Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cách mua một bo mạch chủ- phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.45 KB, 3 trang )

Cách mua một bo mạch chủ- phần 1
Việc tạo một máy tính theo cách của riêng mình dễ dàng hơn nhiều so với việc đi đoán
xem nhà sản xuất máy tính nào cung cấp cho bạn một bộ các tính năng làm hài lòng nhu
cầu của bạn. Tự lắp ráp một hệ thống với nhau là một công việc khá đơn giản, công việc
này chắc chắn sẽ không tốn quá một buổi chiều miễn là bạn có đủ các thành phần cần
thiết.
Như việc nấu nướng cho một bữa ăn, công tác chuẩn bị là một vấn đề tối quan trọng.
Quyết định quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện cho máy tính của mình là nên mua bo
mạch chủ nào. Giá cả cũng như các chi tiết kỹ thuật của các bo mạch chủ có trên thị
trường là khá khác nhau. Và không thể quyết định thế nào cũng được, vì bo mạch chủ
thực sự có ảnh hưởng rất quan trọng đến hệ thống, từ CPU đến thiết bị lưu trữ ổ cứng.
Bức tranh toàn cảnh
Theo nhiều cách, bo mạch chủ chính là trái tim trong hệ thống máy tính hiện đại, vì nó
ảnh hưởng tới hầu hết các thành phần khác. Việc chọn một bo mạch chủ là một nhiệm vụ
khá phức tạp vì bạn có 7 đến 9 hệ số khác nhau cần phải xem xét.
Cần phải có thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng về cách bạn sẽ sử dụng hệ thống của mình như
thế nào. Những người có nhu cầu sử dụng máy tính để kết mối với các thiết bị đo đạc
khác qua các cổng nối tiếp sẽ quan tâm nhiều đến các tính năng ngoại vi hơn những
người dùng trung bình, trong khi đó các game thủ chắc chắn sẽ quan tâm nhiều hơn đến
GPU, CPU và chipset mà quên đi các ngoại vi và các vấn đề về kích thước vật lý cho các
thành phần hệ thống (form-factor).
Các đặc điểm chính
CPU: CPU, vẫn thường được coi như bộ óc của một máy tính, là một trong các thành
phần chính của một hệ thống hiện đại. Bạn có một vài tùy chọn dòng chủ đạo cho CPU.
Intel hiện có một số dòng processor hiệu suất cao, với Core 2 Duo và Core 2 Quad (sử
dụng socket LGA775). Như tên ngụ ý của nó, Core 2 Duo là một CPU dual-core, còn
Core 2 Quad là một bộ xử lý 4 lõi. AMD sử dụng socket AM2 và AM2+ và cung cấp các
CPU Phenom (quad- hoặc triple-core) và Athlon 64 (dual-core). Các sản phẩm của AMD
thường tỏ ra vững chắc nhưng chúng lại cho mức hiệu suất thấp hơn. Một hãng thứ ba,
Via Technologies, cung cấp các bộ vi xử lý C7 hiệu suất thấp; C7 là một tùy chọn ít được
biết đến rộng rãi vì nó cung cấp hiệu suất thấp hơn rõ rệt so với các bộ vi xử lý dòng chủ


đạo của Intel hoặc AMD.
Chip set: Nếu CPU là bộ óc của máy tính thì chip set là tủy sống, chịu trách nhiệm cho
việc gắn kết tất cả các thành phần khác nhau trong máy tính và chuyển dữ liệu qua lại
giữa chúng. Chip set sẽ quyết định CPU nào, bộ nhớ nào và các thiết bị nào có thể được
sử dụng, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất.
Chip set là một thành phần quan trọng nhât của bo mạch chủ. Vì các bo mạch chủ đang
sử dụng cùng một chip set sẽ thường có hiệu suất giống nhau (trừ những lỗi thiết kế
nghiêm trọng), chúng chỉ khác nhau bởi tính năng, chẳng hạn như các khe mở rộng, các
tùy chọn lưu trữ và các chip rời khác có thể đi kèm.
Chip set điển hình sử dụng hai chip khác nhau và thường được gọi là chip cầu bắc và cầu
nam. Nói chung, chíp cầu bắc có trách nhiệm xử lý các thiết bị hiệu suất cao còn các thiết
bị kém nhạy cảm hơn sẽ được nhóm lại để xử lý trên chíp cầu nam.
Chip cầu bắc thường gồm có bộ điều khiển nhớ, cộng vào đó là đồ họa tích hợp hoặc một
giao diện đồ họa rời. (Lưu ý rằng AMD có bộ điều khiển nhớ được tích hợp trong CPU,
đúng hơn là chip set). Chip cầu nam gồm có các thiết bị kết nối mạng, lưu trữ, audio, các
ngoại vi nói chung. Ảnh ở trên là một ví dụ về chip set Intel X48 với phân vùng giữa chip
cầu bắc (MCH) và chip cầu nam (ICH).
Các tùy chọn chủ yếu cho chip set gồm có Intel, AMD, và nVidia, thêm vào đó còn
có SiS và Viahave.
Bộ nhớ: Việc chọn bộ nhớ cho máy tính thường là một quyết định đơn giản: Bạn chỉ cần
chọn một hãng tin cậy và giá cả có thể chấp nhận được (trừ khi bạn thích việc ép xung,
tuy nhiên đó là một câu chuyện hoàn toàn khác). Mặc dù vậy, các kiểu bộ nhớ thường
phải trải qua một quá trình chuyển đổi. Hầu hết các chip set sử dụng bộ nhớ DDR2 đều
có băng thông lên đến 800 MHz (PC2 6400), tuy nhiên các chip set mới hơn của Intel
cũng có thể sử dụng DDR3. DDR3 cung cấp băng thông rộng hơn (1066 đến 1600 MHz),
tiêu tốn ít công suất hơn và sẽ là dòng chủ đạo sắp tới, tuy nhiên hiện tại giá thành của
DDR3 vẫn còn khá đắt. Mặc dù vậy chúng ta cần nên nhớ rằng DDR3 hầu như chắc chắn
sẽ trở nên hữu dụng cho các nâng cấp sau này.
Dù DDR2 và DDR3 đều sử dụng 240 chân nhưng sự khác biệt ở đây là, trong DDR2,
khóa (một khe hở nhỏ giữa các chân) gần trung tâm của DIMM (modul nhớ) hơn, trong

khi đó ở DDR3 nó gần cạnh của DIMM hơn. Cần nhớ rằng nếu modul bộ nhớ không phù
hợp với khe cắm thì chúng ta không nên dùng lực để cưỡng bức nó.

×