Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG MÔN SÁP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.43 KB, 8 trang )


1
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG MÔN SÁP (Xanthosoma sagittifolium
L. Schott) NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT, SẠCH BỆNH
TẠI CAO NGUYÊN VÂN HÒA, HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
ThS. Trần Tiến Dũng, KS. Nguyễn Trung Bình, KS. Hồ Sĩ Công, KS. Nguyễn Kim Hoa
Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ (ASISOV)
Tóm tắt:
Xác định được 3 giống môn sáp cho năng suất cao, chất lượng khá, sạch bệnh là: SDK
350/10345 năng suất 20,06 tấn/ ha, SDK 10368 năng suất 19,82 tấn/ha, Phước sọ Nghệ An năng
suất 19,08 tấn/ ha, cao hơn đối chứng từ 28,79 - 35,45%. Thời gian sinh trưởng từ 8 – 10 tháng, có
thể cơ cấu luân canh trên chân đất 1 lúa 1 màu nghèo dinh dưỡng, thiếu nước tưới, chân đất chuyên
1 vụ màu, đất gò đồi không chủ động tưới tiêu, trồng xen trong các vườn cây cao su, cà phê, xà cừ,
keo trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Nhằm góp phần đa dạng hoá cây trồng và sản phNm, tăng
thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
Từ khoá: Tuyển chọn giống môn sáp, cao nguyên Vân Hoà, Sơn Hoà, Phú Yên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở tỉnh Phú Yên, môn sáp được trồng nhiều ở các huyện miền núi, đặc biệt là ở cao nguyên
Vân Hòa, huyện Sơn Hoà. N ông dân đã trồng môn sáp khá nhiều vào từ những năm 1999 - 2001.
Từ năm 2001 - 2002 bệnh thối củ, thối rễ môn sáp xảy ra trầm trọng nhiều hộ mất trắng. Diện tích
môn sáp giảm đáng kể, số diện tích bị mất trắng trong 2 năm gần đây chiếm gần 40%. N ăm 2004 -
2005, môn sáp ở 3 xã Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định của huyện Sơn Hòa chỉ còn 143 ha và ngày
càng giảm về diện tích. Tại đây lại có những lợi thế so sánh để phát triển cây môn sáp, đó là: (i)
Điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao của cây môn sáp (trồng
quảng canh năng suất 10 - 12 tấn/ha, trồng thâm canh đạt 20 tấn/ha); (ii) Quỹ đất để phát triển cây
môn sáp ở 3 xã này còn khá lớn, diện tích gần 1.000 ha (chưa kể phần diện tích của huyện Tuy An,
Đồng Xuân trên cao nguyên Vân Hoà). Cây môn sáp có thể trồng xen trong 1 - 2 năm đầu đối với
diện tích trồng keo và với 1 - 3 năm đầu đối với diện tích trồng cao su, xà cừ nên ít cạnh tranh với
các loại cây trồng khác; (iii) Trong 10 năm trở lại đây thị trường tiêu thụ của cây môn sáp luôn ổn


định và giá bán bình quân từ 1.000 - 1.500 đ/kg, có khi đến 2.500 - 3.000 đ/kg. Lãi ròng của cây
môn sáp từ 15 - 25 triệu đồng/ha, có khi vượt hơn 30 triệu đồng/ha (công đầu tư cho 1 ha môn sáp
trong giai đoạn vừa qua là khoảng 8 - 10 triệu đồng/ha), tỷ suất lợi nhuận từ 3 - 3,5 lần; (iv) N ông
dân địa phương đã có kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác cây môn sáp.
Việc phát triển cây môn sáp còn gặp nhiều khó khăn nhất là giống và nấm bệnh hại nên
doanh thu trên một đơn vị diện tích thấp và bấp bênh, thậm chí còn mất trắng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến kinh tế hộ gia đình. Do đó, để tận dụng tiềm năng đất đai, khí hậu, con người, cũ
ng như
thực hiện tốt chủ trương, chính sách nâng cao hiệu quả trên đơn vị đất canh tác nên việc nghiên cứu
tuyển chọn giống môn sáp cho vùng chuyên canh môn tại 3 xã của huyện Sơn Hòa thuộc cao
nguyên Vân Hòa là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Mục tiêu của đề tài là tuyển chọn được 1-2 giống môn sáp năng suất cao, chất lượng tốt, có
khả năng kháng được một số bệnh hại cho cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, tỉ
nh Phú Yên
nhằm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập
trên một đơn vị diện tích.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên:
Tại 3 xã Sơn Định, Sơn Xuân, Sơn Long thuộc cao nguyên Vân Hoà, huyện Sơn Hoà, tỉnh
Phú Yên, có độ cao tuyệt đối 400 m. Thời gian thực hiện 36 tháng (từ năm 2005 – 2008)
2.2. Vật liệu nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu gồm 13 giống môn sáp, trong đó 11 giống có nguồn gốc thu thập từ
Trung tâm Tài nguyên thực vật – Viện Khoa học N ông nghiệp Việt N am (VAAS), 2 giống thu thập
tại địa phương (Môn tây Đà Lạt, Môn tím địa phương).

2
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
(1) Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần lặp.
(2) Sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người nông dân để tiến hành các thí
nghiệm (on farm).

(3) Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê toán học thông qua chương trình máy tính IRRISTAT
và Excel.
(4) N ghiên cứu về bệnh hại môn sáp: theo phương pháp chung của Viện Bảo vệ Thực vật
(5) Các chỉ tiêu theo dõi: theo phương pháp thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây
có củ (Viện Cây lương thực và cây thực phNm).
(6) Kỹ thuật áp dụng: Thời vụ trồng từ tháng 5-6 sau mưa tiểu mãn, thu hoạch vào tháng 1-3 năm
sau (trong dịp tết âm lịch); Mật độ trồng: 26.667 cây/ha (0,75 x 0,5 m); Phân bón: 300 kg N PK 16-
16-8, 50 kg K
2
O (bón thúc); 600 kg vôi bột (bón lót); Chăm sóc: 3 lần (sau trồng 1-1,5 tháng; 2,5-3
tháng; 4 tháng) kết hợp phòng trừ sâu bệnh hại; chỉ dựa vào nước trời.
(7) Đánh giá chất lượng ăn củ theo 4 tchỉ tiêu độ bở, mùi thơm, vị ngon và độ ngứa theo thang điểm
từ 1-9 như mô tả trong bảng 1
Bảng 1. Thang đánh giá chất lượng củ ăn luộc
Điểm
Chỉ tiêu
9 7 5 3 1
1. Độ bở Rất bở Bở Trung bình Dẻo N hão
2. Mùi thơm Rất thơm Thơm Trung bình Hơi thơm Không thơm
3. Vị ngon Rất ngon N gon Trung bình Ăn được Không ngon
4. Độ ngứa Không ngứa Hơi ngứa Trung bình N gứa Rất ngứa
Chất lượng Là trị số trung bình của 4 chỉ tiêu trên
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN
3.1. Kết quả về sinh trưởng của các giống môn sáp nghiên cứu:
Bảng 2. Kết quả về sinh trưởng của 13 giống môn sáp tại Sơn Hoà, Phú Yên từ năm 2005 - 2007
Giống
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trung bình
Số lá
/cây
Cao

cây
(cm)
Số
cây/
khóm
Số lá
/cây
Cao
cây
(cm)
Số
cây/
khóm
Số lá
/cây
Cao
cây
(cm)
Số
cây/
khóm
Số lá
/cây
Cao
cây
(cm)
Số
cây/
khóm
1. SDK 350/

10345
6,0 58,0 1,2 6,0 55,0 1,3 7,0 87,1 1,0
6,3 66,7 1,2
2. SDK 68/
10360
6,0 39,0 1,2 6,0 36,0 1,7 6,0 82,5 1,0
6,0 52,5 1,3
3. SDK 372
5,0 37,7 1,3 5,0 31,7 1,3 7,0 78,6 1,0
5,7 49,3 1,2
4. SDK 366/
10338
6,0 54,0 1,2 6,0 65,0 1,3 6,0 72,2 1,0
6,0 63,7 1,2
5. Môn tây
Đà Lạt(ĐC)
6,0 58,5 1,1 6,0 35,0 1,3 5,0 68,9 1,0
5,7 54,1 1,1
6. Môn tím
địa phương
5,0 35,0 1,0 5,0 35,0 1,0 4,0 80,4 1,0
4,7 50,1 1,0
7. SDK
10356
6,0 42,7 1,0 6,0 33,7 1,0 6,0 87,3 1,0
6,0 54,6 1,0
8. SDK
10368
7,0 77,0 1,3 7,0 75,0 1,3 7,0 83,4 1,0
7,0 78,5 1,2

9. SDK
10386
6,5 70,0 1,3 7,0 68,0 1,3 6,0 86,5 1,0
6,5 74,8 1,2
10.SDK10369
7,0 81,0 1,5 6,0 82,0 1,3 7,0 56,2 1,0
6,7 73,1 1,3
11.SDK10379
6,0 60,4 1,7 5,0 51,4 1,7 5,0 59,4 1,0
5,3 57,1 1,5
12. Phước sọ
N ghệ An
7,0 85,5 1,6 5,0 87,7 1,3 6,0 77,3 1,0
6,0 83,5 1,3
13. N ương đ

i
N ghệ An
7,0 87,0 1,7 7,0 88,0 1,0 7,0 68,0 1,0
7,0 81,0 1,2

3
Số lá/ cây biến động từ 4,7 - 7,0 lá, có 1 giống < 5 lá (Môn tím địa phương), có 7 giống từ
5,3 - 6,0 lá/ cây, có 5 giống từ 6,3 - 7,0 lá/ cây. Từ các chỉ tiêu sinh trưởng như số lá/ cây, chiều cao
cây, số cây/ khóm của các giống SDK 350/10345, SDK 366/10338, SDK 10368, SDK 10386,
Phước sọ N ghệ An và N ương đồi N ghệ An là khá tốt. Các giống còn lại sinh trưởng trung bình, chỉ
có giống Môn tím địa phương là sinh trưởng kém nhất.
3.2. Kết quả về năng suất:
Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 13 giống môn sáp tại Sơn Hoà, Phú
Yên từ năm 2005 - 2007

Giống
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số củ
con
(1.000)
P củ
con
tấn/ha
P củ
cái
tấn/ha
N ăng
suất
tấn/ha
Số củ
con
(1.000)
P củ
con
tấn/ha
P củ
cái
tấn/ha
N ăng
suất
tấn/ha
Số củ
con
(1.000)
P củ

con
tấn/ha
P củ
cái
tấn/ha
N ăng
suất
tấn/ha
1. SDK350/
10345
233,20 18,98 1,46
20,44
244,86 19,93 1,53
21,46
256,52 16,89 1,40
18,29
2. SDK 68/
10360
133,30 9,67 1,73
11,40
139,97 10,15 1,82
11,97
106,64 10,83 1,47
12,30
3. SDK 372 299,90 14,80 1,06
15,86
314,90 15,54 1,11
16,65
335,88 13,91 1,10
15,01

4. SDK
366/ 10338
219,92 16,26 1,80
18,06
230,92 17,07 1,89
18,96
202,32 15,93 1,93
17,86
5. Môn tây
Đà Lạt (ĐC)
186,62 13,89 1,50
15,39
195,95 12,87 1,19
14,06
177,28 11,77 1,12
12,89
6. Môn tím
địa phương
246,58 10,27 1,23
11,50
258,91 12,46 1,29
13,76
266,30 11,28 1,21
12,48
7. SDK10356 103,30 7,34 0,62
7,96
108,47 7,71 0,65
8,36
88,83 8,51 0,77
9,28

8. SDK 1036
8
119,92 18,39 1,69
20,08
125,92 19,31 1,77
21,08
117,53 16,55 1,76
18,31
9. SDK10386 246,58 14,73 1,15
15,88
258,91 15,47 1,21
16,67
256,44 18,85 1,13
19,98
1
0.SDK10369 266,60 17,59 1,60
19,19
279,93 18,47 1,68
20,15
290,59 15,48 1,71
17,19
1
1.SDK10379 173,24 12,39 1,38
13,77
181,90 13,01 1,45
14,46
157,64 14,50 1,37
15,86
12. Phước
sọ N ghệ An

119,92 17,66 1,65
19,31
125,92 18,54 1,73
20,28
133,11 16,25 1,40
17,65
13. N ương
đồi N ghệ An
193,26 15,86 1,40
17,26
202,92 16,65 1,47
18,12
170,06 14,75 1,46
16,21
Cv%

7,4 7,6

7,8
LSD 0,05

1,98 2,12

1,90
Bảng 4. Năng suất của tập đoàn 13 giống môn sáp tại Sơn Hoà, Phú Yên từ năm 2005-2007
TT Giống
Năng suất (tấn/ha)
Năng
suất
B. quân

(tấn/ha)
So với
đối
chứng
(%)
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1 SDK 350/10345 20,44 21,46 18,29
20,06
135,45
2 SDK 68 /10360 11,40 11,97 12,30
11,89
80,27
3 SDK 372 15,86 16,65 15,01
15,84
106,94
4 SDK 366/10338 18,06 18,96 17,86
18,29
123,50
5 Môn tây Đà Lạt (Đối chứng) 15,39 16,16 12,89
14,81
100,00
6 Môn tím địa phương 11,50 12,08 12,48
12,02
81,13
7 SDK 10356 7,96 8,36 9,28

8,53
57,60
8 SDK 10368 20,08 21,08 18,31
19,82
133,83
9 SDK 10386 15,88 16,67 19,98
17,51
118,21
10 SDK 10369 19,19 20,15 17,19
18,84
127,21
11 SDK 10379 13,77 14,46 15,86
14,70
99,21
12 Phước sọ N ghệ An 19,31 20,28 17,65
19,08
128,79
13 N ương đồi N ghệ An 17,26 18,12 16,21
17,20
116,10
Cv% 7,4 7,6 7,8
-
-
LSD 0,05 1,98 2,12 1,90
-
-

4
N ăng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 13 giống môn được trình bày ở bảng 3 và
bảng 4 cho biết: giống SDK 350/10345 cho năng suất cao nhất là 20,06 tấn/ha, vượt hơn đối chứng

35,45%, tiếp đến là SDK 10368, năng suất đạt 19,82 tấn/ha, vượt hơn đối chứng 33,83%, các giống
SDK 366/10338, SDK 10369, Phước sọ N ghệ An có năng suất từ 18,29 – 19,08 tấn/ha và vượt so với
đối chứng từ 23,50 – 28,79%. Giống cho năng suất thấp nhất là SDK 10356, chỉ đạt 8,53 tấn/ha.
Giống môn tây Đà Lạt đang trồng đại trà ngoài sản xuất có năng suất 14,81 tấn/ha. Giống môn tím địa
phương trồng rải rác một số nơi trên địa bàn nghiên cứu chỉ cho năng suất 12,02 tấn/ha.
Bảng 5. Một số đặc điểm hình thái chủ yếu của tập đoàn 13 giống môn sáp tại Sơn Hoà, Phú Yên
Giống
Kích thước củ cái (cm)
Kích thước củ cái
(cm)
Màu sắc
vỏ
Màu sắc
chỏm củ
Độ
nhẵn
ngoài củ
Màu sắc
thịt củ
Dài Rộng D/R Dài Rộng D/R
1 10,0 6,0 1,7 7,9 5,0 1,6 N âu vàng Hồng đỏ Sần sùi Trắng xanh
2 12,0 7,0 1,7 8,8 4,8 1,8 N âu đỏ Hồng đỏ TB Trắng xanh
3 12,0 7,3 1,6 11,7 5,5 2,1 N âu Đỏ TB Trắng ngà
4 5,5 4,0 1,4 8,4 4,5 1,9 N âu Trắng hồng Sần sùi Trắng
5 (ĐC) 9,5 6,5 1,5 8,3 3,5 2,4 N âu vàng Trắng hồng TB Trắng vàng
6 9,0 6,7 1,3 6,5 4,8 1,4 N âu vàng Trắng TB Vàng trắng
7 12,0 6,5 1,8 11,5 5,6 2,1 N âu vàng Trắng Khá nhẵnTrắng
8 13,5 8,0 1,7 10,0 5,8 1,7 N âu sẫm Trắng Khá nhẵnTrắng vàng
9 8,0 6,5 1,2 11,5 5,5 2,1 N âu vàng Trắng hồng Khá nhẵnTrắng vàng
10 8,8 6,0 1,5 9,5 4,8 2,0 N âu sáng Trắng vàng Khá nhẵnTrắng

11 13,0 6,5 2,0 5,5 5,0 1,1 N âu Trắng Sần sùi Trắng
12 9,8 6,7 1,5 8,2 5,0 1,6 N âu Hồng nhạt TB Trắng
13 8,0 6,5 1,2 5,8 4,8 1,2 N âu Trắng đỏ TB Trắng
Bảng 5 cho biết, trong tập đoàn 13 giống, củ cái có hình trứng dài hoặc elip (tỷ lệ D/R củ >
1,5) có 6 giống gồm SDK 350/10345, SDK 68/10360, SDK 372, SDK 10356, SDK 10368, SDK
10379, 7 giống còn lại củ cái có hình cầu hoặc hình trứng tròn (tỷ lệ D/R củ < 1,5). Củ con hình cầu
hoặc hình trứng tròn (tỷ lệ D/R củ < 1,5) có 3 giống gồm Môn tím địa phương, SDK 10379, N ương
đồi N ghệ An, 10 giống còn lại có hình trứng dài hoặc elip. Vỏ củ của 10 giống có nâu vàng và nâu,
1 giống có màu nâu sáng (SDK 10369), 1 giống có màu nâu sNm (SDK 10368), 1 giống có màu đỏ
(SDK 68 /10360). Chỏm củ có màu trắng hoặc trắng hồng. Thịt củ có màu trắng, trắng vàng.
3.3. Tình hình về nấm bệnh hại rễ của tập đoàn môn sáp:
Bảng 6. Tỷ lệ gây hại của nấm bệnh hại rễ trên tập đoàn 13 giống môn sáp tại Sơn Hoà, Phú
Yên từ năm 2005 – 2007
Đơn vị tính: %
Giống
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trung bình
Sau
trồng
3
tháng
Sau
trồng
5
tháng
Sau
trồng
7
tháng
Sau
trồng

3
tháng
Sau
trồng
5
tháng
Sau
trồng
7
tháng
Sau
trồng
3
tháng
Sau
trồng
5
tháng
Sau
trồng
7
tháng
Sau
trồng
3
tháng
Sau
trồng
5
tháng

Sau
trồng
7
tháng
1
0,00 3,50 0,00 0,00 4,00 0,00 0,00 0,00 0,52
0,00 2,50 0,17
2
0,00 6,00 6,00 0,00 5,00 5,00 0,00 0,00 0,64
0,00 3,67 3,88
3
0,00 0,50 1,96 0,00 0,00 1,96 0,00 0,00 0,25
0,00 0,17 1,39
4
0,00 3,00 4,00 0,00 3,33 3,33 0,00 0,00 0,96
0,00 2,11 2,76
5
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,99
0,00 0,00 0,33
6
6,00 20,00 50,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,75
2,00 6,67 16,92
7
2,50 6,00 6,00 1,96 5,00 5,00 0,00 0,00 0,00
1,49 3,67 3,67
8
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,46
0,00 0,00 0,15
9
0,00 3,33 3,33 0,00 4,76 0,00 0,00 0,00 0,12

0,00 2,70 1,15
10
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,45
0,00 0,00 0,48
11
0,00 0,00 3,33 0,00 0,00 4,76 0,00 0,00 1,24
0,00 0,00 3,11
12
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,87
0,00 0,00 0,29
13
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,66
0,00 0,00 0,22

5
Số liệu bảng 6 cho thấy, giống môn tím địa phương có tỉ lệ bệnh cao trong giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của cây, sau trồng 3 tháng có tỷ lệ bệnh 2,00%, 5 tháng là 6,67% và 7 tháng là
16,92%. Tiếp đến là giống SDK 68/10360, tỷ lệ bệnh chiếm 3,67% sau trồng 5 tháng và 3,88% sau
trồng 7 tháng, mặc dù giai đoạn đầu giống không bị bệnh, chứng tỏ tốc độ phát triển bệnh trên
giống này là khá mạnh. Tương tự, giống SDK 10356 cũng có tỷ lệ bệnh ở tương ứng ở 3 thời điểm
là: 1,49% - 3,67% - 3,67%. Các giống khác có bị bệnh ở mức nhẹ hoặc không bị bệnh. Giống Môn
tây Đà Lạt đang sản xuất đại trà nếu được chọn giống tốt thì tỷ lệ nhiễm bệnh cũng rất thấp. Các
giống có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp là SDK 350/10345, SDK 366/10338, SDK 10368, SDK 10369,
Phước sọ N ghệ An.
3.4. Đánh giá chất lượng củ của tập đoàn môn sáp
Kết quả bảng 7 cho thấy:
- Độ bở: không có giống nào nhão, có 2 giống dẻo (Môn tây Đà Lạt/ Môn sáp và N ương đồi
N ghệ An), 7 giống trung bình, 4 giống bở (SDK 10356, SDK 372, Phước sọ N ghệ An, SDK
350/10345).
- Mùi thơm: không có giống không thơm, 4 giống hơi thơm (SDK 10368, SDK 10386, SDK

366/10338, SDK 10379), 9 giống trung bình, trong đó có giống SDK 10356 là có mùi thơm hơn.
- Vị ngon: hầu hết các giống đều ăn được. Có 4 giống trung bình (SDK 10369, SDK 10379,
SDK 68 /10360, SDK 366/10338), có 9 giống ăn ngon (trong đó giống SDK 10356 là ngon nhất).
- Độ ngứa: hầu hết 13 giống đều không ngứa khi luộc ăn.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu chất lượng ăn luộc của tập đoàn 13 giống môn sáp tại Sơn Hoà, Phú Yên
Đơn vị tính: điểm 1/10
TT Giống Độ bở
Mùi
thơm
Vị
ngon
Độ
ngứa
Chất lượng
chung
1 SDK 350/10345 6,1 4,5 6,1 8,8
6,4
2 SDK 68 /10360 5,2 4,2 5,6 8,8
6,0
3 SDK 372 6,8 4,1 6,5 8,7
6,5
4 SDK 366/10338 4,2 3,6 5,6 8,8
5,6
5 Môn tây Đà Lạt (Đ/chứng) 3,6 5,0 6,4 8,8
6,0
6 Môn tím địa phương 5,2 4,5 6,2 8,5
6,1
7 SDK 10356 7,9 5,6 7,5 8,4
7,3
8 SDK 10368 5,8 3,9 6,1 8,7

6,1
9 SDK 10386 4,7 3,8 6,2 8,7
5,8
10 SDK 10369 5,0 4,7 5,9 8,7
6,1
11 SDK 10379 5,6 3,5 5,8 8,7
5,9
12 Phước sọ N ghệ An 6,4 4,1 6,2 8,8
6,4
13 N ương đồi N ghệ An 4,1 5,0 6,4 8,5
6,0
Căn cứ bảng 7 về đánh giá chất lượng củ ăn luộc cho biết, 13 giống môn có chất lượng
chung từ trung bình trở lên, trong đó có 7 giống có chất lượng đạt khá, gồm: SDK 350/10345, SDK
372, Môn tím địa phương, SDK 10356, SDK 10369, Phước sọ N ghệ An. Đặc biệt, hầu hết các
giống đều không ngứa khi ăn luộc. N hư vậy, chất lượng củ đã đáp ứng được cho lương thự
c, thực
phNm và cho công nghiệp chế biến thực phNm.
3.5. Các giống môn sáp có năng suất cao, chất lượng tốt trong tập đoàn khảo nghiệm 13 giống
tại Sơn Hoà, Phú Yên
Bảng 8. Đặc điểm nông sinh học quan trọng của 3 giống môn sáp
TT Tên giống
Năng suất
(tấn/ha)
Tỷ lệ nhiễm
bệnh nấm rễ
(%)
Thời gian
sinh trưởng
(tháng)
Chất lượng

ăn lu
ộc
(điểm 1-9)
1 SDK 350/10345 20,06 0,17 8 - 10 6,4
2 SDK 10368 19,82 0,15 8 - 10 6,1
3 Phước sọ N ghệ An 19,08 0,29 8 - 10 6,4
Môn tây Đà Lạt (ĐC) 14,81 0,33 8 - 10 6,0

6
Đặc điểm nông - sinh học của 5 giống môn sáp triển vọng ở bảng 8 cho thấy, các giống này
đều có ưu điểm là năng suất củ cao và ổn định, chịu được bệnh nấm rễ khá và chất lượng củ ăn luộc
ngon.

4. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHN
4.1. KẾT LUẬN
- Tập đoàn giống môn sáp tham gia khảo nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 8 - 10 tháng, có
thể cơ cấu luân canh trên chân đất 1 lúa 1 màu nghèo dinh dưỡng, thiếu nước tưới, chân đất chuyên
1 vụ màu, đất gò đồi không chủ động tưới tiêu. N hằm góp phần đa dạng hoá cây trồng và sản phNm,
tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
- Xác định được 3 giống môn sáp cho năng suất cao, chất lượng khá, sạch bệnh là: SDK
350/10345 năng suất 20,06 tấn/ ha, SDK 10368 năng suất 19,82 tấn/ha, Phước sọ N ghệ An năng
suất 19,08 tấn/ ha, cao hơn đối chứng từ 28,79 - 35,45%.
4.2. KHUYẾN N GHN
- Đề nghị công nhận giống kỹ thuật cho 3 giống SDK 350/10345, SDK 10368, Phước sọ N ghệ
An và nhân nhanh để cung cấp giống cho sản xuất tại cao nguyên Vân Hoà, Sơn Hoà, Phú Yên.
- Cần nghiên cứu và thực hiện IPM và ICM cho cây môn sáp trong thời gian tới.
- Áp dụng 3 giống trên ở những vùng có điều kiện tương tự

Summary
RESEARCH ON THE SELECTION OF COCOYAM VARIETIES (Xanthosoma sagittifolium

L. Schott) WITH HIGH QUALITY AND YIELD AND FREE- DISEASE
IN VAN HOA HIGHLAND, SON HOA DICTRIST, PHU YEN PROVINCE.
Identifying 3 cocoyam varieties with high quality and yield and free - disease are: SDK
350/10345 with the yield of 20.06 tons/ ha, SDK 10368 with the yield of 19.82 tons/ha, Phưoc so
N ghe An with the yield of 19.08 tons/ha, which are higher than the control of 28.79 – 35.45%. The
cocoyam variety collection for trials has growth duration of 8- 10 months.The crop rotation can be
designed on field 1 rice crop & 1 foodstuff crop/ food crop with infertility and shortage of irrigation
to diversify crop plants and products as well as increase income on cultivation land unit. It is
recommended that 3 varieties of SDK 350/10345, SDK 10368 and Phuoc so N ghe An should be
recognized and multiplied varieties for production. IPM & ICM for cocoyam should be studied and
carried out in the coming time.
Key words: Cocoyam (Xanthosoma sagittifolium L. Schott) variety selection, Van Hoa highland,
Son Hoa, Phu Yen province.

TÀI LIỆUTHAM KHẢO
1. Hồ Sĩ Công, 2008. Kết quả so sánh bộ giống khoai sọ mới triển vọng cho vùng duyên Hải N am
Trung Bộ. Báo cáo tiến độ năm 2007, Quy N hơn, 01/2008, 11 trang.
2. N guyễn N gọc Huệ, N guyễn Văn Viết, 2004. Tài nguyên di truyền khoai môn – sọ ở Việt Nam,
N XB N ông nghiệp, Hà Nội. 144 trang.
3. N guyễn N gọc Huệ và CTV, 2005. Kết quả nghiên cứu nguồn gen cây khoai sáp (Xanthosoma
sp.) ở Việt N am, Tạp chí N ông nghiệp và PTN T, kỳ 1+2 tháng 2/2005.
4. Lebot, V. and K. M Aradhya, 1991. Isozyme variation in taro Colocasia esculenta (L) Schott
from Asia and Oceania. Euphytica 56: 55-56.
5. Anton Ivanic and Vincent lebot, 2001 Genetics and breeding of Taro (Colocasia esculenta (L)
Schott). Draft document of TAN SAO Project.

Địa chỉ liên hệ: TS. N guyễn Thanh Phương
Viện KHKT N ông nghiệp Duyên Hải N am Trung Bộ
317 N guyễn Thị Minh Khai, TP. Quy N hơn, Bình Định
Email: ; ĐT: 0913483646


7




Trồng môn sáp xen canh trong vườn cây cao su 2-3 năm tuổi tại xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên



8



3 giống môn sáp năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được bệnh , thích nghi với đất đỏ badan ở cao nguyên Vân
Hòa, Phú Yên

×