Giải pháp xây dựng nền nếp “vở sạch – chữ đẹp” cho học sinh
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng. Đặc biệt đối với
học sinh tiểu học, việc xây dựng nền nếp “Vở sạch – Chữ đẹp” có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Vì đây là những năm học đầu tiên đối với các em, nhà trường không chỉ giúp các em
học viết và rèn luyện chữ viết: viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ nhằm tạo điều kiện
cho các em ghi chép bài học của tất cả các môn học được tốt, mà còn thông qua rèn luyện chữ
viết, giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ
luật và óc thẩm mỹ… Rèn chữ viết cho học sinh còn là dịp để học sinh trau dồi các kỹ năng
viết chữ, kỹ năng trình bày, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đồng thời có
tác dụng thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên, động viên khích lệ các thày cô giáo
chăm lo rèn luyện chữ viết và duy trì nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh. Qua
chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách
của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với người đọc bởi người xưa đã có câu: “ Nét
chữ, nết người”. Mặc dù hiện nay, vào thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tác
động không nhỏ tới đời sống mọi mặt của xã hội, có thể không cần viết chữ đẹp vì đã có máy
tính. Nhưng với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu ở trên thì việc rèn chữ cho học sinh ngày
càng trở nên cần thiết, nó đã góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.Chính vì vậy
trong quyết định Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học của Bộ trưởng
Bộ GD& ĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007 số 14/2007/QĐ-BGDĐT cũng đã nêu rất rõ yêu cầu
giáo viên tiểu học phải viết chữ đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch - Viết
chữ đẹp”. Nhận thức được vấn đề đó, cùng với thực tế chữ viết và vở viết của học sinh rất
xấu, trình bày bẩn, … Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoà Sơn A đã chú trọng xây dựng nền
nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh và đến nay, sau hai năm học (2006-2007;
2007-2008) kiên trì thực hiện phong trào đó chúng tôi đã đúc rút ra được một số biện pháp
bước đầu có hiệu quả trong việc chỉ đạo xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho
học sinh. Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi xin được trình bày nội
dung giải pháp cụ thể như sau:
Phần thứ hai: Nội dung
I. Cơ sở khoa học.
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi
chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống … Do vậy, ở trường Tiểu học,
việc dạy cho học sinh (HS) biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ
cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Căn cứ vào mục
tiêu dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu nói riêng của phân môn Tập viết
ở các lớp 1,2,3 (giai đoạn đầu của cấp Tiểu học) được xác định trong SGK Tiếng Việt là rèn kĩ
năng viết chữ cho HS theo đúng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học đã được ban hành ngày
14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng các nguyên tắc cơ bản:
- Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống.
- Có tính thẩm mỹ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ).
- Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi HS tiểu học).
- Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết
truyền thống đồng thời tính đến sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét; phù hợp
điều kiện dạy và học ở Tiểu học).
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ môn học mà mục đích cuối cùng là giúp HS
viết đẹp, viết đúng mẫu chữ điều đó theo tôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết và chủ
yếu phải do việc dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo. Về gia đình, có sự kèm cặp sát sao của
cha mẹ học sinh đồng thời bản thân các em phải thực sự nỗ lực trong học tập. Về phía Nhà
trường cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất như: phòng học đảm bảo ánh sáng, bảng lớp, bàn
ghế phù hợp với tầm vóc lứa tuổi, đặc điểm phát triển tâm sinh lý HS, là điều kiện vô cùng
quan trọng để rèn chữ viết cho học sinh. Song song với việc rèn chữ viết cho HS là vấn đ ề rèn
giữ vở sạch cho HS có như vậy mới đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em những
phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ… cũng như
quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh “Giữ
vở sạch - Viết chữ đẹp”. Từ những mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở khoa học nêu trên mà chúng
tôi đã tập trung nghiên cứu vạch ra kế hoạch một cách chi tiết cụ thể về công tác “Giữ vở sạch
- Viết chữ đẹp” cho HS, được triển khai trong toàn trường và chúng tôi coi đó là một trong
những công việc trọng tâm của hoạt động chuyên môn được duy trì thường xuyên thành nền
nếp thực hiện trong suốt năm học.
II. Nội dung
1. Khảo sát thực trạng.
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu và áp dụng giải pháp “Giữ vở sạch -
Viết chữ đẹp” cho học sinh của trường, chúng tôi trong Ban giám hiệu đã tiến hành khảo sát
tình hình thực tế việc giữ vở và chữ viết của học sinh toàn trường ngay từ đầu năm học. Qua
khảo sát chúng tôi nhận thấy các em học sinh gặp rát nhiều khó khăn về kỹ năng chữ viết, giữ
vở cụ thể là:
- Mẫu chữ viết không thống nhất, có những em chưa biết viết, không xác định được
dòng kẻ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mải chơi, nghịch ngợm
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ.
- Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
- Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
- Viết nét nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đúng, chưa đẹp.
- Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết
nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết.
- Khi viết sai các em gạch xóa, tẩy tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng quy định … nên
vở viết của các em rất bẩn nhầu nát, quăn mép…
- Giấy viết, loại bút, loại mực cũng không đồng nhất. Giáy, bút, mực kém chất lượng
làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
- Vở ghi chép các môn học của học sinh lẫn lộn, trình bày không khoa học, tùy tiện…
2. Nhận định nguyên nhân
- Học sinh không cố nền nếp thói quen tốt trong khi viết, trình bày bài, vở.
- Vở ghi, dụng cụ viết… của học sinh còn chưa được gia đình xác định, đầu tư đúng mức.
- Chữ viết của giáo viên chưa chuẩn mực, chưa thống nhất về kiếu dáng theo quy định.
- Chưa có quy định chung cũng như kế hoạch thực hiện về nền nếp giữ vở sạch – viết
chữ đẹp cụ thể đối với giáo viên và học sinh.
3. Giải pháp
3.1 Giải pháp thực hiện nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” năm học 2006-2007
a) Xây dựng kế hoạch:
Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên chúng tôi thống nhất xây dựng Kế hoạch và một
số biện pháp thực hiện của năm học 2006 - 2007 cụ thể như sau:
(Trích kế hoạch năm học 2006-2007)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giáo viên và học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác “Rèn chữ -
Giữ vở” đó là :
+ Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời và chữ viết cũng là một biểu hiện
của nết người. Cùng với tiếp thu kiến thức, các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp tức là các
em đã có được đức tính cần cù, kiên trì, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như
đối với thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình.
+ Bên cạnh việc rèn chữ, việc giữ gìn sách vở sao cho sạch sẽ, phẳng phiu, không quăn
mép, không bị rách, không viết và vẽ bậy lên sách vở của mình là một việc làm thể hiện một
trong những chuẩn mực hành vi, đạo đức của người học sinh.
- Tạo phong trào thi đua “Rèn chữ - Giữ vở” sôi nổi trong toàn trường, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học trong năm học.
- Giúp cho học sinh luôn luôn có ý thức “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong quá trình
học tập.
II. Chỉ tiêu chung :
- 70 % số lớp đạt tiêu chuẩn lớp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”.
- 70 % trên tổng số học sinh toàn trường đạt tiêu chuẩn “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”.
III. Kế hoạch thực hiện:
Nội dung Thời gian thực hiện Người thực hiện
1. Xây dựng các tiêu chí “Giữ vở sạch -
Viết chữ đẹp”.
- Tháng 9 Tập thể Hội đồng
Sư phạm
2. Phát động phong trào “Giữ vở sạch -
Viết chữ đẹp”.
- Tháng 9 - Ban giám hiệu và
GV PT các lớp
3. Kiểm tra nền nếp rèn chữ - giữ vở của - Tuần cuối của các - Ban giám hiệu
học sinh. tháng
4. Tổng kiểm tra kết quả thực hiện nền
nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”.
- Tu
ần thứ 3 của
tháng 11 và tuần thứ 3
của tháng 3/2007
- Ban giám hiệu và
GVPT các lớp.
5. Thi “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. - Tuần thứ 3/11/2006
và Tuần thứ 2 tháng
4/2007
- Học sinh toàn
trường.
6. Tổng kết đánh giá phong trào “Giữ vở
sạch - Viết chữ đẹp”.
- Tuần thứ 2 tháng
5/2007
- Hội đồng Sư
phạm.
IV. Biện pháp thực hiện:
1- Hội đồng Sư phạm thống nhất xây dựng tiêu chí “Vở sạch - Chữ đẹp” ngay
từ đầu năm học.
2- Tổ chức cho học sinh và giáo viên học tập nắm vững tiêu chí “Vở sạch -
Chữ đẹp”.
3- Mở lớp bồi dưỡng về luyện chữ đẹp cho cán bộ, giáo viên trong tháng 9 và
tháng 10.
4- Tổ chức phát động phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong toàn trường, kể
cả cán bộ giáo viên.
5- Tổ chức triển lãm về “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường sau các đợt tổng
kiểm tra “Vở sạch - Chữ đẹp” và Hội thi viết chữ đẹp.
6- Tổ chức kiểm tra, chấm vở và chữ viết một cách nghiêm túc, đánh giá
khách quan, công bằng. Kiểm tra vở Chính tả + Tập viết vào cuối các tháng.
7- Khen thưởng kịp thời những học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
8- Xếp loại hồ sơ giáo viên gắn với việc chữ viết và trình bày của các giáo
viên. Coi đây là biện pháp giúp cho giáo viên làm gương cho học sinh noi theo.
9- Kiểm tra thường xuyên công tác rèn cho học sinh có thói quen tốt trong khi
viết bài.
b) Tổ chức thực hiện.
1. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để học sinh rèn luyện chữ viết
Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết (luyện chữ) cho học sinh là sự chuẩn bị về
phòng học, bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh.
a) Phòng học
Nhân tố quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng
mát, đủ ánh sáng. Nhà trường đã trang bị đầy đủ bóng điện và 5 chiếc quạt treo tường trong
các lớp để phục vụ cho việc dạy và học trong những ngày trời mưa, trời tối không có ánh
sáng mặt trời các em có đủ ánh sáng để học tập và viết bài, các em không bị nóng bức chảy
mồ hôi làm ướt vở trong những ngày hè nóng bức.
b. bàn ghề học sinh
Nhà trường đã trang bị cho học sinh những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh
từng lớp tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết tốt.
c. Bảng lớp
- Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình vày bảng là bài mẫu
cho học sinh học tập và noi theo. Bảng lớp chúng tôi được sơn chống loá và có kẻ dòng phù
hợp với yêu cầu của học sinh, việc trang bị bảng chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết
trên bảng lớp được đúng đẹp và dễ dàng. Đồng thời cũng là để giúp học sinh dễ theo dõi nội
dung bài viết.
d. Bảng con của học sinh
- Chúng tôi yêu cầu thống nhất một loại bảng nhựa cùng kích thước 20 x 25cm mặt
bảng có kẻ ô vuông rõ ràng cỡ (5 x 5cm) có chia thành các dòng kẻ nhỏ.
Yêu cầu học sinh dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng (khăn mặt cũ rộng vừa phải, giặt
ẩm)
e. Phấn và bút; giấy viết viết
* Phấn viết
Chúng tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm (hãng phẫn Mic). Đồng thời chúng
tôi hướng dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời
gian và tránh được thao tác thừa khi viết bảng.
* Bút viết
- Bút chì:(đối với HS lớp 1 giai đoạn đầu). Chọn bút chì đốt loại mềm để thuận tiện khi sử
dụng và đỡ mất thời gian vót chì, dành thời gian đó để cho luyện viết.
- Bút mực: Chúng tôi cho các em viết bằng bút máy, chọn bút nét nhỏ, có nét thanh
đậm viết một loại mực tím hoặc xanh Queen.
* Giấy viết: Ngay từ đầu năm học chúng tôi thống nhất trao đổi với phụ huynh học sinh
mua giấy cho các em loại giấy chất lượng tốt có ô vuông 5 ly.
2. Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút
Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút của các em,
bởi vậy:
- Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi viết
đúng: Thoải mái, không gò bó. Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở
khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ
vở. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái,
không chân co chân duỗi.
- Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết
di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay
cử động theo mềm mại thoải mái. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi
theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa
người bên trái đảm bảo ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu sang từ bên trái sang.
- Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ như cách cầm bút lông, không để ngửa
hoặc úp quá nghiêng bàn tay về phía bên trái. Lúc viết, đưa bút chì từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Các nết đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào
mặt giấy, điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón tay.Việc giúp học sinh ngồi viết
đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng và viết được nhanh.
3. Rèn cách để vở khi viết
- Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch
vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp.
4. Rèn giữ vở sạch và trình bày vở
- Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở,
không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng, không nhoè
mực
5. Dạy các nét cơ bản
Đầu tiên giáo viên dạy cho học sinh viết hai nét ngang vào sổ. Viết cơ bản hai nét trên
cũng dễ viết và nó giúp học sinh giúp học sinh sau này có dạng chữ viết thẳng, ngay ngắn từ
đầu. Sau khi rèn kỹ hai nét trên, giáo viên mới tiến hành dạy các nét móc xuôi, nét móc ngược,
nét móc hai đầu, nét khuyết.
Để trong quá trình dạy luyện viết được thông nhất trong cách gọi tên các nét, giáo viên
thống nhất với học sinh cách gọi tên các nét như sau:
- Nét sổ - Nét cong hở trái
- Nét ngang - Nét cong hở phải
- Nét xiên phải - Nét cong kín
- Nét xiên trái - Nét cong kín
- Nét móc xuôi - Nét khuyết trên
- Nét móc ngược - Nét khuyết dưới
- Nét móc 2 đầu - Nét thắt giữa
Làm tốt phần này là tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi viết chữ được đúng đẹp
theo mẫu.
6. Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ
Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Giáo viên
cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu. Ngoài ra,
giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát - chữ viết của cô phải đúng theo
mẫu và đẹp. Giáo viên cần chấm, chữa lỗi để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và sửa kịp
thời.
Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết và luyện viết giáo viên hướng dẫn
các em viết qua hai giai đoạn.
+ Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát
kĩ chữ mẫu trên bảng. Qua phân tích, giảng giải các em nắm được cấu tạo chữ viết và nắm
được quy trình viết. Sau đó giáo viên cho các em viết trên bảng con. Giai đoạn đầu khi các em
mới viết, giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên bảng con hoặc có chữ mẫu đã trình bày sẵn trên
bảng con để học sinh nhìn vào đó mà viết theo. Giai đoạn sau các em quan sát và tự viết vào
bảng con dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ở trên bảng lớn. Sau đó giáo viên kiểm tra
và sửa chữa lỗi sau cho các em trực tiếp ở bảng con. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh
về độ cao, độ rộng. khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa.
- Giáo viên quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con
- Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng, GV yêu cầu học sinh nhận xét: độ cao và
khoảng cách
Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Giáo viên cho học sinh quan
sát kĩ chữ mẫu đầu dòng xem chữ cần viết, từ cần viết cao bao nhiêu, khoảng cách các con
chữ trong một chữ, khoảng cách các chữ trong từ là bao nhiêu, sau đó mới đặt bút viết.
7. Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút
- Đường kẻ ly (1,2,3,4,5)
- Đường kẻ dọc (6, 7,8)
- Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể
trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ li.
- Điểm đặt bút là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể
nằm trên đường kẻ li hoặc không nằm trên đường kẻ ly.
8. Xác định khoảng cách
- Qua các giờ tập viết, luyện viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: Khoảng cách
giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ, các nét chữ trong một chữ phải viết liền
nét.
- Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền
mạch bằng cách lia bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm
trước, đánh dấu thanh sau.
- Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ.
Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá.
10. Giáo viên phối hợp với phụ huynh: Thông qua các buổi họp phụ huynh giáo viên
cần thống nhất cách đọc và luyện viết ở nhà để phụ huynh có thể giúp các em được nhiều hơn.
11. Động viên, khen thường
- Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và động
viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến bộ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ
vở sạch
- Giữ lại và trưng bày những quyển vở, bài viết trình bày sạch, đẹp trong tủ của lớp để
học sinh học tập, thi đua.
c) Kết quả thực hiện
1- Thống nhất được một số quy định đối với học sinh:
- Toàn bộ học sinh viết bút mực có nét thanh đậm; Mực viết máy Queen; Vở viết chất
lượng cao có dòng kẻ 5 ly không thấm.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về tư thế ngồi viết, cách cầm bút…
2- Xây dựng được tiêu chí “Vở sạch - Chữ đẹp” cho học sinh (Trích tiêu chí“Vở sạch -
Chữ đẹp” đã được thông qua Hội đồng Sư phạm) cụ thể như sau:
Trường Tiểu học
Hoà Sơn A
Tiêu chí đánh giá xếp loại
“Vở sạch - Chữ đẹp”
A. Cá nhân học sinh:
I. Vở sạch:
1. Quy định chung:
a). Số lượng: (Căn cứ vào điều kiện học sinh học 2 buổi/ngày, buổi sáng học sinh học
môn Tiếng Việt; buổi chiều học môn Toán và các môn học còn lại)
- Đủ số vở quy định đối với từng lớp:
+ Lớp 1: 4 quyển (Tập viết; Toán; Thủ công; Mỹ thuật)
+ Lớp 2: 5 quyển (Ghi đầu bài sáng; Ghi đầu bài chiều; Mỹ thuật; Tập viết; Chính tả.
+ Lớp 3: 6 quyển (Ghi đầu bài sáng; Ghi đầu bài chiều; Tiếng Anh; Mỹ thuật; Tập viết;
Chính tả.
+ Lớp 4,5 : 6 quyển (Ghi đầu bài sáng, Ghi đầu bài chiều; Tiếng Anh; Mỹ thuật; Tập
làm văn; Chính tả.
b) Hình thức:
- Vở sạch sẽ, không bong bìa, quăn mép.
- Nhãn vở: dán ngay ngắn: ở giữa, hoặc góc trên bên phải của vở, ghi rõ ràng, đẹp
- Vở không bị xé; không ghi chép cách quãng bỏ giấy.
- Ghi bài học đúng vở quy định, đầy đủ số bài học.
c) Chữ viết:
- Viết đúng mẫu chữ hiện hành ( Chữ đứng hoặc nghiêng) trừ vở Tập viết phải đúng
mẫu.
* Lớp 1: Tô, viết các chữ cái, vần, tiếng, từ ứng dụng đúng cỡ chữ, ghi dấu thanh đúng
vị trí.
* Lớp 2, 3: Viết chữ hoa, chữ thường đúng cỡ, liền mạch, khoảng cách hợp lý, ghi đúng
dấu thanh.
* Lớp 4, 5: Viết các kiểu chữ thường, chữ hoa đúng cỡ chữ, chữ viết cân đối, hài hòa.
Khoảng cách các chữ, con chữ hợp lý, ghi đúng dấu thanh.
2. Xếp loại “Vở sạch” từng loại vở :
Loại A:
a) Hình thức:
- Vở sạch sẽ, không bong bìa, quăn mép.
- Nhãn vở: dán ngay ngắn: ở giữa, hoặc góc trên bên phải của vở, ghi rõ ràng, đẹp
- Vở không bị xé; không ghi chép cách quãng bỏ giấy.
- Ghi bài học đúng vở quy định, đầy đủ số bài học.
b) Chữ viết:
- Viết đúng mẫu chữ quy định (Chữ đứng hoặc nghiêng) riêng vở Tập viết phải viết
đúng mẫu.
Loại B:
a) Hình thức: Đạt được 70% yêu cầu về hình thức của loại A.
b) Chữ viết: Chữ viết tương đối đúng mẫu chữ quy định.
Loại C:
a) Hình thức: Đạt được từ 40% đến dưới 70% yêu cầu về hình thứccủa loại A.
b) Chữ viết: Chữ viết xấu, không đúng mẫu quy định.
Loại D: Các trường hợp còn lại.
3. Xếp loại chung về vở sạch của cá nhân học sinh:
Loại A: Có đủ các loại vở theo quy định.
* Đối với lớp 1: Có 3/4 vở xếp loại A, vở còn lại xếp loại B trở lên.
* Đối với lớp 2: Có 4/5 vở xếp loại A, vở còn lại đạt loại B trở lên.
* Đối với lớp 3+4+5: Có 5/6 vở đạt loại A. Các vở còn lại đạt loại B trở lên.
Loại B: Có đủ các loại vở theo quy định.
* Đối với lớp 1: Có 3/4 vở xếp loại B trở lên, các vở còn lại xếp loại C.
* Đối với lớp 2: Có 4/5 vở xếp loại B trở lên, các vở còn lại đạt loại C.
* Đối với lớp 3+4+5: Có 5/6 vở đạt loại B trở lên. Các vở còn lại đạt loại C.
Loại C: Có đủ các loại vở theo quy định.
* Đối với lớp 1: Có 2/4 vở xếp loại C trở lên, các vở còn lại xếp loại D.
* Đối với lớp 2: Có 3/5 vở xếp loại C trở lên, các vở còn lại đạt loại D.
* Đối với lớp 3+4+5: Có 4/6 vở đạt loại C trở lên. Các vở còn lại đạt loại D.
Loại D: Không có đủ vở theo quy định và các trường hợp còn lại.
II. Chữ đẹp: Thông qua bài thi “Viết chữ đẹp”
Tổng số điểm để đánh giá: 20 điểm.
1- Chữ viết (16 điểm)
+Viết chữ đúng quy định: Hình thức chữ viết (Chữ viết hoa, chữ viết thường) có dáng
đẹp, nhất quán về kiểu chữ , cỡ chữ (6 điểm )
+ Kỹ thuật viết liền mạch trong các chữ ghi tiếng (4 điểm)
+Khoảng cách các con chữ (trong chữ ghi tiếng), giữa các chữ đều đặn, hợp lý, bảo
đảm tính thẩm mĩ (4 điểm)
+Dấu thanh ghi đúng vị trí (2 điểm)
* Mỗi 1 lỗi trừ 0,25 điểm
2- Trình bày (4 điểm)
+Trình bày sạch sẽ, không gạch xóa, sửa chữa, viết thể thơ hoặc đoạn văn cân đối, hài
hòa và đẹp mắt khi nhìn tổng thể bài viết ( 2 điểm)
+ Trình bày sáng tạo, biết sử dụng kiểu chữ, cỡ chữ một cách hợp lý có tính thẩm mĩ
khi trình bày đề bài, ghi tên tác giả và xuất xứ bài (nếu có) (2 điểm)
III. Xếp loại chung:
Học sinh đạt tiêu chuẩn “ Vở sạch – chữ đẹp” phải đạt được các quy định sau:
- Xếp loại vở sạch : loại A
- Điểm chữ đẹp: Đạt từ 15 điểm trở lên.
B. Xếp loại lớp:
Lớp “Vở sạch- Chữ đẹp”, đạt được các tiêu chuẩn sau:
- 70% HS đạt tiêu chuẩn “Vở sạch- Chữ đẹp”.
- Không có HS bị xếp loại C về vở sạch.
- Không có HS bị đánh giá điểm tổng điểm chữ viết dưới 10 điểm.
3- Tổ chức thi đánh giá chữ viết bảng của giáo viên và đánh giá xếp loại Vở sạch - Chữ
đẹp của học simh cuối năm học(2006-2007).
a) Giáo viên:
Dưới đây là biểu điểm và đề kiểm tra viết bảng mà chúng tôi đã xây dựng và áp dụng
thực hiện:
1/ Biểu điểm viết bảng
I. Biểu điểm: Tổng số điểm: 20 điểm.
1/ Trình bày: (5 điểm)
- Bố cục bài viết cân đối, hợp lý: 3 điểm.
- Bài viết rõ ràng sạch sẽ: 2 điểm.
2/ Viết đúng: (5 điểm)
- Viết đúng chính tả, không mắc lỗi: 2 điểm (1 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm).
- Viết đủ số lượng chữ trong bài: 3 điểm (thiếu 1 chữ trừ 0,5 điểm).
3/ Viết đẹp: (10 điểm)
- Chữ cái viết thường hoặc viết hoa (độ cao, độ rộng, dáng chữ) rõ ràng, cân đối, có
tính thẩm mỹ: 2 điểm.
- Thế chữ (chữ đứng hoặc nghiêng) đều đặn, đẹp mắt: 2 điểm.
- Nối nét trong chữ ghi tiếng hài hoà, liền mạch: 2 điểm.
- Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 chữ và chữ ghi tiếng hợp lý: 2 điểm.
- Ghi dấu thanh đúng quy định: 2 điểm.
4/ Thời gian viết bài: 10 phút.
II. Xếp loại:
- Xếp loại A: Đạt từ 15 điểm trở lên
- Xếp loại B: Đạt từ 10 đến dưới 15 điểm
- Xếp loại C: Đạt dưới 10 điểm
2/ Đề thi ( Giáo viên bốc thăm, mỗi người 1 đề)
Đ
ề số 1:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Buổi sáng nhà em
Ông trời thổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
Bố em xách chiếc điếu cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau.
Trần Đăng Khoa
Đ
ề số 2:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Việt Nam
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang,
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn : chí lớn ông cha,
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Lê Anh Xuân
Đề số 3:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Đi cấy
Ngươi ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông
đêm…
Ca dao
Đề số 4:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Việt Nam
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài ngươi.
ơi Việt Nam ! Việt Nam ơi !
Việt Nam ! Ta gọi tên Người thiết tha.
Lê Anh Xuân
Đề số 5:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Đề số 6:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Việt Bắc
- Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ
Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Tố Hữu
Khi mẹ vắng nhà
Buổi mẹ về, gạo giã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ …
Trần Đăng Khoa
Đề số 7:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Đẹp thay non nước Nha Trang
Dừng chân nghỉ lại Nha Trang ,
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời,
Cảnh sao quyến rũ, lòng người khó quên.
Sóng Hồng
Đề số 8:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Hành trình của bầy ong
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất ủ làm say đất trời.
Nguyễn Đức Mậu
Đề số 9:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Quê em
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.
Trần Đăng Khoa
Đề số 10:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Qua đèo Ngang
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Bà Huyện Thanh Quan
Đề số 11:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Vàm Cỏ Đông
ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết
Vàm Cỏ Đông ! ơi Vàm Cỏ Đông !
Hoài Vũ
Đề số 12:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Tiếng hát mùa gặt
Đồng chiêm phả nắng trên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Nguyễn Duy
Đề số 13:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Chú bé Kô-li-a
Vui lắm nhé. ở đây rất thích
Em yêu nhất trên đời : I-lích
Người với em cất vó chiều chiều
Và đêm đêm, Bác cháu ngủ chung lều.
Đề số 14:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Tre Việt Nam
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Tỗ Hữu
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi ?
Nguyễn Duy
Đề số 15:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Giếng nước Bác Hồ
Tình thương lòng Bác chở che
Giếng khơi trong vắt bốn bề mọc lên
Bác cho con gái mắt huyền
Cụ già mắt sáng, trẻ con mắt tròn …
Phan Thị Thanh Nhàn
Đề số 16:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Đất nước
Mùa thu nay khác rồi,
Tôi đứng vui giữa núi đồi,
Gió thổi rừng tre phấp phới
Mùa thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Nguyễn Đình Thi
Đề số 17:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung,
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.
ước gì em hoá thành mây,
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Thanh Hào
Đề số 18:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Trên hồ Ba Bể
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua sóng núi rung ring.
Hoàng Trung Thông
Đề số 19:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Ca dao
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần !
(Ca dao cũ)
Đề số 20:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa .
Trần Đăng Khoa
Đề số 21:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Tiếng ru
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
Một người - đâu phải nhân gian ?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi
!
Tỗ Hữu
Đề số 22:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Ca dao
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao cũ)
Đề số 23:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Đề số 24:
Viết và trình bày đoạn thơ sau:
Về thăm nhà Bác
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp, bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Nguyễn Đức Mậu
Viếng lăng Bác
Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất tỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Viễn Phương
3/ Kết quả kiểm tra
TT
Họ và tên
Đề
số
Tổng
số
điểm
Đi
ểm
TB
Xếp loại
Ghi chú
(GV đạt giải)
1 Lê Hồng Hoa 22 57,0 19,0
A
Nhất
2 Trần Thị Hồng 13 28,0 9,3
C
3 Lê Thị Lý 24 39,5 13,2
B
4 Vũ Thị Hờng 18 53,5 17,8
A
5 Huỳnh Thị Nhất 1 48,0 16,0
A
6 Nguyễn Thị Xuân Lương 15 35,0 11,7
B
7 Trần Thị Thảo 26 43,5 14,5
B
8 Nguyễn Thị Bích Liên 5 40,0 13,3
B
9 Tạ Thị Bích Hồng 8 57,0 19,0
A
Nhất
10 Nguyễn Thị Xuân 7 46,5 15,5
A
11 Phạm Thị Duyên 10 45,0 15,0
A
12 Nguyễn Thị Thuý 4 54,5 18,2
A
13 Dương Thị Bích Thuỷ 19 57,0 19,0
A
Nhất
14 Trịnh Thị Thu Hà 6 44,0 14,7
B
15 Vũ Minh Phương 16 46,5 15,5
A
16 Nguyễn Thị Thuấn 14 51,0 17,0
A
17 Lương Bảo Thoa 11 54,0 18,0
A
18 Nguyễn Thị Mai Hoa 3 49,0 16,3
A
19 Trần Thị Hồng Vân 9 40,0 13,3
B
20 Nguyễn Thị Kim Hoa 2 28,0 9,3
C
21 Trương Thị Ân 20 40,5 13,5
B
22 Trần Thị Mai Hoa 21 45,5 15,2
A
23 Nguyễn Thị Ngà 25 39,0 13,0
B
24 Quách Thị Thiết 23 28,0 9,3
C
b) Học sinh:
Căn cứ vào tiêu chí chấm Vở sạch - Chữ đẹp đối với học sinh, cuối năm chúng tôi đã
tổ chức kiểm tra vở viết và thi chữ viết của học sinh, kết quả cụ thể như sau:(Trích bảng tổng
hợp đánh giá xếp loại Vở sạch - Chữ đẹp năm học 2006 - 2007)(đính kèm ở phụ lục)
3.2 Giải pháp thực hiện nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” năm học 2007-2008
a) Thực hiện Kế hoạch:
Qua một năm thực hiện sáng kiến giải pháp chỉ đạo xây dựng nền nếp “Vở sạch - Chữ
đẹp” cho học sinh, chúng tôi nhận thấy việc học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch phải được
thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời chúng tôi nhận được sự đồng tình ủng
hộ của giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh, chính vì vậy năm học 2007- 2008 chúng tôi
tiếp tục chỉ đạo giáo viên, học sinh của trường duy trì nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” theo kế
hoạch và đẩy mạnh thành phong trào thi đua trong suốt năm học.
b) Kết quả
- Dựa trên những tiêu chí đánh giá, xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp” của học sinh năm
học 2006 - 2007, năm học 2007 - 2008 chúng tôi đã đánh giá xếp loại“Vở sạch - Chữ đẹp”
của học sinh và kết quả đạt được cụ thể như sau:
(Trích bảng tổng hợp đánh giá xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp” năm học 2007 -
2008)(đính kèm ở phụ lục)
So sánh kết quả đánh giá xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp”của hai năm học cho thấy chất
lượng năm sau cao hơn năm học trước rất nhiều.
- Kết quả học sinh của trường tham gia cuộc thi Viết chữ đẹp do Phòng GD&ĐT
Lương Sơn tổ chức trong năm học này cụ thể:
STT Họ và tờn Năm sinh Nữ DT
Học
lớp
Kết quả
1
Ngụ Hoàng Anh 2001 Kinh 1B Giải Ba
2
Bựi Thị Cẩm Tỳ 2001 x Mường 1B Giải Ba
3
Nguyễn Phương Thảo 2000 x Kinh 2B Giải Nh
́
4
Hoàng Cụng Tuyền 2000 Mường 2B Giải Nhất
5
Nguyễn Thị Huyền Trang 1999 x Mường 3A Giải Ba
6
Nguyễn Thị Thơm 1999 x Kinh 3B Giải Nhí
7
Vũ Thị Như Ngọc 1998 x Kinh 4A Giải Nhất
8
Trịnh Thị Hoài 1998 x Kinh 4B Giải Ba
9
Trần Thị Lan Anh 1997 x Kinh 5A Công nhận
10
Nguyễn Thị Thảo 1997 x Kinh 5A Giải Ba
- Kết quả học sinh của trường tham gia cuộc thi Viết chữ đẹp do Sở GD&ĐT Hoà Bình
tổ chức trong năm học này cụ thể:
TT
Họ và tên
Năm
sinh
Nữ DT
Học
lớp
Kết quả
1 Nguyễn Phương Thảo 2000 x Kinh 2B Giải Nhì
2 Hoàng Công Tuyền 2000 Mường 2B Giải Nhất
3 Nguyễn Thị Thơm 1999 x Kinh 3B Giải Nhì
4 Vũ Thị Như Ngọc 1998 x Kinh 4A Giải Nhì
- Với những kết quả khả quan về chất lượng chữ viết, cũng như hưởng ứng cuộc thi “
Chữ Việt đẹp” do báo CAND tổ chức, trường chúng tôi đã phát động cuộc thi tới học sinh
toàn trường. Sau khi chọn lọc chúng tôi đã gửi đi 60 bài viết của học sinh tham gia dự thi, hy
vọng kết quả sẽ tốt đẹp.
Phần thứ ba
Kết luận chung và đề xuất ý kiến
1. Kết luận:
Xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học tôi nhận thấy đây là
một việc làm - một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực. Trong việc giúp học sinh, giáo
viên nâng cao chất lượng chữ viết, tính cẩn thẩn, tính kỷ luật, tính thẩm mĩ, giúp học sinh có ý
thức viết đúng mẫu chữ - ý thức điều chỉnh, trình bày bài viết sạch đẹp. Hơn nữa còn giúp
giáo viên nâng cao được khả năng viết chữ của mình, tự tin hơn trong các giờ dạy Tập viết,
chính tả. Chất lượng học tập của từng lớp được nâng cao qua đó giáo viên nhìn nhận rõ hơn
khả năng của mình, cố gắng phấn đấu hơn nữa để hiệu quả công việc giáo dục học sinh ngày
một cao hơn. Thúc đẩy phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong học sinh còn là dịp
động viên, khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết, duy trì nền nếp thói quen tốt
trong học tập của học sinh. Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên. Huy động
sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đối với việc “ Luyện nét
chữ - rèn nết người” cho học sinh góp phần giáo dục thái độ quý trọng và giữ gìn nét đẹp của
Tiếng nói - Chữ viết dân tộc.
2. ý kiến đề xuất:
+ Tăng cường tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh tham dự.
+ Tổ chức khảo sát thẩm định thực tế các sáng kiến, giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm
áp dụng phổ biến, nhân rộng.
Trên đây là toàn bộ nội dung thực hiện giải pháp xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết
chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học (trong phạm vi áp dụng đối với trường Tiểu học Hoà Sơn A)
mà chúng tôi vừa nghiên cứu và áp dụng trong hai học 2006-2007; 2007-2008, thực tế là
những kết quả được cấp trên ghi nhận thông qua các cuộc thi viết chữ đẹp do Phòng GD&ĐT
Lương Sơn; Sở GD&ĐT Hoà Bình tổ chức. Nhà trường chúng tôi vô cùng tự hào vì đã góp
phần nhỏ bé làm nên thành tích chung của Ngành. Giải pháp xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch -
Viết chữ đẹp” cho học sinh của chúng tôi được rút ra trong quá trình chỉ đạo học sinh, giáo
viên thực hiện “ Rèn chữ - giữ vở”. Tuy kết quả bước đầu thật khả quan, song tôi không có
tham vọngđưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ với suy
nghĩ, trách nhiệm của người làm công tác quản lý, tôi mong muốn được góp một phần công
sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của các nhà chuyên môn, bạn bè đồng
nghiệp và đặc biệt là của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp để sáng kiến giải pháp của
tôi được hoàn hảo hơn.