng diện
tích tự nhiên 6.102 km2 trên phạm vi 14 đơn vị hành chính: 04 Thành phố (Hạ Long,
ng Bí, Cẩm Phả, Móng Cái), 01 Thị xã (Quảng n), 09 huyện (Đơng Triều, Hồnh
Bồ, Vân Đồn, Cơ Tơ, Ba Chẽ, Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên).
Quảng Ninh là tỉnh miền núi – dun hải, có diện tích 610.233,50 km2; với trên
2000 hòn đảo nổi và trên 80% diện tích đất đai là đồi núi (gồm núi đảo và núi đất liền
nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh với đỉnh cao nhất là Yên Tử 1.068m và đỉnh Am Váp
1.094m). Các vùng biển nằm phía Đơng Nam tỉnh, trải dài hơn 250km, gồm các vùng hải
đảo và các vùng trũng, vùng bãi bồi, với các đặc trưng là các cây sú vẹt. Giữa vùng núi
và vùng biển là khu vực trung du và đồng bằng, thuận lợi cho việc phát triển đơ thị.
Quảng Ninh có nền địa chất tốt, ổn định, không bị ảnh hưởng của địa chấn.
Do địa hình núi kết hợp với đồng bằng duyên hải nên Quảng Ninh có đặc trưng
nhiều sơng suối, tuy nhiên các sông đều nhỏ, ngắn và độ dốc lớn. Do đó mực nước lên
xuống chênh nhau rất nhiều. Vùng biển là vịnh nông, bãi triều rộng, nhiều phù sa bồi
lắng, ít thuận lợi cho phát triển đường hàng hải, tuy nhiên rất có tiềm năng phát triển giao
thơng đường sơng và đường thủy nội bộ.
Khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn như than đá, đá xây dựng, sét chịu lửa,
cao lanh, cát thủy tinh và rất nhiều khoáng sản khác. Có tiềm năng du lịch dồi dào: các
vùng di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long, sắp tới sẽ có thêm vịnh Bái Tử Long), có
nhiều vùng di tích lịch sử - tơn giáo quan trọng cấp quốc gia (Yên Tử, đền Trần, Bãi cọc
Bạch Đằng...)
Cảnh quan đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp gắn với các di tích văn hóa, lịch

sử. Có 6 vùng cảnh quan đặc trưng (núi, hồ, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo) với các
cảnh quan đặc sắc, đặc biệt có vịnh Hạ Long được UNESCO 2 lần công nhận là di sản
thiên thiên thế giới và tổ chức New Open World công nhận là một trong bảy kỳ quan
thiên nhiên thế giới mới và cảnh linh thiêng hùng vĩ của khu di tích danh thắng Yên Tử
(là nơi trung tâm phật giáo của cả nước), khu di tích nhà Trần ở Đơng Triều, khu di tích
lịch sử chiến thắng Bạch Đằng đã được xếp hạng là di tích quan trọng cấp quốc gia.
Các cơng trình dịch vụ cơng cộng, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính
chính trị, giáo dục, y tế, văn hóa của tỉnh tậm trung tại thành phố Hạ Long. Hình thái phát
triển đơ thị của tỉnh Quảng Ninh có dạng tuyến, chủ yếu tập trung dọc trục đường QL 18
471


theo hướng Đông – Tây.
2.1.2 Hệ thống giao thông
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thơng quan
trọng chạy qua như: QL.18, QL.18B, QL.10, QL.4B, QL.18C, QL.279, đường sắt Kép Hạ Long, đường biển, có nhiều tuyến đường sơng, đường thủy nội địa chạy qua, đây là
điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, Hải
Phòng, là các tỉnh phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Mạng
lưới giao thông được phân bố chưa được hợp lý trên địa bàn tỉnh chủ yếu cho các đường
ven biển gần quốc lộ 18. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 04 phương thức vận tải là: Đường
bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt. Đường sắt chưa đạt hiệu quả vận tải hàng
hoá và hành khách. Chủ yếu đường bộ, đường thuỷ nội địa. Đường biển chủ yếu phục vụ
cho ngành than.
2.1.3 Cao độ nền xây dựng
Các khu đơ thị ven biển có độ cao từ 2-5m, các khu vực trung du và miền núi có độ
cao từ 15-50m có nơi rất cao. Các khu vực ven biển cần nghiên cứu kỹ về ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Tình hình ngập lụt hiện tại của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu xảy ra tại các vị trí thuộc thị
trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn thuộc huyện Ba Chẽ; xã Yên Than, xã Tiên Lãng và xã Hải Lạng
và thị trấn Tiên Yên thuộc huyện Tiên Yên (chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn

sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên). Cao độ của các vùng ngập trung bình từ 1,0m – 5,0m.
Những vùng có nguy cơ ngập trên địa bàn tỉnh với kịch bản trung bình đến năm
2030 (nước biển dâng 11cm đến 12cm) và đến năm 2050 (nước biển dâng 20cm đến
24cm) chủ yếu tập trung tại dải đất ven biển trải dài từ huyện Đầm Hà đến Tp.Móng Cái.
Đối với kịch bản năm 2100 khi mực nước biển dâng là từ 49cm đến 64cm thì ngồi những
khu vực có nguy cơ ngập ở trên còn xuất hiện những nguy cơ ngập ở hầu hết tại các
huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Quảng Ninh, những vùng đất sát biển, sông.
2.1.4 Hệ thống cấp nước
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 24 nhà máy nước cho khu các đô thị và khu cơng
nghiệp với Tổng cơng suất cấp nước hiện có Q= 177.810m3/ngàyđêm, phần lớn các nhà
máy đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, duy nhất có nhà máy nước Vàng Danh xuống cấp,
không đảm bảo công suất thiết kế và hiệu quả xử lý, lưu lượng và chất lượng nguồn nước
dùng cho nhà máy nước đang bị ảnh hưởng.
2.1.5 Hệ thống cấp điện
Các dự án nhiệt điện của tỉnh Quảng Ninh được phát vào mạng điện quốc gia, sau
đó lại được phân phối lại.
Với Tổng dung lượng nguồn tại chỗ là 3.014MW, Pmax năm 2010 là 404MW (theo
472


số liệu quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 có xét đến
2020). Quảng Ninh khơng những đáp ứng đủ nhu cầu điện trong tỉnh còn cấp điện cho
các tỉnh thành lân cận như Hải Dương, Hải Phịng thơng qua các đường dây truyền tải
220 KV và 110 KV.
Tuy nhiên, do nguồn nhiệt điện ng Bí 1, nhiệt điện Cẩm Phả và nhiệt điện Quảng
Ninh 1 phát điện chưa ổn định, có nhiều tháng Quảng Ninh vẫn phải nhận điện từ tỉnh
khác mà trực tiếp là từ nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương), nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn),
và cả Trung Quốc.
2.2 Tầm nhìn và mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2030

Tổ chức, định hướng không gian các cơ sở cơng nghiệp chủ yếu, hệ thống cơng
trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư trên phạm
vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, tiềm năng của từng
khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý
của toàn vùng.
Tới năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại,
trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả nước
với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại;
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo mơi trường bền vững; giữ
gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững di sản - kỳ quan
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ
vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế,
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội
2.2.2 Tầm nhìn đến năm 2050 và ngồi 2050
Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2050 sẽ trở thành:
"Vùng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế;
Vùng động lực phát triển kinh tế quốc giavới định hướng phát triển du lịch –
công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững;
Vùng di sản thiên nhiên - văn hóa - lịch sử quốc tế, kỳ quan thiên nhiên thế giới"
Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2050 sẽ:
(1) Trở thành đầu tàu của cực tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ, là trung tâm của “hai
vành đai, một hành lang” kinh tế, cửa ngõ của ASEAN ra Trung Quốc và ngược lại. Phát
triển đô thị đặc sắc, đặc biệt văn minh hiện đại ngang tầm với di sản kỳ quan thiên nhiên
thế giới Vịnh Hạ Long.
473


(2) Trở thành vùng trung tâm du lịch - dịch vụ quốc tế, công nghiệp công nghệ cao,
tiên tiến, thân thiện với mơi trường; trong đó dịch vụ - du lịch nghỉ dưỡng, văn hoá, y tế
và thương mại chiếm tỷ trọng lớn và phát triển mang tầm cỡ quốc tế

(3) Trở thành vùng đô thị phát triển bền vững, định hướng là vùng đơ thị đáp ứng
các tiêu chí của đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương với các đặc trưng:
- Là vùng đô thị phát triển hiện đại, bền vững, văn minh và có bản sắc; vùng đô thị
xanh, đô thị sinh thái phong phú và thân thiện với mơi trường; an tồn và ứng phó hiệu
quả với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu
- Là vùng đơ thị cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao, đảm bảo tốt an sinh
và chất lượng cuộc sống;
- Phát triển gắn kết giữa đô thị và nông thôn, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các
khu vực;
(4) Trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến
hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế một cách chủ động và tích cực.
2.3 Nguồn dữ liệu nghiên cứu
+ Dữ liệu bản đồ GIS tỷ lệ 1/50.000 lập tháng 05/2011 do Sở xây dựng tỉnh Quảng
Ninh cung cấp.
+ Số liệu hiện trạng do các cơ sở ban ngành có liên quan của tỉnh cung cấp.
+ Số liệu hiện trạng sau quá trình khảo sát thực địa và làm việc với các cơ sở ban
ngành liên quan.
2.4 Quy trình phân tích thứ bậc (AHP)
2.4.1 Giới thiệu chung
Vào những năm đầu thập niên 1970, Thomas L. Saaty phát triển phương pháp ra
quyết định được biết như là quy trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process –
AHP) để giúp xử lý các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp.
Quy trình phân tích thứ bậc (AHP) là một hướng tiếp cận cơ bản trong việc đưa ra
quyết sách. AHP được thể hiện theo cả 02 hướng là định tính và định lượng để lựa chọn
ra các phương pháp tốt nhất dựa trên các tiêu chí đánh giá. Trong quy trình này, kết quả
được lựa chọn dựa trên việc so sánh từng cặp tiêu chí từ đó xác định xếp hạng ưu tiên cho
các lựa chọn.
Cấp trúc AHP bao gồm 03 cấp theo thức bậc: (1) Mục tiêu của quyết định, (2) Bộ
tiêu chí và (3) Các lựa chọn (xem hình…). Sự phân tách theo thứ bậc cho phép đơn giản
hóa những hệ thống phức tạp để giải quyết tính đa dạng của các vấn đề. Cấu trúc của AHP

cho phép đánh giá mức quan trọng của các yếu tố trong từng thứ bậc cũng như sự liên
474


quan đến các yếu tố ở thứ bậc cao hơn.

Nguồn:[8]
Đánh giá từng cặp trong AHP được thực hiện cho từng cặp yếu tố thống nhất. Thang
điểm đánh giá theo mức độ quan trọng so sánh từ 1 đến 9. Trong nhiều trường hợp các
yếu tố tương đương hoặc gần như tương đương, thang điểm đánh giá có thể chi tiết hơn
với các giá trí giữa 1 và 2 như 1,1 đến 1,9.
Bảng 1.Thang điểm xếp hạng trong AHP
Mức độ quan trọng

Định nghĩa

1

Mức quan trọng tương đương

3

Tương đối quan trọng

5

Quan trọng

7


Rất quan trọng

9

Cực kỳ quan trọng

2,4,6,8

Các giá trị đánh giá mực độ quan trọng giữa các
thang điểm trên

Số nghịch đảo các giá trị trên

Khi yếu tố 1 được so sánh với yếu 2 có giá trị như
trên, giá trị so sánh giữa yếu tố 2 với yếu tố 1 có giá
trị nghịch đảo
Nguồn: [8]

2.4.2 Quy trình phân tích thứ bậc
Các tiêu chí được so sánh mức độ quan trọng theo từng cặp với thang điểm trong
475


số theo như bảng trên, từ đó xác định tổng hợp mức độ ưu tiên của từng yếu tố lập thành
ma trận tính tốn theo quy trình như sau:
Lựa chọn các tiêu chí đánh giá như: độ dốc, ngập lụt, mơi trường, sử dụng đất…
Để tính tốn mức độ ưu tiên giữa các chỉ tiêu, giả sử ta có Xn chỉ tiêu cần giả định
thì một ma trận được giả thuyết như sau:

Trong đó aij là mức độ đánh giá giữa chỉ tiêu thứ i so với thứ j, aij >0, aij = 1/aji , aii = 1.

Khi xây dựng chỉ tiêu aij ta cần phải dựa vào các chuyên gia giàu kinh nghiệm,
những người nghiên cứu về vấn đề trên. Nhằm mục đích mang tính khách quan giữa các
nhân tố tham gia từ đó tránh được sai lầm khi chọn lựa các nhân tố.
Gọi wii là trọng số của nhân tố thứ i. wii được tính theo cơng thức sau:

Khi đó ta được ma trận trọng số sau:
X1

X2

X3

X4

X5

X1

w11

w12

w13

w14

w15

X2


w21

w22

w23

w24

w25

X3

w31

w32

w3

w34

w35

X4

w41

w42

w43


w44

w45

X5

w51

w52

w53

w54

w55

Trong đó w11, w22, …, w55 là trọng số thứ tự của nhân tố X1, X2, …, X5.
Ma trận về ý kiến của các chuyên gia có thể được xác định bằng tỉ số nhất quán
(consistency ratio – CR):

CI: chỉ số nhất quán (Consistency Index), RI: chỉ số ngẫu nhiên (Random Index).

476


λmax : giá trị riêng của ma trận so sánh
n : số nhân tố

Bảng 2. Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI)


Phương pháp AHP do sự nhất quán thông qua tỷ số nhất quán (CR), giá trị của tỷ
số nhất quán tốt nhất là nhỏ hơn 10%, nếu lớn hơn, sự nhận định là ngẫu nhiên, cần được
thực hiện lại.
Khi xác định xong AHP tiến hành cho điểm các thành phần trong các đối tượng
nghiên cứu. Các yếu tố lựa chọn đánh giá đất xây dựng trong nghiên cứu bao gồm: điều
kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… Khi đó
để đánh giá tổng hợp đất xây dựng dựa vào phương trình sau:

Trong đó
Y: Tổng điểm của một phương án
Mi: điểm số một phương án ứng với yếu tố Xi
wi: trọng số của yếu tố Xi
Mức phân loại để đánh giá đất xây dựng bao gồm các mức sau: Rất thuận lợi, Thuận
lợi, Tương đối thuận lợi, Ít thuận lợi, Khơng thuận lợi.
2.5 Phân tích GIS trong đánh giá và lựa chọn đất xây dựng
Phân tích GIS trong đánh giá và lựa chọn đất xây dựng là một trong những mơ hình
477


ứng dụng cơ bản và thường được sử dụng nhiều trong các phép phân tích khơng gian.
Mơ hình phân tích lựa chọn đất chia thành 03 bước: 1) xử lý sơ bộ dữ liệu khơng gian
liên quan đến phân tích; 2) xây dựng sơ đồ tiến trình xử lý dữ liệu; 3) thực hiện mơ
hình phân tích trong GIS. Vai trò của bước xử lý dữ liệu sơ bộ liên quan đến việc
chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu gốc từ nhiều nguồn khác nhau (dữ liệu vectơ, ảnh quét,
bản đồ số hóa…), chuyển đổi hệ quy chiếu và đưa về một tỷ lệ với độ phân giải thống
nhất phục vụ phân tích.
Sau khi các dữ liệu được chuẩn hóa thành các lớp bản đồ dữ liệu, sơ đồ tiến trình
xử lý dữ liệu được xây dựng phục vụ thực hiện mơ hình phân tích. Các lớp dữ liệu bản
đồ được xử lý dưới dạng các biến số trịn phép tốn đại sốm mỗi đối tượng hay điểm ảnh
(ô vuôn) đề có giá trị thuộc tính đặt trong các phép tốn đại số để giải quyết các vấn đề

không gian phức tạp.

478



×