Tải bản đầy đủ (.pptx) (87 trang)

NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

MƠN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

NHẬT BẢN VÀ MỐI
QUAN HỆ KINH TẾ VỚI
VIỆT NAM


KHÁI QUÁT VỀ NHẬT BẢN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Lịch sử Nhật Bản trải dài từ thời kỳ cổ đại tới hiện đại, Thủ đô đầu tiên được thành lập tại Nara năm 710,
và nó đã trở thành một trung tâm của nghệ thuật Phật giáo, tơn giáo và văn hóa.

- Trong những năm 1860 thời kỳ Minh Trị bắt đầu bằng việc quân đội hoàng gia của thiên hoàng Minh Trị
đánh bại quân đội Mạc phủ Tokugawa, Nhà lãnh đạo mới kết thúc chế độ phong kiến và chuyển đổi một hịn
đảo cơ lập—một quốc gia kém phát triển—nhanh chóng trở thành một cường quốc thế giới.


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số các quốc gia
được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế.
+ Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (năm 1603) dẫn
đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa

-Phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ Edo bao gồm đơ thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng
thương mại nội địa và bắt đầu mua bán với nước ngoài, phổ biến thương nghiệp và thủ công nghiệp.

-Thương mại xây dựng rất hưng thịnh song hành với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch. Các lãnh


địa chứng kiến sự tăng mạnh dần trong sản xuất nông nghiệp và sự lan rộng của ngành thủ công ở nông
thôn.


+ Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu
tiên ở châu Á sánh được với các quốc gia châu Âu.

- Lúa gạo là nền tảng của nền kinh tế, các lãnh chúa phong kiến (daimyo) thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất
cao khoảng 40% vụ thu hoạch.Gạo được bán ở các chợ fudasashi ở Edo. Để sớm thu tiền, các đại danh sử dụng các hợp đồng
tương lai để bán gạo chưa được thu hoạch. Những hợp đồng này tương tự như loại hợp đồng tương lai thời hiện đại.

- Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây qua thông tin và những cuốn sách của thương nhân Hà Lan ở
Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngơn ngữ, cơ học ví dụ như
nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản chịu ảnh hưởng của kỹ
thuật phương Tây.



+ Giai đoạn cuối cùng, từ sự thất trận trong Thế Chiến thứ hai (năm 1945) đảo quốc này đã vươn
mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.

-Sau chiến tranh, Nhật Bản bắt đầu hồi phục kinh tế. Từ năm 1950, Chiến tranh Triều
Tiên nổ ra cũng là lúc mà ngành công nghiệp của Nhật Bản phát triển đến kinh ngạc.

- Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực đóng tàu và sản xuất sắt thép
tăng nhanh chóng. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Nhật bắt đầu xây dựng các nhà máy
và khu công nghiệp mới.


2) CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo
Hiến pháp Nhật thì “Hồng đế Nhật là biểu tượng
của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”.

Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của
quốc gia nhưng khơng giữ bất kì quyền lực chính
trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp
của quốc gia.

Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành
viên nghị viện đảm nhận.
Thiên hoàng Akihito (23/12/1933)


•Thể chế Nhà nước: Quân chủ lập hiến
•Các đảng phái chính trị:
Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái,
những đảng phái chính trị lớn:
+ Đảng Dân chủ Nhật Bản DPJ
+ Đảng Cộng sản Nhật Bản JCP
+ Đảng Komeito
+ Đảng Dân chủ Tự do LDP
+ Đảng Dân chủ Xã hội SDP


3) TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

KINH TẾ

- Khan hiếm ở nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản từ lâu đã phụ thuộc vào

nguyên liệu nhập khẩu.
- Kể từ khi trận động đất và thảm họa sóng thần năm 2011, Nhật Bản đã bị mất rất nhiều
lò phản ứng hạt nhân, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn
so với trước đây vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.
- Nền kinh tế đã rơi vào suy thoái bốn lần kể từ năm 2008.


-Trong khi tìm cách kích thích và cải cách nền kinh tế, các chính phủ cũng phải đưa ra một chiến lược để kiềm chế nợ chính
phủ khổng lồ của Nhật Bản, trong đó số tiền hơn 230% GDP.

- Để giúp tăng thu ngân sách, Nhật Bản đã thông qua đạo luật vào năm 2012 để nâng dần mức thuế suất thuế tiêu thụ đến 10%
vào năm 2015, bắt đầu tăng từ 5% lên 8% thực hiện vào tháng Tư năm 2014.

-Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối năm 2014 đã quyết định hoãn các giai đoạn cuối cùng của sự gia tăng cho đến tháng 4 năm
2017 để cung cấp cho nền kinh tế có nhiều thời gian để phục hồi.

Nhìn chung:
Được dẫn dắt bởi Ngân hàng của Nhật Bản nới lỏng tiền tệ tích cực, Nhật Bản đang có những tiến bộ trong việc chấm dứt tình
trạng giảm phát, nhưng suy giảm dân số, tỷ lệ sinh thấp và lão hóa, giảm dân số - đặt ra một thách thức dài hạn quan trọng cho
nền kinh tế.



Xã hội:

Dân số:
126.919.659 (tháng 7 năm 2015)
 Đứng thứ 11 thế giới



+ Người Nhật là một trong những nước mà người dân có tuổi thọ trung  bình cao
nhất thế giới. Theo nhu thống kế năm 2006 thì tuổi thọ của nữ giới người Nhật là
88,99 và của nam giới là 79,19.

+ Tại Nhật, tỷ suất gia tăng tự nhiên khá thấp và đang có xu hướng giảm dần. Nhật
Bản hiện đang phải đối mặt với sức ép về dân số và dân số Nhật đang có xu hướng
bị già hóa. Một bộ phận lớn người lao động tại Nhật đang sắp đến tuổi nghỉ hưu
trong khi đó lượng lao động thay thế hiện đang giảm. Mặc dù Nhật là đất nước có
tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhưng tỷ lệ sinh tại đây lại đang ở mức thấp.


Biểu đồ cơ cấu dân số ở Nhật Bản năm 2015

13.11%
26.59%
9.68%

12.76%

37.87%

Nhóm 0-14 tuổi
Nhóm 15-24 tuổi
Nhóm 25-54 tuổi
Nhóm 55-64 tuổi
Nhóm 65 tuổi trở lên

 Cơ cấu dân số Nhật Bản đang  dần hướng đến tình trạng già hóa. Theo các thống kê cho thấy tỷ lệ người
cao tuổi tại Nhật đang ngày càng tăng. 



KẾT LUẬN:

+ Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-cơng nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn
đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ).
+ Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đồn
tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.


+ Dân số Nhật Bản đang già đi quá nhanh, tỷ lệ sinh thấp dẫn đến lực lượng lao động trong nước đang ngày càng thu hẹp,
thiếu nhân lực ở độ tuổi lao động trầm trọng.

+ Theo như dự đoán của chính phủ Nhật thì tỷ lệ người cao tuổi tại đất nước này sẽ lên tới 40% trước 2050. việc cải thiện tình
hình dân số của Nhật Bản hiện đang gặp khơng ít khó khăn.


4) KHÁI QUÁT QUAN HỆ NHẬT BẢN–VIỆT NAM
+ Quan hệ Nhật Bản–Việt Nam hay Việt-Nhật quan hệ bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà
buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán.

+ Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973.

+ Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản
phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều
sâu.

+ Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa khơng ngừng được mở rộng; đã hình thành
khn khổ quan hệ ở tầm vĩ mơ; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.



Về chính trị:

- Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ
Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài".

- Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Nhật Bản:
+ Ủng hộ đường lối đổi mới
+ Mở cửa của Việt Nam;
+ Hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD
giúp Việt Nam về kỹ thuật...)
+ Coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng.

- Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và
vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.


Lãnh đạo hai nước
Việt Nam – Nhật
Bản


Hợp tác về kinh tế: 
- Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận
quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011).

- Đến nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam, đối tác
thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (năm 2014).


- Hai bên đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 12/2004), Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) (tháng 10/2009)... tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan
hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

- Hiện Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ Việt Nam  triển khai Kế hoạch hành động kèm theo Chiến lược
cơng nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020
tầm nhìn 2030.  


Về thương mại:
- Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Năm 2014, Nhật Bản là bạn hàng
thương mại đứng thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 27,612 tỷ USD (tăng
9,7% so với năm 2013), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,704 tỷ USD (tăng
8,2%), nhập khẩu đạt 12,908 tỷ USD (giảm 4,45%) (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam).

-Kim ngạch thương mại hai chiều 6 tháng đầu năm đạt 13,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản đạt 6,67 tỷ USD (giảm 7,2% so với cùng kỳ 2014), nhập khẩu đạt 7,25 tỷ USD
(tăng 26,1% so với cùng kỳ 2014) (Nguồn: Bộ Công Thương).

Về đầu tư trực tiếp:
- Trong năm 2014 (tính đến 20/12/2014), Nhật Bản đứng thứ 4 (sau Hàn Quốc, Hồng Công,
Singapore), tổng vốn đăng ký và tăng thêm đạt 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư.


Hợp tác nông nghiệp
- Bước đột phá với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký biên bản hợp tác phát triển nông nghiệp với Bộ Nông
lâm thủy sản của Nhật Bản và Tỉnh Ibaraki, Nhật Bản trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang (3/2014).

-Hai bên cũng đã chủ trì đối thoại cấp cao, thông qua "đề cương xây dựng tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nơng

nghiệp Việt Nam - Nhật Bản" nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản (26/6/2014).
Về hợp tác lao động:

-Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện có khoảng 18.000 lao động, thực
tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

- Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam (trong khuôn khổ Hiệp định đối
tác kinh tế song phương EPA tháng 10/2011), đợt đầu tiên gồm 138, đợt 2 (tháng 5/2015) gồm 137 y tá và điều dưỡng viên đã
sang Nhật Bản.


Về du lịch:
- Số lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng đều trong những năm qua. Năm 2014, lượng
khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 647.956 lượt, tăng 7.3% so với năm 2013, đứng thứ 3 (sau
Trung Quốc và Hàn Quốc). Khách du lịch Việt nam vào Nhật Bản đạt 120.000 khách năm 2014
(Nguồn Tổng cục du lịch).

- 6 tháng đầu năm 2015, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 316.751 lượt, giảm 0,3%
so với cùng kỳ năm 2014, đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) (Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt
Nam).

Về hợp tác lãnh sự:

- Theo thống kê của Bộ tư pháp Nhật, đến 6/2014, tại Nhật có 85.000 người Việt Nam và tại Việt
Nam có 11.200 người Nhật. Nhật Bản đã mở Tổng lãnh sự quán tại Tp. Hồ Chí Minh. Phía ta mở Tổng
Lãnh sự quán tại Osaka (3/1997) và Fukuoka (4/2009); Tháng 6/2010, bổ nhiệm 2 Tổng Lãnh sự
danh dự của Việt Nam tại thành phố Nagoya (tỉnh Aichi) và thành phố Kushiro (Hokkaido).


-Từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản.

- Ngày 8/3/2005, hai bên đã trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản mang Hộ chiếu
ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực hiện từ 1/5/2005.
- Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc nới lỏng quy chế cấp thị thực nhiều lần (từ ngày 30/9/2014) và thị thực một lần (từ 20/11/2014) cho
công dân Việt Nam.

Về hợp tác địa phương hai nước: 
- Được thúc đẩy mạnh mẽ, đã có nhiều tỉnh của Nhật Bản và Việt Nam ký văn bản hợp tác như: Hồ Chí Minh-Osaka (2007), Đà Nẵng
- Sakai (2009), Hà Nội - Fukuoka (ký lần hai năm 2013), Đà Nẵng - Yokohama (2013), Hồ Chí Minh - Yokohama (2013), Đồng Nai Hyogo (2013), Bà Rịa - Vũng Tàu - Kawasaki (2013), Phú Thọ - Nara (2014), Huế - Kyoto (2014).


2. Khái quát hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản- Việt Nam

Các hoạt động và hiệp định được ký kết bởi Nhật Bản- Việt Nam

 Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999
 Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản
 Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật
 Từ 01/05/2005, Việt Nam- Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.


×