Phòng bệnh thời tiêu chảy cấp:
Ăn chín cũng phải đúng cách
Ăn uống vỉa hè là một trong các nguyên nhân gây bệnh
Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm dương tính với phẩy
khuẩn tả năm 2009 đang diễn biến phức tạp, số bệnh
nhân tăng nhanh từng ngày.
Theo các bác sĩ, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là ăn chín,
uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng, nhưng các biện pháp
này phải thực hiện cẩn thận, kỹ càng.
Thức ăn phải nấu chín ở 100oC
Theo ThS Nguyễn Ngọc Phúc, Trưởng khoa Viêm gan,
Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm Quốc gia, việc
mất nước quá nhiều do nhiễm tả trong thời gian mang thai
có thể dẫn đến rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hoá gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đối với những bà mẹ
đang cho con bú, việc tiêu chảy cấp ảnh hưởng lâu dài tới
em bé, vì sữa của bà mẹ bị tiêu chảy cấp không đủ dinh
dưỡng. Ngoài ra, bà mẹ đang điều trị kháng sinh sẽ phải
ngừng cho con bú trong thời gian điều trị, gây nên những
rối loạn dinh dưỡng cho con. Vì thế, các bà mẹ phải rất
thận trọng trong vấn đề ăn uống.
Phòng bệnh tả tốt nhất là đảm bảo vệ sinh ăn uống, trong
đó đun chín kỹ thức ăn là rất quan trọng. Theo ông Lê Anh
Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thức ăn nấu chín đảm bảo
diệt phẩy khuẩn tả là thức ăn được nấu trong nhiệt độ 100o
C, tính từ phần giữa thức ăn. Ví dụ, luộc thịt thì phải đảm
bảo làm sao ở giữa miếng thịt cũng phải được đun chín ở
100oC, chứ không chỉ tính tại các điểm ngoài rìa miếng
thịt.
Vấn đề rửa tay cũng cần được xem xét cẩn thận. Ông Đỗ
Lê Huấn, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tư
vấn, rửa tay sạch thì nhất thiết phải dùng xà phòng để diệt
vi khuẩn. Bên cạnh đó, rửa phải theo đúng quy cách rửa tay
thường quy, nghĩa là dùng xà phòng rửa sạch hết lòng bàn
tay, mu bàn tay, ngón tay, móng tay và cả các kẽ ngón tay.
Nhiều người chủ quan cho rằng, chỉ cần xát xà phòng rửa
lòng và mu bàn tay là được. Quan điểm này không đúng
bởi vi khuẩn có thể ở các kẽ ngón tay và cả móng tay, nếu
không chú ý đến những vị trí này thì có dùng xà phòng vẫn
rửa không sạch. 4 thời điểm nhất thiết phải rửa sạch tay
bằng xà phòng là: Trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh,
trước khi cho em bé ăn và trước khi chế biến thức ăn.
Không nên ăn rau sống, mắm tôm, thịt chó
Ông Đỗ Lê Huấn khuyến cáo, người dân không nên ăn rau
sống trong dịp này. Trong trường hợp quá thèm rau sống,
nên rửa rau dưới vòi nước chảy nhiều lần và ngâm lâu
trong dung dịch muối loãng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là
kiêng ăn, vì thời điểm hiện tại, khi bắt đầu bước vào mùa
hè, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nguy cơ mắc tiêu chảy
cấp dương tính với phẩy khuẩn tả là rất cao.
Điều tra dịch tễ các bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn
tả cho thấy, nhiều bệnh nhân ăn lòng lợn, thịt quay, thậm
chí ăn lẩu, ăn bánh gatô cũng bị tiêu chảy. Bác sĩ Hoàng
Hải Yến, Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện E cho biết, tốt
nhất tại thời điểm này không nên ăn thịt chó, mắm tôm,
không nên ăn những thức ăn sẵn. Trong trường hợp bắt
buộc phải dùng thức ăn sẵn, nên chế biến lại các thức ăn
này bằng cách luộc, hấp, rán lại, hoặc sử dụng lò vi sóng.
Tốt nhất là ăn thức ăn được chế biến tại nhà.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo
người dân nên chủ động vệ sinh môi trường tại nơi mình
sinh sống bằng cloramin B. Theo thống kê của Sở Y tế Hà
Nội, số bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả tập trung
nhiều ở khu vực Hà Đông, Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm
(tập trung nhiều ở 2 xã Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh). Theo nhận
định của các nhà chuyên môn, có thể nguồn nước ở các
vùng này đang có vi khuẩn tả sinh sống. Người dân các khu
vực này cần hết sức chú ý ăn uống vệ sinh, đề phòng bệnh
tả.