Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng chương trình thiết kế vi mạch số P&R tự động công suất thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.65 KB, 6 trang )

Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020)

Xây dựng chương trình thiết kế vi mạch số P&R tự
động cơng suất thấp
Trần Ngọc Châu, Thái Hồng Hải, Lê Châu Bảo Ngọc, Mã Khải Minh, Đậu Minh Đức, Lê Đức Hùng
Phịng thí nghiệm DESLAB, Khoa Điện tử - Viễn Thông,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Email:
Abstract— Trong bài báo này, nhóm tác giả thực hiện các phương
pháp kỹ thuật thiết kế vi mạch số công suất thấp như clock
gating, multi-threshold, multi-voltage để tối ưu hóa công suất
trên vi mạch số, cụ thể là CPU 16-bit để đạt công suất thấp dùng
công nghệ CMOS 90nm. Các phương pháp được đánh giá và so
sánh để giúp người thiết kế lựa chọn các kỹ thuật tối ưu nhất phù
hợp với thiết kế vi mạch số công suất thấp.

mà khơng thay đổi chức năng của logic. Hình 1 cho thấy cách
hoạt động này.
Clock gating đặc biệt hữu ích cho các thanh ghi cần duy
trì các giá trị logic giống nhau qua nhiều chu kỳ clock. Tắt các
clock để loại bỏ hoạt động chuyển đổi không cần thiết ngược
lại sẽ xảy ra tải lại (reload) của các thanh ghi trên mỗi chu kỳ
clock. Những thách thức chính của clock gating là tìm những
nơi tốt nhất để sử dụng nó và tạo ra logic để tắt và mở clock
vào thời điểm thích hợp.

Keywords- vi mạch số, cơng suất thấp, clock gating, multithreshold, multi-voltage.

I.

GIỚI THIỆU



Công nghệ vi mạch đang phát triển mạnh mẽ, kích thước
transistor ngày càng được thu nhỏ. Cùng với số lượng ứng
dụng ngày một đa dạng hơn, nhu cầu thiết kế mạch tích hợp
ngày càng tăng cao, dẫn đến yêu cầu thời gian thiết kế cần
được rút ngắn do đó cần có một quy trình thiết kế Backend
hồn thiện, hạn chế được tối đa lỗi có thể xảy ra trong q
trình thiết kế. Bên cạnh đó, năng lượng cũng là vấn đề được
quan tâm rất nhiều hiện nay, một thiết kế tốt cũng cần đảm bảo
được lượng năng lượng tiêu hao là thấp nhất, do đó thiết kế
cơng suất thấp là điều cần được đảm bảo trong quy trình thiết
kế. Mục tiêu của chúng tôi trong nghiên cứu là tìm hiểu quy
trình và các kĩ thuật thiết kế vi mạch số công suất thấp, tự thiết
kế các script chạy Place & Route (P&R) tự động, và áp dụng
vào thiết kế thực tế, sử dụng các công cụ thiết kế tự động của
hãng Synopsys như: Design Compiler và IC Compiler.
Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau: trong phần
II, chúng tôi mô tả về các phương pháp thiết kế cơng suất thấp.
Trong phần III, chúng tơi trình bày về quy trình thiết kế P&R
cơng suất thấp. Phần IV cung cấp các kết quả thực hiện và phân
tích lý thuyết. Cuối cùng, chúng tôi kết luận bài báo trong phần
V.
II.

Hình 1. Ví dụ clock gating.

Clock gating là một kỹ thuật tiết kiệm năng lượng đã được
sử dụng trong nhiều năm. Các cơng cụ tổng hợp như Power
Compiler có thể phát hiện đường dữ liệu thông lượng thấp ở
clock gating có thể được sử dụng với lợi ích lớn nhất, và có

thể tự động chèn các cells clock gating trong các đường clock
tại các địa điểm thích hợp. Clock gating là tương đối đơn giản
để thực hiện bởi vì nó chỉ yêu cầu một sự thay đổi trong
netlist.
II.2. Multi-threshold.
Khi kích thước hình học CMOS bị thu hẹp 90nm trở
xuống, sử dụng các thư viện có nhiều VT (multi-threshold) đã
trở thành một cách phổ biến để giảm công suất rỉ.
Nhiều thư viện ngày nay cung cấp hai hoặc ba phiên bản
của các cells: thế ngưỡng thấp (Low VT), thế ngưỡng chuẩn
(Normal VT), và thế ngưỡng cao (High VT). Các công cụ thực
hiện có thể tận dụng các thư viện này để tối ưu hóa timing và
cơng suất đồng thời. Thư viện có thể cung cấp hai hoặc nhiều
cells khác nhau để thực hiện mỗi chức năng logic ứng với sử
dụng một ngưỡng điện áp khác nhau. Một cell có điện thế

CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CƠNG SUẤT
THẤP

Phần này mơ tả một số phương pháp tiếp cận để thiết kế
đạt được công suất thấp [1-2].
II.1. Clock gating.
Clock gating là một phương pháp giảm cơng suất động,
trong đó các tín hiệu clock được tắt khi không cần thiết bởi sự
lựa chọn các băng thanh ghi trong thời gian khi các giá trị
logic được lưu trữ không thay đổi.
Các công cụ thiết kế hiện đại hỗ trợ tự động clock gating:
ta có thể xác định các mạch nơi clock gating có thể được chèn

ISBN: 978-604-80-5076-4


157


Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020)
ngưỡng thấp sẽ có tốc độ cao hơn, nhưng dịng rị rỉ dưới
ngưỡng cao hơn. Một cell có điện thế ngưỡng cao sẽ có dịng
rị rỉ thấp, nhưng tốc độ chậm hơn. Cơng cụ tổng hợp có thể
chọn kiểu thích hợp của cell để sử dụng dựa trên sự cân bằng
giữa tốc độ và cơng suất. Ví dụ, nó có thể sử dụng cell thế
ngưỡng thấp để có tốc độ cao trong các con đường quan trọng
timing (critical paths) và các cell thế ngưỡng cao ở mọi nơi
khác để có cơng suất rị rỉ thấp hơn.
II.3. Multi-voltage.
Các bộ phận khác nhau của một con chip có thể có các
yêu cầu tốc độ khác nhau. Ví dụ, khối CPU và RAM có thể
cần phải được nhanh hơn so với một khối ngoại vi. Như đã đề
cập ở trên, điện áp cung cấp giảm thì công suất tiêu thụ giảm
và làm giảm tốc độ. Để có được tốc độ tối đa và cơng suất thấp
cùng một lúc, CPU và RAM có thể hoạt động với nguồn điện
áp cung cấp cao hơn trong khi khối ngoại vi hoạt động với một
điện áp thấp hơn, như thể hiện trong Hình 2.

Do đó, mỗi thành phần chính của hệ thống sẽ hoạt động ở
điện áp thích hợp để thỏa tốc độ và công suất hệ thống.
Phương pháp này có thể tiết kiệm đáng kể cơng suất.
II.4. Power Gating.
Để giảm tổng cơng suất rị rỉ của chip, cần thêm các cơ
chế để tắt các khối trong thời gian không hoạt động. Kỹ thuật
này được gọi là Power gating [3]. Ví dụ, trong một chip điện

thoại di động, khối đó thực hiện xử lý giọng nói có thể được
tắt khi điện thoại ở chế độ chờ. Khi mà người dùng thực hiện
một cuộc gọi hoặc nhận cuộc gọi, khối xử lý giọng nói phải
"thức tỉnh" từ trạng thái tắt nguồn.
Power gating có những thách thức bao gồm sự cần thiết
của một bộ điều khiển điện (power controller), một mạng
chuyển mạch điện (power-switch network), thanh ghi cô lập
điện thế và lưu trữ logic (Isolation and retention registers).
Bộ điều khiển điện (power controller) là một khối logic
xác định thời điểm tắt nguồn và bật nguồn một khối cụ thể.
Cần xác định một khoảng thời gian cho việc tắt nguồn và bật
nguồn thích hợp lên một khối với độ chính xác cao. Khi
chuyển bật (On), sẽ tạo sự kết nối nguồn điện với đến các cổng
logic trong khối. Khi chuyển tắt (Off), nguồn điện bị ngắt kết
nối khỏi cổng logic trong khối.
Transistor điện thế ngưỡng cao từ công nghệ CMOS
nhiều ngưỡng (MTCMOS) được sử dụng cho các thành phần
chuyển mạch điện (power switch) vì chúng giảm dịng rị rỉ và
tốc độ chuyển đổi của chúng không quan trọng. PMOS header
switches được đặt ở giữa VDD và chân Gated VDD cho khối
logic. NMOS footer switches được đặt ở giữa VSS và Gated
VSS của khối logic, được thể hiện trong Hình 4.

Hình 2. Thiết kế chip đa điện thế.

Cung cấp hai hoặc nhiều điện áp cung cấp trên một con
chip sẽ tăng độ phức tạp cho thiết kế - không chỉ làm các con
chip phải thêm chân IO để cung cấp các power rail khác nhau,
mà cũng cần một lưới điện (power grid) phức tạp hơn phân
phối từng nguồn điện áp riêng cho các khối thích hợp và các

dịch mức điện áp (level shifters) trên tín hiệu truyền giữa các
khối.
Trường hợp một tín hiệu logic rời khỏi một miền điện và
đi vào một miền điện khác, nếu điện áp hai miền điện là khác
biệt đáng kể, một cell level-shifter là cần thiết để tạo ra một tín
hiệu với biên độ điện thế (voltage swing) thích hợp. Trong ví
dụ thể hiện trong Hình 3, một level shifer cell sẽ chuyển đổi
một tín hiệu với swing 1,8V đến một tín hiệu với swing 1,0V.
Một level shifter địi hỏi hai nguồn cung cấp điện phù hợp với
điện áp cung cấp đầu vào và đầu ra.

Hình 4. Transistor chuyển trạng thái điện.

III.

Quy trình được xây dựng với các ngơn ngữ lập trình được
dùng trong thiết kế vi mạch là:
Makefile: dùng để điều khiển, biên dịch và liên kết một
chương trình.
Tcl: Nó được thiết kế với mục tiêu rất đơn giản nhưng
hiệu quả, Tcl được sử dụng trong các công cụ thiết kế vi
mạch tự động.
Perl: Cung cấp các cơ chế xử lý văn bản mạnh mẽ và
phổ biến trong Unix/Linux.

Hình 3. Level shifter cell.

ISBN: 978-604-80-5076-4

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THIẾT KẾ P&R CÔNG

SUẤT THẤP

158


Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thơng và Cơng nghệ Thơng tin (REV-ECIT2020)
Quy trình P&R vi mạch số công suất thấp được đề xuất
phát triển gồm 2 phần: tổng hợp mạch (Synthesis) ứng với
Hình 5 và đi dây (Place & Route) ứng với Hình 6.

/pt: Bên trong thư mục này là nơi ta thực hiện phân tích
thời gian tĩnh và cơng suất của thiết kế.
/template: Trong thư mục này chứa các tập tin mẫu làm
ví dụ.

Hình 7. Tổng quan thư mục quy trình.

Như trong Hình 8 và Hình 9 ta thấy thư mục được tạo ra
và phân cấp trong quá trình tổng hợp mạch và Place & Route.

Hình 5. Quy trình tổng hợp mạch cơng suất thấp.

Hình 8. Tổng quan thư mục tổng hợp mạch.

Hình 6. Quy trình P&R mạch cơng suất thấp.

Trên thực tế, trong quá trình thiết kế việc quy trình xuất ra
các kết quả cũng như báo cáo xảy ra thường xuyên và liên tục
rất khó quản lý và theo dõi. Để giải quyết vấn đề trên, ta cần
xây dựng hệ thống thư mục để giúp ta có thể dễ dàng quản lý

được nơi dữ liệu sẽ được chứa và nơi báo cáo được tạo ra,
nhằm tạo sự thuận tiện cho việc truy xuất dữ liệu về sau. Như
trong Hình 7, ta thấy thư mục được tạo ra và phân cấp bao
gồm:
/risc: Đây là mục chứa các bước làm việc của quy trình.
/design: Bên trong thư mục này chứa các dữ liệu đầu vào
của thiết kế.
/synthesis: Bên trong thư mục này sẽ chứa các tập tin khi
thực hiện bước Synthesis của các module trong thiết kế.
/icc: Bên trong thư mục này là nơi chúng ta thực hiện
P&R (Place & Route) các module.

ISBN: 978-604-80-5076-4

Hình 9. Tổng quan thư mục Place & Route.

III.1. Quy trình Synthesis
- Ở đây các script sẽ được dùng để thực hiện tổng hợp mạch
trong mục synthesis của Hình 8:
Risc/synthesis/Makefile: Tập tin này sẽ có các mục tiêu
(target) để thực hiện như: xóa file, tổng hợp với sự tùy
chọn có hoặc khơng có các phương pháp cơng suất thấp
đồng thời xuất tập tin floorplan, cấu trúc lưới điện
(.strap) và pin cho bước backend, sao lưu lại các script.
Risc/template/synthesis/TEMPLATE_tcl: tập tin mẫu
này dùng để tổng hợp mạch khơng có các phương pháp
công suất thấp.

159



Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020)
Risc/template/synthesis/TEMPLATE_upf_tcl: tập tin
mẫu này dùng để tổng hợp mạch với sự tùy chọn các
phương pháp công suất thấp với tập lệnh UPF hỗ trợ kỹ
thuật công suất thấp của Synopsys [4-6].
Risc/design/rtl/: Thư mục này chứa tập tin Verilog của
thiết kế.
Risc/design/synthesis: Thư mục này chứa tập tin ràng
buộc thiết kế (.sdc), định nghĩa miền điện (.upf), định
nghĩa điện thế cung cấp cho thiết kế (.tcl), ràng buộc
chân IO cho thiết kế (.pin), đếm các cell trong thiết kế
(.tcl).
- Tổng hợp mạch với sự lựa chọn các phương pháp công
suất thấp, các mục tiêu (target) có ký hiệu % sẽ được thay
thế bằng tên thiết kế:
tcl_upf/%.tcl: mục tiêu này dùng tạo tập tin (.tcl) chứa
các lệnh cho quá trình tổng hợp mạch với sự lựa chọn
các phương pháp công suất thấp bằng cách cung cấp tập
tin mẫu (TEMPLATE_upf.tcl) kết hợp với sed để thay
thế các biến trong TEMPLATE_upf.tcl.
%_upf_net.v: mục tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu
tcl_upf/%.tcl và được dùng để tổng hợp mạch bằng
cách cung cấp tập tin verilog (.v) và tập tin ràng buộc
(.sdc).
%_syn_upf.fp: mục tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu
%_net.v và được dùng để tạo floorplan, cấu trúc lưới
điện (.strap) bằng cách cung cấp tập tin createfpicc.pl,
tập tin diện tích của mạch sau khi tổng hợp, biến -fill, arealog.
%_pin.tcl: mục tiêu này để tạo ra tập tin định nghĩa

chân của thiết kế và được dùng cho quy trình P&R.
- Sau khi chạy Makefile bởi lệnh make clean, ta thực hiện
lệnh sau:
make TenThietKe_syn_upf.fp opt=clkgating|mvt|mvd|all
- Lệnh này sẽ tổng hợp mạch dựa trên quy trình được thể
hiện ở Hình 5, với các lựa chọn phương pháp như:
clkgating (clock gating), mvt (multi-threshold), mvd
(multi-voltage), all (kết hợp các phương pháp trên) và
xuất ra các tập tin như: netlist, sdc, sdf, ddc, .upf. Sau khi
tổng hợp xong đồng thời sẽ tạo tập tin floorplan (.fp), cấu
trúc lưới điện (.strap). Tất cả các tập tin sau khi thực hiện
sẽ được lưu tại thư mục ứng với từng phương pháp
./output/output_“opt”. Thư mục ./report/report_“opt” sẽ
chứa các tập tin về diện tích, timing, cơng suất, chất lượng
của thiết kế (qor), cell của thiết kế, miền điện thế, level
shifter,...
III.2. Quy trình P&R với các phương pháp công suất thấp:
- Script Makefile trong thư mục icc của Hình 9 thực hiện
quy trình P&R dựa trên quy trình được thể hiện ở Hình 6.
Đây là các script sẽ được dùng để thực hiện P&R trong
mục icc của Hình 9:
Risc/icc/Makefile: Tập tin này sẽ có các mục tiêu
(target) để thực hiện như: xóa file, thực hiện P&R với

ISBN: 978-604-80-5076-4

-

-


sự tùy chọn có hoặc khơng có các phương pháp công
suất thấp.
Risc/template/icc/TEMPLATE_tcl: tập tin mẫu này
dùng để thực hiện P&R mà khơng có các phương pháp
cơng suất thấp.
Risc/template/icc/TEMPLATE_upf_tcl: tập tin mẫu này
dùng để thực hiện P&R với sự tùy chọn các phương
pháp công suất thấp.
Risc/synthesis/output/output_“opt”: Thư mục này chứa
tập tin đầu vào cho quy trình P&R của thiết kế.
TenThietKe/design/icc: thư mục này chứa các tập tin
mẫu như: tạo khu vực điện thế, tạo lưới điện rail cho
các cell chuẩn, thiết lập đặc tính thư viện. Những tập tin
này có thể chỉnh sửa để phù hợp với từng thiết kế.
Sau đây là các bước trong quá trình thực hiện P&R với
các phương pháp công suất thấp, các mục tiêu (target) có
ký hiệu % sẽ được thay thế bằng tên thiết kế:
tcl_upf/%.tcl: mục tiêu này dùng để tạo tập tin (.tcl)
chứa các lệnh cho quá trình thực hiện PNR công suất
thấp bằng cách cung cấp tập tin mẫu (TEMPLATE_upf)
kết hợp với sed để thay thế các biến trong
TEMPLATE_upf.
%_upf.str: mục tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu
tcl_upf/%.tcl dùng để thực hiện P&R công suất thấp.
Sau khi chạy Makefile bởi lệnh make clean, ta thực hiện
lệnh sau: make TenThietKe_upf.str:
Lệnh này sẽ thực hiện quy trình P&R được thể hiện ở
Hình 6 với các tập tin đầu vào ở thư mục:
TenThietKe/synthesis/output/output_normal và tập tin
mẫu TenThietKe/design/icc.

IV.

KẾT QUẢ

Phương pháp thiết kế công suất thấp được áp dụng với 2
thiết kế là CPU 16-bit theo kiến trúc RISC và DSP 16-bit dấu
chấm cố định, được thực hiện trên công nghệ 90nm, điều kiện
hoạt động worst, tần số hoạt động: 200MHz.
Hình 10 là kết quả sau khi chạy script tổng hợp mạch:

Hình 10. Kết quả sau khi tổng hợp mạch của CPU 16-bit.

160


Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020)
Bảng 1 sẽ thể hiện kết quả so sánh đạt được sau khi thực
hiện tổng hợp mạch điện với phương pháp thông thường
(phương pháp chưa áp dụng các phương pháp công suất thấp),
phương pháp công suất thấp như clock gating, đa thế ngưỡng
(multi-threshold), đa nguồn cung cấp (multi-voltage), và kết
hợp 3 phương pháp công suất thấp ở trên.

Tiếp theo việc tổng hợp mạch công suất thấp trên DSP 16bit được thực hiện trên công nghệ 90nm. Kết quả ở Bảng 2 cho
thấy công suất của mạch DSP 16-bit cũng giảm với việc kết
hợp các phương pháp kỹ thuật công suất thấp, cụ thể giảm
được 36,67% ở tần số 100MHz so với quy trình thông thường
chưa áp dụng các phương pháp công suất thấp.
Sau khi thực hiện tổng hợp mạch, quy trình thiết kế backend tiếp tục được thực hiện với các bước P&R cơng suất thấp.
Hình 12 và Hình 13 thể hiện kết quả sau khi chạy P&R:


Bảng 1. So sánh kết quả trên CPU 16-bit sau khi tổng hợp
phương pháp công suất thấp tại tần số 200MHz.
Phương pháp
tổng hợp
Thơng thường
clock gating
multi-voltage
multi-threshold
Kết hợp

Diện
tích(µm2)
19.300
16.001
20.178
19.259
18.680

Slack(ps)

Cơng suất(µW)

1,88
1,25
0
1,53
0,01

229,016 (100%)

93,506 (59,18%)
150,894 (34,12%)
177,703 (22,41%)
124,794 (45,51%)

Hình 11. So sánh kết quả cơng suất sau tổng hợp.

Hình 12 . Kết quả Clock Tree Synthesis của CPU 16-bit.

Theo kết quả của Bảng 1 và Hình 11, bằng cách áp dụng
các phương pháp kỹ thuật công suất thấp ở tần số 200MHz,
công suất của mạch giảm rõ rệt, với phương pháp clock gating
giảm 59,18%; với phương pháp multi-voltage giảm 34,12%;
với phương pháp multi-threshold giảm 22,41%; và với việc kết
hợp các phương pháp này giảm được 45,51% so với phương
pháp thông thường. Riêng phương pháp power gating được
thực hiện nhưng không giảm được nhiều công suất (kết quả
đạt được là 229,203 W) do thư viện công nghệ chưa hỗ trợ
nên không đưa vào trong kết quả Bảng 1.
Bảng 2. So sánh kết quả trên DSP 16-bit sau khi tổng hợp
phương pháp công suất thấp tại tần số 100MHz.
Phương pháp
Diện
tổng hợp
tích(µm2)
Thơng thường
36.947
(*)
clock gating
29.764

multi-threshold
36.906
multi-voltage
36.462
Kết hợp
31735
(*)
: F = 83MHz.

Slack(ps)

Cơng suất(µW)

6,61
8,56
5,56
5,37
1.67

259,226 (100%)
144,678 (44,19%)
209,671 (19,89%)
207,496 (20%)
146.547 (36.67%)

ISBN: 978-604-80-5076-4

Hình 13. Kết quả sau khi placement của CPU 16-bit.

161



Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020)
clock gating, power gating, multi-threshold, multi-voltage,
cũng như kết hợp tất cả phương pháp công suất thấp trên CPU
16-bit và DSP 16-bit. Kết quả cho thấy công suất sau khi thực
hiện P&R với kỹ thuật công suất thấp giúp giảm 30,76% so
với kỹ thuật thông thường với mạch CPU 16-bit và giảm
39,3% với mạch DSP 16-bit.

Hình 15. So sánh kết quả cơng suất sau P&R dùng phương pháp
thông thường và công suất thấp trên CPU 16-bit và DSP 16-bit.

Hình 14. Layout của mạch sau khi đặt filler cell và chạy routing của
CPU 16-bit.

V.
Bảng 3. So sánh kết quả P&R trên CPU 16-bit giữa phương
pháp thông thường và kết hợp các phương pháp thiết kế cơng
suất thấp.
Phương
pháp P&R
Thơng
thường

Diện
tích(µm2)

Setup
slack(ns)


Hold
slack(ns)

31.610

1,98

0

Kết hợp

34.196

0,01

0

Nhóm tác giả đã nghiên cứu và tự xây dựng các script tự
động thực thi quá trình tổng hợp mạch và P&R vi mạch số
công suất thấp trên công nghệ CMOS 90nm. Việc tự phát triển
các script này giúp cho các nhà thiết kế vi mạch Việt Nam làm
chủ quy trình thiết kế, tránh phụ thuộc các hãng nước ngồi.
Với việc tự xây dựng quy trình quy trình thiết kế vi mạch số
cơng suất thấp và thực hiện các phương pháp công suất thấp
như clock gating, power gating, multi-threshold, multi-voltage,
chúng ta có thể nhận thấy rằng bằng cách áp dụng các phương
pháp công suất thấp dù riêng rẽ hay kết hợp đều cho công suất
tiêu thụ giảm đáng kể so với việc thiết kế thơng thường.


Cơng
suất(µW)
503
(100%)
367
(30,76%)

Bảng 4. So sánh kết quả P&R trên DSP 16-bit giữa phương
pháp thông thường và kết hợp các phương pháp thiết kế cơng
suất thấp.
Phương
pháp P&R
Thơng
thường

Diện
tích(µm2)

Setup
slack(ns)

Hold
slack(ns)

59.045

6,08

0


Kết hợp

49.725

1,41

0

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Cơng
suất(µW)
470,6
(100%)
286
(39,3%)

[2]

[3]
[4]
[5]

Bảng 3, Bảng 4 và Hình 15 thể hiện kết quả thực hiện P&R
giữa quy trình khơng có các phương pháp cơng suất thấp (quy
trình thơng thường) và các phương pháp cơng suất thấp như

ISBN: 978-604-80-5076-4


KẾT LUẬN

[6]

162

Rakesh Chadha, J.Bhasker, “An ASIC Low Power Primer Analysis,
Techniques and Specification”, Springer, pp. 139-146, 2013.
Michael Keating, David Flynn, Robert Aitken, Alan Gibbons, Kaijian
Shi, “Low Power Methodology Manual for System-on-Chip Design”,
Springer, pp. 13-22, 2007.
Luís Miguel Granja Gomes, “Power reduction of a CMOS high-speed
interface using power gating”, Luís Gomes, pp. 23-35, Jun. 2013.
Petri Solanti, “Low Power System-on-Chip Design”, Synopsys, pp 2265, Jan. 2009.
“Low-Power Flow User Guide”, Synopsys, Version D-2010.03, pp. 4667, March 2010.
Archana Varanasi, “Course Grained Low Power Design Flow Using
UPF”, pp. 39-42, Jan. 2009.



×